Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Biến đổi cơ cấu kinh tế Việt Nam từ 1986-1995

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.7 KB, 38 trang )

Đại học quốc gia Hà Nội
Trờng Đại học khoa học x hội và nhân vănã
Khoa Lịch sử
---------------
đề TàI
BIếN ĐổI cơ cấu kinh tế nông nghiệp,
nông thôn Việt Nam từ sau đổi mới (1986) đến
1995
Chuyên đề: Biến đổi cơ cấu kinh tế - xã hội Việt
Nam
Giảng viên hớng dẫn: PGSTS Nguyễn Đình Lê
Sinh viên thực hiện : Bùi Thị Thúy
Lớp : K49 Sử

1
Hà Nội -2007

Lời nói đầu
Nông nghiệp là bộ phận cấu thành bền vững và rất quan trọng trong nền
kinh tế quốc dân thống nhất. Nó trực tiếp tạo ra các sản phẩm hàng hóa và
dịch vụ cơ bản, thiết yếu nhất đối với sự tồn tại và sự phát triển của xã hội loài
ngời, tạo nguyên liệu cung cấp cho phát triên công nghiệp, dịch vụ và là thị tr-
ờng tiêu thụ sản phẩm công nghiệp. Nông nghiệp không chỉ có vai trò quan
trọng thiết yếu và không thể thay thế đợc trong nền kinh tế các nớc lạc hậu,
kém phát triển mà cả các nớc công nghiệp phát triển với công nghệ hiện đại.
khoa học kĩ thuật tiên tiến.
Việt Nam là một nớc nông nghiệp với 80% dân c sống bằng nghề nông,
có nhiều tiềm năng, lợi thế cho việc phát triển một nền nông nghiệp toàn diện.
Nông nghiệp chiếm một vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Từ nhận thức đó Đảng và Nhà nớc ta luôn coi trọng vai trò cua nông
dân, nông nghiệp và nông thôn.Cho tới hiện nay trong quá trình xây dựng


CNXH, Đảng và nhà nớc ta đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ làm tiền
đề cho CNH-HĐH song vẫn coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu.
Trong những năm đổi mới, cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn đã có
những chuyển biến tiến bộ, góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế.
Trong phạm vi bài viết này em sẽ trình bày sự chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trong giai đoạn từ sau đổi mới(1986) đến
1995.
2
A. Khái quát tình hình kinh tế nông nghiệp, nông
thôn Việt Nam trớc đổi mới.
Cuộc cách mạng tháng tám năm 1945 là cuộc cách mạng xóm làng
đầu tiên mà Việt Nam biết tới. Đây là một cuộc đảo lộn lớn về chính trị ở
nông thôn. Nhng trong hoản cảnh lịch sử lúc đó, khi thực dân Pháp đợc Anh,
Mỹ giúp sức để quay trở lại xâm lợc Việt Nam và mấy vạn quân Tởng Giới
Thạch kéo vào chiếm đóng ở miền Bắc-tiếp tay cho các thế lực phản động nên
nhà nứoc VNDCCH cha thể tiến hành các cuộc cải cách sâu rộng về kinh tế-
xã hội ở nông thôn, mà chỉ ban hành Thông t quy định các chủ phải giảm 25%
địa tô chính, bỏ các địa tô cũ và hoãn nợ cho tá điền.
Những thay đổi to lớn về kinh tế-xã hội trong nông thôn Việt
Nam chỉ diễn ra khi cuộc cải cách ruộng đất đợc hoàn thành. ở miền Bắc với
việc hình thành cải cách ruộng đất, chia 81 vạn héc ta ruộng đất vốn thuộc các
chủ đồn điền Pháp, địa chủ Việt Nam, ruộng đất chung và công ở làng xã cho
2,1 triệu hộ nông dân vào những năm 1955-1957 đã làm thay đổi hẳn cơ cấu
của chế độ sở hữu ruộng đất và cơ cấu xã hội ở nông thôn.
Trong thời gian này Quốc hội nớc VNDCCH đã đề ra chính sách
khuyến nông 8 điểm, với chính sách đúng đắn này, ruộng đất đã về tay dân
cày và đã thúc đẩy hàng triệu hộ nông dân hăng hái sản xuất, làm nền nông
nghiệp miền Bắc lúc đó nhanh chóng đợc phục hồi sau chiến tranh, phát triển
khá toàn diện và đạt nhịp độ tăng trởng cao cha từng thấy.
Năm 1959, miền Bắc đã sản xuất đợc 5,7 triệu tấn lơng thực, gấp

hơn 2 lần tổng sản lợng của năm 1939, là năm đạt sản lợng cao nhất trớc chiến
tranh thế giới thứ hai và tăng 57,4% so với năm 1955. Có thể nói đây là những
năm nông nghiệp đạt tỉ lệ tăng trởng cao nhất, là một thời kì hoàng kim của
nền kinh tế hộ gia đình nông dân sau cải cách ruộng đất.
3
Sau cải cách ruộng đất, đã thực hiện việc áp dụng đồng bộ một
loạt biện pháp tuyên truyền, vận động, tổ chức và không ít trờng hộp còn có cả
sự gò ép và tác động về tâm lí, t tởng, cộng với chính sách u đãi về kinh tế, tài
chính cho các đơn vị sẩn xuất tập thể, chỉ trong vòng một tháng ngắn (từ cuối
năm 1959-cuối 1960) toàn miền Bắc đã đa đợc 85% tổng số nông hộ, với
68,1% tổng diện tích canh tác vào hợp tác xã sản xuất nông nghiệp bậc thấp.
Các chỉ tiêu này đã đợc coi là biểu hiện hùng hồn cho sự thắng lợi của con
đờng làm ăn tập thể ở nông thôn. Nhng vấn đề lúc này là sản xuất lơng thực đã
giảm từ 5,7 triệu tấn năm 1959 xuống 4,69 triệu tấn năm 1960.Và nó đợc coi
là một hiện tợng bình thờng khi bắt đầu diễn ra quá trình biến đổi cách
mạng từ cá thể lên tập thể và do tính chất nửa XHCN của các hợp tác xã
sản xuất bậc thấp lên bậc cao. Các hộ nông dân chỉ còn đợc giành 5% ruộng
đất để làm kinh tế phụ.
Kết quả của cuộc vận động mạnh mẽ liên tục từ 1961-1965 là
hơn 90% số hộ nông dân đã vào HTX, trong đó 72,15 số hộ tham gia HTX sản
xúât nnông nghiệp bậc cao. Và thời gian này vốn đầu t của nhà nớc cho nông
thôn và nông nghiệp tăng gần 4 lần so với 5 năm trớc. Lúc này cũng giấy lên
phong trào xây dựng nông thôn mới trong một thời gian. Việc kiến thiết các
công trình thuỷ lợi đảm bảo tới cho hàng triệu ha đất gieo trồng đã hình thành.
Việc cải tạo đồng ruộng, xây dựng nhà kho, sân phơi, chuồng trại chăn nuôi
của các HTX, xây dựng trờng học, trạm xá, nhà trẻ ở nông thôn đợc đẩy mạnh.
Nhng sản lợng lơng thực, thực phẩm trong thời gian này thì cha năm nào đạt
mức năm 1959. Nguyên nhân quan trọng là do công tác quản lí HTX ngày
càng bộc lộ nhiều thiếu sót. Quyền lợi thiết thân của của ngời nông dân xã
viên bị vi phạm, tính tích cực lao động của họ ngày càng giảm sút. Bệnh quan

liêu, tham ô, lãng phí ngày càng lây lan trong các HTX sản xuất nông nghiệp.
4
Nhng xét về hiệu qủa kinh tế thì sản xuất nông nghiệp tiếp tục
giảm sút, không tơng xứng với cong sức của nông dân bỏ ra và vốn liếng, vật
t, kĩ thuật mà nhà nớc đầu t vào nông nghiệp.
Vì sản xuất không đủ tiêu dùng, nên từ 1966-1975 miền Bắc đã
phải nhập bình quân mỗi năm 1 triệu tấn lơng thực; năm thấp nhất 38 vạn tấn
(1966), năm cao nhất hơn 1,5 triệu tấn (1973).
Điều đáng chú ý là: thu nhập từ kinh tế tập thể, đợc tiến hành trên 95%
diện tích ruộng đất và hầu hết thời gian lao động, chỉ đem lại 30-40% tổng thu
nhập của hộ xã viên. Trong khi đó, kinh tế phụ gia đình, đợc tiến hành trên
đất 5% và lao động ngoài giờ, lại tạo cho họ 60-70% tổng thu nhập.
Cuộc vận động tổ chức lại sản xuất, cải tiến quản lí nông
nghiệp từ chính sách theo hớng sản xuất lớn XHCN bắt đầu từ 1974 ở một vài
địa phơng, đã đợc triển khai rầm rộ trên toàn miền Bắc trong kế hoạch 1976-
1980. Cuộc vận động chính là việc mở rộng các HTX nông nghiệp từ quy mô
thôn hoặc liên thôn lên quy mô toàn xã.
Đến 1980, đầu t của nhà nớc cho nông nghiệp trong kế hoạch
năm năm này cũng tăng lên đáng kể, bằng khoảng 19-23% tổng số lần đầu t
vào lĩnh vực sản xuất vật chất. Tuy vậy nông nghiệp văn ở trong tình trạng trì
trệ, bình quân hàng năm chỉ đạt trên dới 6 triệu tấn lơng thực.
Ta thấy rằng mô hình HTX sản xuất nông nghiệp ở miền Bắc sau
hơn 20 năm tồn tại đã lâm vào cuộc khủng hoảng sâu sắc. Mô hình kém hiệu
qủa này đáng ra phải kịp thời đổi mới, thì nó lại đợc đem áp dụng nguyên bản
ngay vào miền Nam, ngay sau khi đất nớc thống nhất, mà không tính toán đầy
đủ đến các điều kiện đặc thù ở đây, khiến nông nghiệp nớc ta tiếp tục suy
giảm. Sản lợng lơng thực quy thóc 1975 đạt 13,4 triệu tấn, đến 1980 chỉ còn
13,3 triệu tấn. Trong khi đó tốc độ tăng dân số thời kì này khoăng từ 2,9 đến
5
3,1 % nên lơng thực bình quân đầu ngừi giảm mạnh, đời sống nông dân gặp

nhiều khó khăn, nhiều vùng thiếu, đói triền miên, khiến các ngành kinh tế
khác cũng giảm sút, tốc độ tăng trởng 1980 giảm 0,4% so với 1979. Sản xuất
không đáp ứng đợc nhu cầu, nên từ 1976-1980, Việt Nam phải nhập 5,6 triệu
tấn lơng thực. Vì lúc đó nông nghiệp tạo ra gần 50% tổng sản phẩm xã hội và
hơn 80% dân số vẫn sống ở nông thôn nên sự suy thoái trong nông nghiệp đã
tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế-xã hội chung của cả nớc.
Tình hình trên do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Trong đó nguyên nhân chủ yếu là : quan điểm chỉ đạo chính sách cảI tạo nông
nghiệp xuất phát từ nhận thức cũ về CNXH, coi việc tập thể hoá đối với ruộng
đất, các t liệu sản xuất khác và lao dộng của nông dân càng nhanh và triệt để
bao nhiêu thì sớm đa nông dân đi lên sản xuất lớn XHCN bấy nhiêu. Nhng
thực tế đã chứng minh: Việc tập thể hoá nông nghiệp một cách nóng vội, chủ
quan, lại thực hiện cơ chế quản lí tập chung quan liêu và chế độ phân phối
bình quân trong các HTX, cho nên đã biến ngời nông dân từ chỗ gắn bó máu
thịt với đất đai nay trơ nên thờ ơ với nó.Chế độ làm chủ tập thể trở thành
không ai làm chủ cả sản xuất nông nghiệp do đó đình đốn. Đời sống nông dân
gặp nhiều khó khăn.
Xét một cách tổng quá quá trình tập thể hoá nông nghiệp ở Việt
Nam từ cuối những năm 50 đến cuối những năm 70 không phải là một quá
trình hợp tác hoá bình thờng, xuất phát từ đòi hỏi của tính chất và trình dộ xã
hội hoá cao của lực lợng sản xuất. Nó vi phạm các nguyên tắc tự nguyện, quản
lí dân chủ và cùng có lợi ích thiét thân ngời lao động. Và có những lúc ở miền
Băc lúa chín rũ ngoài đồng, nhng xã viên bỏ ruộng, chạy chợ kiếm ăn, hoặc
phải đi tha phơng cầu thực Việc kéo dài tình trạng nh trên là không thể đợc
cần có sự điều chỉnh một số chính sách đối với nông nghiệp nông thôn.
6
* Thời kì bắt đầu điều chỉnh một số chính sách đối với nông thôn
và nông nghiệp:
Với sự bế tắc của tổ chức lại sản xuất trong các hợp tác xã sản
xuất ở miền Bắc, sự tan rã hàng loạt các HTX và tập đoàn sản xuất ở miền

Nam, nhất là ở ĐBSCL, cộng với nhiều dấu hiệu xấu của cuộc khủng hoảng
kinh tế-xã hội đang đến gần vào cuối những năm 70, đã đòi hỏi Đảng và nhà
nớc ta phải xem xét lại mục tiêu hoàn thành về cơ bản XHCN ở miền Nam
trong kế hoạch 5 năm 1976-1980.
ở miền Nam đã thừa nhận sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần
trong một thời gian nhất định, khuyến khích phát triển kinh tế hộ gia đình, ổn
định nghĩa vụ lơng thực, sửa đổi mức thuế, nới lỏng quyền tụ do lu thông và
trao đổi nông sản phẩm nhằm tạo điều kiện cho sản xuất bung ra, Hội nghị
lần thứ VI BCHTW Đảng CSVN khoá IV(1979) đã đánh dấu điểm khơỉ đầu
của quá trình nhận thức lại về thời kì quá độ lên CNXH và điều chỉnh một số
chính sách phát triển kinh tế-xã hội đối với cả nớc nói chung và nông thôn nói
riêng.
Ngày 13/1/1981 Ban bí th TƯ đa ra chỉ thị 100/BBT về khoán sản
phẩm đến nhóm ngời lao động, gọi tắt là khoán 100
Với khoán 100, ngời nông dân thực chất là hộ gia đình xã viên đợc trao
lại quyền làm chủ trong một số khâu của qui trình sản xuất nông nghiệp gắn
với sản phẩm cuối cùng. Đó là ba khâu: cấy trồng, chăm sóc, thu hoạch. Tuy
mới đợc giải phóng một phần nhng đã có tác dụng kích thích các hộ gia đình
nông dân đầu t thêm vốn, vật t, lao động để thâm canh trên những mảnh
ruộng nhận khoán nhằm thu về phần sản lợng cao hơn mức quy định của HTX.
7
Cùng với khoán 100, một số chính sách khác nh: giao đất, giao rừng
cho HTX ở miền núi điều chỉnh lại quá trình tập thể hoá ng dân ở miền biển
cũng lần lợt đợc ban hành.
ở tầm quản lí vĩ mô, việc bắt đầu điều chỉnh cơ cấu đầu t của nền kinh
tế quốc dân từ chỗ u tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lí sang
hớng coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu cũng tạo thêm điều kiện thuận
lợi cho sự phát triển nông nghiệp. Kết qủa là trong kế hoạch 5 năm 1981-1985,
sản lợng lơng thực bình quân hàng năm đạt 16,9 triệu tấn trong những năm
1976-1980. Nhờ tốc độ tăng lơng thực cao hơn tốc độ tăng dân số, nên bình

quân lơng thực đầu ngời trong cả nớc từ 268kg/ năm đã tăng lên 304 kg/
năm1985.
Song sau khoảng 5-6 vụ nông dân phấn khởi sản xuất, khoán 100 giảm
dần tác dụng động lực ban đầu của nó. Nguyên nhân sâu xa là t5oàn bộ quan
niệm cũ về tập thể hoá nông nghiệp cha đợc nhận thức lại đầy đủ. Cơ chế quản
lí quan liêu trên thực té cha đợc thay đổi. Và làm xuất hiện một xu hớng chung
là các ban quản trị HTX ngày càng tăng mức khoán củng cố các quỹ tập thể.
Điều tra 203 HTX ở tỉnh Thái Bình trong vụ đầu sau khoán 100 cho
thấy sản lợng vợt khoán vụ xuân là 32-35%, vụ mùa là 24-25%. Nhng càng về
sau, do mức khoán tăng lên, săn lợng vợt khoán của hộ xã viên ngày càng
giảm xuống. Lợi ích thiết thân của ngời nông dân một lần nữa bị vi phạm.
Hiện tợng xã viên trả ruộng khoán cho HTX diễn ra phổ biến ở khắp các địa
phơng trên miền Bắc và miền Nam, việc điều chỉnh ruộng đất theo kiểu xáo
trộn, cào bằng để có thể tiến tới hoàn thành về cơ bản tập thể hoá nông
nghiệp vào năm 1985 lại làm cho tình hình nông thôn trở nên căng thẳng.
Cùng lúc đó những sai lầm dồn tích dần lại trong mấy lần điều chỉnh
giá cả, đặc biệt là sai lầm nghiêm trọng trong cuộc tổng điều chỉnh giá, lơng
và đổi tiền tháng 9/1985 đã giáng một đòn nặng nề vào toàn bộ nền kinh tế đất
8
nớc, khiến cuộc khủng hoảng kinh tế-xã hội ít nhiều có chiều hớng dịu đI
trong giai đoạn 1981-1985 lại trở nên hết sức gay gắt.
Những biểu hiện chủ yếu của cuộc khủng hoảng này là: sản xuất công
nghiệp, nông nghiệp trì trệ và suy thoai. Lạm phát đạt tới tốc dộ ba con số. Giá
cả tăng vọt. Đời sống của các tầng lớp nhân dân lao động gặp nhiều khó khăn.
Tiêu cực xã hội lan rộng.
Yêu cầu bức xúc của cuộc sống lúc này đòi hỏi phải gấp rút có những
giải pháp đồng bộ và hữu hiệu để thoát ra khỏi khủng hoảng.
B. Những cơ chế, chính sách đổi mới của Đẩng
Từ cuối năm 1985 đến cuối 1986, tinh hình kinh tế-xã hội nớc ta đã trở
nên gay gắt đến mức: đại đa số các tầng lớp nhân dân cảm thấy không thể tiếp

tục duy trì những cơ chế, chính sách đã lỗi thời hay chỉ điều chỉnh một số
chính sách riêng lẻ, cục bộ nào đó.
Trớc đòi hỏi của dân tộc và xu thế phát triển của thế giới, Đại hội
lần thứ VI của ĐCSVN (12/1986) đã nghiêm khắc tự phê bình về những sai
lầm nghiêm trọng trong nhiều chủ trơng, chính sách lớn thời gian trớc đây,
nhận thức lại một loạt quan điểm lí luận về CNXH, qua đó đề ra đờng lối đổi
mới toàn diện đất nớc.
Những nội dung cơ bản của đờng lối đổi mới gồm:
Một là, chuyển nền kinh tế kế hoạch hoá tập chung quan liêu bao cấp,
dựa trên chế độ công hữu về t liệu sản xuất dới hai hình thức quốc doanh và
tập thể là chủ yếu, sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vần động theo
cơ chế thị trờng có sự quản lí của nhà nớc theo định hớng XHCN.
Hai là,dân chủ hoá đới sống xã hội, phát huy yếu tố con ngời và
từng bớc xây dựng một nhà nớc pháp quyền của dân, do dân, vì dân.
9
Ba là, kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại
trong điều kiện mới, tham gia ngày một rộng rãi vào sự phân công lao động
quốc tế, thu hút vốn đầu t và công nghệ mới của nớc ngoài để thúc đẩy nhanh
sự phát triển nông nghiệp nông thôn là nghị quyết 10 của Bộ chính trị(4/1988)
về đổi mới quản lí kinh tế nông nghiệp gọi tắt là khoán 10.
Tiếp là Hội nghị TƯ VI(3/1989) đã nêu 3 quan điểm , phơng hớng lớn
để chỉ đạo kinh tế nông nghiệp:
- Kinh tế Hợp tác xã có nhiều hình thức từ thấp đến cao.
Mọi tổ chức sản xuất kinh doanh do nhng ngời lao động tự nguyện góp vốn,
góp sức và đợc quản lí theo nguyên tắc tập chung dân chủ, không phân biệt
quy mô, trình độ kĩ thuật, mức độ tập thể hoá t liệu sản xuất đều là Hợp tác xã
cần củng cố và phát triển Hợp tác xã theo mô hình thích hợp.
- Hợp tác xã và tập đoàn sản xuất nông nghiệp là các đơn
vị kinh tế hợp tác với nhiều hình thức sở hữu về t liệu sản xuất.
- Gia đình xã viên trở thành những đơn vị kinh tế tự chủ,

khuyến khích hộ gia đình xã viên làm giàu
Điểm đổi mới có tính chất bớc ngoặt của nghị quýet 10 và nghị quyết
TƯ 6, khoá 6(3/1989) là: Lần đầu tiên gia đình xã viên đợc coi là đơn vị kinh
tế tự chủ về tất cả các khâu trong sản xuất nông nghiệp; Vấn đề làm giàu của
ngời lao động bằng lao động của bản thân và gia đình đợc khuyến khích; Quan
niệm về hợp tác và hợp tác xã nông nghiệp đã đợc đón một cách căn bản
Và còn có NQ 22 của BCT(11/1989) và quyết định 72 của Chính
phủ(3/1990) về phát triển kinh tế-xã hội miền núi, chiến lợc ổn định và phát
triển kinh tế-xã hội 1991-2000, luật đất đai(1993), cùng nhièu văn bản có giá
trị pháp lí khác. Trong đó hàm chứa những điểm quan trọng sau:
10
a. Thừa nhận sự tồn tại khách quan, lâu dài và bình đẳng trớc
pháp luật mọi thành phần kinh tế.
b. Thừa nhận quyền sử dụng ruộng đất ổn định lâu dài( bao gồm
các quyền chuyển nhợng, chuyển đổi, thừa kế, thế chấp, cho thuê) của hộ nông
dân với t cách là đơn vị kinh tế tự chủ.
c. Những HTX và Tập đoàn sản xuất nào còn có tác dụng, thì
tinh giảm bộ máy quản lí, chuyển đổi chức năng hoạt động, tập chung vào một
số khâu dịch vụ cho sản xuất (nh thuỷ lợi, phòng trừ sâu bệnh ) mà từng hộ
riêng lẻ làm không có hiệu quả bằng. Khuyến khích hình thành các loại hình
hợp tác mới đa dạng ở nông thôn, trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện.
d. Chuyển nông nghiệp và kinh tế nông thôn từ tự cấp tự túc
sang sản xuất hàng hoá căn cứ vào đặc điểm và lợi thế so sánh từng vùng,
khuýen khích và hớng dẫn khôi phục lại các làng nghề, mở mang tiểu thủ công
nghiệp và các hoạt động dịch vụ ở nông thôn.
e. Ngoài thuế sử dụng ruộng đất nông dân còn phảI bán lơng
thực, thực phẩm nghĩa vụ cho nông nghiệp theo giá quy định nữa mà đợc tự do
băn trên thị trờng theo giá thoả thuận.
f. Nhà nớc đầu t xây dựng những công trình thuỷ lợi đầu mí, các
dự án trồng lại rừng, lập ngân hàng cho ngời nghèo vay vốn, mở rộng công tác

khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kĩ thuật, cung cấp các loại giống cây trồng,
vật nuôI có năng suất cao, chất lợng tốt cho nông dân.
g. Hỗ trợ việc xây dựng trờng học, trạm y tế, đờng giao thông,
mạng lới điện, nguồn cung cấp nớc sạch ở nông thôn theo ph ơng châm nhà
nớc và nông dân cùng làm.
11
Với việc thực hiện CNH-HĐH trong nông nghiệp nông thôn, ta đã đạt
đợc những thành tựu đáng kể song cũng không tránh khỏi những hạn chế
không mong muốn.
C. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn Việt
Nam giai đoạn 1986 -1995.
Cũng nh các nớc khác trải qua quá trình phát triển, nông nghiệp ngày
càng đóng góp một tỷ trọng nhỏ hơn vào GDP. Ta đã biết Nghị quyết 10 Bộ
Chính Trị (4/1988) đã tháo bỏ sợi xích vô hình cho nông dân nớc ta, đa họ vào
tâm trạng phấn khởi, hào hứng tạo nên động lực to lớn thúc đầy sự phát triển
khá liên tục.
Thành tựu phát triển nông nghiệp nông thôn của Việt Nam trong những
năm đầu của thời kỳ đổi mới rất đáng khích lệ. Sự phát triển đó đã đảm bảo
cung cấp đủ lơng thực thực phẩm cho nhu cầu trong nớc, tăng nguồn dự trữ
quốc gia, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng nguồn vốn tích lũy từ nội bộ nền
kinh tế quốc dân, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, đẩy lùi lạm phát, thúc đẩy
công nghiệp và dịch vụ phát triển, cảI thiện rõ rệt đời sống của các tầng lớp
nhân dân, trong đó 80% là dân c nông thôn.
Có thể thấy rõ điều này qua bảng thống kê sau:
Biểu 5: Tốc độ tăng trởng và sự ổn định của nền kinh tế quốc dân (đơn
vị tính : % bình quân năm)
Thời kỳ 1986-1990 Thời kỳ 1991-1995
GDP 3,9 8,2
Nông nghiệp 3,6 4,5
Công nghiệp 5,9 13,3

12
Dịch vụ 7,0 12,0
Chỉ số tăng giá đối với
hàng hóa và dịch vụ
298,7 12,7
Nguồn : niên giám thông kê 1991 1995. Báo cáo của Chính phủ tại
kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa IX (3/1996).
Ta thấy rằng với việc cải cách những thể chế, tốc độ tăng trởng của nền
kinh tế quốc dân đợc tăng lên: GDP thời kỳ 1991-1995 tăng gấp 2,1 lần thời
kỳ 1986 - 1990; riêng trong lĩnh vực nông nghiệp, thời kỳ 1991-1995 tăng gấp
1,25 lần thời kỳ 1986-1990; chỉ số tăng giá đối với hàng hóa và dịch vụ thời
kỳ 1991-1995 giảm xuống 23,52 lần so với thời kỳ 1986- 1990.
ở nông thôn nớc ta, do ảnh hởng của các chính sách đổi mới kinh tế
của Đảng, đặc biệt là chỉ thị 100, nghị quyết 10, chính sách ruộng đất mới
nền kinh tế nông thôn liên tục biến đổi và phát triển mạnh mẽ, ở một số nơi đã
thấy những dấu hiệu của sự phát triển nhanh với sự xuất hiện của các mô hình
làng xã hoạt động kinh tế mới và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Ta đi phân tích những chuyển dịch và đổi mới cơ bản tạo tiền đề cho
các chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
1. Chuyển dịch quyền sở hữu- quyền quản lý ruộng đất diễn ra
nhanh chóng.
Từ chỗ phần lớn ruộng đất và các t liệu sản xuất cơ bản nằm trong tay
các hợp tác xã, các tập đoàn sản suất, thì đến nay đã hầu hết điều chỉnh
chuyển giao cho các hộ nông dân quản lý, và sử dụng lâu dài. Từ 10 -12% hộ
nông dân trở nên giàu có hơn, trong đó phần lớn có thuê mớn lao động thờng
xuyên, hoặc theo từng đợt, có chừng 1 triệu doanh nghiệp nhỏ và vừa, sử dụng
lao động gia đình, hoặc thuê mớn lao động (trung bình từ 1-5 ngời).
13
Đây là một chuyển dịch cơ cấu quan trọng làm đa dạng hóa các thành
phần kinh tế, đa dạng hóa các loại hình lao động: sản xuất, dịch vụ, quản lý

sản xuất là vốn quý để phát triển kinh tế xã hội nông thôn toàn diện theo
khuynh hớng thị trờng có sự điều tiết của nhà nớc và là tiền đề quan trọng cho
các chuyển dịch và đổi mới sau.
2. Việc chuyển dịch từ nền kinh tế sản xuất tự cung tự cấp sang nền
kinh tế sản xuất ngày càng mang nhiều tính chất hàng hóa.
Sức sản xuất đợc giải phóng, cơ cấu kinh tế sản xuất của nông nghiệp
biến đổi theo hớng đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, kéo theo sự phát triển các
cây con đặc sản. Đó là những mặt hàng mới có phần nào chuyên môn hóa,
khiến cho nông sản phẩm dồi dào về chủng loại và d dả về số lợng, tất yếu sẽ
đòi hỏi phải có thị trờng trao đổi, tiêu thụ và đơng nhiên nền kinh tế tự cung tự
cấp sẽ thoái lui, nhờng chỗ cho nền kinh tế sản xuất hàng hóa ngày càng mạnh
lên.
3. Chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế ở nông thôn đang diễn
ra theo hớng đa dạng.
+ Kinh tế hộ gia đình ở nông thôn đợc vực dậy và trở thành một trong
những chủ thể sản xuất kinh doanh chính ở nông thôn.
+ Các hình thức hợp tác kinh doanh và tự nguyện giữa các hộ và nhóm
hộ nông dân.
+ Trên dới một triệu doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nông thôn đã xuất hiện
và đang có xu hớng lớn mạnh về số và chất, vợt ra khỏi phàm vi gia đình, có
thuê mớn lao động hoặc tổ chức sản xuất lớn trên các cánh đồng với ruộng đất
đợc tích tụ ở mức nhỏ, các khoảng đồi, các đồng, lạch phá sản xuât theo kiểu
nông trại chuyên canh, cây đặc sản hoặc các đàn gia súc lớn, tổ chức sản xuất
các hàng thủ công mỹ nghệ, vật liệu xây dựng, may mặc, giày da, đồ gỗ gia
14
dụng hoặc tổ chức thu mua-chế biến-tiêu thụ đờng dài với khối lợng lớn và vừa
hàng hóa của nông thôn. Các ông chủ vừa và nhỏ tuy mới bớc vào các hoạt
động kinh doanh theo cơ chế thị trờng nhng đã tỏ ra rất năng động sáng tạo,
phần lớn có thể nắm bắt và ứng phó đợc với những biến chuyển nhanh trên thị
trờng để phát triển, tự tạo việc làm, thu nhập khá lơn cho mình, tạo ra việc làm

và thu nhập chấp nhận đợc cho những ngời lao động khác.
+ Khu vực phi kết cấu với các dạng hoạt động sản xuất kinh doanh quy
mô rất nhỏ (1, 2 ngời, vốn rất ít, ít sử dụng máy móc thiết bị) với các ngành
nghề đa dạng đã xuất hiện và phát triển ở nông thôn, tuy số ngời ra khỏi hay
tham gia khu vực này cũng nh hoạt động kinh doanh của họ biến đổi rất
nhanh. ở nông thôn, số ngời tham gia khu vực phi kết cấu đang tăng nhanh
(hiện đã chiếm 10-20% số lao động nông thôn) tạo ra thêm việc làm và thêm
chừng 15-30% thu nhập.
Chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế diễn ra nhanh chóng và theo
hớng đa dạng, thích ứng rất nhanh với việc chuyển nền kinh tế theo hớng thị
trờng đợc tạo điều kiện rất thuận lợi bằng việc chuyển dịch các quyền quản lý
và sở hữu: từ chỗ công hữu hóa triệt để t liệu sản xuất ở nông thôn vào tay các
hợp tác xã, các loại quản lý tuyệt đối chuyển sang giao ruộng đất cho các hộ
gia đình sử dụng lâu dài.
4. Việc chuyển dịch cơ cấu bên trong sản xuất nông-lâm-ng
nghiệp.
Cây lúa tuy vẫn chiếm địa vị độc tôn, nhng địa vị giảm dần, diện tích
lúa co hẹp nhờng chỗ cho các cây trồng mới hoặc để cung cấp thức ăn hoặc để
chăn nuôi vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao hơn; chăn nuôi đợc đẩy mạnh và trở
thành một ngành kinh tế nông nghiệp chính với các con gia súc, gia cầm cổ
truyền nh lợn, gà, vịt cá trắm, cá chép, các mèvà các loại vật nuôi mới:
15

×