Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Phương hướng giải pháp phát triển cho các doanh nghiệp nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.4 KB, 26 trang )

Phương hướng giải pháp phát triển cho các doanh nghiệp
Nhà nước
LỜI MỞ ĐẦU
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã đề ra đường lối đổi mới kinh tế theo
hướng phát triển một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Theo đó, chúng ta
khuyến khích sự phát triển mạnh mẽ của tất cả các thành phần kinh tế. Đặc biệt
kinh tế Nhà nước mà nòng cốt là các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), phải đủ
mạnh để giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.
Sức mạnh của DNNN không chỉ thể thể hiện ở quyền lực hành chính của
Nhà nước mà còn ở sức mạnh kinh doanh thực sự của doanh nghiệp. Thí điểm
thành lập các Tổng công ty Nhà nước theo hướng hình thành và phát triển các
tập đoàn kinh tế mạnh là một chủ trương đúng đắn của Nhà nước ta nhằm tổ
chức lại khu vực kinh tế Nhà nước, tạo nền tảng cho sự ổn định và phát triển
kinh tế đất nước. Thực tế hoạt động của các Tổng công ty Nhà nước trong
những năm qua đã đạt được những thành tựu rất đáng khích lệ, ngày càng khẳng
định được vai trò chủ đạo của DNNN trong nền kinh tế. Tuy nhiên về mô hình
tổ chức Tổng công ty Nhà nước vẫn còn nhiều vấn đề phải bàn. Để nâng cao sức
cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của Tổng công ty, tiến tới xây dựng một số
Tổng công ty đạt được các yêu cầu cơ bản của một tập đoàn kinh tế, cần phải
tổng kết, đánh giá lại mặt mạnh, mặt yếu của mô hình Tổng công ty, từ đó có
biện pháp, chính sách tăng cường, củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của
Tổng công ty, lựa chọn các Tổng công ty Nhà nước quan trọng, hoạt động có
hiệu quả, có khả năng và điều kiện để xây dựng thành lập đoàn kinh tế mạnh.
Trong bài viết này em xin đề cập đến một số phương hướng, biện pháp nhằm
giải quyết vấn đề trên.
1
NỘI DUNG
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG CÁC TỔNG CÔNG TY
THỰC SỰ TRỞ THÀNH CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ LỚN MẠNH
1. Các Tổng công ty Nhà nước có quy mô lớn (Tổng công ty 91,90) là


công cụ quan trọng để Nhà nước điều tiết nền kinh tế theo định hướng xã hội
chủ nghĩa.
Trong quá trình chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần,
Đảng và Nhà nước luôn nhận thức rõ sự cần thiết phải có một khu vực kinh tế
Nhà nước đủ mạnh, hoạt động có hiệu quả để giữ vững vai trò điều tiết nền kinh
tế, tạo chỗ dựa vật chất cho Nhà nước trực tiếp điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Một
hệ thống các DNNN hoạt động có hiệu quả là một tác nhân quan trọng để Nhà
nước làm đối tượng với các thành phần kinh tế khác trong việc kìm chế những
sự phát triển mất cân đối của nền kinh tế do các thành phần kinh tế tư nhân gây
ra (do chạy theo lợi nhuận đơn thuần), kìm chế sự lũng đoạn của các thành phần
kinh tế khác trong từng ngành hàng, lĩnh vực cụ thể. Nhờ đó, Nhà nước có thể
hướng nền kinh tế đó theo chiến lược đã chọn. Các DNNN là lực lượng vật chất
để Nhà nước ta thực hiện sử định hướng XHCN. Muốn xây dựng chủ nghĩa xấ
hội, nhất thiết Bộ phận sở hữu này phải được củng cố, phát triển, phải được xem
vừa là mục tiêu, vừa là phương tiện để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Không có các
nhân tố kinh tế xã hội chủ nghĩa đủ sức liên kết, dẫ dắt các thành phần kinh tế
khác đi theo quỹ đạo của CNXH, chắc chắn sẽ không thể có được CNXH. Đặc
biệt, trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần với sự cạnh tranh của các
doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế thì điều đó là tất yếu. Nếu hệ thống
các DNNN không được củng cố, lớn mạnh, không đủ sức mạnh vật chất để trụ
vững trong cạnh tranh, Nhà nước XHCN sẽ không thể có lực lượng vật chất để
điều tiết hoạt động của nền kinh tế đi theo định hướng XHCN.
2
Để đảm bảo cho các DNNN đủ làm đối tượng với các doanh nghiệp thuộc
các thành phần kinh tế khác, chúng ta đang xucs tiến xây dựng các tập đoàn kinh
doanh mạnh của Nhà nước mà bước đầu là việc thành lập các Tổng công ty 91
(Quyết định 91/Ttg) và 90 (Quyết định 90/Ttg) việc thành lập các Tổng công ty
này nhằm tập trung vốn, kỹ thuật để tăng cường sức cạnh tranh, tự vươn lên
giành vị trí chi phối ngành hàng hoặc một số ngành hàng, trở thành xương sống
của nền kinh tế. Các Tổng công ty Nhà nước hiện nay chiếm khoảng 80% sản

lượng và vốn của khu vực DNNN, có khả năng chi phối toàn Bộ nền kinh tế.
Việt Nam.
2. Thành lập các Tổng công ty Nhà nước là một biện pháp để sắp xếp
lại các DNNN.
Nhằm khắc phục sự dàn trải và nâng cao hiệu quả hoạt động của các
DNNN, thời gian qua Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách sắp xếp lại
DNNN. Đặc biệt, ngày 7/3/1994, thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số
s90/Ttg và 91 Ttg thành lập 18 - Tổng công ty có quy mô quốc gia và 73 Tổng
công ty có quy mô nhỏ hơn. Gọi tắt là các Tổng công ty 91,90. Theo các quyết
định này thì tất cả các Tổng công ty (được thành lập trước đó) không đủ điều
kiện về vốn, tài sản phải hạ cấp. Hiện nay, các Tổng công ty Nhà nước này thu
hút gần 1100 DNNN là thành viên hạch toán độc lập hoặc phụ thuộc, chiếm
khoảng 30% tổng số DNNN đang hoạt động và khoảng 70% doanh nghiệp do
trung ương quản lý. Tính đến cuối năm 1999, cả nước có 5.925DNNN, mặc dù
số lượng DNNN giảm gần 50% so với năm 1989 song DNNN vẫn giữ vị trí
quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
3. Thí điểm thành lập các Tổng công ty Nhà nước theo hướng hình
thành và phát triển các tập đoàn kinh tế mạnh là một chủ trương đúng đắn
của Nhà nước ta.
Các Tổng công ty hiện nay về cơ bản là doanh nghiệp 100% vốn Nhà
nước, vận hành theo cơ chế “công ty mẹ”, “công ty con”. Đây chính là bước
khởi đầu cho việc hành thành cáctập đoàn kinh tế lớn, kinh doanh đa ngành, có
hiệu quả và sức cạnh tranh cao. Tại hội nghị sơ kết mô hình Tổng công ty Nhà
3
nước, nhìn chung, lãnh đạo các Tổng công ty đều tán thành ý kiến thí điểm mô
hình “công ty mẹ, công ty con”. Tổng giám đốc Tổng công ty dệt may, ông Bùi
Xuân Khu nói: “công ty mẹ - công ty con là mô hình rất linh hoạt và hoạt động
theo dạng tập đoàn lớn. Mô hình này sẽ đem lại hiệu quả và sự hợp tác cao hơn
trong công việc”. Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Thuỷ sản Việt Nam cho biết: “
công ty mẹ- công ty con là mô hình tập đoàn kinh tế có quy mô lớn về vốn, lao

động, doanh thu và thị trường. áp dụng mô hình này, Tổng công ty Thủy sản
Việt Nam sẽ có phạm vi hoạt động rộng, kinh doanh đa ngành, đa nghề, nhiều
lĩnh vực. Công ty mẹ sở hữu số lượng vốn lớn, giữ cổ phần chi phối trong công
ty con. Bên cạnh các tổ chức sản xuất, kinh doanh còn các tổ chức tài chính,
ngân hàng, bảo hiểm...”.
Để nâng cao sức cạnh tranh và nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổng
công ty tiến tới xây dựng một số Tổng công ty đạt được các yêu cầu cơ bản của
một tập đoàn kinh tế, trước hết phải tổng kết, đánh giá lại để thấy sẽ mặt mạnh
mặt yếu của từng Tổng công ty, thứ hai là có biện pháp, danh sách tăng cường,
củng cố các Tổng công ty, thứ ba là lựa chọn các Tổng công ty Nhà nước quan
trọng hoạt động có hiệu quả để xây dựng thành lập tập đoàn kinh tế mạnh.
II. TỔNG KẾT LẠI MÔ HÌNH TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC
1. Mô hình tổ chức Tổng công ty Nhà nước
Hiện nay, các Tổng công ty Nhà nước được tổ chức theo quyết định số
90/ Ttg và 91/Ttg ngày 7/3/1994 của thủ tướng Chính phủ gọi tắt là Tổng công
ty 90 và Tổng công ty 91. Các Tổng công ty này vận hành theo cơ chế “công ty
mẹ” và “công ty con”; tổ chức gồm: Hội đồng quản trị (HĐQT); Tổng giám đốc
(TGĐ), Ban kiểm soát; các đơn vị thành viên.
Tổng công ty 90 và Tổng công ty 91 được phân biệt dựa trên quy mô v ốn
pháp định, số lượng doanh nghiệp thành viên; cấp có thẩm quyền quyết định
thành lập, phê chuẩn điều lệ và bổ nhiệm nhân sự Bộ máy của Tổng công ty.
Việc lựa chọn mô hình Tổng công ty như trên, lúc đầu, sự hoạt động có
thể chưa có hiệu quả so với mô hình doanh nghiệp hoạt động độc lập thành lập
theo quyết định 338; song, cái được lớn là giảm đáng kể số lượng doanh nghiệp
4
trực thuộc Bộ quản lý ngành hay cấp hành chính địa phương cũng như giảm số
lượng doanh nghiệp không cần thiết, tiếp tục duy trì qua sắp xếp lại khi đưa vào
Tổng công ty. Cái được lớn và cơ bản tạo cho Bộ và cấp hành chính địa phương
thực hiện đúng đắn chức năng quản lý Nhà nước đáp ứng yều cấp thiết việc
nâng cao hiệu quả và hiệu lực hoạt động của Bộ máy quản lý hành chính hiện

nay.
2. Các kết quả bước đầu.
Hiên nay, cả nước có 17 Tổng công ty 91, 74 Tổng công ty 90. Các Tổng
công ty này đã dung nạp gần 1100 DNNN làm thành viên, tương đương 70% số
DNNN đo trung ương quản lý; chiếm s80% tổng số vốn và giá trị sản lượng của
DNNN. Do đó, các Tổng công ty Nhà nước không những chi phối cơ bản khu
vực DNNN mà còn chi phối cả nền kinh tế. Kết quả bước đầu như sau:
* Các Tổng công ty Nhà nước đã đi vào ổn định, khắc phục khó khăn,
vươn lên đạt kết quả đáng kể về sản xuất, kinh doanh.
Hầu hết các Tổng công ty đều đạt mức tăng trưởng được giao về tổng sản
lượng sản xuất, tổng doanh thu, nộp ngân sách, lãi, lỗ, thu nhập bình quân người
lao động, kim ngạch xuất khẩu nhập khẩu và một số chỉ tiêu quan trọng khác
đầu tăng trưởng qua các năm. Có một số Tổng công ty ngày càng lớn mạnh, có
thêm lực phát triển, hoạt động có hiệu quả, ổn định, vững chắc; như Tổng công
ty Bưu chính - Viễn thông, Tổng công ty dầu khí, Tổng công ty Than, Tổng
công ty điện lực, Tổng công ty Hàng Không, Tổng công ty Xi măng, Tổng công
ty Thuốc lá, Tổng công ty Rượu bia, nước giải khát, Tổng công ty Xăng dầu.
Các Tổng công ty này không chỉ đạt được các chỉ tiêu hiện tăng trưởng
mà thị phần của ngành ngày càng được mở rộng, tỷ lệ huy động năng lực sản
xuất cao.
* Các Tổng công ty ngày càng thể hiện được sức mạnh kinh tế và kinh
doanh, khẳng định vai trò, tác dụng của nó trên thực tế đối với hầu hết các ngành
kinh tế - kỹ thuật quan trọng của nền kinh tế nước ta.
Các Tổng công ty có sức mạnh cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh và
thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước. Một số loại sản phẩm của một số ngành
5
kinh tế do các Tổng công ty sản xuất đã và đang có vị trí đứng ở thị trường nước
ngoài, tạo khả năng tự cân đối được kim ngạch xuất nhập khẩu nhhư ngành
Rượu - bia - nước giải khát, thuốc lá, Than, May mặc, Dầu khí.
Nhìn chung các Tổng công ty có khả năng và thực lực để thực hiện các

nhiệm vụ và chiến lược phát triển ngành do Chính phủ giao. Các Tổng công ty
91 v à 90 đã được tổ chức và hoạt động ở tất cả các ngành kinh tế - kỹ thuật
quan trọng của đất nước. Do tiềm hợp vê số lượng các doanh nghiệp thành viên
và nguồn lực tích tụ, tập trung vốn, vào động, khoa học công nghệ, trình độ tổ
chức quản lý, nên các Tổng công ty đã có vai trò chủ đạo và chi phối cả trong
sản xuất và thị trường đối với các ngành kinh atế. Đối với một số ngành kinh tế
lớn, vai trò tác dụng của Tổng công ty ở chỗ tạo lập được trật tự trong sản xuất
và thị trường tiêu thụ thông qua cơ chế thống nhất quản lý và điều hành toàn
Tổng công ty và trực tiếp ký hợp đồng vơí các hộ tiêu thụ lớn, ổn định, lâu dài.
Điểm hình nhất là Tổng công ty Than, Tổng công ty Điện lực trong quản lý
thống nhất các đầu mối tiêu thụ. Còn hầu hết các Tổng công ty đều quản lý
thống nhất được các đầu mối thị trường xuất nhập khẩu.
* Đa ngành, đa lĩnh vực trong hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó có
ngành chủ đạo mang tên của Tổng công ty.
Thực tế hoạt động đã khẳng định được hướng hoạt động kinh doanh đa
ngành, đa lĩnh vực của các Tổng công ty là đúng đắn, nâng cao được hiệu quả và
vị trí của mỗi Tổng công ty trong cơ chế kinh tế thị trường đa thành phần với mở
cửa với thị trường bên ngoài, thích ứng được với các tình huống chuyển đổi của
nền kinh tế. Kinh nghiệm và thực tế hiện nay cho thấy đa dạng hoá hoạt động
theo đa ngành, đa lĩnh vực có ngành kinh tế chủ lực là thiết thực, đem lại hiệu
quả cao đối với các Tổng công ty.
3. Những vấn đề đặt ra trong hoạt động sản xuất của Tổng công ty.
Qua gần 6 năm hoạt động, bên cạnh những thành tích đạt được, mô hình
Tổng công ty Nhà nước cũng đã Bộc lộ một số mặt còn yếu kém.
3.1. Về tổ chức và các mối quan hệ, chức năng phân cấp hoạt động.
3.1.1. Vai trò của Hội đồng quản trị
6
Theo điều lệ mẫu Tổng công ty, cơ cấu và Bộ máy của mô hình Tổng
công ty mới gồm có: HĐQT, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc và Bộ máy giúp
việc. Tổng công ty được quản lý bởi HĐQT và được điều hành bởi Tổng giám

đốc. Nhưng trong thực tế thời gian qua, vai trò của HĐQT trong các Tổng công
ty hầu như rất mờ nhạt. Có một số Tổng công ty đã hoạt động vài năm rồi mà
vẫn chưa đủ số lượng thành viên HĐQT. Cá biệt, có Tổng công ty cho tới tận
đầu năm 1999 mới có chủ tịch HĐQT. Theo báo cáo của ban đổi mới quản lý
doanh nghiệp trung ương thì “Qua thực tế hoạt động cho thấy một số thành viên
HĐQT không đủ năng lực dù thiếu am hiểu chuyên môn quản lý, chưa gắn bó
với hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty”. Và chức danh Chủ tịch
HĐQT cũng gây nhiều tranh cãi trong giới doanh nghiệp. Nhiều người cho rằng,
Chủ tịch HĐQT là một chức danh “hữu danh vô thực, là nơi để giải quyết chính
sách” cho các cán Bộ đã quá tuổi nhưng chưa về hưu... Phát biểu tại hội nghị
tổng kết mô hình Tổng công ty, hầu hết ý kiến của các đại biểu đều cho rằng,
thời gian qua HĐQT đã không khẳng định được vị trí của mình trong Tổng công
ty. Điều đó một phần do cơ chế, chính sách chưa rõ ràng, nhưng phần chủ yếu
vẫn là cán Bộ thành viên của HĐQT không đủ năng lực để đảm nhận nhiệm vụ
mới mẻ này, đặc biệt là chức danh HĐQT.
3.1.2. Mối quan hệ giữa HĐQT và ban Tổng giám đốc.
Cho đến nay vẫn còn nhiều vướng mắc trong các quyết định về quyền đại
diện chủ sở hữu tài sản Nhà nước trong DNNN, vai trò và trách nhiệm của Chủ
tịch HĐQT chưa được xác định rõ nên đôi khi vẫn chưa có sự phối hợp nhịp
nhàng giữa HĐQT và ban TGĐ. Cùng một số vốn được giao nhưng cả Chủ tịch
HĐQT và TGĐ đều phải ký nhận. Như vậy, trách nhiệm thì tập thể nhưng người
điều hành chỉ là Tổng giám đốc. HĐQT tuy có trách nhiệm giám sát nhưng vốn
của các DNNN lại không thuộc quyền sở hữu của mình. Do đó, trách nhiệm và
quyền hạn của HĐQT cũng bị giới hạn. Hiện nay, giám đốc của các doanh
nghiệp thành viên chủ lực hầu hết chưa tham gia HĐQT của Tổng công ty vì
muốn tách chức năng quản lý và chức năng điều hành, nhưng thực tế hai chức
năng này gắn bó tới hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty. Có nơi HĐQT trong
7
khi chưa thực hiện tốt chức năng. Chủ yếu như xây dựng chiến lược, quyết định
dự án đầu tư, lựa chọn cán bộ nhưng lại sa vào lĩnh vực điều hành của Tổng

giám đốc. Có nơi Tổng giám đốc quyết định các vấn đề thuộc quyền hạn của chủ
tịch HĐQT. Lại có nơi chủ tịch HĐQT lại bao biện công việc điều hành của
giám đốc. Thực tế hiện nay cho thấy, nơi nào uy tín và trình độ của chủ tịch
HĐQT cao hơn thì thường can thiệp vào hoạt động kinh doanh, lấn quyền của
giám đốc, biến HĐQT thành cơ quan chủ quản của doanh nghiệp. Ngược lại, nơi
nào trình độ và uy tín của Tổng giám đốc cao hơn thì vai trò của HĐQT trở lên
mờ nhạt. Sở dĩ có tình trạng trên là vì quyền hạn và trách nhiệm ở đây được
phân công không xuất phát từ lợi ích kinh tế mà hoàn toàn xuất phát từ năng lực
quản lý hành chính.
3.2. Mối quan hệ giữa Tổng công ty với các đơn vị thành viên và giữa
các đơn vị thành viên với nhau.
* Sự dính kết “hữu cơ” giữa các doanh nghiệp thành viên với Tổng công
ty chưa thực sự tồn tại; động lực xây dựng Tổng công ty đối với các đơn vị
thành viên bị thả nổi, không phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn Tổng
công ty.
Sau khi tham gia vào Tổng công ty, các DNNN thành viên hầu như hạch
toán độc lập. Họ phải tự “xoay sở”, tự lo công ăn việc làm, tự lo lỗ, lãi, các Tổng
công ty gần như không có vai trò gì. Đặc biệt sau khi Chính phủ ban hành nghị
định số 44/1998/NĐ - CP (ngày 29/6/98) và việc chuyển DNNN thành Công ty
cổ phần, một số doanh nghiệp trong các Tổng công ty Nhà nước đã được thí
điểm tiến hành cổ phần hoá. Điều đó có nghĩa là các doanh nghiệp này đã tách
hoàn toàn khỏi sự kiểm soát của Tổng công ty và hoạt động theo một luật mới:
luật công ty.
Theo số liệu điều tra ở TPHCM và Hà Nội thì chỉ có khoảng 13% các
doanh nghiệp (mà đa phần là nhỏ hay hoạt động chưa có hiệu quả) là cần có
Tổng công ty. Điều này cho thấy mô hình Tổng công ty chỉ có một phần tác
dụng với một số doanh nghiệp chưa khẳng định được trên thị trường và một số
các doanh nghiệp đặc thù. Còn phần lớn các doanh nghiệp khác thì mô hình
8
Tổng công ty là không cần thiết và không ít doanh nghiệp đang mong muốn

“độc lập” với cả Tổng công ty.
Điều này cho thấy, sự điều hành của Tổng công ty với các công ty thành
viên chưa đem lại hiệu quả cao, chưa hội tụ được các anh tài từ các công ty về
với Tổng công ty. Hiện tại có không ít ý kiến đề nghị trực tiếp hoặc gián tiếp
xem xét lại mô hình tổ chức Tổng công ty và điều lệ hoạt động của nó.
Ngoài ra, chính tư tưởng độc lập theo nghị định 388/HĐBT đã làm một số
đơn vị thành viên của các Tổng công ty không liên kết được với nhau, hoạt
động rời rạc, chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn Tổng công ty.
Thậm chí các doanh nghiệp thành viên còn cạnh tranh lẫn nhau, gây thiệt hại
đến lợi ích của Nhà nước.
* Khác với các tập đoàn kinh tế của nước ngoài, mối quan hệ giữa “công
ty mẹ” và “công ty con” là mối quan hệ mang tính hữu cơ chặt chẽ, “công ty
mẹ” chi phối hoạt động của công ty con bằng các quan hệ tài chính, thị trường, ở
các Tổng công ty của Việt Nam, mối quan hệ này chỉ mang tính “hành chính”,
“cơ học”. Tổng công ty điều hành hoạt động của các doanh nghiệp thành viên
bằng các quyết định, bằng các ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ của doanh
nghiệp với Tổng công ty. Điều này phản ánh một thực trạng là, nếu Tổng công
ty thực hiện vai trò của mình thì vô hình chung nó đã biến mình thành cấp chủ
quản cản trở hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thành viên.
Sở dĩ có mâu thuẫn trên là vì các Tổng công ty Nhà nước được thành lập
chủ yếu bằng con đường hành chính tổ chức chứ không áp dụng những yếu tố
của kinh tế thị trường. Theo cách thức này, các DNNN trong cùng một ngành
được gom góp lại và được tham gia vào một tổ chức gọi là Tổng công ty Nhà
nước. Có những DNNN tham gia vào Tổng công ty không phải là tự nguyện mà
bị gò ép, họ thậm chí không có quyền quyết định vận mệnh của chính mình. Tất
cả những điều này đã không tạo ra được sự gắn kết cần thiết giữa các đơn vị
thành viên với Tổng công ty và do đó không phát huy được sức mạnh tổng hợp
của Tổng công ty.
9
3.3. Thiếu sự phân công, phân cấp cụ thể, rõ ràng về quản lý Nhà nước

và thực hiện quyền chủ sở hữu Nhà nước đối với DNNN giữa chính phủ với
Bộ quản lý ngành, Bộ chức năng và UBND cấp tỉnh, cấp huyện nên mối quan
hệ giữa Tổng công ty với các cơ quan quản lý Nhà nước rất phức tạp, có quá
nhiều đầu mối, trách nhiệm giải quyết công việc không rõ ràng và khó xác
định trách nhiệm khi xảy ra hậu quả.
Hiện tại đại diện quyền sở hữu Nhà nước được dàn trải ở nhiều cơ quan
đại diện làm nảy sinh nhiều vấn đề phiền hà cho doanh nghiệp, tạo ra nhiều sơ
hở trong cơ chế quản lý vốn và tài chính của doanh nghiệp mà hậu quả khó
lường hết cho cả các cơ quan quản lý Nhà nước lẫn doanh nghiệp.
3.4. Qua thực tế hoạt động có một số Tổng công ty đang đòi hỏi phải có
giải pháp tổ chức sắp xếp lại như: Tổng công ty đá quý và vàng (Tổng công ty
91), Tổng công ty cơ khí năng lượng và mỏ (Tổng công ty 90).
3.5. Tình trạng thiếu vốn của các DNNN là phổ biến và nghiêm trọng.
Tổng công ty Nhà nước tuy được ưu tiên các điều kiện vật chất, nguồn lực để
phát triển nhưng tình hình cũng không sáng sủa hơn. Năm 1998, vốn Nhà nước
bình quân của Tổng công ty 91 là 3661 tỉ đồng (260 triệu USD). Nhưng trong số
17 Tổng công ty 91 có tới 14 Tổng công ty (82%) có mức vốn Nhà nước dưới
mức vốn bình quân, trong đó 6 Tổng công ty (35%) có mức vốn Nhà nước dưới
1000 tỉ đồng. Điều đó có nghĩa là chỉ có 3 Tổng công ty 91 có vốn Nhà nước là
lớn.
Đối với Tổng công ty 90, tình hìnhh vốn còn đáng buồn hơn. Hơn 20% số
Tổng công ty 90 vốn Nhà nước chỉ có dưới 100 tỉ đồng, trong đó ở 13 Tổng
công ty vốn từ ngân sách cấp cho mỗi Tổng công ty chỉ được dưới 40 tỉ đồng.
Với quy mô vốn nhỏ hẹp như vậy, e rằng các Tổng công ty khó mà thực
hiện được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của mình.
III. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CẦN LÀM ĐỂ CỦNG CỐ
VÀ PHÁT TRIỂN CÁC TỔNG CÔNG TY.
1. Chấn chỉnh Bộ máy tổ chức của HĐQT và xử lý lại mối quan hệ
giữa chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc.
10

×