Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Giáo án Tiếng Việt lớp 3 : Tên bài dạy : Tập đọc Luôn nghĩ đến miền nam. potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.73 KB, 7 trang )

Tập đọc Luôn nghĩ đến miền nam.

II/ Mục tiêu:
a) Kiến thức:
- Giúp học sinh hiểu nội dung và ý nghĩa của bài: Tình cảm bao la
của Bác Hồ dành cho đồng bào miền Nam cũng như tình cảm kính
yêu của đồng bào miền Nam đối với Bác Hồ.
- Hiểu được các từ ngữ trong bài : sợ Bác trăm tuổi, hóm hỉnh.
b) Kỹ năng:
- Rèn cho Hs đúng các từ dễ phát âm sai.
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. Hs đọc đúng giọng văn
kể chuyện tự nhiên, cảm động, đọc phân biệt lời dẫn truyện và lời
các nhân vật.
c) Thái độ: Giáo dục Hs biết yêu quí đồng bào mình, đất nước
mình.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Tranh minh họa bài học trong SGK.
* HS: Xem trước bài học, SGK, VBT.
III/ Các hoạt động:
1. Khởi động: Hát.
2. Bài cũ: Cảnh đẹp non sông.
- GV kiểm tra 3 Hs đọc bài thơ: Cảnh đẹp non sông.
+ Mỗi câu ca dao có nói đến một vùng. Đó là những vùng nào?
+ Mỗi vùng có cảnh gì đẹp?
+ Theo em, ai đã gìn giữ tô điểm cho non sông ta ngày càng đẹp
hơn?
- GV nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu và nêu vấn đề.
Giới thiệu bài + ghi tựa.
4. Phát triển các hoạt động.
5.


* Ho
ạt động 1
: Luyện đọc.
- Mục tiêu: Giúp Hs đọc đúng các từ, ngắt
nghỉ đúng nhịp các câu, đoạn văn.
PP
: Đàm thoại, vấn đáp,
thực hành.


Gv đọc bài.
- Giọng đọc diễn cảm bài văn với giọng
thong thả, nhẹ nhàng, tình cảm. Nhấn giọng
ở những từ gợi cảm: một trăm năm, trăm
tuổi, mới trăm tuổi cơ. Ngắt nghỉ hơi hợp lí
sau dấu câu.
- Gv cho Hs xem tranh minh họa.
 Gv hướng dẫn Hs luyện đọc, kết hợp với
giải nghĩa từ.
- Gv mời đọc từng câu .
- Gv viết bảng cho Hs tập đọc các từ ngữ sau:
1969 ; tối mồng 1 tháng 9 năm 1969
- Gv yêu cầu Hs đọc từng đoạn trước lớp.
- Gv gọi Hs đọc tiếp nối từng đoạn trước lớp.
- Gv hướng dẫn Hs đọc đúng các câu.
Chúng cháu đánh Mĩ đến một trăm
năm cũng không sợ. // Chỉ sợ một điều là /

Học sinh lắng nghe.




Hs quan sát tranh.

Hs đọc từng câu.
Hs nhìn bảng tập đọc
theo.

Hs đọc từng đoạn trước
lớp.
3 Hs tiếp nối đọc từng
đoạn trước lớp.

Hs luyện đọc lại các câu.
Bác…// trăm tuổi. // ( Nghỉ hơi lâu sau dấu
chấm lửng).

- Gv cho Hs giải thích các từ khó : sợ bác
trăm tuổi, hóm hỉnh, thưa, ra đi mãi mãi.
- Gv cho 3 Hs thi đọc từng đoạn trong nhóm.
- Gv yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
- Gv theo dõi, hướng dẫn các em đọc đúng.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Mục tiêu: Giúp Hs hiểu và trả lời được các
câu hỏi trong SGK.
- Gv mời 1 Hs đọc thầm đoạn 1.
+ Chị cán bộ miền Nam thưa với Bác điều
gì?






Hs giải nghĩa từ khó và
đặt câu với những từ này.
3 Hs đọc từng đoạn trong
nhóm .
Cả lớp đọc đồng thanh cả
bài.
Cả lớp đọc đồng thanh .
PP: Hỏi đáp, đàm thoại,
giảng giải.

Hs đọc thầm đoạn 1.
Chúng cháu đánh giặc
Mĩ đến một trăm năm
cũng không sợ. Chỉ sợ
một điều là Bác trăm

+ Câu nói đó thể hiện tình cảm của đồng bào
miền Nam với Bác như thế nào?







- GV yêu cầu Hs đọc thầm hai đoạn còn lại.
- Gv yêu cầu Hs thảo luận theo tổ. Câu hỏi:

+ Tình cảm của Bác với đồng bào miền Nam
như thế nào?
- Gv nhận xét, chốt lại:
+ Bác đã mệt nặng nhưng cố nói đùa để chị
cán bộ yên lòng.
tuổi.

. Đồng bào miềm Nam
rất dũng cảm, không sợ
giặc Mĩ, chỉ sợ không
gặp Bác.
. Đồng bào miền Nam
kính yêu Bác như một
người cha trong gia đình.

. Đồng bào miền Nam
mong Bác sống thật lâu
để được gặp Bác.

Hs đọc thầm 2 đoạn còn
lại.
Hs thảo luận.
Đại diện các tổ đứng lên
+ Bác mong đựơc vào thăm đồng bào miền
Nam.
+ Bác mệt nặng, sắp qua đời, nhưng lúc tỉnh,
vẫn mong hỏi tin trong Nam. Bác luôn nghỉ
đến miền Nam trong chiến đấu và mong
chiến thắng.


* Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
- Mục tiêu: Giúp các em đọc đúng.
- Gv đọc diễn cảm đoạn 2 và đoạn 3.
- Gv cho vài Hs thi đọc lời của Bác .

- Gv mời hai Hs thi đọc lại cả bài .
- Gv nhận xét nhóm nào đọc đúng, đọc hay.
phát biểu ý kiến của tổ
mình.
Hs nhận xét.






PP: Kiểm tra, đánh giá,
trò chơi.


Ba Hs thi đọc lời Bác.
Hai Hs thi đọc cả bài.
Hs nhận xét.

5.Tổng kết – dặn dò.
- Về nhà luyện đọc thêm, tập trả lời câu hỏi.
- Chuẩn bị bài:Ngừơi con của Tây Nguyên.
- Nhận xét bài cũ.
Bổ sung :





×