Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Tổng quan về thuốc chữa viêm đa khớp dạng thấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.81 KB, 21 trang )

Tổng quan về thuốc chữa viêm đa khớp dạng thấp
1.1.1. Tóm tắt đại cương về bệnh viêm đa khớp dạng thấp
*Theo Y học hiện đại :
Viêm đa khớp dạng thấp (VĐKDT) là một bệnh tự miễn khá điển hình ở
người, dưới dạng viêm mạn tính ở nhiều khớp ngoại biên với biểu hiện khá đặc
trưng: sưng khớp, đau khớp, cứng khớp buổi sáng và đối xứng hai bên. Ngoài biểu
hiện chính tại khớp, người bệnh còn có các biểu hiện toàn thân (mệt mỏi, xanh
xao, sốt, gầy sút…) và tổn thương các cơ quan khác [1], [23], [31].
VĐKDT diễn biến từng đợt, ở giai đoạn đầu, nếu được phát hiện sớm và
chữa trị tích cực, đúng cách, bệnh có thể thuyên giảm tốt. Nếu bệnh đã chuyển
sang giai đoạn hai, xuất hiện tổn thương ở sụn khớp và đầu xương, người bệnh có
nguy cơ bị biến dạng khớp, dính khớp, cứng khớp và mất khả năng vận động của
khớp.
Dịch tễ học [1], [9], [23], [31]
Bệnh Viêm đa khớp dạng thấp là bệnh mang tính xã hội vì tỷ lệ mắc bệnh
cao, bệnh diễn biến kéo dài, hậu quả dẫn đến tàn phế.
Tỷ lệ mắc bệnh chung : khoảng 0,5 -5% dân số người lớn trên thế giới, ở Việt
Nam tỷ lệ này vào khoảng 0,5 – 0,55% dân số, còn ở một số nước phát triển tỷ lệ
này có thể tới 10%.
Số người mới mắc bệnh hàng năm : 25–30 người/100.000 dân/mỗi năm.
Khoảng 50 % bệnh nhân bị ảnh hưởng chức năng nặng nề và bị giảm tuổi
thọ.
Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất là tuổi 30 – 60.
Bệnh gặp nhiều ở nữ, tỷ lệ Nữ/Nam là 3/1.Tỷ lệ mắc bệnh của phụ nữ béo
phì cao gấp 5 lần so với những phụ nữ bình thường.
Sinh bệnh học
1
Những năm gần đây, đã có những hiểu biết sâu hơn về đáp ứng viêm và cơ
chế hủy hoại tổ chức của bệnh VĐKDT. Tuy nhiên nguyên nhân của bệnh, yếu tố
khởi phát và duy trì sự tồn tại lâu dài của bệnh vẫn còn là ẩn số. Gần đây người ta
cho rằng viêm đa khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn, với sự tham gia của các


yếu tố sau [1], [37]:
- Tác nhân gây bệnh: có thể là virus, vi khuẩn, dị nguyên nhưng chưa được xác
định chắc chắn.
- Yếu tố cơ địa: bệnh có liên quan rõ rệt đến giới tính (70-80% bệnh nhân là nữ)
và tuổi (60-70% gặp ở người trên 30 tuổi).
- Yếu tố di truyền: VĐKDT có tính gia đình, có liên quan với kháng nguyên hóa
hợp tổ chức HLA DR4 (gặp 60-70% bệnh nhân có yếu tố này, trong khi tỷ lệ này
ở cộng đồng chỉ là 30%).
- Các yếu tố thuận lợi khác: môi trường sống ẩm thấp, cơ thể suy yếu mệt mỏi,
nhiễm lạnh, phẫu thuật.
Quan niệm về điều trị:
Cho đến nay, bệnh VĐKDT vẫn là bệnh chưa có khả năng chữa khỏi. Mục
đích cao nhất của điều trị VĐKDT là làm giảm đau, giảm các khó chịu, ngăn chặn
các biến dạng và giữ gìn các chức năng bình thường của khớp. Do các nguyên
nhân xác thực của bệnh vẫn chưa được biết rõ, việc điều trị hiện nay vẫn chỉ nhắm
vào các yếu tố trong quá trình viêm mạn. Các hậu quả của VĐKDT cấp tính và
mạn tính đều do viêm kéo dài, không điều khiển và kiểm soát được gây nên phá
hủy mô và mất chức năng của các khớp. Vì vậy nguyên tắc điều trị là phải kiểm
soát trọn vẹn, lâu dài và cơ bản quá trình viêm đó [31].
*Theo Y học cổ truyền :
Y học cổ truyền (YHCT) quan niệm tất cả các bệnh có đau nhức ở khớp
xương, có sưng nóng đỏ hay chỉ tê, nặng ở tại khớp đều nằm trong phạm trù chứng
tý hay bệnh tý. Tý có nghĩa là tắc nghẽn không thông.
+ Viêm khớp dạng thấp tiến triển : Đợt cấp của viêm khớp dạng thấp với
các triệu chứng các khớp sưng, nóng, đỏ, đau xuất hiện đối xứng, có tính chất tiến
triển (sưng, đau, nóng đỏ từ khớp này chuyển sang khớp khác, nhưng khớp ban
2
đầu bị vẫn sưng, đau nóng đỏ, xuất hiện ở các khớp cổ tay, khuỷu tay, cổ chân,
khớp gối đặc biệt là khớp bàn ngón chân và tay), cử động khớp khó khăn, sốt, ra
mồ hôi, sợ gió, rêu lưỡi vàng mỏng, chất lưỡi đỏ, nước tiểu vàng, mạch hoạt sác,

theo Đông y gọi là thể phong thấp nhiệt tý.
+ Viêm khớp dạng thấp kéo dài có biến dạng khớp, teo cơ, dính cứng khớp,
Đông y gọi là thể đàm ứ ở kinh lạc.
Quan niệm về bệnh sinh:
- Do sức đề kháng và khả năng tự bảo vệ của cơ thể không đầy đủ, các yếu tố
gây bệnh là Phong – Hàn - Thấp cùng phối hợp tác động xâm phạm đến kinh lạc –
cơ – khớp, làm cho sự vận hành của khí huyết bị tắc nghẽn không thông gây ra
sưng đau, hoặc không sưng mà chỉ đau tê mỏi nặng ở một khu vực khớp xương
hoặc toàn thân.
- Do chính khí hư suy vì mắc bệnh lâu ngày, hay do người già các chức năng
hoạt động cơ thể bị suy yếu, làm cho khí huyết cũng giảm sút không nuôi dưỡng
được cân mạch gây nên tình trạng thoái hóa khớp xương và gây nên đau.
Quan niệm về điều trị:
- Khu phong, thanh nhiệt, hoạt huyết, lợi niệu, trừ thấp. Do quan niệm sưng
– đau khớp xương là do tắc nghẽn sự vận hành của khí huyết, và do chức năng
tạng phủ suy yếu ảnh hưởng đến việc tạo ra khí huyết làm cho khí huyết giảm sút
không nuôi dưỡng cân mạch đầy đủ gây ra đau nhức khớp xương nên việc điều trị
nhằm vào mục tiêu giải tỏa sự tắc nghẽn, đưa các yếu tố gây bệnh (phong, hàn,
thấp, nhiệt) ra ngoài và bổ dưỡng khí huyết - mạnh gân xương, đề phòng sự tái
phát của bệnh.
- Các phương pháp điều trị bao gồm từ không dùng thuốc như: tập luyện
vận động, dưỡng sinh, xoa bóp, chườm nóng, ăn uống và châm cứu, đến việc dùng
thuốc và điều trị bên ngoài như đắp bó thuốc ngoài khớp sưng đau đến uống trong,
sử dụng các loại thực vật, động vật và khoáng chất vào điều trị.
1.1.2. Thuốc điều trị bệnh VĐKDT
1.1.2.1.Thuốc tân dược
Có 3 nhóm thuốc thường được dùng trong điều trị VĐKDT:
3
- Các thuốc chống viêm phi steroid (NSAID).
- Corticosteroid.

- Thuốc chống thấp khớp thay đổi được bệnh (DMARD).
*Các thuốc chống viêm phi steroid:
Tác dụng chính của các thuốc này là làm giảm triệu chứng bệnh (kháng
viêm, giảm đau, giảm cứng khớp), nhưng không thể làm thay đổi tiến triển của
bệnh cũng như không giúp phòng tránh biến dạng khớp.
Cơ chế của thuốc:
- Ức chế tổng hợp các prostaglandin (PG) do ức chế enzym cyclooxygenase
COX-1 và COX-2, làm giảm PG E2 và F1α là những chất trung gian hóa học của
phản ứng viêm.
- Làm bền vững màng tiêu thể ngăn cản giải phóng các men tiêu thể là những
yếu tố gây phản ứng viêm mạnh.
Tác dụng không mong muốn: thường liên quan đến tác dụng ức chế tổng hợp PG
- Loét dạ dày, ruột: PG, đặc biệt là PG E
2
có tác dụng làm tăng tạo
chất nhầy. Thuốc ức chế tổng hợp PG làm niêm mạc dạ dày bị mất lớp bảo vệ
trước sự tấn công của acid dịch vị.
- Làm kéo dài thời gian chảy máu do ngưng kết tiểu cầu.
- Với thận, PG có vai trò điều hòa tuần hoàn thận. Ức chế tổng hợp
PG gây hoại tử gan và sau là viêm thận kẽ mạn, giảm chức phận cầu thận.
- Dễ gây quái thai, rối loạn ở phổi, gây cơn hen giả, tăng nguy cơ
tim mạch
Một số thuốc chống viêm phi steroid [1], [19], [31]:
- Dẫn xuất salicylat (aspirin, diflunisal).
- Dẫn xuất pyrazolon (phenylbutazon).
- Dẫn xuất acetic (indometacin, sulindac, diclofenac).
- Dẫn xuất oxicam (piroxicam, tenoxicam).
- Dẫn xuất propionic (ibuprofen, naproxen, fenoprofen, ketoprofen).
- Nhóm ức chế chọn lọc COX-2 (meloxicam, celecoxib, nimesilide).
4

*Các thuốc nhóm corticosteroid:
Corticosteroid vừa có tác dụng chống viêm mạnh vừa có tác dụng ức chế
miễn dịch nên làm giảm các triệu chứng của VĐKDT rất nhanh chóng và rõ ràng.
Có thể dùng đường uống, tiêm ven, tiêm bắp hoặc tiêm tại chỗ.
Cơ chế tác dụng chống viêm: ức chế sản xuất kháng thể, ức chế khả năng di
chuyển và tập trung bạch cầu, cản trở thực bào, hạn chế việc giải phóng và phát
huy tác dụng của các enzym tiêu thể, ức chế quá trình tổng hợp PG do ức chế
enzym phospholipase A2 [19] .
Tác dụng không mong muốn [1], [31] :
- Trên hệ miễn dịch: làm giảm sức đề kháng của cơ thể, tăng nguy cơ
nhiễm trùng, nhiễm lao, nhiễm nấm, nhiễm virus và các nhiễm trùng cơ hội khác.
- Trên hệ cơ xương khớp: gây loãng xương, teo cơ, gây hoại tử vô khuẩn
ở các đầu xương, rối loạn phát triển xương.
- Trên hệ tiêu hóa: viêm loét dạ dày - tá tràng.
- Trên hệ tim mạch: tăng huyết áp, gây phù do giữ nước và muối; làm mất
kali gây mệt mỏi, liệt nhẹ, rối loạn nhịp tim.
- Trên da và niêm mạc: trứng cá, rậm lông, teo da, rạn da, lâu liền sẹo.
- Trên mắt: đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp
- Trên chuyển hóa: tăng đường huyết; rối loạn lipid máu, rối loạn phân bố
mỡ trong cơ thể, gây hội chứng cushing, rối loạn nước và điện giải.
- Trên hệ thần kinh, tâm thần: kích thích, mất ngủ, run, hoang tưởng, trầm
cảm, loạn cảm
- Tai biến do ngừng thuốc đột ngột: bệnh bột phát trở lại, suy thượng thận
cấp.
Một số thuốc corticosteroid thường dùng [1], [19], [31]: Cortison, hydrocortison,
prednison, prednisolon, methyl prednisolon, triamcinolon, betamethason,
dexamethason.
*Thuốc chống thấp khớp cải thiện được bệnh (Disease Modifying
antirheumatic Drugs - DMARD)
5

Các thuốc nhóm DMARD không có tác dụng giảm đau ngay và thường có
tác dụng rõ rệt trên lâm sàng sau hàng tháng điều trị. Chúng làm hạn chế quá trình
phát triển của bệnh, trong khi ấy vẫn tồn tại một mức độ viêm mạn tính nhất định
nên lúc đầu hoặc từng giai đoạn phải dùng kết hợp với một thuốc kháng viêm. Các
thuốc thuộc nhóm này làm chậm được tiến triển của tổn thương ăn mòn khớp và
làm chậm sự lan rộng các tổn thương này. Tuy nhiên, thuốc phải được duy trì lâu
dài (suốt đời nếu không có tác dụng phụ buộc phải ngừng thuốc) vì bệnh thường
tái phát trở lại sau khi ngừng thuốc.
Một số thuốc chống thấp khớp cải thiện được bệnh [19], [31]:Methotrexat,
cloroquin và hydroxycloroquin, sulphasalazin, leflunomid, muối vàng
Tóm lại, VĐKDT không đơn thuần là một bệnh lý tại khớp mà là một bệnh
lý tự miễn điển hình với các biểu hiện tại khớp, toàn thân, ngoài khớp ở nhiều mức
độ khác nhau, diễn biến phức tạp, gây hậu quả nặng nề, cần được điều trị tích cực
ngay từ đầu. Việc kiểm sóat sớm bệnh là điều kiện chủ yếu để hạn chế tối đa
những tổn thương khớp không hồi phục và các hạn chế chức năng của khớp. Các
thuốc NSAID và corticosteroid chỉ giúp làm giảm nhẹ các triệu chứng bệnh. Điều
trị sớm bằng các thuốc chống thấp khớp thay đổi được bệnh (DMARD) có thể
giúp tránh các tổn thương khớp không hồi phục. Xu thế của thế giới hiện nay là sử
dụng DMARD cổ điển đơn độc hoặc phối hợp với nhau hoặc phối hợp với các
thuốc mới và các biện pháp điều trị sinh học kháng TNF-α, kháng thụ thể
interleukin 1 Tuy nhiên, các thuốc trên đều có thể gây nhiều tác dụng không
mong muốn.
1.1.2.2.Thuốc đông dược điều trị VĐKDT
Một số bài thuốc điều trị VĐKDT lưu hành trên thị trường:
Thị trường thuốc chữa các bệnh đau nhức xương, khớp và VĐKDT rất phong
phú và đa dạng. Nhu cầu của nhân dân về loại thuốc này cũng ngày càng gia tăng.
Hầu hết các công ty Dược và các cơ sở thuốc Đông dược đều sản xuất mặt hàng
thuốc này. Dưới đây là một số trong rất nhiều loại thuốc đông dược chữa các
chứng đau nhức xương, khớp và VĐKDT đang lưu hành trên thị trường.
Bảng 1.1. Một số thuốc chữa thấp khớp đang lưu hành trên thị trường

STT Tên thuốc Thành phần Dạng bào Nhà sản xuất
6
chế
1 Cao chữa
thấp khớp
Bạch mao căn, bạch hoa xà,
câu đằng, cốt khí, hy thiêm,
hoàng lực, tang chi, tất bát,
tầm gửi, sâm đại hành, mộc
miên, cát bối, vảy tê tê, thiên
niên kiện, thổ phục linh, kê
huyết đằng, tục đoạn
Cao mềm
10 gói x 10g;
4 gói x 25g
Công ty CP Y
Dược học dân
tộc Hòa Bình
2 Độc hoạt
tang ký sinh
-DIDICERA
Độc hoạt, tang ký sinh,
phòng phong, tần giao, tế
tân, quế chi, ngưu tất, đỗ
trọng, đương qui, bạch
thược, cam thảo, xuyên
khung, sinh địa, đảng sâm,
bạch linh.
Hoàn cứng
Hộp 10 túi x

5 gram
Công ty CP
Traphaco
3 Hoàn phong
thấp
Hy thiêm, ngưu tất, quế chi,
cẩu tích, ngũ gia bì, mật
ong, sinh địa, đường kính,
acid benzoic, acid citric
Hoàn mềm
10g - hộp
giấy 6 viên
Công ty CP
Dược phẩm
Nam Hà
4 Hy đan Hy thiêm, ngũ gia bì chân
chim, mã tiền chế


Hoàn cứng Công ty CP
Dược - Vật tư
Y tế Thanh
Hóa
5 Phong tê
thấp Bà
Giằng
Mã tiền chế, đương quy, đỗ
trọng, ngưu tất, quế, thương
truật, độc hoạt, thổ phục linh
Hoàn cứng

Lọ 250 viên
(30g) hoặc
400 viên
(48g).
Cơ sở sản xuất
thuốc YHCT
bà Giằng
6 Phong tê
thấp
Hà thủ ô đỏ, thổ phục linh,
phòng kỷ, hy thiêm, thương
nhĩ tử, thiên niên kiện.
Thuốc nước
uống
Hộp 1 chai
80ml, hộp 1
chai 200ml
Công ty
TNHH Dược
phẩm Fito
Pharma
7
7 Thấp khớp
thuỷ
Độc hoạt, tang ký sinh, quế
tâm, thục địa, phòng phong,
đỗ trọng, đương quy, đẳng
sâm, tế tân, ngưu tất
Thuốc nước
Hộp 1 chai

270ml
Công ty CP
Dược Hậu
Giang
8 Trung thiên
cốt thống
thuỷ
Đương qui, quế, ngưu tất,
hồng hoa, tang ký sinh, độc
hoạt, trần bì, tục đoạn, ngũ
gia bì, cam thảo
Thuốc nước
uống
Hộp 1 chai x
260ml
Nhà thuốc
Trung Thiên
9 Truy phong
thấu cốt
hoàn
Độc hoạt, khương hoạt, tang
ký sinh, xuyên tần giao,
phòng phong, tế tân, đương
qui
Hoàn cứng
Hộp 1lọ x
60 viên
Vạn Xương
đường
10 Tuzamin Tục đoạn, phòng phong, hy

thiêm, độc hoạt, tần giao,
bạch thược, ngưu tất, thiên
niên kiện
Viên nang
Hộp 3 vỉ, 10
vỉ x 10
Công ty CP
Dược Trung
ương
Mediplantex
11 Vimatime Mã tiền chế, thương truật,
hương phụ, mộc hương, địa
liền và quế chi.
Viên nén bao
phim
Công ty Dược
khoa - Đại học
Dược Hà Nội
12 Viên phong
thấp
Fengshi-
OPC
Mã tiền chế, hy thiêm, ngũ
gia bì, tam thất
Viên nang
Hộp 5 vỉ x
10
Công ty CP
dược phẩm
OPC

13 Vương thảo
thấp khớp
hoàn
Tục đoạn, phòng phong, hy
thiêm, độc hoạt, tần giao,
bạch thược, ngưu tất, thiên
niên kiện
Hộp 10gói x
5gam hoàn
cứng
Công ty
TNHH dược
phẩm Thiên
Thảo
14 Yêu thống
hoàn
Đỗ trọng, tục đoạn, độc
hoạt, cẩu tích, cốt toái bổ,
sinh địa, đương qui, khương
hoạt, thiên ma, hà thủ ô đỏ,
đan sâm
Hộp 10 hoàn
mềm X 7 g
Cơ sở Đặng
Nguyên
Đường
Nhận xét:
8
- Các thuốc đông dược thường là các bài thuốc cổ phương, cổ phương gia
giảm, gồm nhiều vị thuốc. Các bài thuốc được lập trên cơ sở lý luận về chứng

bệnh đau nhức xương khớp của đông y: Huyết hư sinh phong, can thận hư sinh
phong, phong - hàn - thấp xâm nhập gây phong thấp. Thành phần gồm 2 nhóm
chính:
+ Thuốc trị bệnh: với công năng trừ phong thấp, chỉ thống.
+ Thuốc bổ: Bổ huyết, bổ khí, bổ gan thận, mạnh gân cốt.
Ngoài ra, trong các bài thuốc còn có các vị thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu.
Một nguyên lý phổ biến của y học cổ truyền được áp dụng trong các bài thuốc là:
công bổ kiêm trị, bổ chính để công tà, bổ khí huyết gan thận để trừ phong hàn
thấp.
- Các vị thuốc thường gặp trong các bài thuốc chữa viêm khớp: hy thiêm,
độc hoạt, tang ký sinh, tục đoạn, quế chi, ngưu tất, đương qui, xuyên khung, thiên
niên kiện và mã tiền chế.
- Dạng bào chế đơn giản, phổ biến là dạng thuốc nước, viên hoàn cứng,
hoàn mềm, cao mềm. Một số ít thuốc được bào chế hiện đại hơn như viên nén bao
phim, viên nang.
- Hầu hết các bài thuốc được dùng theo kinh nghiệm, tác dụng và độ an
toàn chưa được chứng minh khoa học trên thực nghiệm hoặc trên lâm sàng. Tiêu
chuẩn chất lượng chưa cao, chưa có các chỉ tiêu định lượng hoạt chất để kiểm soát
chất lượng và bảo đảm chất lượng ổn định trong sản xuất và lưu thông.
Các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng [35], [38], [85], [94]:
Gần đây người ta cho rằng sử dụng các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng có
tác dụng trong phòng và hỗ trợ điều trị VĐKDT.
-Những loại cá giàu acid béo hệ Omega-3 gồm: cá hồi, cá thu, các trích, cá
mòi, cá ngừ, cá trống [38].
-Acid béo hệ Omega-6 GLA (tức acid gamma-linolenic): có khả năng ngăn
chặn tiến trình sản sinh ra các chất prostaglandin gây chứng viêm [94].
-Các vitamin C, D, E, K và beta-carotene (có tác dụng chống oxy hóa) có
thể giúp phòng tránh được một số dạng viêm khớp. Vitamin C và D có khả năng
9
cải thiện bệnh viêm xương- khớp.

Những nghiên cứu mới về các hợp chất tự nhiên có tác dụng chống viêm
khớp:
Những năm gần đây các nhà nghiên cứu bắt đầu quan tâm và đẩy mạnh
việc nghiên cứu tìm kiếm các hợp chất tự nhiên có tác dụng giảm nhẹ các triệu
chứng của VĐKDT. Kết quả thu được rất khả quan: dường như tất cả những chất
có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, điều hòa miễn dịch đều thể hiện tác dụng
cải thiện rõ rệt các chứng viêm, sưng, đau khớp và hệ thống miễn dịch ở chuột bị
gây VĐKDT tiến triển. Các hợp chất được phát hiện có tác dụng chống viêm khớp
trên thực nghiệm và một số chất đã được thử nghiệm trên lâm sàng rất phong phú
về số lượng và đa dạng về cấu trúc hóa học, là những chất, nhóm chất rất phổ biến
trong thiên nhiên, như: saponin, flavonoid, glucosid, anthraquinon, terpenoid,
lacton, dầu nhựa v.v Kết quả này mở ra triển vọng sử dụng các hợp chất tự nhiên
một cách hiệu quả và ít độc hại trong điều trị các triệu chứng VĐKDT. Xu hướng
chung hiện nay là nghiên cứu sàng lọc, chiết xuất định hướng tìm các chất, nhóm
chất hoặc cao tinh chế tiêu chuẩn dùng làm thuốc thay vì sử dụng cao toàn phần.
Một số thuốc thảo mộc cũng được thử nghiệm trên lâm sàng có kết quả khả quan.
Dưới đây là một số thí dụ:
Các hợp chất phenolic:
Catechin: Catechin với liều uống 60, 120mg/kg thể trọng đã ức chế viêm,
sưng bàn chân và chỉ số viêm đa khớp ở chuột bị gây viêm khớp thực nghiệm [70].
Flavonoid: Flavonoid toàn phần chiết xuất từ Turpinia arguta Seen với các
liều thử 80, 160, 320 mg/kg thể trọng đã giảm viêm, sưng và những thay đổi bệnh
lý ở bàn chân chuột bị gây viêm khớp thực nghiệm [68 ]. Flavonoid toàn phần
chiết xuất từ Litsea coreana Levl. với các liều thử 50, 100, 200 mg/kg đã ức chế
viêm khớp ở chuột bị gây viêm khớp thực nghiệm [107].
Astilbin: Cai và cs. (Trường Đại học Dược Nam Kinh Trung Quốc) đã nghiên
cứu tác dụng chống viêm khớp của astilbin - flavonoid chiết xuất từ thổ phục linh
(Rhizoma Smilacis glabrae) trên chuột gây viêm khớp bằng collagen so sánh với
cyclosporin A (CsA). Kết quả cho thấy astilbin và CsA đều ức chế sưng bàn chân
chuột và sự viêm khớp nhưng khác với CsA là astilbin không làm giảm trọng

10
lượng cơ thể chuột như CsA. Giải phẫu khớp cho thấy ở chuột không được điều trị
khớp bị sưng, tăng sinh hoạt dịch và sụn khớp bị phá hủy. Trong khi đó ở chuột
được điều trị bằng astilbin hoặc CsA khớp được bảo toàn. Các tác giả cho rằng
astilbin có thể là chất điều trị viêm khớp có hiệu quả như CsA nhưng ít độc hơn
[44].
Epigallocatechin-3-gallate (EGCG): “Epigallocatechin-3-gallate - một hợp
chất trong trà xanh có thể trở thành phương thuốc hiệu nghiệm đối với những
người bị bệnh thấp khớp" là kết luận của các nhà nghiên cứu tại ĐH Sức khỏe
Michigan. Nhóm nghiên cứu đã phân tích hợp chất chống viêm được chiết xuất từ
trà xanh và nhận thấy rằng hợp chất có tên epigallocatechin-3-gallate có thể ức chế
khả năng sản xuất một số loại phân tử gây viêm và hủy hoại các khớp. Hợp chất
này trong trà xanh cũng được xem là có tác dụng tiêu viêm và giúp phục hồi các
khớp bị viêm [35]. Nhiều nghiên cứu khác cũng xác nhận tác dụng cải thiện viêm
khớp của EGCG trên chuột thực nghiệm [81].
Anthraquinon: Cho chuột uống anthraquinon toàn phần (60 và 120 mg/kg)
chiết xuất từ thiến thảo (Rubia cordifolia L.) đã làm giảm viêm, sưng khớp, giảm
mức interleukin 1, 2, 6 và yếu tố hoại tử (TNF) ở chuột bị gây viêm khớp bổ trợ
[103].

Glucosid:
Paeoniflorin -

glucosid chiết xuất từ Radix Paeoniae albae với các liều 5,
10, 20 mg/kg thể trọng chuột x 14 - 20 ngày đã ức chế viêm khớp và khôi phục
trọng lượng các cơ quan miễn dịch ở chuột bị gây viêm khớp thực nghiệm [120].
Cho chuột bị gây viêm khớp thực nghiệm uống glucosid toàn phần (50,100 mg/kg
thể trọng) chiết xuất từ mẫu đơn (Paeonia lactiflora Pall) đã ức chế viêm khớp
tiến triển ở chân chuột [109].


Glucosid toàn phần (30, 60, 120 mg/kg) chiết xuất từ mộc qua (Chaenomeles
speciosa) có tác dụng giảm viêm, sưng, đau và chỉ số viêm đa khớp trên toàn thân
chuột bị gây viêm đa khớp bằng nghiệm pháp bổ trợ [51].
Terpenoid:
Andrographolide: Viên Paractin® bào chế từ cao xuyên tâm liên
[Andrographis paniculata (Burm. f.) Wall ex Nees] có 30% các andrographolide
11
toàn phần đã được thử nghiệm lâm sàng trên 60 bệnh nhân VĐKDT tiến triển ở
Chilê. Kết qủa bước đầu cho thấy thuốc có tác dụng giảm các triệu chứng như
viêm, sưng khớp, chỉ số thấp khớp, IgA Các tác giả cho rằng các andrographolide
có triển vọng trong điều trị các triệu chứng VĐKDT [43].
Artesunate: Một nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học Mỹ và Trung
quốc cho thấy artesunate - dẫn xuất của artemisinin có tác dụng ức chế sự biểu
hiện của yếu tố sinh mạch máu trên nguyên bào sợi của hoạt dịch phân lập từ
người bệnh VĐKDT tiến triển. Vì vậy nhóm tác giả cho rằng artesunate có triển
vọng trong điều trị VĐKDT [110].
Saponin:
Saponin từ bồ kết (Gleditsia sinensis. Lam.): Cho chuột uống phân đoạn
saponin toàn phần chiết xuất từ cây bồ kết với các liều 50, 100 và 200 mg/kg thể
trọng đã làm giảm mức độ trầm trọng của viêm khớp bị gây bởi collagen II. Xét
nghiệm mô bệnh học khớp xương chuột được điều trị bằng saponin cho thấy giảm
sự thâm nhiễm viêm của tế bào, giảm sự tăng sinh hoạt dịch ở khớp và giảm kháng
thể tự miễn kháng collagen II trong huyết thanh [59].
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Trần Ngọc Ân, Bệnh thấp khớp, NXB Y học, tr. 141-168, 2006.
2. Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân Chương, Nguyễn Thượng Dong,
Đỗ Trung Đàm, Phạm Văn Hiển, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Dung Mai, Phạm Kim
Mãn, Đoàn Thị Nhu, Nguyễn Tập, Trần Toàn, Cây thuốc và động vật làm thuốc
ở Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, tập I, 2004.

3. Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân Chương, Nguyễn Thượng Dong,
Đỗ Trung Đàm, Phạm Văn Hiển, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Dung Mai, Phạm Kim
Mãn, Đoàn Thị Nhu, Nguyễn Tập, Trần Toàn, Cây thuốc và động vật làm thuốc
ở Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, tập II, 2004.
4. Nguyễn Kim Bích và cs., Báo cáo đề tài cấp Bộ “Phân tích và xác định các đặc
điểm hóa học đặc trưng của dược liệu phục vụ công tác tiêu chuẩn hóa”, 2006.
5. Bộ môn Bào chế - Trường Đại học Dược Hà Nội, Kỹ thuật bào chế và sinh dược
học các dạng thuốc, tập 2, Nhà xuất bản Y học, tr. 152 – 180, 2005.
6. Bộ môn Bào chế - Trường Đại học Dược Hà Nội, Một số chuyên đề về bào chế
hiện đại (tài liệu sau đại học), Nhà xuất bản Y học, tr. 85 – 113, 2005.
12
7. Bộ Y tế, Quy chế đánh giá tính an toàn và hiệu lực của thuốc cổ truyền, Phụ lục
3: Hướng dẫn về khảo sát độc tính của thuốc cổ truyền, (ban hành kèm theo
quyết định 371 BYT/QĐ ngày 12/03/1996 của Bộ trưởng Bộ Y tế), Hà Nội,
1996.
8. Nguyễn Ngọc Châu, Nguyễn Đặng Dũng, Đoàn Văn Đệ, Sự thay đổi số lượng tế
bào miễn dịch ở bệnh nhân viêm đa khớp dạng thấp, Tạp chí Y học Việt Nam,
2006, số 1, tr. 14-22.
9. Hồ Kim Chung, Bệnh khớp và viêm khớp – Những vấn đề về liệu pháp thay thế
thuốc và vai trò của dinh dưỡng, NXB Y học, 2006.
10. Đại học Y Dược Tp. HCM – Khoa Y, BM. Y học Dân tộc, Những mô hình
dược lý thực nghiệm. Tài liệu hướng dẫn nghiên cứu cho học viên sau Đại học,
13-15, 1996.
11. Đỗ Trung Đàm, Phương pháp xác định độc tính cấp của thuốc, Nxb. Y học, Hà
Nội, 1996.
12. Đỗ Trung Đàm, Sử dụng Microsoft Excel trong thống kê sinh học, Nxb. Y học,
Hà Nội, 2003.
13. Triệu Duy Điệt, Nghiên cứu chiết xuất plumbagin từ cây Bạch hoa xà và điều
chế gel plumbagin làm thuốc chống viêm kháng khuẩn, Công trình nghiên cứu y
học quân sự, 2002, no. 2, tr. 3-7.

14. Dược điển Việt Nam III, NXB Y học, 2002.
15. Dược điển Việt Nam IV, NXB Y học, 2009.
16. Đoàn Thanh Hiền, Đỗ Trung Đàm, Nghiên cứu vai trò của thổ phục linh trong
các bài thuốc chữa thấp khớp, TC Dược học, 1996, no. 8, tr. 15.
17. Nguyễn Thế Hùng, Phạm Xuân Sinh, Nguyễn Trọng Thông, Sơ bộ nghiên cứu
thành phần hóa học và tác dụng dược lý của tang ký sinh, Tạp chí Dược học,
1999, no. 7, tr. 12-15.
18. Nguyễn Trần Giáng Hương, Nghiên cứu độc tính cấp và một số tác dụng dược
lý của cốt khí củ, TC Y học thực hành, 2003, no. 5, tr. 35-38.
19. Hoàng Tích Huyền, Đào Văn Phan, Nguyễn Trọng Thông, Dược lý học, NXB Y
học, 1999.
20. Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Khoa học Kỹ thuật,
1977.
21. Nguyễn Tài Lương, Đoàn Việt Bình, Nguyễn Thị Vĩnh, Nguyễn Kim Dung, Kết
quả nghiên cứu về các nguyên tố vi lượng trong mai và yếm của rùa và ba ba và
trong vảy tê tê, Tạp chí Sinh học, 2007, (29) 1, 47-50.
22. Châu Văn Minh, Phạm Hữu Điền, Chiết tách, xác định cấu trúc và thử hoạt tính
13
sinh học của plumbagin từ cây bạch hoa xà (Plumbago zeylanica L.
Plumbaginaceae), TC Dược học, 2000, no. 11, tr. 14-15.
23. Moll J.M.H. (Vũ Minh Đức dịch), Các bệnh về khớp, NXB Y học, 2007.
24. Lê Kiều Nhi, Nguyễn Văn Đậu, Phan Tống Sơn, Góp phần nghiên cứu hóa học
cây hy thiêm (Siegesbeckia orientalis L., Asteraceae), Hóa học và công nghiệp
hóa chất, 1999, no. 5, tr. 30-32.
25. Lê Kiều Nhi, Phan Minh Giang, Nguyễn Văn Đậu, Phan Tống Sơn, Nghiên cứu
phổ 2D NMR của darutosid, một ditecpen glucosid từ cây hy thiêm
(Siegesbeckia orientalis L.), TC Hóa học, 1999, số 4, Tập 37, tr. 70-72 .
26. Đào Văn Phan, Phương pháp thử độc tính cấp - Đại cương về thử nghiệm trên
súc vật, Tài liệu giảng dạy sau đại học, Trường Đại học Y Hà Nội, 1999.
27. Nguyễn Đăng Quân, Phan Kim Ngọc, Hồ Huỳnh Thuỳ Dương Khảo sát tính

kháng phân bào của hai hoạt chất gossypol và plumbagin trên dòng tế bào ung
thư bằng một số phương pháp thử nghiệm, TC Sinh học, 2002, no. 4, Tập 24,
tr. 43-47.
28. Đỗ Đình Rãng, Nguyễn Xuân Dũng, Thành phần hóa học cây bạch hoa xà ở
Việt Nam, TC Hóa học, 1996, no. 2, Tập 34, tr. 67-70.
29. Phạm Xuân Sinh, Nguyễn Thế Hùng, Bước đầu nghiên cứu loài tầm gửi dùng
làm thuốc trên một số cây chủ, Tạp chí Dược liệu, 2000, no. 6, Tập 5, tr. 176-
180.
30. Nguyễn Thị Vân Thái, Đoàn Quang Huy, Nghiên cứu tác dụng điều trị viêm
quanh khớp vai của cây bạch hoa xà, TC Dược liệu, 2002, no. 4, Tập 7, tr.
106-109.
31. Lê Anh Thư, Bệnh viêm khớp dạng thấp, NXB Y học, 2007.
32. Trịnh Thị Thuỷ, Trần Văn Sung, Adam Guenter, Nghiên cứu thành phần hoá
học cây tục đoạn (Dipsacus japonicus) II- Các hợp chất tritecpen glycozit, TC
Hoá học, 2002, no. 3, Tập 40, tr. 13-19.
33. Trịnh Thị Thủy, Trần Văn Sung, Guenter Adam Nghiên cứu thành phần hóa học
cây tục đoạn (Dipsacus japonicus). I. Các hợp chất iridoit và bis-iridoit glycozit,
TC Hóa học, 1999, no. 2, Tập 37, tr. 64-69.
34. Viện Dược liệu – Bộ Y Tế, Phương pháp nghiên cứu tác dụng dược lý của thuốc
từ Dược thảo, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 140-149, 2006.
TÀI LIỆU TIẾNG ANH
35. Ahmed S. et al, Regulation of interleukin-1beta-induced chemokine production
and matrix metalloproteinase 2 activation by epigallocatechin-3-gallate in
14
rheumatoid arthritis synovial fibroblasts.Arthritis Rheum. 2006, 54(8):2393-401.
36. Aratanechemuge Y, Hibasami H, Sanpin K, Katsuzaki H, Imai K, Komiya T.
Induction of apoptosis by lupeol isolated from mokumen (Gossampinus
malabarica L. Merr) in human promyelotic leukemia HL-60 cells. Oncol Rep.
2004 Feb;11(2):289-92.
37. Arend, W. P. The pathophysiology and treatment of rheumatoid arthritis.

Arthritis and Rheumatism 1997, 40: 595-597.
38. Ariza-Ariza R, Mestanza-Peralta M, Cardiel MH., Omega-3 fatty acids in
rheumatoid arthritis: an overview, Semin Arthritis Rheum. 1998 Jun;27(6):366-
70.
39. Arnett FC, Edworthy SM, Bloch DA, McShane DJ, Fries JF, Cooper NS, Healey
LA, Kaplan SR, Liang MH, Luthra HS, et al. The American Rheumatism
Association 1987 revised criteria for the classification of rheumatoid arthritis.
Arthritis Rheum. 1988;31(3):315-24.
40. Barua R. N., Ram P. Sharma, Gopalakrishna Thyagarajan, Werner Herz,
Serengolam V. Govindan. New melampolides and darutigenol from
Siegesbeckia orientalis
Phytochemistry, 1980, Volume 19, Issue 2, 323-325.
41. Bharani SE. et.al. Immunomodulatory activity of methanolic extract of Morus
alba Linn. (mulberry) leaves. Pak J Pharm Sci. 2010 Jan;23(1):63-8.
42. Biswas GK, Chatterjee A. Isolation and structure of acronylin: a new phenolic
compound from Acronychia laurifolia BL. Chem Ind. 1970 May 16;20:654-5.
43. Burgos R. A. , J. L. Hancke, J. C. Bertoglio, V. Aguirre, S. Arriagada, M. Calvo
and D. D. Caceres. Efficacy of an Andrographis paniculata composition for the
relief of rheumatoid arthritis symptoms: a prospective randomized placebo-
controlled trial. Clinical Rheumatology Volume 28, Number 8, 2009
44. Cai Y., T. Chen, Q. Xu. Astilbin suppresses collagen-induced arthritis via the
dysfunction of lymphocytes. Inflammation Research. Volume 52, Number 8 ,
2003.
45. Chen CA, Chang HH, Kao CY, Tsai TH, Chen YJ Plumbagin, Isolated from
Plumbago zeylanica, Induces Cell Death through Apoptosis in Human
Pancreatic Cancer Cells. Pancreatology. 2010 Jan 28;9(6):797-809.
46. Chen T, Li JX, Xu Q. Phenylpropanoid glycosides from Smilax glabra.
Phytochemistry. 2000 Apr;53(8):1051-5.
47. Cheng-Hui Yang et.al. Dihydrobenzo[c]phenanthridine Alkaloids from Stem
Bark of Zanthoxylum nitidum. J. Nat. Prod. 2008, 71, 669–673.

48. Choi EM, Hwang JK. Effects of Morus alba leaf extract on the production of
15
nitric oxide, prostaglandin E2 and cytokines in RAW264.7 macrophages.
Fitoterapia. 2005 Dec;76(7-8):608-13.
49. Cui B, Chai H, Dong Y, Horgen FD, Hansen B, Madulid DA, Soejarto DD,
Farnsworth NR, Cordell GA, Pezzuto JM, Kinghorn AD. Quinoline alkaloids
from Acronychia laurifolia. Phytochemistry. 1999 Sep;52(1):95-8.
50. Cui YJ, Liu P, Chen RY.Studies on the active constituents in vine stem of
Spatholobus suberectus. Zhongguo Zhong Yao Za Zhi. 2005 Jan;30(2):121-3.
51. Dai Min 1, Wei Wei, Wang Ni Ping, Chen Qun . Therapeutic effect of
glucosides of Chaenomeles speciosa on adjuvant arthritis in rats. Chinese
Pharmacological Bulletin 2003, 3.
52. Doan DD, Nguyen NH, Doan HK, Nguyen TL, Phan TS, van Dau N, Grabe M,
Johansson R, Lindgren G, Stjernström NE. Studies on the individual and
combined diuretic effects of four Vietnamese traditional herbal remedies (Zea
mays, Imperata cylindrica, Plantago major and Orthosiphon stamineus). J
Ethnopharmacol. 1992 Jun;36(3):225-31.
53. Ducrot R., Zulou L. et al., Ann. Pharm. Fr., 1963, 21, pp. 703-717.
54. Feely MG, Erickson A, O'Dell JR. Therapeutic options for rheumatoid arthritis.
Expert Opin Pharmacother. 2009, 10(13):2095-106.
55. Fei Wang et.al. ent-Pimarane Diterpenoids from Siegesbeckia orientalis and
Structure Revision of a Related Compound. J. Nat. Prod. 2009, 72, 2005-2008.
56. Fu Q, Tang Y, Luo X, Yang G, He W, Wang X. Anti-tumor activity and
mechanism with SSCE of Spatholobus suberctus. Zhongguo Zhong Yao Za Zhi.
2009 Jun;34(12):1570-3.
57. Fukunaga T, Miura T, Furuta K, Kato A. Hypoglycemic effect of the rhizomes
of Smilax glabra in normal and diabetic mice. Biol Pharm Bull. 1997
Jan;20(1):44-6.
58. Hibasami H, Saitoh K, Katsuzaki H, Imai K, Aratanechemuge Y, Komiya T.2-
O-methylisohemigossylic acid lactone, a sesquiterpene, isolated from roots of

mokumen (Gossampinus malabarica) induces cell death and morphological
change indicative of apoptotic chromatin condensation in human promyelotic
leukemia HL-60 cells. Int J Mol Med. 2004 Dec;14(6):1029-33.
59. Hou Li-Fei‌, Dai Yue‌, Wang Chan‌ and Xia Yu-Feng‌. Amelioration of
Collagen-Induced Arthritis in Mice by a Saponin Fraction from Gleditsia
sinensis. Pharmaceutical Biology 2006, Vol. 44, No. 9, 651-656.
60. Hu J, Zhang WD, Liu RH, Zhang C, Shen YH, Li HL, Liang MJ, Xu XK.
Benzophenanthridine alkaloids from Zanthoxylum nitidum (Roxb.) DC, and their
analgesic and anti-inflammatory activities. Chem Biodivers. 2006 Sep;3(9):990-5.
16
61. Hung TM, Jin W, Thuong PT, Song KS, Seong YH, Bae K. Cytotoxic saponins
from the root of Dipsacus asper Wall. Arch Pharm Res. 2005 Sep;28(9):1053-6.
62. Hung TM, Na M, Thuong PT, Su ND, Sok D, Song KS, Seong YH, Bae K.
Antioxidant activity of caffeoyl quinic acid derivatives from the roots of
Dipsacus asper Wall. J Ethnopharmacol. 2006 Nov 24;108(2):188-92.
63. Iwashita M, Saito M, Yamaguchi Y, Takagaki R, Inhibitory effect of ethanol
extract of Piper longum L. on rabbit platelet aggregation through antagonizing
thromboxane A2 receptor., Biol Pharm Bull. 2007 Jul;30(7):1221-5.
64. Jiang Hu et.al. Alkaloids from Zanthoxylum nitidum (Roxb.) DC. Biochemical
Systematics and Ecology 2007, 35, 114-117.
65. Kang OH, Jang HJ, Chae HS, Oh YC, Choi JG, Lee YS, Kim JH, Kim YC,
Sohn DH, Park H, Kwon DY. Anti-inflammatory mechanisms of resveratrol in
activated HMC-1 cells: pivotal roles of NF-kappaB and MAPK. Pharmacol Res.
2009 May;59(5):330-7.
66. Kong Deyun et.al. Alkaloids from an Australian Accession of Zanthoxylum
nitidum (Rutaceae). Biochemical Systematics and Ecology, 1996, Vol. 24, No.
1, pp. 87-W.
67. Lee DY, Han KM, Song MC, Lee DG, Rho YD, Baek NI. A new lignan
glycoside from the rhizomes of Imperata cylindrica. J Asian Nat Prod Res. 2008
Mar-Apr;10(3-4):337-41.

68. Lei Zhang, Jun Li, Shi-Chun Yu, Yong Jin, Xiong-Wen Lv, Yu-Hong Zou,
Yong Li. Therapeutic effects and mechanisms of total flavonoids of Turpinia
arguta Seen on adjuvant arthritis in rats. Journal of ethnopharmacology. 2008;
116(1):167-72.
69. Lino C.S, Gomes P.B., Lucetti D.L., et al. Evaluation of Antinociceptive and
Antiinflammatory Activities of the Essential Oil of Ocimum micranthum Willd.
from Northeastern Brazil. Phytother. Res., 2005, 19, 708-712.
70. Li-Qin Tang, Wei Wei, Xiao-Yu Wang. Effects and mechanisms of catechin for
adjuvant arthritis in rats. Advances in therapy. 2007, 24(3):679-90.
71. Liu W, Jiang Z, Chen J, Zhang X, Ma Y, Chemical constituents from air-dried
Piper longum, Zhongguo Zhong Yao Za Zhi. 2009 May;34(9):1101-3.
72. Liu W, Jiang Z, Chen J, Zhang X, Ma Y Chemical constituents from Piper
longum, Zhongguo Zhong Yao Za Zhi. 2009 Nov;34(22):2891-4.
73. Liu ZG, Zhang R, Li C, Ma X, Liu L, Wang JP, Mei QB. The osteoprotective
effect of Radix Dipsaci extract in ovariectomized rats. J Ethnopharmacol. 2009
May 4;123(1):74-81.
74. Lucie Fremont, Biological effect of resveratrol, Life Sciences, 2000, Vol. 66,
17
No. 8, pp. 663-673.
75. Matsunaga K, Ikeda M, Shibuya M, Ohizumi Y. Cylindol A, a novel biphenyl
ether with 5-lipoxygenase inhibitory activity, and a related compound from
Imperata cylindrica. J Nat Prod. 1994 Sep;57(9):1290-3.
76. Matsunaga K, Shibuya M, Ohizumi Y. Cylindrene, a novel sesquiterpenoid from
Imperata cylindrica with inhibitory activity on contractions of vascular smooth
muscle. J Nat Prod. 1994 Aug;57(8):1183-4.
77. Matsunaga K, Shibuya M, Ohizumi Y. Graminone B, a novel lignan with
vasodilative activity from Imperata cylindrica. J Nat Prod. 1994 Dec;
57(12):1734-6.
78. Mehdi Shakibaei, Constanze Csaki, Simone Nebrich, Ali Mobasheri.
Resveratrol suppresses interleukin-1b-induced inflammatory signaling and

apoptosis in human articular chondrocytes: Potential for use as a novel
nutraceutical for the treatment of osteoarthritis. Biochemical pharmacology
2008, 76, 1426–1439.
79. Mohamed Elbandy.et.al. Constituents of the rhizome of Homalomena occulta.
Biochemical Systematics and Ecology, 2004, 32, 1209-1213.
80. Moreland LW, Heck Jr LW, Koopman WJ. Biologic agents for treating
rheumatoid arthritis. Arthritis and Rheumatism 1997, 40:397-409.
81. Morinobu A, Biao W, Tanaka S, Horiuchi M, Jun L, Tsuji G, Sakai Y, Kurosaka
M, Kumagai S. (-)-Epigallocatechin-3-gallate suppresses osteoclast
differentiation and ameliorates experimental arthritis in mice. Arthritis Rheum.
2008;58(7):2012-8.
82. Mur E, Hartig F, Eibl G, Schirmer M. Randomized double blind trial of an
extract from the pentacyclic alkaloid-chemotype of Uncaria tomentosa for the
treatment of rheumatoid arthritis. J Rheumatol. 2002 Apr;29(4):678-81.
83. Nam Nguyen Hai, Cytotoxic principle of Siegesbeckia orientalis growing in
Vietnam, J. of Chemistry, 2000, no. 4, 84-86.
84. Nishimoto K, Ito M, Natori S, Ohmoto T. The structure of arundoin, the
triterpene methyl ether from Imperata cylindrica var. media and Arundo
conspicua. Tetrahedron Lett. 1965 Jul;27:2245-51.
85. Okamoto H, Shidara K, Hoshi D, Kamatani N. Anti-arthritis effects of vitamin
K(2) (menaquinone-4) a new potential therapeutic strategy for rheumatoid
arthritis. FEBS J. 2007 Sep;274(17):4588-94.
86. Park BS, Son DJ, Park YH, Kim TW, Lee SE., Antiplatelet effects of
acidamides isolated from the fruits of Piper longum L., Phytomedicine. 2007
Dec;14(12):853-5.
18
87. Patience Ogoamaka Osadebe. et.al. Comparative acute toxicities and
immunomodulatory potentials of five Eastern Nigeria mistletoes. Journal of
Ethnopharmacology, 2009, 126, 287-293.
88. Pei Phong et.al. Chemical variability of the invasive neophytes Polygonum

cuspidatum Sieb. and Zucc. and Polygonum sachalinensis F. Schmidt ex
Maxim. Biochemical Systematics and Ecology 2009, 37 ,24–34.
89. Phan Minh Giang et.al. ent-Pimarane-Type Diterpenoids from Siegesbeckia
orientalis L. Chem. Pharm. Bull. 2005, 53(2): 232-234.
90. Pharmacopoeia of the People’s Republic of China, 2005.
91. Powolny AA, Singh SV., Plumbagin-induced apoptosis in human prostate
cancer cells is associated with modulation of cellular redox status and generation
of reactive oxygen species. Pharm Res. 2008 Sep;25(9):2171-80.
92. Pulok K. Mukherjee, Quality Control of Herbal Drugs, Horizons Pharmaceutical
Publishers, 559, 2002.
93. Qi Y, Guo S, Xia Z, Xie D.Chemical constituents of Gossampinus malabarica
(L.) Merr. (II). Zhongguo Zhong Yao Za Zhi. 1996 Apr;21(4):234-5, 256.
94. Remans PH, Sont JK, Wagenaar LW, Wouters-Wesseling W, Zuijderduin WM,
Jongma A, Breedveld FC, Van Laar JM., Nutrient supplementation with
polyunsaturated fatty acids and micronutrients in rheumatoid arthritis: clinical
and biochemical effects., Eur J Clin Nutr. 2004 Jun;58(6):839-45.
95. Sandoval-Chacón M, Thompson JH, Zhang XJ, Liu X, Mannick EE, Sadowska-
Krowicka H, Charbonnet RM, Clark DA, Miller MJ. Antiinflammatory actions
of cat's claw: the role of NF-kappaB. Aliment Pharmacol Ther. 1998
Dec;12(12):1279-89.
96. Setty AR, Sigal LH, Herbal medications commonly used in the practice of
rheumatology: mechanisms of action, efficacy, and side effects. Semin Arthritis
Rheum. 2005 Jun;34(6):773-84.
97. Su EY, Wang Q, Zhao Y.[A 30-year follow-up study on effect of spatholobus
composite in treating 66 patients with aplastic anemia. Zhongguo Zhong Xi Yi
Jie He Za Zhi. 2009 Nov;29(11):986-9.
98. Subramanian U, Poongavanam S, Vanisree AJ, Studies on the neuroprotective
role of Piper longum in C6 glioma induced rats. Invest New Drugs. 2009 Sep 3.
99. Sun HX, Wang H. Immunosuppressive activity of the ethanol extract of
Siegesbeckia orientalis on the immune responses to ovalbumin in mice. Chem

Biodivers. 2006 Jul;3(7):754-61
100. Tang Y, Fu Q, He W, Sun YK, Wang YZ, Wang XM. Non-apoptotic
programmed cell death induced by extract of Spatholobus suberctus in human
19
lung cancer A549 cells. Zhongguo Zhong Yao Za Zhi. 2008 ;33(16):2040-4.
101. Thomas M, Sujatha KS, George S, Protective effect of Piper longum Linn. on
monosodium glutamate induced oxidative stress in rats, Indian J Exp Biol., 2009
Mar;47(3):186-92.
102. Tian XY, Wang YH, Liu HY, Yu SS, Fang WS. On the chemical constituents of
Dipsacus asper. Chem Pharm Bull, 2007 Dec;55(12):1677-81.
103. Tsing Hua. Interventional effect of total anthraquinone of Rubia cordifolia ·L on
cytokine and cortisol levels in adjuvant arthritis rats. Chinese Journal of Clinical
Rehabilitation 2006, 3
104. Turner R.A., Screening methods in pharmacology - Test for acute toxicity,
Academic Pres., New York and London, 1965.
105. Vedhanayaki G, Shastri GV, Kuruvilla A, Analgesic activity of Piper longum
Linn. Root, Indian J Exp Biol. 2003 Jun;41(6):649-51.
106. Wakade AS, Shah AS, Kulkarni MP, Juvekar AR, Protective effect of Piper
longum L. on oxidative stress induced injury and cellular abnormality in
adriamycin induced cardiotoxicity in rats, Indian J Exp Biol. 2008, 46(7):528-
33.
107. Wang TY, Li J, Ge JF, Li CY, Jin Y, Lü XW, Cheng WM, Tang JH. Preliminary
study of total flavonoids from Litsea coreana Levl. on experimental adjuvant-
induced arthritis in rats. Am J Chin Med. 2008;36(5):899-912.
108. Woo-Jun Hwang et.al. Inhibitory effect of immunoglobulin E production by Jin-
Deuk- Chal (Siegesbeckia orientalis). Immunopharmacology and
Immunotoxicology; 2001, Vol. 23, No. 4, 555-563.
109. Xu HM, Wei W, Jia XY, Chang Y, Zhang L. Effects and mechanisms of total
glucosides of paeony on adjuvant arthritis in rats. J Ethnopharmacol.
2007;109(3):442-8.

110. Ya He, Jinjin Fan, Haobo Lin, Xiuyan Yang, Yujin Ye, Liuqin Liang,
Zhongping Zhan, Xiuqing Dong, Lin Sun and Hanshi Xu.

The anti-malaria agent
artesunate inhibits expression of vascular endothelial growth factor and hypoxia-
inducible factor-1α in human rheumatoid arthritis fibroblast-like synoviocyte.
Rheumatology International. Springer Berlin / Heidelberg. Published online:
27 October 2009
111. Yan Yang. et.al. Four New 2-Arylbenzofuran Derivatives from Leaves of Morus
alba L. Chem. Pharm. Bull. 2010, 58(2), 257-260.
112. Yao CH, Tsai HM, Chen YS. Fabrication and evaluation of a new composite
composed of tricalcium phosphate, gelatin, and Chinese medicine as a bone
substitute. J Biomed Mater Res B Appl Biomater. 2005 Nov;75(2):277-88.
20
113. Yi Y, Cao Z, Yang D, Cao Y, Wu Y, Zhao S. Studies on the chemical
constituents of Smilax glabra. Yao Xue Xue Bao. 1998 Nov;33(11):873-5.
114. Yi-Fen Wang. Et.al. Three New Sesquiterpenoids from the Aerial Parts of
Homalomena occulta. Chemistry & Biodiversity, 2007,Vol. 4 (5), 925 - 931.
115. Yin T, Liu H, Wang B, Tu GZ, Liang H, Zhao YY.Chemical constituents from
Spatholobus sinensis. Yao Xue Xue Bao. 2008 Jan;43(1):67-70.
116. Ying Xiang et.al. Novel Diterpenoids and Diterpenoid Glycosides from
Siegesbeckia orientalis. J. Nat. Prod. 2004, 67, 1517-1521.
117. Yong-Mei Hu. et.al. Sesquiterpenoids from Homalomena occulta affect
osteoblast proliferation, differentiation and mineralization in vitro.
Phytochemistry 2008, 69, 2367-2373.
118. Yoon JS, Sung SH, Park JH, Kim YC. Flavonoids from Spatholobus suberectus.
Arch Pharm Res. 2004 Jun;27(6):589-92.
119. Zhang Y, Kiyohara H, Matsumoto T, Yamada H. Fractionation and chemical
properties of immunomodulating polysaccharides from roots of Dipsacus
asperoides. Planta Med. 1997 Oct;63(5):393-9.

120. Zheng YQ, Wei W, Zhu L, Liu JX. Effects and mechanisms of Paeoniflorin, a
bioactive glucoside from paeony root, on adjuvant arthritis in rats. Inflamm Res.
2007 May;56(5):182-8.
21

×