ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
NGÂN HÀNG ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM CHUYÊN NGÀNH
LĨNH VỰC: VĂN HOÁ – XÃ HỘI (chuyên ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch )
Kỳ thi tuyển công chức cấp xã thuộc thành phố Hà Nội năm 2013
01. Thông tư số 06/2012/QĐ-NV ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn
về:
a Chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ của công chức xã, phường, thị trấn;
b Tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn;
c Cả hai phương án trên;
02. Theo Thông tư số 06/2012/QĐ-NV ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ, công
chức cấp xã có nhiệm vụ tham mưu, giúp UBND cấp xã tổ chức thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp xã trong các lĩnh vực nào sau đây:
a Văn hoá, thể dục thể thao, du lịch
b Thông tin, tuyền thông;
c Cả hai phương án trên;
03. Nhiệm vụ nào sau đây không phải là nhiệm vụ của công chức văn hóa – xã
hội cấp xã:
a Tham mưu, giúp UBND cấp xã tổ chức thực hiện, nhiệm vụ, quyền hạn của
UBND cấp xã trong lĩnh vực lao động, thương binh, xã hội theo quy định của
pháp luật;
b Tham mưu, giúp UBND cấp xã tổ chức thực hiện, nhiệm vụ, quyền hạn của
UBND cấp xã trong lĩnh vực tư pháp và hộ tịch theo quy định của pháp luật;
c Tham mưu, giúp UBND cấp xã tổ chức thực hiện, nhiệm vụ, quyền hạn của
UBND cấp xã trong lĩnh vực y tế, giáo dục theo quy định của pháp luật;
04. Công chức Văn hóa –xã hội cấp xã trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ nào
sau đây:
a Tổ chức, theo dõi và báo cáo về các hoạt động văn hoá, thể dục, thể thao, du
lịch, y tế và giáo dục trên địa bàn;
b Tổ chức thực hiện việc xây dựng đời sống văn hoá ở cộng đồng dân cư và xây
dựng gia đình văn hoá trên địa bàn cấp xã;
c Cả hai phương án trên
05. Công chức Văn hóa –xã hội cấp xã không phải trực tiếp thực hiện các
nhiệm vụ nào sau đây:
a Chủ trì, phối hợp với công chức khác thực hiện công tác hoà giải ở cơ sở;
b Thống kê dân số, lao động, việc làm, ngành nghề trên địa bàn;
c Thực hiện các hoạt động bảo trợ xã hội và chương trình xoá đói, giảm nghèo
trên địa bàn cấp xã;
06. Theo phân cấp quản lý nhà nước tại Quyết định số 11/2011/QĐ-UBND
1
ngày 02/3/2011 của UBND Thành phố Hà Nội, Thành phố quản lý:
a Cấp phép tổ chức biểu diễn nghệ thuật, quảng cáo, triển lãm, vũ trường;
b Tổ chức lễ hội cấp Thành phố;
c Cả hai phương án trên;
07. Theo phân cấp quản lý nhà nước tại Quyết định số 11/2011/QĐ-UBND
ngày 02/3/2011 của UBND Thành phố Hà Nội, thiết chế văn hóa nào dưới
đây thuộc quyền quản lý cấp Thành phố:
a Cung Văn hóa thể thao thanh niên Thành phố;
b Cung Thiếu nhi Hà Nội;
c Cả hai phương án trên;
08. Theo phân cấp quản lý nhà nước tại Quyết định số 11/2011/QĐ-UBND
ngày 02/3/2011 của UBND Thành phố Hà Nội, quận, huyện quản lý các di
tích nào sau đây:
a Văn Miếu – Quốc Tử Giám;
b Đền Quán Thánh;
c Di tích Đền Ngọc Sơn và Khu tượng đài Vua Lê;
09. Theo phân cấp quản lý nhà nước tại Quyết định số 11/2011/QĐ-UBND
ngày 02/3/2011 của UBND Thành phố Hà Nội, Quận, huyện, thị xã:
a Xác nhận danh sách cựu chiến binh được thực hiện mua, cấp thẻ BHYT;
b Xác nhận đối tượng là người có công hoặc thân nhân người có công được miễn
giảm khi đi cai nghiện tại các Trung tâm giáo dục LĐXH thuộc Thành phố quản
lý;
c Cả hai phương án trên;
10. Nghĩa trang nào sau đây do xã, phường, thị trấn quản lý:
a Nghĩa trang dòng họ;
b Nhà bia tưởng niệm các liệt sĩ trên địa bàn phường, xã, thị trấn;
c Cả hai phương án trên;
11.
Căn cứ vào giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, điều 29 Luật di sản văn hóa
quy định di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh (sau đây gọi là di
tích) được chia thành mấy loại:
a 1 loại
b 2 loại
c 3 loại
12.
Điều 29 Luật di sản văn hóa quy định di tích cấp quốc gia là:
a
Di tích có giá trị tiêu biểu của địa phương.
b Di tích có giá trị tiêu biểu của quốc gia.
c Di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc gia.
13.
Điều 30 Luật di sản văn hóa quy định thẩm quyền quyết định xếp hạng di
tích cấp tỉnh, thành phố là:
a Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện, thị xã.
b Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố.
c Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
2
14.
Điều 32 Luật di sản văn hóa quy định khu vực bảo vệ I của di tích là:
a Vùng có các yếu tố gốc cấu thành di tích
b Vùng bao quanh hoặc tiếp giáp vùng có các yếu tố gốc cấu thành di tích
c Cả a và b
15.
Các khu vực bảo vệ quy định tại khoản 1 Điều 32 Luật di sản văn hóa phải
được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định:
a Trên bản đồ địa chính, trong biên bản khoanh vùng bảo vệ của hồ sơ di tích
b Phải được cắm mốc giới trên thực địa.
c Cả a và b
16.
Việc xây dựng công trình bảo vệ và phát huy giá trị di tích ở khu vực bảo
vệ II đối với di tích cấp quốc gia theo quy định tại điều 32 Luật di sản văn
hóa phải được sự đồng ý bằng văn bản của:
a Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, thành phố
b Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố
c Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
17.
Điều 33 Luật di sản văn hóa quy định Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc
được giao quản lý, sử dụng di tích trong trường hợp phát hiện di tích bị lấn
chiếm, huỷ hoại hoặc có nguy cơ bị huỷ hoại phải:
a Kịp thời có biện pháp ngăn chặn.
b Thông báo cho cơ quan chủ quản cấp trên trực tiếp, Uỷ ban nhân dân địa
phương hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hoá - thông tin nơi gần
nhất.
c Cả a và b
18.
Điều 33 Luật di sản văn hóa quy định Uỷ ban nhân dân địa phương khi
nhận được thông báo về di tích bị huỷ hoại hoặc có nguy cơ bị huỷ hoại
phải:
a Báo cáo ngay với cơ quan cấp trên trực tiếp
b Kịp thời áp dụng các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ và báo cáo ngay với cơ quan
cấp trên trực tiếp
c Cả a và b
19.
Điều 36 Luật di sản văn hóa quy định Chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng
công trình ở nơi có ảnh hưởng tới di tích phải:
a Xin giấy phép xây dựng, cải tạo công trình của UBND các quận, huyện, thị xã
nơi có di tích
b Có trách nhiệm phối hợp và tạo điều kiện để cơ quan nhà nước có thẩm quyền
về văn hóa, thể thao và du lịch giám sát quá trình cải tạo, xây dựng công trình đó
c Cả hai phương án
20.
Điều 37 Luật di sản văn hóa quy định trong quá trình cải tạo, xây dựng
công trình mà thấy có khả năng có di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia
hoặc phát hiện được di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thì chủ dự án
3
phải:
a Tạm ngừng thi công công trình
b Thông báo kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao
và du lịch
c Cả a và b
21.
Nghị định 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ không quy định
phạm vi điều chỉnh đối với :
a Trò chơi game trực tuyến
b Trò chơi điện tử
c Hoạt động vũ trường, karaoke
22.
Đối tượng áp dụng tại Nghị định 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính
phủ gồm:
a
Tổ chức, cá nhân Việt Nam
b
Tổ chức, cá nhân nước ngoài
c
Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài đang hoạt động tại Việt
Nam
23.
Nghị định 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ quy định nơi tổ
chức hoạt động và kinh doanh dịch vụ văn hoá gồm :
a
Phương tiện vận tải hành khách công cộng và phương tiện cá nhân
b
Phương tiện giao thông công cộng
c
Phương tiện vận tải hành khách công cộng và các phương tiện, địa điểm khác có tổ
chức các hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá
24.
Khi xem xét nơi tổ chức hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hóa
công cộng, thiết chế văn hoá nào dưới đây là đối tượng bị điều chỉnh tại
Nghị định 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ ?
a
Nhà hát ;
b
Trung tâm văn hoá;
c
Cả hai phương án
25.
Nghị định 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ cấm tổ chức các
hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá nào dưới đây:
a
Tổ chức các hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá dành cho người nước
ngoài
b
Tổ chức các hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá vi phạm các quy định
về nếp sống văn minh, an ninh, trật tự và phòng chống cháy nổ.
c
Tổ chức các hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá dành cho người Việt
Nam ở nước ngoài
26.
Nghị định 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ quy định cấm tiết
lộ những loại bí mật nào sau đây:
a
Tiết lộ bí mật của Đảng, Nhà nước,
4
b
Tiết lộ bí mật đời tư của cá nhân ;
c
Cả hai phương án.
27.
Nghị định 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ quy định điều cấm
nào dưới đây:
a
Lưu hành trong giao thông ;
b
Kích động chống lại nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối
đại đoàn kết toàn dân ;
c
Tàng trữ, buôn bán vật liệu gây nổ ;
28.
Nghị định 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ nghiêm cấm các
hoạt động nào sau đây:
a
Kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược;
b
Tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hạn thù giữa các dân tộ và nhân dân
các nước;
c
Cả hai phương án;
29.
Nghị định 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ quy định cấm các
hoạt động nào dưới đây:
a
Cả hai phương án
b
Truyền bá tư tưởng, văn hoá phản động, lối sống dâm ô đồi truỵ,
c
Tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, trái với thuần phong mỹ tục dân tộc,
30.
Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ không cấm hoạt
động nào sau đây :
a
Sản xuất, nhập khẩu các sản phẩm văn hoá dành cho thiếu nhi;
b
Sản xuất, nhập khẩu trái phép các sản phẩm văn hoá đã có quyết định thu hồi,
tịch thu, tiêu huỷ, đình chỉ lưu hành cấm lưu hành;
c
Phổ biến và kinh doanh các sản phẩm văn hoá đã có quyết định cấm lưu hành;
31.
Theo Quyết định số 06/2012/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội,
chức danh nào dưới đây có thẩm quyền cấp Giấy công nhận Gia đình văn
hoá cho những hộ gia đình có 3 năm liên tục đạt danh hiệu Gia đình văn
hoá?
a
Chủ tịch UBND cấp xã
b
Chủ tịch UBND thành phố
c
Chủ tịch UBND cấp huyện
32.
Theo Quyết định số 06/2012/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội,
chức danh nào dưới đây có thẩm quyền ra quyết định và cấp Giấy công
nhận danh hiệu Làng văn hoá, Tổ dân phố văn hoá?
a Chủ tịch UBND thành phố
b Chủ tịch UBND cấp huyện
c Chủ tịch UBND cấp xã
5
33.
Theo Quyết định số 06/2012/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội, để
được công nhận là Gia đình văn hoá, hộ gia đình phải đạt tiêu chuẩn nào
dưới đây?
a Đời sống vật chất, tinh thần nâng cao
b Gia đình Hoà thuận- Hạnh phúc- Tiến bộ
c
Cả hai phương án
34.
Theo Quyết định số 06/2012/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội, tiêu
chuẩn nào dưới đây không được xem xét khi công nhận Gia đình văn hoá
đối với hộ gia đình?
a
Đoàn kết, tương trợ trong cộng đồng
b
Có thành viên trong hộ gia đình đạt danh hiệu Lao động giỏi tại nơi công tác
c Thực hiện tốt trách nhiệm công dân
35.
Theo Quyết định số 06/2012/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội, tiêu
chuẩn nào dưới đây được xem xét để công nhận Làng văn hoá đối với thôn,
bản?
a Đời sống văn hoá lành mạnh, phong phú
b Đời sống kinh tế ổn định và tăng trưởng bền vững
c Cả hai phương án
36.
Theo Quyết định số 06/2012/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội, tiêu
chuẩn nào dưới đây không được xem xét để công nhận Làng văn hoá đối
với thôn, bản?
a Có cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp
b
Số hộ sinh con thứ ba trong thôn, bản vượt quá 2% tổng số hộ dân
c Chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước
37.
Theo Quyết định số 06/2012/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội, tiêu
chuẩn nào dưới đây được xem xét để công nhận danh hiệu Tổ dân phố văn
hoá đối với tổ dân phố?
a Có đời sống văn hoá tinh thần phong phú và dân trí được nâng cao
b
Có đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển
c Cả hai phương án
38.
Theo Quyết định số 06/2012/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội, tiêu
chuẩn nào dưới dây không được xem xét để công nhận danh hiệu Tổ dân
phố văn hóa đối với tổ dân phố?
a
Có môi trường cảnh quan xanh, sạch, đẹp
b Số hộ gia đình có người nghiện quá 2% tổng số hộ dân
c Chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước
39.
Theo Quyết định số 06/2012/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội, hồ
sơ đề nghị công nhận Gia đình văn hoá gồm những loại giấy tờ nào dưới
đây?
a
Cả hai phương án
6
b Bản đăng ký xây dựng danh hiệu Gia đình văn hoá
c Biên bản họp bình xét ở tổ dân phố kèm theo danh sách những gia đình được đề
nghị công nhận danh hiệu Gia đình văn hoá
40.
Theo Quyết định số 06/2012/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội, thời
gian bình xét, công nhận danh hiệu Làng Văn hoá ở thành phố Hà Nội được
thực hiện như thế nào?
a
2 năm 1 lần
b
3 năm 1 lần
c Hàng năm
41.
Theo Quyết định số 06/2012/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội, việc
công nhận danh hiệu Tổ dân phố văn hoá phải đảm bảo các nguyên tắc nào
dưới đây?
a
Đúng thủ tục, đúng kỳ hạn
b
Công khai, dân chủ
c Cả hai phương án
42.
Theo Quyết định số 06/2012/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội,
chức danh nào dưới đây có quyền ra quyết định công nhận Gia đình văn
hoá hàng năm?
a
Chủ tịch UBND cấp xã
b Chủ tịch UBND cấp huyện
c Chủ tịch UBND thành phố
43.
Theo quy định tại Thông tư số 12/2010/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2010
của Bộ VHTTDL, Trung tâm văn hoá- thể thao xã do cấp nào được phép
thành lập?
a
Uỷ ban nhân dân cấp quận
b Uỷ ban nhân dân cấp huyện
c Trung tâm văn hoá thể thao cấp huyện
44.
Theo quy định tại Thông tư số 12/2010/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2010
của Bộ VHTTDL, nhiệm vụ nào sau đây là nhiệm vụ của trung tâm văn
hoá-thể thao xã?
a
Tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch sau khi được phê duyệt
b Thực hiện chủ trương xã hội hoá các lĩnh vực văn hoá thể thao phạm vi xã
c Cả hai phương án
45.
Theo quy định tại Thông tư số 12/2010/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2010
của Bộ VHTTDL, chủ nhiệm trung tâm văn hoá- thể thao xã là công chức
xã phụ trách về văn hoá- xã hội và phải có bằng tốt nghiệp chuyên ngành
văn hóa xã hội hoặc thể dục thể thao từ bậc nào trở lên:
a
Đại học
b
Cao đẳng
c Trung cấp
7
46.
Theo quy định tại Thông tư số 12/2010/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2010 của
Bộ VHTTDL, tiêu chí quy mô xây dựng hội trường văn hoá đa năng đối với
vùng đô thị đồng bằng tối thiểu phải đạt bao nhiêu chỗ?
a 250 chỗ
b
200 chỗ
c 150 chỗ
47.
Theo quy định tại Thông tư số 12/2010/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2010
của Bộ VHTTDL, hoạt động thi đấu thể thao đối với vùng miền núi hải đảo
tại trung tân văn hoá – thể thao xã phải đạt tiêu chí bao nhiêu cuộc một
năm?
a 6 cuộc/ năm
b
5 cuộc/ năm
c 4 cuộc/ năm
48.
Theo quy định tại Pháp lệnh Thư viện số 31/2000/PL-UBTVQH10 của Quốc
hội, đối với thư viện hoạt động bằng ngân sách nhà nước, người sử dụng tài
liệu thư viện không phải trả tiền cho các hoạt động nào sau đây:
a Tiếp nhận thông tin về tài liệu thư viện thông qua hệ thống mục lục và các hình
thức thông tin, tra cứu khác
b Sử dụng dịch vụ ăn uống trong thư viện
c Phục vụ tài liệu tại nhà thông qua hình thức thư viện lưu động, hoặc dịch vụ
chuyển phát của thư viện theo yêu cầu
49.
Theo quy định tại Pháp lệnh Thư viện số 31/2000/PL-UBTVQH10 của
Quốc hội, người sử dụng vốn tài liệu thư viện không có trách nhiệm nào sau
đây:
a Bảo quản vốn tài liệu và tài sản của thư viện.
b Tham gia tố cáo những tệ nạn xã hội tại thư viện
c Tham gia xây dựng, phát triển thư viện
50.
Theo Quyết định số 39/2001/QĐ-BVHTT ngày 23/8/2001 của Bộ Văn hoá
Thông tin về việc ban hành Quy chế tổ chức lễ hội, lễ hội do cấp xã tổ chức
phải báo cáo bằng văn bản với cấp nào dưới đây:
a Phòng Văn hoá - Thông tin.
b UBND cấp xã.
c UBND cấp tỉnh, thành phố
51.
Theo Quyết định số 39/2001/QĐ-BVHTT ngày 23/8/2001 của Bộ VHTT về
việc ban hành Quy chế tổ chức lễ hội, lễ hội nào sau đây khi tổ chức không
phải xin cấp phép, nhưng phải báo cáo bằng văn bản với cơ quan nhà nước
có thẩm quyền về văn hóa - thông tin trước thời gian tổ chức lễ hội ít nhất
20 ngày:
a
Lễ hội dân gian đã được tổ chức thường xuyên, liên tục, định kỳ;
b Lễ hội lịch sử cách mạng tiêu biểu có ý nghĩa giáo dục truyền thống
8
c Cả hai phương án trên
52.
Theo Quyết định số 39/2001/QĐ-BVHTT ngày 23/8/2001 của Bộ Văn hoá
Thông tin về việc ban hành Quy chế tổ chức lễ hội, lễ hội nào sau đây khi tổ
chức phải được phép của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương:
a Lễ hội tôn giáo vượt ra ngoài khuôn viên cơ sở thờ tự hoặc ở trong khuôn viên
cơ sở thờ tự nhưng chưa đăng ký tổ chức hàng năm theo quy định tại Nghị định
số 26/1999/NĐ-CP ngày 19/4/1999 của Chính phủ về các hoạt động tôn giáo.
b Lễ hội đã được tổ chức định kỳ nhưng có thay đổi nội dung, thời gian, địa điểm
so với truyền thống
c Cả hai phương án trên
53.
Theo quy định tại Quyết định số 39/2001/QĐ-BVHTT ngày 23/8/2001 của
Bộ VHTT về việc ban hành Quy chế tổ chức lễ hội, trong hồ sơ xin phép tổ
chức lễ hội phải có loại văn bản nào sau đây:
a Đơn xin phép của cá nhân có uy tín
b Văn bản nêu nguồn gốc, lịch sử lễ hội.
c Danh sách Ban Lễ tân lễ hội
54.
Theo Quyết định số 39/2001/QĐ-BVHTT ngày 23/8/2001 của Bộ VHTT về
việc ban hành Quy chế tổ chức lễ hội, đối với những lễ hội phải được phép
của UBND cấp Tỉnh, nhận được hồ sơ (xin phép tổ chức lễ hội) hợp lệ, Sở
VHTTDL có trách nhiệm thẩm định và trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh cấp
phép trong thời hạn bao lâu?
a 7 ngày
b 15 ngày
c 10 ngày
55.
Theo quy định tại Quyết định số 39/2001/QĐ-BVHTT ngày 23/8/2001 của
Bộ Văn hoá Thông tin về việc ban hành Quy chế tổ chức lễ hội, thời gian tổ
chức lễ hội không kéo dài quá 3 ngày, trừ lễ hội nào sau đây:
a
Lễ hội Đền Và;
b Lễ hội Đền Sóc
c Lễ hội Chùa Hương
56.
Theo Quyết định số 39/2001/QĐ-BVHTT ngày 23/8/2001 của Bộ VHTT về
việc ban hành Quy chế tổ chức lễ hội, trong khu vực tổ chức lễ hội, cờ Tổ
Quốc treo như thế nào là đúng quy định:
a Cờ Tổ Quốc treo cao hơn cờ lễ hội và cờ tôn giáo
b Cờ Tổ Quốc treo thấp hơn cờ lễ hội và cờ tôn giáo
c Cờ Tổ Quốc treo cao hơn cờ lễ hội và thấp hơn cờ tôn giáo
57.
Theo Thông tư số 04/2011/TT-BVHTT ngày 21/1/2011 của Bộ VHTTDL
quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và
lễ hội, việc cử nhạc tang phải tuân thủ theo quy định nào dưới đây:
9
a Không cử nhạc tang trước 06 giờ sáng và sau 22 giờ đêm; âm thanh đảm bảo
không vượt quá độ ồn cho phép
b Cử nhạc tang trước 06 giờ sáng và sau 22 giờ đêm;
c Cử nhạc tang trước 06 giờ sáng và sau 22 giờ đêm; âm thanh đảm bảo không
vượt quá độ ồn cho phép theo tiêu chuẩn Việt Nam
58.
Theo Thông tư số 04/2011/TT-BVHTT ngày 21/1/2011 của Bộ VHTTDL
quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và
lễ hội, việc tổ chức đám cưới phải tuân thủ những quy định nào dưới đây:
a Các thủ tục chạm ngõ, ăn hỏi, rước dâu cần được tổ chức theo phong tục, tập
quán; không phô trương hình thức, rườm rà; không nặng về đòi hỏi lễ vật;
b Trang trí lễ cưới cần giản dị, không rườm rà, phô trương; trang phục cô dâu, chú
rể đẹp và lịch sự, phù hợp với văn hoá dân tộc
c Cả hai phương án.
59.
Theo quy định tại Thông tư số 06/2010/TT-BVHTTDL ngày 8/3/2011 của
Bộ VHTTDL quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của Nhà văn
hoá – Khu thể thao thôn, tiêu chí diện tích đất quy hoạch của Nhà văn hoá-
khu thể thao thôn với vùng đồng bằng phải đạt yêu cầu nào dưới đây?
a Từ 500 m2 trở lên
b Từ 400 m2 trở lên
c Từ 300 m2 trở lên
60.
Theo quy định tại Thông tư số 06/2010/TT-BVHTTDL ngày 8/3/2011 của
Bộ VHTTDL quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của Nhà văn
hoá – Khu thể thao thôn, tiêu chí quy mô xây dựng hội trường của Nhà văn
hoá- khu thể thao thôn với vùng đồng bằng phải đạt yêu cầu nào dưới đây:
a Từ 100 chỗ ngồi trở lên
b Từ 80 chỗ ngồi trở lên
c Từ 50 chỗ ngồi trở lên
61. Luật Thể dục, thể thao của Nước CHXHCNVN ngày 29/11/2006 có hiệu lực
từ ngày nào?
a 1/7/2007
b 1/7/2008
c 1/7/2006
62. Ngày thể thao Việt Nam là ngày nào ?
a 27/3
b 26/3
c 27/2
63. Bác Hồ ra lời kêu gọi toàn dân tậpTDTT là ngày nào?
a 27/3/1946
b 28/3/1946
c 27/2/1946
64. Theo Luật Thể dục, thể thao ngày 29/11/2006, mục tiêu phát triển sự
nghiệpTDTT của Nước CHXHCN Việt Nam là gì ?
10
a Cả hai phương án
b Nâng cao sức khỏe, thể lực tầm vóc con người Việt Nam
c Góp phần cải thiện đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân
65. Theo Luật Thể dục, thể thao ngày 29/11/2006, ngân sách nhà nước dành cho
TDTT theo xu hướng nào dưới đây?
a Tăng dần
b Giữ nguyên hàng năm
c Chuyển dần sang sử dụng nguồn xã hội hóa
66. Theo Luật Thể dục, thể thao ngày 29/11/2006, chính sách của Nhà nước về
phát triển TDTT như thế nào?
a Ưu tiên đầu tư phát triển TDTT ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn
b Chỉ phát triển TDTT ở những vùng có kinh tế phát triển
c Phát triển TDTT ở những địa phương có bề dầy thành tích về TDTT
67. Theo Luật Thể dục, thể thao ngày 29/11/2006, cơ quan nào dưới đây là cơ
quan quản lý nhà nước về TDTT ở địa phương ?
a UBND các cấp quản lý theo sự phân cấp của Chính phủ
b HĐND các cấp quản lý theo sự phân cấp của Quốc hội
c Đoàn thanh niên các cấp quản lý theo sự phân công của cấp ủy Đảng các cấp
68. Theo Luật Thể dục, thể thao ngày 29/11/2006, nội dung nào dưới đây là
nhiệm vụ quản lý nhà nước về TDTT ?
a Cả hai phương án
b Kiểm tra, đánh giá phát triển TDTT quần chúng và hoạt động thi đấu TDTT
c Tổ chức, chỉ đạo công tác thi đua, khen thưởng trong hoạt động TDTT
69. Theo Luật Thể dục, thể thao ngày 29/11/2006, những hành vi nào sau đây bị
nghiêm cấm trong hoạt động TDTT?
a Sử dụng chất kích thích, phương pháp bị cấm trong tập luyện và thi đấu thể thao
b Thông tin tuyên truyền về hoạt động thể thao
c Thực hiện hợp tác quốc tế về thể thao
70. Theo Luật Thể dục, thể thao ngày 29/11/2006, UBND các cấp chỉ đạo tổ
chức thi đấu thể thao quần chúng trên phạm vi nào?
a Tại địa phương mình
b Ở cấp quốc gia
c Ở cấp quốc tế
71. Theo quy định tại Thông tư số 18/2011/TT-BVHTTDL ngày 02/02/2011 của
Bộ VHTTDL quy định mẫu về tổ chức hoạt động của câu lạc bộ thể dục thể
thao cơ sở, Câu lạc bộ thể dục thể thao cơ sở được tổ chức theo hình thức
nào dưới đây ?
a Là tổ chức tự nguyện
b Là tổ chức phi chính phủ
c Là tổ chức chính trị - xã hội
72. Theo quy định tại Thông tư số 18/2011/TT-BVHTTDL ngày 02/02/2011 của
Bộ VHTTDL, câu lạc bộ thể thao cơ sở chịu sự quản lý nhà nước về thể dục,
thể thao của cơ quan nào dưới đây:
11
a UBND cấp huyện;
b UBND cấp xã;
c Phòng Văn hoá – Thông tin cấp huyện;
73. Theo quy định tại Thông tư số 18/2011/TT-BVHTTDL ngày 02/02/2011 của
Bộ VHTTDL, câu lạc bộ thể thao cơ sở có nhiệm vụ nào dưới đây:
a Cả hai phương án;
b Vận động những người có cùng sở thích, tự nguyện tham gia hoạt động thể dục
thể thao;
c Tổ chức các giải thi đấu thể thao quần chúng ở địa phương, đơn vị;
74. Theo quy định tại Thông tư số 18/2011/TT-BVHTTDL ngày 02/02/2011 của
Bộ VHTTDL, tổ chức của câu lạc bộ thể thao cao sở gồm những thành phần
nào dưới đây:
a Ban Chủ nhiệm
b Hội viên câu lạc bộ
c Cả hai phương án;
75. Theo quy định tại Thông tư số 18/2011/TT-BVHTTDL ngày 02/02/2011 của
Bộ VHTTDL, Tài chính của câu lạc bộ thể dục thể thao cơ sở được hình
thành từ ngưồn nào ?
a Cả hai phương án
b Thu từ đóng góp của hội viên
c Từ nguồn tài trợ, ủng hộ của các tổ chức, cá nhân
76.
Theo qui định tại điều 23 luật du lịch số 44/2005/QH11, khu du lịch Quốc
gia có diện tích tối thiểu:
a Tám trăm héc ta (800 ha), trong đó có diện tích cần thiết để xây dựng các công
trình, cơ sở dịch vụ du lịch theo tiêu chuẩn qui hoạch, tiêu chuẩn thiết kế xây
dựng của khu du lịch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b
Chín trăm héc ta (900 ha), trong đó có diện tích cần thiết để xây dựng các công
trình, cơ sở dịch vụ du lịch phù hợp với cấp hạng của khu du lịch;
c Một nghìn héc ta (1000 ha), trong đó có diện tích cần thiết để xây dựng các
công trình, cơ sở dịch vụ du lịch phù hợp với cảnh quan môi trường của khu du
lịch;
77.
Theo qui định tại điều 23 luật du lịch số 44/2005/QH11, điều kiện về tài
nguyên du lịch để được công nhận là khu du lịch Quốc gia là:
a Có tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn đa dạng, phong phú;
b Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn, có ưu thế về cảnh quan thiên nhiên, có
khả năng thu hút lượng khách du lịch cao;
c Có tài nguyên du lịch độc đáo được công nhận ở cấp quốc gia hoặc thế giới.
78.
Theo qui định tại điều 23 luật du lịch số 44/2005/QH11, điều kiện về kết
cấu hạ tầng, cơ sở vật chất – kỹ thuật du lịch để được công nhận là khu du
lịch Quốc gia là:
12
a
Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch đồng bộ, có khả năng đảm
bảo phục vụ ít nhất 1. 000.000 (một triệu) lượt khách du lịch/1 năm, trong đó cơ
sở lưu trú và dịch vụ du lịch cần thiết phù hợp với đặc điểm của khu du lịch.
b Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch đồng bộ cấp hạng từ 3 đến
5 sao, có khả năng đảm bảo phục vụ ít nhất 1. 000.000 (một triệu) lượt khách du
lịch/1 năm;
c
Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch đồng bộ cấp hạng từ 3 đến
5 sao, được đầu tư xây dựng theo qui hoạch đã được phê duyệt.
79.
Theo qui định tại điều 23 luật du lịch số 44/2005/QH11, khu du lịch địa
phương có diện tích tối thiểu:
a 200 ha
b 250 ha
c 300 ha
80.
Theo qui định tại điều 23 luật du lịch số 44/2005/QH11, các điều kiện để
được công khu du lịch địa phương là:
a Có diện tích tối thiểu 200 ha, có tài nguyên du lịch hấp dẫn, có kết cấu hạ tầng,
cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch, cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch cần thiết phù
hợp với đặc điểm của địa phương, có khả năng đảm bảo phục vụ ít nhất 100.000
(một trăm ngàn) lượt khách du lịch/1 năm.
b Có diện tích tối thiểu 250 ha, có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn, có kết cấu
hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch đồng bộ, cơ sở lưu trú và dịch vụ du
lịch cần thiết phù hợp với đặc điểm của khu du lịch, có khả năng đảm bảo phục
vụ ít nhất 1. 000.000 (một triệu) lượt khách du lịch/1 năm.
c Có diện tích tối thiểu 350 ha, có tài nguyên du lịch độc đáo, đặc sắc. Được qui
hoạch và đầu tư phát triển cho sự lưu lại của du khách, có các tiện nghi phục vụ
các nhu cầu của khách du lịch như lưu trú, vui chơi giải trí và các nhu cầu khác.
Khu du lịch được thiết kế và đầu tư qui hoạch nhằm tạo ra cho mình một bản sắc
riêng, độc đáo, trở thành một địa danh hấp dẫn thu hút du khách đến để nghỉ
ngơi, để thưởng thức và thư giãn.
81.
Theo qui định tại Thông tư 05/2011/TTLT-BVHTTDL-BGTVT của Liên
Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Người lái xe ô tô
vận chuyển khách du lịch cần được trang bị các kiến thức và kỹ năng:
a Ngoài việc phải đáp ứng các quy định của pháp luật đối với người lái xe ô-tô.
Người Lái xe ô tô vận chuyển khách du lịch cần được trang bị thêm kiến thức và
kỹ năng về: Tổng quan du lịch Việt Nam; Lễ tân và văn hóa giao tiếp, ứng xử;
Tâm lý và phong tục, tập quán của khách du lịch; Sơ cứu, cấp cứu y tế và tiếng
Anh theo quy định của pháp luật.
13
b
Kỹ năng lái và vận hành xe ô - tô, kiến thức về luật giao thông đường bộ và
đáp ứng các quy định của pháp luật khác đối với người lái xe;
c Ngoài các kỹ năng lái, vận hành xe ô tô, kiến thức về luật giao thông đường
bộ. Người Lái xe ô tô vận chuyển khách du lịch cần được trang bị thêm kỹ năng
giao tiếp, ứng sử với khách du lịch và ngoại ngữ mức độ giao tiếp (B)
82. Ô tô vận chuyển khách du lịch trên 24 chỗ ngồi (trừ ô tô chuyên dụng
caravan hoặc ô tô hai tầng), cần được trang bị tổi thiểu những tiện nghi gì
theo qui định tại Thông tư 05/2011/TTLT-BVHTTDL-BGTVT của Liên Bộ
Giao thông Vận tải và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch?
a Rèm cửa chống nắng, bình chữa cháy, búa sử dụng để thoát hiểm, thùng chứa
rác, tên và số điện thoại của chủ phương tiện tại vị trí phía sau ghế của người lái
xe;
b Ti vi, điều hoà nhiệt độ, thùng chứa đồ uống, dụng cụ y tế sơ cấp cứu, túi
thuốc dự phòng, phòng nghỉ tạm thời, chỗ sơ cấp cứu và khu vực cất giữ hành
lý cho khách du lịch;
c Rèm cửa chống nắng, điều hoà nhiệt độ, thùng chứa đồ uống, dụng cụ y tế sơ
cấp cứu, túi thuốc dự phòng, bảng hướng dẫn an toàn, bình chữa cháy, búa sử
dụng để thoát hiểm, thùng chứa rác, tên và số điện thoại của chủ phương tiện tại
vị trí phía sau ghế của người lái xe; Tivi, micro, và khu vực cất giữ hành lý cho
khách du lịch.
83. Theo qui định tại Thông tư 05/2011/TTLT-BVHTTDL-BGTVT của Liên
Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, biển hiệu xe ô tô
vận chuyển khách du lịch do:
a Bộ Giao Thông Vận Tải cấp
b Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch nơi Công ty đặt trụ sở cấp
c Sở Giao Thông Vận Tải nơi Công ty đặt trụ sở cấp
84. Theo qui định tại Thông tư 05/2011/TTLT-BVHTTDL-BGTVT của Liên
Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giấy xác nhận xe
ô tô đạt tiêu chuẩn vận chuyển khách du lịch do :
a Bộ Giao Thông Vận Tải cấp
b Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch nơi Công ty đặt trụ sở cấp
c Sở Giao Thông Vận Tải nơi Công ty đặt trụ sở cấp
85.
Theo qui định tại Thông tư 05/2011/TTLT-BVHTTDL-BGTVT của Liên
Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các ưu tiên đối
với ôtô có biển hiệu xe ôtô vận chuyển khách du lịch:
a Được ưu tiên trong việc bố trí nơi dừng, đỗ thuận tiện để đón, tiễn khách du
lịch tại bến xe, nhà ga, sân bay, bến cảng, bến thuyền, khu du lịch, điểm du lịch,
cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở dịch vụ du lịch khác; Được phép hoạt động
không hạn chế về thời gian trên tuyến đường dẫn đến các khách sạn từ 3 sao trở
lên;
14
b Được ưu tiên vận chuyển khách du lịch trong nước và quốc tế trên phạm vi cả
nước;
c Được ưu tiên đón khách du lịch quốc tế tại các khách sạn từ 3 đến 5 sao trên
phạm vi cả nước;
86. Luật Du lịch của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ban
hành và có hiệu lực từ ngày nào?
a 08/02/1996 và 01/01/2003
b 02/8/1996 và 01/01/2005
c 14/6/2005 và 01/01/2006
87. Theo Luật Du lịch, quản lý Nhà nước về Du lịch bao gồm nội dung nào
dưới đây:
a Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về Du lịch
b Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch Du lịch
c Cả hai phương án
88. Theo luật Du lịch, quản lý Nhà nước không bao gồm những nội dung nào
dưới đây:
a Xếp hạng cơ sở lưu trú
b Cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhà hàng, dịch vụ
ăn uống
c Câp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế
89. Theo luật Du lịch, trách nhiệm của quản lý Nhà nước về Du lịch được quy
định như thế nào?
a Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về Du lịch
b Cơ quan quản lý Nhà nước về Du lịch ở Trung ương không chịu trách nhiệm
trước chỉnh phủ quản lý nhà nước về Du lịch
c UBND cấp tỉnh không thực hiện quản lý Nhà nước về Du lịch tại địa phương
90. Theo luật Du lịch, cơ quan nào dưới đây có chức năng quản lý Nhà nước
về Du lịch
a UBND tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương
b Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch
c Cả hai phương án
91.
Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực nào dưới đây:
a
Văn hóa, thể thao;
b
Du lịch và quảng cáo;
c
Cả hai phương án ;
92.
Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và
quảng cáo có hiệu lực vào thời gian nào:
a 01/01/2014
b 27/12/2013
c 12/11/2013
15
93.
Theo quy định tại Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính
phủ, hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể dục thể thao có thể bị
áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả nào dưới đây :
a
Cả hai phương án ;
b Buộc hủy bỏ kết quả tuyển chọn vận động viên, kết quả phong đẳng cấp vận
động viên, huấn luyện viên, trọng tài thể thao thành tích cao;
c Buộc hủy bỏ thành tích thi đấu thể thao;
94.
Theo quy định tại Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính
phủ, mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân vi phạm hành chính trong lĩnh
vực văn hóa, thể thao, du lịch là :
a 100.000.000 đồng ;
b 50.000.000 đồng ;
c 30.000.000 đồng ;
95.
Theo quy định tại Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính
phủ, mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân vi phạm hành chính trong lĩnh
vực quảng cáo là :
a 100.000.000 đồng ;
b 50.000.000 đồng ;
c 30.000.000 đồng ;
96.
Theo quy định của Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của
Chính phủ, chức danh nào sau đây có thẩm quyền lập biên bản hành chính
khi phát hiện hành vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du
lịch và quảng cáo:
a Chủ tịch UBND cấp xã ;
b Phó Chủ tịch phụ trách văn hóa xã hội cấp xã ;
c Công chức văn hóa – xã hội cấp xã;
97.
Theo quy định tại Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính
phủ, Chủ tịch UBND cấp xã có quyền phạt tiền ở mức nào đối với hành vi vi
phạm hành chính trong trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng
cáo:
a Phạt tiền đến 10.000.000 đồng ;
b Phạt tiền đến 5.000.000 đồng ;
c Phạt tiền đến 20.000.000 đồng ;
98.
Theo quy định tại Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính
phủ, Chủ tịch UBND cấp xã có quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi
phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính trong trong lĩnh vực
quảng cáo không vượt quá mức nào dưới đây:
a
5.000.000 đồng ;
b
50.000.000 đồng ;
c 500.000.000 đồng ;
16
99.
Theo quy định tại Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính
phủ, Chủ tịch UBND cấp huyện có quyền phạt tiền ở mức nào đối với hành
vi vi phạm hành chính trong trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch:
a Phạt tiền đến 10.000.000 đồng ;
b Phạt tiền đến 15.000.000 đồng ;
c Phạt tiền đến 25.000.000 đồng ;
100.
Theo quy định tại Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính
phủ, Chủ tịch UBND cấp huyện có quyền phạt tiền ở mức nào đối với hành
vi vi phạm hành chính trong trong lĩnh vực quảng cáo:
a Phạt tiền đến 30.000.000 đồng ;
b Phạt tiền đến 50.000.000 đồng ;
c Phạt tiền đến 70.000.000 đồng ;
17