Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Những Giá trị Sống dành cho Trẻ từ 3 đến 7 tuổi ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.31 KB, 17 trang )

© LVEP 1

HÒA BÌNH

Những điểm suy ngẫm về hòa bình

• Hòa bình là sự bình yên ở trong lòng.
• Bình yên là có những tình cảm tốt đẹp trong lòng.
• Hòa bình là khi mọi người sống hòa thuận với nhau, không tranh cãi hay đánh
nhau.
• Bình yên là khi có những suy nghĩ lạc quan về mình và người khác. Hòa bình
bắt đầu trong lòng của mỗi chúng ta.


















© LVEP 2



Mục đích: tăng cường những hoạt động về Hòa bình.
Mục tiêu:
□ Học sinh có khả năng ngồi yên lặng một cách dễ dàng, hợp tác bằng một hành
động yên tĩnh trong 1 phút.
□ Học sinh có khả năng tận hưởng sự bình an và tĩnh lặng.
□ Giúp học sinh nâng cao khả năng tập trung của chúng.
□ Thể hiện Hòa bình một cách nghệ thuật.

Mục đích: Nâng cao những hiểu biết về Hòa bình.
Mục tiêu:
□ Tưởng tượng về một thế giới đẹp đẽ và có khả năng giao tiếp thông qua lời nói
và/có thể vẽ về những gì chúng nhìn nhận và cảm thấy về thế giới đó.
□ Chơi búp bê, diễn vai về ảnh hưởng của hòa bình.
□ Có khả năng trình bày hai hay nhiều nội dung về Hòa bình.

Mục đích: Xây dựng các kỹ năng giải quyết xung đột.
Mục tiêu:
□ Để cho trẻ, những em có khả năng nói một câu dài, nói câu sau đây: "Cánh tay
là để ôm nhau, chứ không phải để xô đẩy nhau".
□ Có khả năng nghe những người khác nói thông qua bài tập giải quyết xung đột
và nhắc lại những câu cơ bản mà người đó nói.
□ Thông qua những lời nói / tranh vẽ xác định trẻ em thích làm gì và không
thích người khác làm việc gì.
□ Thông qua những lời nói / tranh vẽ xác định những loại việc mà trẻ em có thể
làm.
© LVEP 3

Những bài học về hòa bình


Những điều cần ghi nhớ về Hòa bình có thể dùng định nghĩa giá trị này. Những điều
cần nhớ này thường được dùng ở bài học đầu tiên trong học phần về từng giá trị hay
có thể là một vấn đề thảo luận như một phần kỹ năng ngôn ngữ. Yêu cầu học sinh
chia sẽ những suy nghĩ và kinh nghiệm của chúng. Với những học sinh nhỏ, giáo viên
có thể dùng những con rối để chia sẻ những điều cần ghi nhớ về hòa bình.

Đối với học sinh từ 5 đến 7 tuổi, giáo viên có thể chọn để dùng một số từ ngữ, câu nói
như là nội dung bài học cho các giờ tập đọc, đánh vần và tập viết. Trong khi học sinh
đang học những bài học, chúng có thể nghĩ ra những điều cơ bản riêng của mình hay
sáng tác những mẩu chuyện nhỏ về những điều cơ bản này.


Bài 1 - Giới thiệu bài học về hòa bình
Hình dung về một thế giới hòa bình

Thông thường Hòa bình là giá trị đầu tiên được giới thiệu trong lớp học hay trường
học. Nếu toàn trường tiến hành giảng dạy một chương trình chung, cần có một cuộc
họp về việc giảng dạy vấn đề này. Để nâng cao giá trị cho những điều được trong
cuộc họp, hay để giới thiệu bài học đầu tiên cho cả lớp, giáo viên có thể hát một bài
hát về Hòa bình hay trình bày Hòa bình với một giai điệu vui vẻ khi học sinh vào lớp.

Giải thích: Trong tuần tới (hoặc bất cứ khoảng thời gian nào) chúng ta sẽ học về một
điều quan trọng. Chúng ta sẽ học về "Hòa bình''.

Thảo luận:
s
Ai có thể nói với tôi về Hòa bình?
s
Hòa bình là gì?
s

Một thế giới Hòa bình có nghĩa là gì?

Hãy nói: "Những câu trả lời tuyệt vời ". Chấp nhận tất cả các câu trả lời và cám ơn
học sinh đã chia sẻ hiểu biết của mình. Tiếp tục bài học với bài tập hình dung về một
thế giới hòa bình.

Hình dung về một thế giới hòa bình.

Hãy dẫn dắt học sinh trong hoạt động tưởng tượng. Hãy nói những câu sau đây, dừng
lại hơi lâu sau dấu chấm: "Mỗi người trong các em đều rất thông minh. Một điều thú
vị ở trẻ em là mỗi trẻ em đều biết về hòa bình. Hôm nay, các em có thể sử dụng trí
tưởng tượng của mình để vẽ nên một bức tranh về một thế giới hòa bình trong đầu.
Nhưng để làm điều này, các em phải rất thư thái trong vài phút. Hãy để cho cơ thể
thoải mái và yên tĩnh…Hãy hình dung về một thế giới trong đó tất cả mọi người trong
tất cả các thành phố trên thế giới đều giống nhau và sống hòa thuận. Chỉ có hòa bình
ngự trị. Và hãy hình dung một trong những thành phố đó có một khu vườn xinh đẹp
với những hàng cây và các loài hoa…Khu vườn quả thực rất đẹp, thảm cỏ mượt như
nhung, và các em có thể nghe thấy tiếng chim hót…Các em ngắm những con chim bay
lượn bình thản trên bầu trời… Nơi đây tràn ngập những tình cảm an toàn và bình
yên…Gần đó có một chiếc hồ nhỏ với những con cá vàng bơi lội tung tăng…Các em
ngắm đàn cá…Chúng bơi bình thản chậm rãi…Bây giờ trong đầu các em hiện lên
© LVEP 4

hình ảnh một chiếc ghế đu (hay một cái võng, hay bất cứ cái gì mà gần gũi với trẻ
em)…Các em ngồi trên chiếc ghế đu…Bây giờ một trong những người mà em yêu
thích nhất đi đến trên con đường nhỏ và sung sướng nhìn thấy em. Hôm nay, người ấy
thật dụi dàng…và người ấy đẩy khẽ chiếc ghế đu…Em vui sướng ngắm nhìn khu vườn
đẹp từ trên cao…Khi em bước ra khỏi chiếc ghế đu, cảm giác bình yên tràn ngập
trong lòng, rồi em lại thấy mình ngồi trong phòng học này.


Chia sẻ: Yêu cầu học sinh chia sẽ những sự thể nghiệm của mình. Chấp nhận tất cả
các khả năng trả lời.

Hoạt động: Yêu cầu học sinh vẽ những gì mà chúng đã hình dung thấy.

Hát một bài hát về hòa bình

Có rất nhiều bài hát cho trẻ con về hòa bình bằng những ngôn ngữ khác nhau trên thế
giới. Hãy chọn một bài hát mà bạn yêu thích để dạy trẻ em. Hay sáng tác một bài hát
với những nhịp điệu và từ ngữ đơn giản giống như bài hát sau đây – trẻ em rất thích
hát – Hàng ngày hãy cho chúng hát một bài hát về hòa bình.

Tôi là một ngôi sao bình yên
Tôi là một ngôi sao bình yên
Khi chúng ta chăm sóc cho nhau
Khi chúng ta chia sẻ cho nhau
Chúng ta là ngôi sao bình yên. (Lặp lại).


Bài 2
Câu chuyện về một ngôi sao

Chuẩn bị của giáo viên: Nếu bạn dạy trẻ từ 3 – 5 tuổi, hãy làm một Ngôi sao bình
yên bằng giấy màu xanh hay màu hồng (hãy dùng bìa dày, hay dán vài tờ với nhau để
làm cho chúng dày thêm). Hãy rắc những giấy trang kim lấp lánh lên ngôi sao – hay
trang trí nó theo cách mà bạn thích. Với những học sinh nhỏ bạn có thể không dùng
những thứ đặc biệt mà có thể dùng Ngôi sao bình yên là một con rối để nói những
điều cơ bản về Hòa bình.

Hãy bắt đầu bằng một bài hát hòa bình mà cả lớp đã hát ở bài 1.


Giới thiệu: Hãy nói, "Những ngôi sao thật đẹp đẽ trên bầu trời. Chúng nhấp nháy và
tỏa sáng. Chúng ta có thể nhìn ngắm. Nhưng chúng ta không thể nghe tiếng chúng.
Chúng thật lặng lẽ và bình yên. Một trong những cách mà chúng ta có thể cảm thấy
bình yên trong lòng là nghĩ về những ngôi sao và tự hình dung mình cũng giống như
những ngôi sao đó. Nhưng trước khi chúng ta làm điều đó, tôi sẽ đọc cho các em nghe
"câu chuyện của ngôi sao".

Đọc "câu chuyện của ngôi sao". (Phụ lục, mục 1)

Khi đọc xong, hãy nói: "Tốt lắm, trong vòng vài phút, hãy để mình giống như những
ngôi sao bình yên. Thư giản cơ thể và ngồi yên lặng…Hãy ngồi thật tĩnh lặng để ngôi
© LVEP 5

sao nhỏ trong lòng em có thể chiếu nhấp nháy…Đó là một ngôi sao đáng yêu và lặng
lẽ…tỏa ra những ánh sáng mang lại bình yên và tình yêu thương vào lớp học này…".

Thảo luận: "Câu chuyện của ngôi sao "theo những vấn đề sau: Một trong những ý
nghĩa của bình yên là có tình cảm tốt đẹp trong lòng. Hãy hỏi:

s
Ai có thể nói về một Ngôi sao bình yên có những tình cảm tốt đẹp trong
lòng?
s
Ai có thể đưa ra một ví dụ khác?

Hoạt động: Yêu cầu học sinh vẽ một bức tranh về "Câu chuyện của ngôi sao". Những
học sinh từ 6 – 7 tuổi có thể viết thêm vài câu giải thích bức tranh của chúng.



Bài 3
Bài tập ngôi sao bình yên

Thảo luận: Hãy nói: " Một trong những điều cơ bản của "Bình yên là tình cảm yên
tĩnh ở trong lòng". Ai có thể nói điều đó có nghĩa là gì?" Chấp nhận tất cả các câu trả
lời.

Bài tập "Ngôi sao bình yên"

"Một cách để bình yên là tĩnh lặng trong lòng. Hôm nay chúng ta hãy thực hành về
một cảm giác bình yên thêm một lúc nữa…Một trong những cách để chúng ta cảm
thấy bình yên trong lòng là suy nghĩ về những ngôi sao và hình dung chúng ta giống
như những ngôi sao đó. Chúng thật đẹp trên bầu trời, chúng nhấp nháy và tỏa sáng.
Chúng ta có thể nhìn thấy chúng, nhưng chúng ta không thể nghe chúng nói. Chúng
thật tĩnh lặng và bình yên. Tôi muốn mọi người thật tĩnh lặng…Thư giãn ngón chân
và chân…thư giãn bụng…và vai…thư giãn cánh tay… và khuôn mặt…Em cảm thấy
an tâm và một ánh sáng nhẹ nhàng của bình yên bao quanh em. Bên trong, em giống
như một ngôi sao nhỏ đẹp đẽ… Có rất nhiều ánh sáng bình yên …và em cảm thấy yên
tĩnh trong lòng…Bất cứ lúc nào em muốn cảm thấy bình yên trong lòng, em có thể để
mình tĩnh lặng và bình yên trong tâm tưởng và hãy nhớ rằng em là một ngôi sao đầy
bình yên".

Hoạt động: Yêu cầu học sinh làm một ngôi sao, nếu chúng còn quá nhỏ bạn có thể cắt
những ngôi sao này từ trước. Hay những học sinh 6 tuổi có thể giúp những học sinh
nhỏ hơn cắt chúng. Hãy viết tên của mỗi học sinh vào trong ngôi sao (nếu đây là một
lớp học mới bạn có thể dùng ngôi sao có ghi tên này trong vài ngày tới). Yêu cầu học
sinh trang trí những ngôi sao với những vật liệu có thể. Kết thúc bài học bằng một bài
hát về hòa bình.

Hướng dẫn giáo viên: Bài tập thực hành Ngôi sao bình yên có thể tìm thấy trong

phần phụ lục.





© LVEP 6

Bài 4
Những con búp bê hòa bình

Bắt đầu bài học bằng một bài hát.
Hình dung về những đứa trẻ bình yên trong một thế giới bình yên. Dẫn dắt học sinh
thực hiện hoạt động này. Hãy nói những lời sau, dừng lại sau mỗi dấu chấm:

"Hôm nay các em có thể sử dụng trí tưởng tượng của mình để vẽ nên một bức tranh
về một thế giới hòa bình trong đầu. Hãy để cho cơ thể thoải mái và yên tĩnh…Hãy
hình dung về một khu vườn xinh đẹp với những cây cổ thụ và những bông hoa sặc
sỡ…Khu vườn thật là đẹp, những thảm cỏ xanh biết và các em có thể nghe những con
chim đang hót. Các em ngắm nhìn những con chim bay lượn trên bầu trời…Có một
cảm giác bình yên và an lành nơi đây…Gần đó có một chiếc hồ với những con cá
vàng đang bơi lội tung tăng…Khi các em đến gần bờ hồ, các em nhìn thấy một vài
đứa trẻ cùng độ tuổi mình đang bước đến các em. Chúng vẫy tay và nói lời
chào…Những đứa trẻ mời các em cùng chơi…Các em tưởng tượng chính mình đang
chơi với chúng. Thế các em đang chơi trò gì đây…Các em chơi một lúc và nói chuyện
với chúng một lúc…Các em nhìn thấy những đứa trẻ khác cũng đang chơi ở bên cạnh,
ai nấy đều rất vui sướng. Không ai đánh nhau ở đây. Các em có một khoảng thời gian
thật vui vẻ với các bạn…! Và khi đến giờ…tất cả các em nói lời tạm biệt…Và rồi các
em mang theo những hình ảnh tưởng tượng của mình trở về đây, trong lớp học này".


Thảo luận:

s
Các em hình dung về một thế giới bình yên như thế nào?
s
Các bạn khác đã chơi đùa như thế nào?
s
Chúng nói năng như thế nào?
s
Các em đã chơi trò gì?
s
Những đứa trẻ khác đối xử với nhau như thế nào?

Hoạt động: Hãy làm những con búp bê hòa bình. Hãy bắt đầu làm những con búp bê
hòa bình với trẻ em (Bạn có thể kết thúc việc này trong bài học sau, nếu bạn muốn).
Hãy nói với bọn trẻ rằng chúng cần làm những con búp bê hòa bình sao cho chúng có
thể thể hiện được một thế giới bình yên chúng đã tưởng tượng. Những ngón tay hay
tay của búp bê chỉ cần làm rất đơn giản. Chúng có thể làm bằng một chiếc phong bì
nhỏ hay một miếng giẻ hợp với một ngón tay hay bàn tay. Một khuôn mặt có thể được
vẽ ở phía trên đầu. Hay trẻ em có thể vẽ một khuôn mặt trên một mẫu giấy được cắt ra
và cuộn tròn lại sau đó dán vào một cái que nhỏ. Hay công phu hơn, các em có thể lấy
chỉ (hay len) làm tóc của những con búp bê và đặt một giấy nhỏ hay những cái cúc áo
để làm mắt con búp bê.

Hát:
Những điều tốt đẹp

Điệp khúc:
Bạn có thể tìm thấy thờigian
Để làm một điều tốt đẹp

Và những điều tốt đẹp sẽ đến
Khi bạn làm một điều tốt đẹp
Lời hát:
Hãy chia sẽ đồ chơi và quà bánh
© LVEP 7

Lòng bạn sẽ cảm thấy vui hơn
Hãy nhớ nếu bạn đóng cửa lòng mình
Mọi người cũng sẽ làm như bạn
Hãy vẽ một bức tranh cho người nào đó
Tốt bụng mang lại điều vui vẻ
Trên đường đi hãy nói
"Xin chào bạn một ngày tốt lành"

Nhắc lại điệp khúc

Nếu một người bạn khóc
Bạn hãy dỗ dành và hỏi tại sao
Hãy để bạn đó nói ra điều tấm tức
Việc đó thật dễ chịu
Đừng tính toán làm gì
Một người tốt luôn mang theo
Một nụ cười hạnh phúc trên khuôn mặt
Bạn sẽ làm thế giới trở thành nơi tốt đẹp hơn

Nhắc lại điệp khúc 2 lần

Giáo viên nói: Hãy nhắc nhở mọi người: Hãy là người tốt.
- Max và Marcia Nass



Bài 5
Chơi với búp bê hòa bình

Thảo luận những điều về hòa bình sau: Hòa bình là có những ý nghĩ tích cực về chính
mình và người khác.

s
Điều đó có nghĩa là gì?
s
Những con búp bê hòa bình có thể nói điều gì?
s
Những con búp bê hòa bình làm gì?
s
Những con búp bê hòa bình không làm gì?

Hoạt động: Hoàn thành việc làm búp bê hòa bình. Giáo viên có thể trình diễn cho cả
lớp một con búp bê hòa bình trên mỗi tay mình. Hãy giành thời gian cho trẻ chơi với
con búp bê hòa bình của chúng. Sau đó, yêu cầu những nhóm ba, bốn trẻ em đứng với
nhau trước lớp, sau đó cho phép các con búp bê ở trên tay chúng chơi với nhau. Giáo
viên có thể hỏi những con búp bê những câu hỏi về những điều chúng muốn làm. Dĩ
nhiên, con búp bê hòa bình của giáo viên có thêr tiếp xúc với con búp bê hòa bình của
học sinh. Hãy tiếp tục tham gia đối thoại của búp bê hòa bình. Những búp bê có thể
trình diễn một vở kịch.

Kết thúc bài học bằng một bài hát. Hãy bắt đầu học bài hát thứ hai về hòa bình.





© LVEP 8

Bài 6
Vẽ Hòa bình

Hướng dẫn học sinh hoạt động Ngôi sao bình yên ở bài 3.

Thảo luận:

s
Cảm giác bình yên giống như thế nào?
s
Khi nào em cảm thấy bình yên nhất?
s
Nếu sự bình yên là một màu sắc, em sẽ chọn màu nào?

Hãy chấp nhận tất cả các câu trả lời.

Hoạt động: Đưa cho trẻ những bút chì màu và yêu cầu chúng vẽ sự bình yên. Giáo
viên có thể bật những bản nhạc êm ái và du dương khi học sinh vẽ.

Kết thúc bài học bằng một, hai bài hát về hòa bình.

Hãy đưa Hòa bình vào thực hành. Khi bạn muốn trẻ em yên tĩnh trong vài phút, hãy
nói với chúng: "Trong vài phút, hãy yên tĩnh và tràn đầy niềm vui sướng lặng lẽ như
những vì sao…" Hoạt động này có thể thực hiện vài lần trong ngày nếu bạn muốn.
Hãy chờ đến khi chúng thật yên tĩnh – và để một lúc lâu hơn cho đến khi chúng thật
tĩnh lặng – Sau đó khen ngợi những cố gắng của trẻ, nói thật khẽ "Các em là
những
ngôi sao bình yên".


Đôi khi những đứa trẻ 3 – 4 tuổi muốn ôm ấp Ngôi sao bình yên suốt ngày. Chúng có
thể ôm ấp một ngôi sao trước khi giáo viên đọc "Câu chuyện của ngôi sao" hay làm
một chiếc gối hình ngôi sao.


Bài 7
Trình diễn câu chuyện của ngôi sao

Hãy nói về câu chuyện của ngôi sao một lần nữa. Yêu cầu trả lời đầy đủ các câu hỏi
sau đó.

Hoạt động: Hãy để học sinh trình diễn "Câu chuyện của ngôi sao", sử dụng những
ngôi sao mà chúng đã làm trước đó như một đạo cụ. Xác định các vai diễn và yêu cầu
học sinh diễn lại câu chuyện trong khi giáo viên đọc câu chuyện thật chậm rãi. Đối
với những trẻ nhỏ, hãy nói chúng, chúng sẽ là một ngôi sao nhỏ trong "Câu chuyện
của ngôi sao" và để chúng thể hiện một "Điệu múa ngôi sao bình yên", thể hiện một
điệu múa trong yên lặng khi giáo viên bật một đoạn nhạc êm diệu.


Bài 8
Biểu tượng của Hòa bình

Thảo luận biểu tượng thể hiện Hoà bình với trẻ em: Hãy nói "Hôm nay tôi muốn các
em nghĩ về những điều với các em có ý nghĩa Hòa bình. Có thể, đó là một ngôi sao,
© LVEP 9

một con chim bồ câu, một chiếc bánh quy, một con mèo, một hồ nước hay một cái gì
khác…"


Hoạt động: Hướng dẫn trẻ em vẽ một cái gì đó đối với các em có ý nghĩa là hòa bình.
Khi chúng làm xong, giáo viên có thể cho phép học sinh luân phiên đặt bức vẽ trước
máy chiếu hay một chiếc đèn lồng, di chuyển hình vẽ đó trước luồng sáng trong một
phòng tối và nói tại sao vật này với chúng lại có ý nghĩa là hòa bình.
Dominique Ache

Yêu cầu học sinh quyết định xem chúng có muốn treo những bức tranh chúng vẽ lên
trên trần nhà không? (hay bất cứ chỗ nào thuận tiện để gắn vào)


Bài 9
Câu chuyện

Hãy kể một trong những câu chuyện về sự hòa bình mà bạn thích, hay một câu
chuyện nào đó trong nền văn hóa của học sinh.

Thảo luận về nội dung câu chuyện và vẽ một bức tranh câu chuyện đó hay đóng vai
câu chuyện trong khi bạn đọc chúng lần nữa.


Bài 10
Cánh tay là để ôm

Hãy bắt đầu một bài học bằng một bài hát.

Thảo luận những điều về hòa bình sau đây: Hòa bình đến khi mọi người sống hòa
thuận, không tranh cãi hoặc đánh nhau. Hoàn thành câu nói: Yêu cầu học sinh hoàn
thành mẫu câu "Trong một thế giới hòa bình, … …" Giáo viên có thể bắt đầu bằng
cách giải thích trẻ phải làm gì và đưa ra một ví dụ. Chẳng hạn ví dụ sau đây: "Trong
một thế giới hòa bình, cánh tay dùng để ôm".


Sau đó, yêu cầu học sinh hoàn thành câu nói sau: "Trong một thế giới hòa bình, sẽ
không có……". Hỏi trẻ em:

s
Em cảm thấy thế nào khi được ôm ấp hay được nói với bằng một giọng
ngọt ngào?
s
Em cảm thấy thế nào khi em bị xô, đẩy, hay bị đánh.

Giới thiệu câu nói sau: "Trong một thế giới hòa bình, cánh tay được dùng để ôm chứ
không phải để xô đẩy" – Yêu cầu trẻ em nhắc lại lời nói cùng bạn: "Cánh tay dùng để
ôm nhau".

Giáo viên có thể ôm một em nào đó/ hay yêu cầu học sinh ôm nhau (ở một số nước,
cần lưu ý rằng hãy để các em trai ôm nhau và các em gái ôm nhau).

Hoạt động: Hãy nói với trẻ rằng chúng cần phải vẽ một bức tranh về những điều
chúng đã thảo luận ngày hôm nay.
© LVEP 10


Kết thúc bằng một bài hát về hòa bình.


Bài 11
Cánh tay là để ôm nhau (tiếp theo)

Bắt đầu bài học bằng một bài hát.


Câu mẫu: Yêu cầu trẻ em đứng thành một vòng tròn và nói với chúng rằng hôm nay
bạn muốn nghe chúng nói về những điều chúng suy nghĩ về một thế giới hòa bình.
Bạn muốn chúng hoàn thành một số câu nói theo mẫu câu đã dùng hôm trước: "Trong
một thế giới hòa bình… ".

Nhắc lại lời nói: "Cánh tay là để ôm nhau" và sau đó là một câu dài hơn: "Cánh tay
dùng để ôm nhau, không phải để đẩy nhau". Hướng dẫn trẻ nói hai câu này cùng một
lúc.

Cần nói thêm rằng, một điều quan trọng của hòa bình là cần biết khi nào thì nói
"không". Khi một người nào đó làm tổn thương mình, cần phải thể hiện cho người đó
biết rằng các em không muốn thế và yêu cầu người đó dừng lại. Hãy nói với trẻ rằng
chúng cần phải nói: "Tôi không thích bạn làm điều đó. Cánh tay dùng để ôm nhau,
chứ không phải dùng để đánh nhau". Hãy để trẻ nhắc lại câu nói này.

Hoạt động: Hướng dẫn học sinh viết từ "Hòa bình" bằng những chữ cái lớn trên giấy
màu và trang trí những chữ này bằng những bức tranh vẽ hoa hay bất cứ cái gì mà
chúng muốn. Đối với những học sinh ít tuổi hơn, yêu cầu chúng vẽ lại chữ H của từ
"Hòa bình" và yêu cầu chúng tô đậm chữ này và trang trí nó.

Những hướng dẫn cho giáo viên trước khi dạy bài 12
Áp dụng những biện pháp giải quyết xung đột vào thực tiễn

Nếu một người lớn nhìn thấy đứa trẻ đánh đứa trẻ khách, hãy nói một cách cương
quyết nhưng ôn tồn:

• "Hãy nói cho đứa trẻ đó biết điều bạn không muốn, hãy nói: "Tôi
không thích tay bạn khi bạn đánh tôi. Cánh tay dùng để ôm nhau, chứ
không phải để đánh nhau".


Nếu bạn khuyến khích trẻ em dùng câu nói này, chúng có thể nhanh chóng sử dụng
câu nói này một cách độc lập. Bất hòa sẽ giảm đi nhanh chóng khi kỹ năng giao tiếp
thích hợp phát triển.

Nếu có một xung đột khác nghiêm trọng hơn, hãy yêu cầu học sinh ngồi xuống.
• Hỏi một đứa trẻ xem nó cảm thấy gì
khi những người khác lắng nghe, hỏi đứa
trẻ thứ hai: "Người bạn kia nói gì vậy?". Sau khi nó nhắc lại, hỏi đứa trẻ đó câu hỏi
tương tự; "Em cảm thấy thế nào…" và yêu cầu đứa trẻ thứ nhất nhắc lại câu nói đó.
• Sau đó yêu cầu mỗi một em nói với người khác những điều mà nó không thích
người khác làm. Yêu cầu những người nghe nhắc lại những người kia nói gì.

© LVEP 11

• Sau đó, yêu cầu chúng nói những điều mà chúng không thích người khác làm.
Mỗi người nghe phải nhắc lại những điều mà mỗi người nói.

• Hỏi xem chúng có thể làm điều đó trong một khoản thời gian nhất định không.
Thu xếp một khoảng thời gian để chúng có thể thực hiện điều đó thành công. Đối với
những học sinh nhỏ, hỏi: "Em có thể thực hiện điều đó khi chơi xếp hình không?" hay
" Em có thể làm điều đó cho đến lúc nghỉ giải lao không?".

• Khi chúng chơi với nhau ngoan ngoãn hãy khen ngợi chúng rằng đã chơi với
nhau rất hòa thuận.

Trong hoạt động trên, điều quan trọng là người lớn khuyến khích trẻ em trực tiếp nói
với nhau và nhắc lại điều người khác nói. Khi nói về tình cảm của mình, những sự
bực tức sẽ tự nhiên giảm đi và nhất là khi mỗi đứa trẻ nhắc lại người khác cảm thấy gì
và giáo viên cũng ngồi đó lắng nghe. Người lớn đừng tham dự như một "quan tòa".
Việc đưa ra những lời chỉ trích, những bài học đạo đức và phán xử đều làm giảm đi

hiệu quả của quá trình trên. Một trong những mục đích của quá trình này là để cho trẻ
học giao tiếp và tiếp cận với những phương pháp phù hợp.

Tóm tắt các bước của việc giải quyết xung đột:

Giáo viên hỏi từng em có bất hòa với nhau, yêu cầu lắng nghe khi người khác nói sau
đó em có thể nhắc lại những điều mà người kia vừa nói.

Hỏi từng em:

Em cảm thấy thế nào?
Em muốn (tên người kia) không làm gì?
Em muốn (tên người kia) làm gì?
Cả hai em có thể làm được điều đó không?
Bạn đó nói gì gì? (nhắc lại)
Bạn đó nói gì gì? (nhắc lại)
Bạn đó nói gì gì? (nhắc lại)

(Đưa ra một khoảng thời gian để chúng làm điều đó và khen ngợi cả hai em khi chúng
hoàn thành thời gian trên.)


Bài 12
Giải quyết bất hòa

Thực hành: Yêu cầu trẻ em nhắc lại những câu mà chúng đã học hôm trước.

Cánh tay để ôm nhau

Cánh tay dùng để ôm nhau chứ không phải để đánh nhau


Và khi một người nào đó dùng tay để đánh. Chúng có thể nói:


Tôi không thích tay anh khi anh làm việc đó. Cánh tay là để ôm nhau
chứ không phải để đánh nhau.

© LVEP 12

Yêu cầu trẻ thực hành câu nói trên vài lần, khuyến khích chúng nói một cách rõ ràng
và cương quyết.

Giải thích:

• Đôi khi điều này rất quan trọng để nói với mọi người khi chúng ta cảm thấy
buồn, tức giận hay bối rối. Nếu một em có vấn đề không ổn với ai đó. Trẻ có thể nói
với giáo viên hay người trợ lý của giáo viên, và thông thường người lớn sẽ giúp trẻ
giải quyết vấn đề với em khác.

• Khi chúng ta nói với nhau, chúng ta sẽ hiểu nhau, và có thể giải quyết vấn đề.

• Khi có một vấn đề xảy ra, ba câu hỏi
sau có thể giúp chúng ta giải quyết vấn
đề:

Em cảm thấy thế nào?
Em muốn bạn kia không làm điều gì?
Em muốn bạn kia làm điều gì?

Thảo luận: Dán câu hỏi thứ nhất lên bảng: Em cảm thấy thế nào, hỏi:


s
Em cảm thấy thế nào khi ai đó đánh em?
s
Em cảm thấy thế nào khi ai đó chửi em?
s
Em không thích các bạn làm điều gì nữa?
s
Em cảm thấy thế nào khi các bạn làm điều đó?

Hãy lắng nghe và chấp nhận tất cả những câu trả lời. Khi chúng trả lời giáo viên có
thể vẽ một khuôn mặt buồn hay tức giận tùy theo câu hỏi.

Dán câu hỏi thứ hai: Em muốn bạn kia làm điều gì? Nhắc lại những điều mà người kia
vừa nói bạn ấy không thích ở các câu hỏi vừa rồi. Hỏi:
s Em không thích các bạn khác làm điều gì nữa?
Dán câu hỏi thứ ba: Em thích các bạn làm điều gì? Hỏi:

s
Thay vào đó em thích bạn làm gì?
s
Những việc thân thiện em có thể làm là gì?
s
Mọi người có thể làm những việc gì?
s
Những việc tốt lành mọi người có thể làm là gì?

Cám ơn chúng vì những câu trả lời.

Trình diễn cách giải quyết bất hòa: Yêu cầu hai học sinh tình nguyện đóng vai trình

diễn cách giải quyết một bất hòa "dự kiến". Giải thích quá trình – mỗi học sinh sẽ
được hỏi những câu hỏi giống nhau. Mỗi học sinh cần lắng nghe cẩn thận để có thể
nhắc lại lời nói của người khác. Trong quá trình này giáo viên hỏi ba câu hỏi và yêu
cầu mỗi đứa trẻ nhắc lại câu trả lời của người khác. (xem tóm tắt các bước giải quyết
bất hòa ở trang trước).



© LVEP 13

Bài hát
Điệp khúc Tôi không muốn là một người độc ác
Hôm nay tôi muốn bình yên
Tôi không muốn là một người độc ác
Độc ác bỏ chạy nơi xa!
Lời:
Khi độc ác bỏ đi
Tôi cười vang và hò reo
Làm thế nào để độc ác bỏ đi?
Nếu tôi bình tĩnh chốc lát
Và cất lên tiếng cười
Mọi việc sẽ trở nên tốt đẹp.

Sự độc ác ở trong tôi
Luôn luôn tức giận,
Muốn gây sự và không bao giờ chăm lo.
Tôi tự ôm mình.
Kết quả của tình yêu.
Và sự độc ác biến mất.


(Nhắc lại điệp khúc 2 lần).
Max và Marcia Nass


Bài 13
Tình cảm

Thảo luận những vấn đề Hòa bình sau đây: Hòa bình khi có những tình cảm tốt ẹp
trong lòng. Sau đó, hỏi:

s
Em cảm thấy thế nào khi một bạn khác nói những điều tốt đẹp với em?
s
Em cảm thấy thế nào khi một người làm những điều tốt đẹp?
s
Em muốn người khác làm điều gì?

Dẫn dắt học sinh thực hiện bài tập Ngôi sao bình yên (ở bài 3).

Hoạt động: Yêu cầu học sinh hình thành nhóm hai người. Yêu cầu mỗi cặp học sinh
vẽ một bức tranh về những việc tốt mà trẻ muốn làm và muốn những người khác làm.


Bìa 14
Những tấm thiếp giải quyết bất hòa.

Xem lại mẫu câu dùng khi một đứa trẻ muốn chấm dứt một sự bất hòa với một đứa trẻ
đã gây sự đánh nhau:

• Tôi không thích tay bạn khi bạn làm điều đó. Cánh tay là để ôm nhau chứ không

phải để đánh nhau.

Xem lại ba bước mà chúng ta đã nói tới khi có một bất hòa:
© LVEP 14


• Em cảm thấy thế nào?
• Em muốn bạn kia không làm điều gì?
• Em muốn bạn kia làm điều gì?

Bài 13 đã tiến hành thảo luận tất cả ba câu hỏi này với học sinh. Lần này hãy viết ra
tất cả những câu trả lời.

Hoạt động: Đối với những học sinh còn nhỏ, yêu cầu chúng vẽ một bức tranh về
những việc chúng muốn người khác làm thay vì đánh nhau. Đối với học sinh 6 – 7
tuổi, yêu càu chúng hình thành những nhóm nhỏ. Mỗi nhóm có thể làm một tấm thiếp
về những điều trẻ em không muốn người khác làm và một tấm thiếp về những điều
chúng muốn người khác làm. Yêu cầu chúng hình thành một tấm thiếp trong giờ học
này và tấm thứ hai làm khi học bài 15.

Kết thúc bài học bằng một bài hát. Hay bạn có thể cho trẻ đứng thành vòng tròn múa
hát tập thể.


Bài 15
Những tấm thiếp giải quyết bất hòa

Bắt đầu học bằng một bài hát.

Hoạt động: Hoàn thành các tấm thiếp ở bài 14. Sau đó yêu cầu mỗi nhóm chia sẻ

những tấm thiếp của chúng (hay bức tranh) với cả lớp.

Hai học sinh tình nguyện trình diễn cách giải quyết xung đột, như đã tiến hành ở bài
13.

Kết thúc bài học với bài tập thực hành Ngôi sao bình yên ở bài 3.


Bài 16
Những tấm mặt nạ Hòa bình

Hoạt động: Hãy nói với trẻ rằng hôm nay chúng ta có thể làm một mặt nạ của một con
thú nào đó (hoặc vẽ nếu điều này thích hợp với nền văn hóa của học sinh hơn). Hãy
suy nghĩ tại sao những con thú này lại giống như những biểu tượng của hòa bình.

Câu mẫu: Sau khi trẻ con làm xong mặt nạ, chúng có thể chia sẽ ý nghĩ bằng cách nói
theo mẫu: "Tôi là một Tôi muốn có hòa bình bởi vì ".

Kết thúc bài học bằng một bài hát, hay trẻ có thể đeo mặt nạ và nhảy múa, hát về
những bài hát hòa bình. Mỗi con vật đều rất thân thiết với những con vật khác.





© LVEP 15

Bài 17
Câu chuyện


Bắt đầu bằng một bài hát.

Hoạt động: Hyax kể một câu chuyện khác về hòa bình trong nền văn hóa của trẻ, sau
đó thảo luận và thực hiện một hoạt động nghệ thuật hay biểu diễn múa hát.


Bài 18
Những bức tranh về thế giới hòa bình

Bài tập tưởng tượng: Thực hiện bài tập tưởng tượng về thế giới hòa bình ở bài 4.

Thảo luận: Hỏi xem đã tưởng tượng thấy điều gì và về những tình cảm của chúng
trong bài tập này.

Hoạt động: Chia thành những nhóm nhỏ và cho phép mỗi nhóm nhỏ vẽ hoặc tô màu
một bức tranh về một thế giới hòa bình trên một tờ giấy to. Bật một bản nhạc êm dịu
và đề nghị trẻ tận hưởng những cảm giác bình yên như chúng đã thể hiện ở bức tranh.
Hãy để cho chúng có vài ngày để thể hiện bức tranh đó.

Kết thúc bài học bằng một bài hát.


Bài 19
Những bức tranh về thế giới hòa bình

Bắt đầu bài học bằng một bài hát về hòa bình.

Thảo luận vấn đề về hòa bình sau: Hòa bình có những ý nghĩa gì đối với chính mình
và đối với những người khác?


Hoạt động: Hãy để cho các nhóm trẻ em tiếp tục hoàn thiện bức tranh của chúng. Trẻ
có thể muốn thêm một số thứ vào bức tranh mà chúng đã làm trước đó trong những
bài học về hòa bình.



Bài 20
Trò chơi chim hòa bình

Hãy bắt đầu bằn một bài hát về hòa bình.

Thảo luận vấn đề về hòa bình sau: Hòa bình bắt đầu từ mỗi người trong chúng ta.

Hoạt động: Hình thành những ô vuông cho trò chơi hòa bình hoặc cho một trò chơi
phù hợp với bảng trò chơi của trẻ trong nước bạn. Nếu trò chơi trên bảng là quá phức
tạp đối với trẻ 3 – 4 tuổi, chúng có thể thích làm những ô vuông.

© LVEP 16

Trò chơi chim bồ câu được bắt đầu từ một trò chơi của Tây Ban Nha, gọi là trò chơi
con ngỗng. Trò chơi Tây Ban Nha này có những ô vuông, tạo thành hình xoáy trôn ốc.
Những nhóm trẻ có thể làm những bảng trò chơi, vẽ những thứ khác nhau trên một
mẫu giấy nhỏ sau này có thể gián trên tờ giấy lớn hơn theo xoáy trôn ốc. Hay mỗi
thành viên có thể làm thành một ô vuông, sau đó các ô vuông được đặt trên sàn lớp
hay ngoài sân thành một hình trôn ốc lớn. Theo nguyên gốc của trò chơi, trẻ em có thể
dùng con xúc xắc hay người ghi điểm khi chơi. Sau này cũng có thể dùng con xúc xắc
nhưng cũng có thể thay thế bằng những ô vuông trên mặt đất khi chúng kết thúc trò
chơi.

Thảo luận: Yêu cầu học sinh suy nghĩ xem chúng muốn làm những bức tranh gì cho

trò chơi này. Có thể là những con chim bồ câu hay những biểu tượng khác của hòa
bình. Một trong năm bức tranh phải là một con chim hòa bình. Hai trong năm bức
tranh đó có thể là những sự việc phá vỡ hòa bình. Đối với yêu cầu này đề nghị trẻ vẽ
những bức tranh về những việc mà chúng không thích người khác làm. Sắp xếp các
bức tranh sao cho hình vuông thứ năm là một con chim hòa bình, sau đó là 10, 15,
20 cũng là tranh những con chim hòa bình. Bức tranh cuối cùng nhất thiết phải là
một bức tranh về một thế giới bình yên.

Luật chơi: Để chơi, một đứa trẻ xóc xúc xắc. Khi một đứa trẻ dừng lại bức tranh con
chim hòa bình, nó kêu lên: "Hòa bình đến, chim hòa bình, tôi bay trên cao", rồi
chuyển động tới con chim tiếp theo (năm khoảng cách). Nếu đứa trẻ dừng lại ở ô
vuông phá vỡ hòa bình, nó sẽ đưa ra lời kết luận: "Tôi không thích khi bạn làm việc
đó, tôi muốn bạn dừng lại" hoặc đó là một bức tranh về một người đánh người nào
khác, nó có thể kêu lên: " Cánh tay là để ôm nhau, không phải để đánh nhau". Khi
một đứa trẻ nghĩ về một giải pháp, nó tiến đến ô vuông tiếp theo. Trò chơi kết thúc
khi mỗi người đến được ô vuông cuối cùng về một thế giới hòa bình. Cho phép trẻ
động viên và giúp đỡ lẫn nhau. Giáo viên yêu cầu cả lớp vỗ tay khi tất cả bọn trẻ đến
được ô vuông cuối cùng.
- Encarnacion Royo Costa


Bài 21
Chơi trò chim hòa bình

Bắt đầu bằng một hoạt động Ngôi sao bình yên (bài 3).

Hoạt động: Chơi trò chơi chim hòa bình mà trẻ đã làm ở bài học trước. Trước tiên giải
thích luật chơi, sau đó yêu cầu trẻ thực hành những câu nói khi đáp xuống con chim
hòa bình ở ô vuông bất hòa. Sau đó yêu cầu chúng chơi.


Kết thúc bằng một bài hát về hòa bình.


Bài 22
Lễ kỹ niệm hòa bình

Bắt đầu bằng một bài hát về hòa bình.

© LVEP 17

Thảo luận về tất cả các hoạt động mà trẻ đã thực hiện trong suốt thời gian học về hòa
bình. Chiêm ngưỡng tất cả các công trình mà chúng đã làm được đặt trong lớp.

Thực hiện hoạt động Ngôi sao bình yên.

Thực hiện một điệu múa hay một trò chơi về hòa bình mà cả lớp đã sáng tác ra.

Kết thúc bằng một bài hát hòa bình. Dĩ nhiên hãy chia nhau bánh kẹo có hình những
ngôi sao.

×