Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Chuyển giao công nghệ con dao hai lưỡi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.43 KB, 20 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Công nghệ là sản phẩm của lao động, của tinh hoa trí tuệ con người tạo ra
cho xã hội. Nó là công cụ là phương tiện chủ yếu cho con nguời đạt được những
lợi ích cần thiết. Công nghệ đã làm tăng sức mạnh cơ bắp và tinh thần của con
người. Sự phát triển của nhiều nước cho thấy công nghệ là nhân tố quyết định
khả năng của một nước đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội với tốc
độ cao và ổn định. Công nghệ là phương tiện và động lực có hiệu lực nhất để
mỗi quốc gia sử dụng triệt để và hiệu quả cao nhất các nguồn lực hiện có. Vì vậy
người ta nói công nghệ là chìa khoá cho sự phát triển, công nghệ là niềm hy
vọng cơ bản để cải thiện đời sống trong mọi xã hội.
Công nghệ có tầm quan trọng lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội và
tất cả các quốc gia. Nên bất kỳ một quốc gia nào, một địa phương, một ngành,
một cơ sở, một tổ chức nào cũng cần có một công nghệ hay nhiều công nghệ để
triển khai. Để có được công nghệ thì họ có thể tự tạo, hay nhận được công nghệ
từ người khác bằng mua, xin nhượng. Việc nhận công nghệ từ người khác bằng
mua xin nhượng đó được gọi là chuyển giao công nghệ.
NỘI DUNG
I. LÝ LUẬN CHUNG
1. Định nghĩa công nghệ
Hiện nay trong sách bó kinh tế thường lưu hành các định nghĩa sau đây về
công nghệ:
Định nghĩa 1(theo UNIDO) : Công nghệ là việc áp dụng khoa học vào
công nghiệp bằng cách sử dụng những nghiên cứu và xử lý nó một cách có hệ
thống và có phương pháp.
Định nghĩa 2(theo ESCAP-Mở rộng định nghĩa1): Công nghệ là hệ thống
kiến thức về quy trình và kỹ thuật chế biến vật liệu và thông tin.
Định nghĩa3(Theo ESCAP-Mở rộng định nghĩa 2 của chính mình): Công
nghệ bao gồm tất cả các kỹ năng, kiến thức, thiết bị và phương pháp sử dụng
trong sản xuất chế tạo hoặc dịch vụ công nghiệp .
2. Định nghĩa chuyển giao công nghệ
2.1. Định nghĩa chuyển giao công nghệ


UNIDO cho rằng chuyển giao công nghệ là quá trình truyền bá từ nuớc
này sang nước khác (ngoài nước sản sinh ra nó) hoặc nói các khác đó là quá
trình chuyển và nhận công nghệ qua biên giới.
2.2. Nguyên nhân chuyển giao công nghệ
Có 4 nguyên nhân:
Thứ nhất do cung cầu công nghệ . Sau đại chiến thế giới thứ hai hình
thành 2 khối nước là các nước phát triển và các nước đang phát triển. Các nước
phát triển có nhu cầu đổi mới về công nghệ nên nhừng công nghệ cũ trở nên lạc
hậu. Các nước đang phát triển có nhu cầu lớn về công nghệ để giải quyết những
vấn đề cấp bách trước mắt của đời sống kinh tế xã hội, hỗ trợ cho quá trình phát
triển và tăng trưởng kinh tế quốc dân. Do đó luồng công nghệ cũ từ các nước
phát triển sang các nước dang phát triển .
Thứ hai do quan hệ quốc tế thay đổi dẫn đến phân công lao động quốc tế
vô hình. Các nước phát triển đầu tư nghiên cứu công nghệ, họ có kinh tế xã hội
phát triển, có vốn, đội ngũ khoa học công nghệ mạnh, thị trường . Các nước
đang phát triển triển khai công nghệ, họ có tài nguyên, lao động, thị trường. Do
đó luồng chuyển giao công nghệ từ các nước nghiên cứu sang các nước triển
khai.
Thứ ba do muốn kéo dài chu trình sống của công nghệ. Một số công nghệ
sau khi khai thác áp dụng trở nên lạc hậu không còn cạnh tranh được, chuyển
sang các nước có trình độ tương ứng dưới hình thức kéo dài chu trình sống công
nghệ, hai bên đạt được lợi ích như nhau.
Thứ tư do đôi bên muốn tận dụng vốn của nhau như đầu tư, chất xám, tài
nguyên, thị trường.
2.3.Các hình thứ chuyển giao công nghệ.
Có hai hình thức chuyển giao công nghệ:
Chuyển giao công nghệ dọc là sự chuyển và nhận công nghệ đang trong
giai đoạn quản lý của nghiên cứu có nghĩa công nghệ chưa đưa vào sản xuất đại
trà. Nó có ưu điểm là người nhận có được công nghệ mới hoàn toàn, sản phẩm
do công nghệ tạo ra dễ chiếm thị trường lợi nhuận cao; người nhận có năng lực

thì vừa sản xuất sản phẩm vừa bán công nghệ tạo lợi nhuận. Nhưng nó cũng gặp
một số khó khăn là chấp nhận mạo hiểm, giá cả vô định; chấp nhận rủi ro, dùng
năng lực công nghệ để khắc phục.
Chuyển giao công nghệ ngang là chuyển và nhận công nghệđã sản xuất
đại trà. Trên thị trường công nghệ dễ mua bán loại này. Nó có ưu điểm là độ tin
cậy cao, độ mạo hiểm ít; giá cả phải chăng, dễ chọn lựa; phù hợp trình độ và
điều kiện các nước đang phát triển . Nó có nhược điểm là nhận công nghệ dưới
tầm người khác nếu không chuẩn bị tốt dễ mua công nghệ lạc hậu không phát
huy hiệu quả.
2.4.Các bước chuyển giao công nghệ
Có năm bước sau:
Bước một: Chuẩn bị .
Bước hai: Đàm phán.
Bước ba: Trình duyệt để xin ý kiến điều chỉnh và ra quyết định cuối
cùng .
Bước bốn: Ký kết .
Bước năm: Theo dõi thực hiện rút kinh nghiệm cho những lần tiếp
nhận công nghệ sau.
II. CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ LÀ CON DAO HAI LƯỠI
1. Những thuận lợi của việc chuyển giao công nghệ .
1.1. Đối với bên cung cấp công nghệ .
Thứ nhất cả thiện và thích ứng công nghệ với điều kiện của nước ta sở tại.
Mỗi công nghệ sinh ra trong một môi trường và ít nhiều đều phụ thuộc vào môi
trường đó. Nhiều nước Châu á có khí hậu nhiệt đới và sử dụng những công nghệ
trong môi trường khắc nghiệt hơn nhiều so với nơi nó sinh ra. Bởi vậy đòi hỏi
phải có nhưng cải tiến để công nghệ này thích nghi với điều kiện địa phương.
Thứ hai những lợi ích không định trước. Quá trính sản xuất ở nước sở tại
dẫn tới những dự án đa dạng hoá sản phảm mà bên chuyển giao công nghệ cho
đến lúc này vẫn chưa nghĩ tới.
Thứ ba tăng thêm lợi nhuận mà không cần sản xuất.

Thứ tư tiếp cận nhanh chóng các thị trường mới. Hầu hết bên cung cấp
công nghệ không có một mạng lưới phân phối toàn diện và bao trùm thế giới.
Việc thiết lập các luồng phân phối vào các nước xa xôi có nền văn hoá khác
nhau đòi hỏi nhiều thời gian, tốn kém và đầy rủi ro chưa lường trước được.
Trong trường hợp này sự chuyển giao công nghệ để sản xuất ở nước sở tại là
biện pháp tốt nhất để nắm được kiến thức và kinh nghiêm về tiêu thụ và phân
phối.
Thứ năm sử dụng lao động rẻ và lành nghề đó là nguồn nhân lực có giá
trị và có ý nghĩa quyết định đối với sản xuất ở địa phương.
Thứ sáu sử dụng tài nguyên địa phương. Việc sản xuất ngay tại nơi có
tài nguyên sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí vận chuyển .
Thứ bẩy xâm nhập lẫn nhau về công nghệ .
Thứ tám những ràng buộc. Song song với việc giao công nghệ , bên
cung cấp có thể bán vật liêu và “phần cứng” cho bên nhận công nghệ. Bên nhận
có thể cần các dịch vụ liên quan đến việc chuyển giao, vì vậy họ yêu cầu bên
giao cung cấp các dịch vụ cho nhiều lĩnh vực khác nhau liên quan đến công việc
chuyển giao.
Thứ chín phạm vi hợp đồng. Đối với việc đàm phán, dự thảo và ký các
hợp đồng chuyển giao công nghệ và các điều khoản của hợp đồng đó có một
phạm vi khá rộng để có thể nâng cao khả năng thành công cho đầu tư cho cả hai
phía.
Thứ mười tạo uy tín với khách hàng. Bên nhận công nghệ có thể là người
đầu tiên sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của bên cung cấp trong nước mình và
thậm chí ở các nước láng riềng. Họ chứng minh rằng họ làm chủ được công
nghệ và sản xuất được các sản phẩm theo li-xăng của bên cung cấp, hoặc sử
dụng các nhãn hàng hoá của bên cung cấp và các sản phẩm của họ.
1.2. Đối với bên nhận công nghệ.
Có ba thuận lợi là:
Thứ nhất: Bên nhận tránh được các chi phí nghiên cứu và triển khai.
Trong mỗi lần chuyển giao công nghệ bên nhận thu được kiến thức, bí quyết mà

không phải chi phí tốn kém và mất thời gian cho các hoạt động nghiên cứu, triển
khai. Trong một vài trường hơp, bên nhận thậm chí không cần có các phòng thí
nghiệm, phương tiện cần thiết.
Thứ hai: Tiến bộ về thương mại, kỹ thuật. Ưu điểm rõ ràng đối với bên
nhận công nghệ là tạo ra được sự tiến bộ kỹ thuật và thương mại đáng kể thông
qua tiếp nhận công nghệ nước ngoài. Đôi khi sự giúp đỡ thêm về tài chính, tìm
thị trường và tiêu thụ sản phẩm của bên cung cấp còn mở ra một khả năng
thương mại mới cho bên nhận. Ngoài tiến bộ về thương mại và kỹ thuật nói trên,
sự hợp tác với bên cung cấp sẽ tạo ra những tiếp xúc và đối thoại thường xuyên,
họ có nguồn thông tin để giải quyết các vấn đề nảy sinh, được trao đổi cải tiến,
sáng kiến, thị trường và xu hướng phát triển cũng như những kinh ngiệm của
bên cung cấp để phục vụ cho lợi ích của mình.
Thứ ba: Những điều khoản có lợi cho bên nhận. Việc đàm phán hợp đồng
tiếp nhận công nghệ, nếu đạt được sự thông cảm lẫn nhau thì bên nhận có thể
được hưởng một số điều khoản có lợi cho họ một cách đáng kể.
2. Những rủi ro của việc chuyển giao công nghệ.
2.1. Đối với bên cung cấp công nghệ
Có 5 rủi ro:
Thứ nhất: Tạo thêm cạnh tranh. Trước khi chuyển giao công nghệ tới các
nước khác, mỗi chủ công nghệ đều trù tính cẩn thận, rà soát lại chiến lược tiêu
thụ và thị trường dưới các khía cạnh ngắn hạn, dài hạn và trung hạn. Nếu chủ sở
hữu cảm thấy có thể với tới thị trường thế giới thì họ sẽ làm ngày bằng các
phương tiện riêng của mình để đạt được lợi nhuận lớn hơn. Các Công ty hạng
trung bình thì không có khả năng này và họ nên chuyển giao công nghệ để thu
thêm lợi nhuận mà không giảm doanh thu trong sản xuất của mình. Những hạn
chế do hợp đồng chuyển giao công nghệ sẽ chấm dứt sau khi hợp đồng hết hạn.
Từ đó về sau bên nhận có quyền tự do cạnh tranh trực tiếp với bên cấp công
nghệ trên thị trường thế giới và ngay cả trên thị trường chính quốc của bên cung
cấp.
Thứ hai: Cách ly với khách hàng. Việc liên hệ trực tiếp với khách hàng

không chỉ quan trọng cho việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, mà còn là nguồn
thông tin về khuyết tận và thiếu sót khác của công nghệ và sản phẩm, của bao bì
đóng gói.
Thứ ba: Giảm bớt sự kiểm soát về số lượng, chất lượng, thời gian và sự
phát triển thị trường.
Thứ tư: Mất nhân viên có kinh nghiệm. Trong nhiều trường hợp do quan
hệ và nhiều lý do khác nhau đã dẫn đến sự thuyên chuyển nhân viên từ bên cung
cấp cho bên chuyển công nghệ trái với ý muốn và lợi ích của bên cung cấp.
Thứ năm: Những rủi ro hợp đồng.
2.2. Đối với bên nhận công nghệ.
Có 3 rủi ro:
Thứ nhất: Do tiến bộ kỹ thuật đi đôi với sự lệ thuộc. Bên tiếp nhận công
nghệ bị lệ thuộc vào bên cung cấp cho đến tận giai đoạn nắm vững đầy đủ và
thích ứng tới mức cần thiết công nghệ nước ngoài vào điều kiện địa phương. Do
đó quá trình tiếp nhận phải được tổ chức để bảo đảm sự tiếp nhận sớm và đầy
đủ công nghệ nước ngoài.
Thứ hai: Những vấn đề thuộc bản thân bên chuyển. Trong một quá trình
phức tạp như chuyển giao công nghệ, bên cung cấp không những cần có kinh
nghiệm, kiến thức và kỹ năng về chính công nghệ mà còn có cả cơ chế chuyển
giao công nghệ đó. Do đó, bên nhận công nghệ phải kiểm tra cẩn thận xem bên
cung cấp nước ngoài đã có kinh nghiệm gì về mặt này.
Thức ba: Những điều khoản bất lợi. Trước khi đi đến quyết định cuối
cùng, bên nhận công nghệ phải xem xét các điều khoản đã đàm phán có lợi cho
họ hay không. Việc giữ bí mật về các vấn đề đã thảo luận thường cản trở việc
tham khảo ý kiến của người khác như chuyên gia, luật sư, các tổ chức UNIDO,
ESCAP,…
III. CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ NƯỚC TA.
1. Sự chuyển giao công nghệ ở nước ta trong những năm vừa qua
1.1. Sự phân nhóm.
Từ thực trạng công nghệ và thiết bị lạc hạu cá nhà nghiên cứu phân chia

chúng thành 4 nhóm sau đây.
Nhóm I: bao gồm những thiết bị và công nghệ lạc hậu hơn mức trung bình
của htế giới khoảng 1 –2 thế hệ. nhưng đổi mới trong ba năm qua đã đưa công
nghệ và thiết bị của ngành lắp ráp điện tử, ô tô, lắp máy xây dựng, thuỷ sản đông
lạnh ... thuộc loại này.
Nhóm II: bao gồm các thiết bị và công nghệ lạc hậu 2 – 3 thế hệ so với
mức trung bình của thế giới đang phổ biến trong các ngành điện, giầy đường chế
biến thực phẩm may...
Nhóm III: là các thiết bị và công nghệ lạc hậu từ 3 – 5 thế hệ, chủ yếu bao
gồm những công nghệ và thiết bị của các ngành đường sắt, đường bộ cơ khí ,
đóng tầu, snr xuất vật liệu xây dựng...
Nhóm IV: Bao gồm các loại thiết bị và công nghệ có độ lạc hậu cao hơn.
Cho tới năm 1993, tuổ bình quân của tuyệt đại bộ phận thiết bị là 10 – 15 năm,
tức là nhóm lạc hậu thuộc nhóm II. Nếu tính riêng trong 5 năm 1985 – 1990,
năng lực công nghệ tăng thêm bình quân 7% năm ( trong khi ở các nước công
nghiệp bình quân là 15%). Sự tăng trưởng chận chạp của năng lực công nghệ so
với trình độ thế giới làm cho sự hao mòn vô hình của thiết bị và công nghệ rất
lớn. Hệ số náy lên tới 0,5 – 0,7 làm khoảng cách chênh lệch vwf trình độ có
nguy cơ tăng nhanh chóng. Trong 3 năm 1990 – 1993. việc đổi mới bằng chuyển
giao công nghệ đa được thực hiện với quy mô lớn. Tốc độ nhanh hơn những thời
kỳ trước khá nhiều. Việc chuyển giao công nghệ được thực hiện trong tất cả các
ngành, nhưng mứac độ có khác nhau. Những lĩnh vực có chuyển giao công nghệ
cận kề trước tiên là :
Dệt, may, giầy da.
Điện và thiết bị điện, lắp ráp điện tử thiết bị cho ngành bưu chính viễn
thông
Sứ dân dụng cao cấp.
Thuỷ sản đông lạnh.
Sản suất sơn đồ nhựa.
Chế biến lương thực – thực phẩm ( trước hết là mì sới bia bánh kẹo).

Lắp ráp ô tô, xe máy...
Trong số các ngành còn nhiều hạn chế trong đổi mới và chuyển giao công
nghệ. Trước hết phải kể đến ngành chuyển giao công nghệ tạo máy công cụ. Sau
đó là chuyển giao công nghệ cơ bản. Trong hai ngành trên ngành chuyển giao
công nghệ tạo máy công cụ có ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng tự đổi mới công
nghệ và thiết bị của nuớc nhà, ảnh hưởng tới khả năng cung ứng những dịch vụ
sản xuất hỗ trợ cho các xí nghiệp lớn. Có đầu tư nước ngoài trong tương lai gần

×