Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

TỔNG QUAN về cây CHÓC máu SALACIA l

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 27 trang )

TỔNG QUAN VỀ CÂY CHÓC MÁU SALACIA L.
1.1. Vài nét về chi Salacia L.
1.1.1. Đặc điểm thực vật học
Trên thế giới chi Salacia có khoảng 150 loài, phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt
đới của hai nửa bán cầu. Hiện nay đã có một số công trình nghiên cứu về thực vật học của
chi này, tiêu biểu là các bộ thực vật chí như: thực vật chí Trung Quốc, Trung Quốc cao
đẳng thực vật giám đồ.[9]
Riêng ở Việt Nam trong cuốn “danh lục các loài thực vật Việt Nam” có liệt kê 14
loài như: S.chinensis, S.cochichinensis, S.laotica, S.macrophylla… thuộc chi Salacia L.
(họ Celatraceae). Chúng phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền Trung và Nam bộ như Nghệ
An, Huế, Quảng Trị, Lâm Đồng, Kiên Giang. [9]
Các loài thuộc chi này là cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ, thường có cành trên leo bám, có
hoặc không có nhựa mủ. Lá mọc đối hoặc vòng, có cuống, có hoặc không có lá kèm, lá
kèm nhỏ, sớm rụng. Phát hoa dạng xim, đơn giản, mọc ở nách lá hoặc ngoài nách lá, có lá
bắp bền, hoa lưỡng tính hoặc đơn tính. Cánh hoa màu trắng, xanh, vàng, vàng cam, nâu
hoặc đỏ, xếp lợp. Có đĩa mật ngoài nhị, quả hạch hình cầu hoặc thuôn dài, vỏ quả ngoài
như da cà, vỏ quả giữa nhầy, quả có 2-3 ô, sớm tụ lại thành một ô do vách ngăn mất dần.
Đa phần các loài thuộc chi có mùa hoa vào tháng 2-3 và mùa quả vào tháng 5.
Hoa Quả
1
S. chinensis

S. reticulata
Hình 1. Một số loài Salacia L.
1.1.2. Thành phần hóa học
Các loài Salacia L. có thành phần hóa học đa dạng gồm nhiều nhóm chất như
terpenoid , các hợp chất phenol, tannin, đường tự do và các đường sunfat nội…Dưới đây
là thành phần hóa học của một số loài thuộc chi này đã được công bố.
1.1.2.1. Terpenoid
Từ dịch chiết methanol 80% của thân cây S. chinensis L. có nguồn gốc ở Thái Lan,
Morikawa và cộng sự đã phân lập và xác định được cấu trúc hóa học của 3 triterpen


khung friedelan đặt tên là salason A (1), B (2), C (3), một norfriedelan- triterpen là
salaquinon A (4) và một eudesman- sesquiterpen là salasol A (5) vào năm 2003.[8] Tiếp
đó nhóm tác giả này cũng đã phân lập thêm được 2 friedelan- triterpen mới là salason D
(6), E (7).
2
Vào năm 2008, nhóm tác giả trên cũng đã phân lập và nhận dạng thêm 8 triterpen
có các bộ khung dammaran, lupan, oleanan từ lá của S. chinensis đặt tên là foliasalacin
A1 (8), A2 (9), A3 (10), A4 (11), B1 (12), B2 (13), B3 (14) và C (15).[7] Từ phân đoạn
chiết ethyl axetat đã xác định thêm được 3 triterpen mới có khung D:B-friedobaccharan là
foliasalacin D1 (16), foliasalacin D2 (17) và foliasalacin D3 (18) cùng với 20 triterpen dã
biết khác là 3β-hydroxy-20-oxo-30-nor-lupan (19), 29-nor-lupan-3,20-dion (20), 20(29)-
lupen-3β,15α-diol (21), betulin (22), 20(29)-lupen-3-on-28-ol (23), axit betulinic (24),
20(29)-lupen-3β,30-diol (25), 30-hydroxy-20(29)-lupen-3-on (26), 3β,20-dihydroxylupan
(27), friedelin (28), 4-epifriedelin (29), friedelan-3-on-29-ol (30), octandronol (31), 12β-
hydroxy D:A-friedooleanan-3-on (32), axit oleanoic (33), erythrodiol (34), axit ursolic
(35), uvaol (36), 19α-H-taraxastan-3β,20α-diol (37), isoursenol (38), 3-
dehydrohancokinol (39).[11]
3
4
5



6
Ở Việt Nam, nhóm tác giả Trần Thị Minh và cộng sự đã phân lập và xác định cấu
trúc hóa học của 6 chất đó là các triterpen khung hopan, lupan và daucosterol từ cành của
S. chinensis thu thập tại Thừa Thiên Huế và 13 chất từ cành và lá S. chinensis thu thập tại
Quảng Bình, trong đó có 8 triterpen khung friedelan.[10]



7

8
9
Từ cặn chiết benzen của thân cành Salacia reticulata Var. β-dilandra,
Vuayakuma và cộng sự đã tách được các triterpenoid là iquesterm, pristimerin, 21α,26-
dihydroxy-D.A friedooleanan-3-one, D.A-friedooleanan-3-one, 28-hydroxy- D.A-
friedooleanan-3-one, 3-oxo-D.A-friedooleanan- 28-al, 3-oxo-D.A-friedooleanan-30-al,
D.A-friedooleanan- 3, 21-dione, 30-hydroxy-D:A-friedooleanan- 3-one, 2lα-hydroxy-
D.A-friedooleanan-3-one, 3-oxo- D: A-friedooleanan-30-oic acid, pristimerin và 2lα,30-
dihydroxy-D A-friedooleanan-3-one (40) [14]

Cũng từ S.reticulata Bravani dhanabanasingham và cộng sự đã phân lập được các
triterpen khác từ phân đoạn n-hexan bao gồm: isoiguesterinol (41), 30-hydroxypristimerin
(42), celastrol (43), pristimerin (44), tingenone (45), 22β-hydroxytingenone (46),
salacenonal (47), salaciquinone (48), isoiguesterin (49), netzahualcoyene (50) [15]
10


Từ rễ của nó A.A. Leslie Gunatilaka và các cộng sự cũng tách được D:A-Friedo-
oleanane triterpenoid là epi-kokoondiol (2la,26-dihydroxy-DA-friedo-oleanan-3-one)
(51); kokoondiol, kokoononol, kokxeylanol, kokoonol, và kokzeylanonol tương ứng với
21β,26dihydroxy-D:A-friedo-oleanan-3-one (52),26-hydroxy-D:A-friedo-oleanane-3,2l
11
dione (53), 6β,26-dihydroxy- D:A-friedo-oleanan-3-one (54), 26-hydroxy-D:A-friedo-
oleanan-3-one (55), and 6β,26-dihydroxyD:A-friedo-oleana-3,21dione (56) [17].

Trong lá và rễ của S.campestris có chứa triterpene chứa nhân friedelan và
quinonemethid
Lá của S. campestris chứa hàm lượng friedelan cao nhất là 3-friedelanol (57) và

friedelin (58) chiếm tới hơn một nửa hàm lượng triterpen có trong đó Trước đó
quinonemethides không được phát hiện trong lá tuy nhiên nó lại được tìm thấy trong vỏ rễ
cây với các hợp chất có hàm lượng từng chất lên tới 0.2%. Trong rễ của S.campestris 7
năm tuổi có chứa (59) (0.32%) và (60) (0.033%), và sự tăng lên của nồng độ các chất 22-
hydroxymaytenin (61), 20- hydroxymaytenin (62), celastro (63) and netzahualcoyone (64)
[5]
12
51 R
1
=H; R
2
=α-OH, β-H
52 R
1
= H ; R
2
= β-OH, α-H
53 R
1
=H; R
2
=O
54 R
1
=OH; R
2
=H
2
55 R
1

=H; R
2
=H
2

56 R
1
=OH; R
2
=O
Từ S. beddomei các nhà khoa học cũng tìm thấy các triterpen khung lupan và
friedelan như friedelan-3-one, 15α-hydroxyfriedelan-3-one(65), 15α-hydroxyfriedelane-
l,3-dione (66), lβ,15α-dihydroxyfriedelan-3-one (67), salacianone (lup-20(29)-en-3,21-
dione) (68), salacianol (21β-hydroxylup- 20(29)-en-3-one)(69), lup-20(29)-en-3-one
(70), friedelan-3-one (71), 15α-hydroxyfriedelan-3-one (72), 15α-hydroxyfriedelane-l,3-
dione (73), pristimerin và sitosterol. [2], [3],[ 4]

13
14
65 R=H
2

66 R=O
67 R= β-OH, H
R
1
R
2

71: H

2
H
2

72: H
2
H, α-OH
73: O H, α-OH
R
68: O
69: H, β-OH
70: H
2

Như vậy, trong các loài thuộc chi Salacia.L thì các triterpen có khung cơ bản là
lupan, hopan, friedelan, taraxeran. Các loài khác nhau, hay các cây cùng một loài nhưng
được thu hái ở những vùng có địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng khác nhau, được thu hái vào
các thời điểm khác nhau sẽ chứa các triterpen khác nhau. Đây là một đặc điểm rất thú vị
khi nghiên cứu về các loài thuộc chi này.
1.1.2.2. Các phenol
Ngoài triterpenoid, các hợp chất phenol cũng được tìm thấy trong các loài thuộc
chi Salacia L. như mangiferin, quercetin, vitexin, isovitexin, epicatechin, epigallocatechin
từ S.chinensis



1.1.2.3. Các glycosid
Từ S. chinensis Thái Lan, Yi Zhang và cộng sự đã phân lập và nhận dạng các glycosid,
trong đó có glycosid của Foliasalacinol.[12]


15
16
Các hợp chất Salacinol và kotalanol được tìm thấy trong phần chiết nước từ rễ S.
reticulata và S.oblonga là các đường sunfat nội có khả nằng ức chế chống lại một vài
enzym chuyển hóa cacbohydrat (maltose, isomaltose, α-amylose và men khử aldose) [16]

1.1.3. Hoạt tính sinh học của một số hợp chất được phân lập từ Salacia L.
Theo các nghiên cứu đã được công bố, dịch chiết các loài thuộc chi Salacia L. thể
hiện các tác dụng sinh học như: Tác dụng chống tăng đường huyết, tác dụng chống oxy
hoá, tác dụng bảo vệ gan, tác dụng chống béo phì, tác dụng chống ung thư, tác dụng
kháng khuẩn, độc tính và tác dụng không mong muốn. Dưới đây là hoạt tính sinh học của
một số chất tiêu biểu:
Betulin hay 20(29)-lupen-3β,28-diol là hợp chất đặc trưng cho khung lupan, được
phân lập lần đầu tiên vào năm 1988. Đây là một triterpen có mặt trong nhiều loài thực vật
thuộc các họ khác nhau. Các nghiên cứu cho thấy Betulin có nhiều hoạt tính như hoạt tính
gây độc tế bào trên 2 dòng tế bào HeLa và Hep-2 với cùng giá trị IC
50
=40 µg/ml, hoạt
tính chống HIV với IC
50
=6,1 µg/ml, có tác dụng bảo vệ gan và làm giảm khả năng gây
độc của CdCl
2
ở nồng độ thấp 0,1 µg/ml. Cơ chế có thể là do Betulin thúc đẩy sự tổng
hợp các protein có tác dụng bảo vệ các tế bào khỏi ảnh hưởng của CdCl
2
.
Theo những nghiên cứu của Trần Thị Minh và cộng sự, các hợp chất triterpen được
tách từ lá, cành cây chóc máu S.chinensis ở Việt Nam (Quảng Bình và Thừa Thiên Huế)
đã được thử nghiệm hoạt tính gây độc trên 4 dòng tế bào ung thư ở người là: ung thư vú

(MCF-7), ung thư phổi (LU), ung thu gan (Hep G2), và ung thư biểu mô (KB) với chất
đối chứng là Elipticine. Kết quả cho thấy chất 7α,21α-dihydroxyfriedelan-3-on phân lập
17
từ cây chóc máu thu tại Quảng Bình có tác dụng ức chế 50% sự phát triển của 4 dòng tế
bào ở các giá trị IC
50
là MCF-7, IC
50
=27,35 µg/ml; LU, IC
50
=19,27 µg/ml; Hep-G2,
IC
50
=16,22 µg/ml; KB, IC
50
=16,86 µg/ml. Trong khi đó axít 3,4- secofriedelan-3-oic
cũng được phân lập từ cây này thể hiện tác dụng ức chế 50% đối với 4 dòng tế bào thử
nghiệm nhưng yếu hơn từ 4 đến 6 lần so với 7α,21α-dihydroxyfriedelan-3-on.
Axít 28-hydroxy-3-oxo-30-lupanoic là một chất mới được phân lập từ cây chóc
máu thu tại Thừa Thiên Huế cũng có khả năng kìm hãm 50% sự phát triển của cả 4 dòng
tế bào thử nghiệm, trong đó dòng LU cho giá trị IC
50
= 25,77 µg/ml.[10]
Bảng 1. Kết quả thử hoạt tính gây độc tế bào
STT
Tên chất
Tên dòng tế bào [IC
50
(µg/ml)]
MCF-7 LU Hep-G2 KB

1
Axít 28-hydroxy-3-oxo-30-lupanoic
69,48 25,77 61,79 62,90
2 Axít 3,4- secofriedelan-3-oic 77,12 67,07 88,14 83,61
3 7α,21α-dihydroxyfriedelan-3-on 27,35 19,27 16,22 16,86
4 Elipticine
0,31-0,62 0,31-0,62 0,31-0,62 0,62-1,25
Salacinol và kotalanol
Bằng phương pháp chiết tách theo định hướng tác dụng sinh học, Yoshikawa M.
và cs. (Nhật Bản) đã phân lập và xác định được hai hợp chất có tác dụng ức chế α-
glucosidase mạnh là salacinol và kotalanol từ rễ hai loài Salacia này. [13]
Tác dụng ức chế α-glucosidase trong ruột in vitro của salacinol và kotalanol đã
được thử nghiệm so sánh với thuốc ức chế α-glucosidase đang có trên thị trường là
acarbose và voglibose (Bảng 2)[1]. Kết quả cho thấy hoạt tính ức chế maltase của
salacinol và kotalanol hơi kém hơn acarbose, hoạt tính ức chế sucrase mạnh hơn acarbose,
còn hoạt tính ức chế isomaltase thì mạnh hơn acarbose nhiều lần (salacinol gấp gần 170
lần, kotalanol gấp hơn 50 lần) và tương đương với voglibose.
Bảng 2. Nồng độ ức chế IC
50
của salacinol, kotalanol, acarbose và voglibose đối với
disaccharidase ruột non chuột cống trắng
Enzym
IC
50
(µg/ml)
18
Salacinol Kotalanol Acarbose Voglibose
Maltase 3,2 [0,31] 2,8 [0,23] 1,3 [0,12] 0,32 [0,032]
Sucrase 0,84 [0,32] 0,58 [0,18] 1,1 [0,37] 0,059 [0,018]
Isomaltase 0,59 [0,47] 1,9 [1,8] 100 [75] 0,56 [0,41]

Liên quan cấu trúc và tác dụng ức chế α-glucosidase của salacinol: cùng với thử
nghiệm như trên một phần cấu trúc của salacinol là 1-deoxy-4-thio-arabinofuranose và
dẫn chất methyl sulfonium iodid của nó thì có tác dụng rất yếu (IC
50

> 400µg/ml). Điều đó
cho thấy chính phần cấu trúc vòng muối nội có ảnh hưỏng lớn tới tác dụng ức chế α-
glucosidase của salicinol. Ngoài ra, khi thay thế nguyên tử S bằng N thì tác dụng cũng
giảm đi (IC
50
= 97µg/ml với maltase, 14µg/ml với sucrase).
S
HO
OH
OH
HO
O
SO
3
HO
+
-

NH
HO
OH
HO
-
OH
HO

O
SO
3
+
Salacinol
S
HO
OH
HO

S
HO
HO
OH
CH
3
+
I
-
1-deoxy-4-thio-D-arabinofuranose
Các thử nghiệm in vivo trên chuột cống trắng cho thấy salacinol có tác dụng ức chế
mức tăng glucose huyết trên chuột dùng maltose và sucrose mạnh hơn acarbose. Đối với
chuột dùng maltose, liều uống có tác dụng hạ glucose huyết sau khi ăn có ý nghĩa đối với
salacinol là 25mg/kg, với acarbose là 200mg/kg. Khi dùng sucrose, salacinol với các liều
1,25 - 2,5 – 5,0mg/kg đã thể hiện tác dụng hạ glucose huyết có ý nghĩa tương đương với
acarbose ở liều 10mg/kg.
19
Bảng 3. Tác dụng ức chế tăng glucose huyết của salacinol và acarbose trên chuột cống
trắng ăn maltose hoặc sucrose (H. Matsuda và cs., 2002)
Liều n Nồng độ đường huyết (mg/dl)

0,5 h 1,0 h 2,0 h
Với chuột ăn maltose
Chứng sinh lý - 5 56,8** 60,1** 65,4*
Chứng bệnh - 6 197,8 134,5 90,6
Salacinol 10 6 171,0 129,6 100,3
25 4 137,7** 126,8 101,4
Acarbose 100 6 163,0 132,4 102,0
200 6 135,6** 117,6 103,8
Với chuột ăn sucrose
Chứng sinh lý - 5 66,0** 74,0** 78,4**
Chứng bệnh lý - 7 174,6 149,7 125,1
Salacinol 1,25 5 128,0** 118,4** 115,0
2,5 5 126,4** 122,4** 121,8
5,0 4 102,6** 105,8** 102,8**
Chứng sinh lý - 5 74,6** 89,4** 79,7
Chứng bệnh lý - 5 153,1 143,5 95,0
Acarbose 5 5 126,1* 137,2 113,8
10 5 100,8** 118,2* 96,8
* p < 0,05, ** p < 0,01
Hợp chất triterpen 3β,30-dihydroxylup-20(29)-en-2-on
20
Từ thân loài S. prinoides DC. (tên đồng danh với S. chinensis) các tác giả Mỹ
(US Patent 5691386 năm 1997) đã phân lập được hợp chất 3β,30-dihydroxylup-20(29)-
en-2-on. Hợp chất này đã được chứng minh trên mô hình thực nghiệm ở chuột bị ĐTĐ
do biến đổi gen là có tác dụng gây hạ đường huyết tương đương với thuốc hoá dược
metformin.
HO
HO
O
3β,30-dihydroxylup-20(29)-en-2-on

Bảng 4. Tác dụng của 3β,30-dihydroxylup-20(29)-en-2-on trên đường huyết của chuột bị
ĐTĐ
Lô điều trị Liều
(mg/kg)
n Mức giảm glucose huyết (mg/dl)
Sau 3h Sau 27h
Chứng trắng - 8 - 33,0 P >0,05 - 6,2 P > 0,05
Metformin 250 8 - 120,7 P = 0,0121 - 100,8 P = 0,0312
3β,30-
dihydroxylup-
20(29)-en-2-
on
250 8 - 72,6 P > 0,05 - 127,6 P = 0,0066
Ngoài hai hợp chất chứa S có hoạt tính ức chế α-glucosidase mạnh nói trên, trong
số các chất phân lập được từ S. reticulata, mangiferin đã được chứng minh có hoạt tính ức
chế các enzym sucrase, isomaltase và aldose reductase in vitro với các trị số IC
50
tương
ứng là 87, 216 và 1,4µg/ml. [6],
21
OHO
OH
OH
OH
O
Glc
Mangiferin
Như vậy, có 3 loài thuộc chi Salacia là S. reticulata, S. oblonga, S. chinensis đã
được chứng minh có tác dụng chống tăng đường huyết theo cơ chế ức chế α-glucosidase
và đã được các nhà khoa học Nhật Bản nghiên cứu sâu về thành phần hoá học. Các chất

salacinol, kotalanol, 3β,30-dihydroxylup-20(29)-en-2-on, magiferin đã được chứng minh
là hoạt chất chính gây ra tác dụng này.
Các hợp chất salason A (1), B (2), C (3), một norfriedelan- triterpen là salaquinon
A (4) và eudesman- sesquiterpen là salasol A (5) đã được thử nghiệm có tác dụng ức chế
men khử aldose lên thủy tinh thể của chuột.
1.2. Salacia cochinchinensis Lour.
1.2.1. Đặc điểm loài Salacia cochinchinensis Loureiro theo "Thực vật chí Trung
Quốc"
Cây bụi, cao tới 2m; cành con gần 4 cạnh, bị ép, sau chuyển sang tròn, màu xám
nâu, có hoặc khong có bì khổng nhỏ. Cuống lá dài 4-5mm, có rãnh; phiến lá hình mác
thuôn, 9-11x3-4 cm, chất giấy hay chất da mỏng, gân bên 6 -7 cặp, gân mạng không rõ.
Chùm ở nách lá, nhiều hoa; cuống hoa dài 6-10 mm, gốc có nhiều vảy nhỏ đa cột. Hoa
màu lục nhạt; đài hình tam giác rộng, mép có chất mạng. Nhị 3; chỉ nhị phẳng, giống như
lưỡi, đính ở mép đĩa, gập xuống; túi bao phẫn tõe ra. Bầu 3 ô, chìm trong đĩa, mỗi ô 2
noãn, Quả mọng, đường kính tới 2cm, vỏ quả ngoài nạc khi tươi, 1-3 hạt. Hạt hình tam
giác.
1.2.2. Đặc điểm của Salacia cochinchinensis Lour. thu hái được
Trong số các loài Salacia thu thập được ở Việt Nam, loài S. cochinchinensis có
vùng phân bố rộng nhất, với số lượng cá thể tương đối, dễ bắt gặp trong tự nhiên. Đặc biệt
cây ra hoa quả nhiều hàng năm, do vậy dễ dàng thu được mẫu mang hoa quả của loài
phục vụ cho công tác xác định tên khoa học.
Lá có dạng trứng, thuôn ngắn, hơi bầu, kích thước 9-15x5-7. Mép lá nguyên, chất
lá hơi dày, mặt trên màu xanh xẫm, bóng. Gân lá 7-8 cặp. Quả mọng, dạng cầu, 1-3 hạt;
màu đỏ cam khi chín, đường kính khoảng 2,5 -3,5cm. Mùa quả vào khoảng tháng 5 – 6.
22
Chùm ở nách lá, nhiều hoa; cuống hoa dài 6-10 mm, gốc có nhiều vảy nhỏ đa cột. Hoa
màu lục nhạt; đài hình tam giác rộng, mép có chất mạng. Nhị 3; chỉ nhị phẳng, giống như
lưỡi, đính ở mép đĩa, gập xuống; túi bao phẫn tõe ra. Thân bò. Mặt trong vỏ rễ màu đỏ
nghệ. Lát cắt ngang qua rễ có nhiều vòng tròn đồng tâm. Vỏ rễ bong tróc


a b c
Ảnh chụp hoa của loài Salacia cochinchinensis dưới kính hiển vi soi nổi
a) Bộ nhụy nhị, b) Bầu cắt dọc, c) Bầu cắt ngang
a’ b’ c’
23
Ảnh chụp quả của loài Salacia cochinchinensis
a’) Quả, b’) Quả cắt dọc, c’) Quả cắt ngang
Hình 2. Hình ảnh cây, hoa và quả loài Salacia cochinchinensis L.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hisachi Matsuda et al, Antidiabetogenic constituent from several natural
medicines, Pure Appl.Chem., 74(7), 2002, 1301-1308.
2. Hisham, G.Jayakumar,Y. Fujimoto and N. Hara (1995), Salacianone and
salacianol, two triterpenes from Salacia beddomei , Phytochemistry, Vol. 40, No.4,
pp.1227-1231.
3. Hisham, G.Jayakumar,Y. Fujimoto and N. Hara (1995), 20,29-Epoxysalacianone
and 6β-hydroxysalacianone, two lupane triterepenes from Salacia beddomei,
Phytochemistry, Vol. 42, No.3, pp.789-794.
4. Hisham, G.Jayakumar,Y. Fujimoto and N. Hara (1996), 1β,15α-
Dihydroxyfriedelan-3-one, a triterpene from Salacia beddomei , Phytochemistry, Vol. 43,
No.4, pp.843-845.
24
5. Joaquim Corsino, Paulo Roberto F. de Carvalho Massuo Jorge Kato, Leandro
Ribeiro Latorre, Olga Maria M. F. Oliveira, Angela Regina Araújo, Vanderlan da S.
Bolzani, Suzelei C. França, Ana Maria S. Pereira and Maysa Furlan (2000), Biosynthesis
of friedelane and quinonemethide triterpenoids is compartmentalized in Maytenus
aquifolium and Salacia campestris, Phytochemistry, Vol. 55, pp.741-748.
6. Masayuki Masuda, Norihisa Nishida, Hiroshi Shimoda ,Miki Takada, Yuzo
Kawahara, and Hisashi Matsuda (2001), Polyphenol constituents from Salacia Species:
Quantitative Analysis of Mangiferin with α – Glucosidase and Aldose Reductase
Inhibitory Activities, Yakugaku Zasshi, Vol. 121(5),pp. 371-378.

7. Masayuki Yoshikawa, Yi Zhang, Tao Wang, Seikou Nakamura and Hisashi
Matsuda, New Triterpene Constituents, Foliasalacins A
1
—A
4
, B
1
—B
3
, and C, from the
Leaves of Salacia chinensis, Chem. Pharm bull, Vol. 56(7), pp .915-920.
8. Morikawa, Toshio, Kishi, Akinobu: Pongpiriyadacha, Yutana; Matsuda, Hisasha;
Yoshikawa Masayuki (2003), Structure of New friedelane- Type Triterpene and
Eudesmane-Type Sequiterpene and Andose Reductase Inhibititor from Salacia chinensis,
Journal of Natural Products, Vol, 66(9), pp. 1191-1196.
9. Nguyễn Tiến Bân và cs., Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập II, nxb Nông
nghiệp, 2003, 1131-1133.
10. Trần thị Minh , luận án tiến sĩ 2010.
11. Yi Zhang, Seikou Nakamura, Tao Wang, Hisashi Matsuda and Masayuki
Yoshikawa (2008), The absolute stereostructures of three rare D:B-friedobaccharane
skeleton triterpenes from the leaves of Salacia chinensis,Tetrahedron, Vol. 64, pp. 7347-
7352.
12. Yi Zhang, Seikou Nakamura, Yutana Pongpiriyadacha, Hisashi Matsuda and
Masayuki Yoshikawa, Absolute Structures of New Megastigmane Glycosides,
Foliasalaciosides E
1
, E
2
, E
3

, F, G, H, and I from the Leaves of Salacia chinensis,
Chem. Pharm bull, Vol. 56 (4), pp .547-553.
13. Yoshikawa M. et al, Absolute sterostructure of potent α-glucosidase inhibitor,
salacinol, with unique thiosugar sunfonium sunfate inner salt structure from Salacia
reticulata, Bioog. Med. Chem., 10(5), 2002, 1547-1554.
25

×