Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Giun sán - Giun móc / mỏ( Ancylostoma duodenale / Necator americanus ) docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.19 KB, 10 trang )

Giun sán - Giun móc / mỏ
( Ancylostoma duodenale / Necator americanus )

1. Đặc điểm sinh học, chu kỳ của giun móc / mỏ:
1.1.Hình thể:
- Hình thể của giun móc, giun mỏ trưởng thành.
+ Giun móc trưởng thành màu trắng sữa hoặc hơi hồng, con cái kích thước từ 10-
15 x 0,6 mm ,đuôi thẳng. Con đực kích thước 7-10 x 0,5 mm, đuôi xoè ra như hình
chân ếch và có 2 gai sinh dục ở đuôi.
+ Giun mỏ trưởng thành nhìn đại thể khó phân biệt với giun móc, nó nhỏ và ngắn
hơn giun móc. Con cái kích thước 8-13,5 x 0,5mm. Con đực kích thước 5-10 x
0,4mm.
+ Quan sát dưới kính hiển vi và kính lúp sẽ thấy: Giun mỏ có miệng tròn và nhỏ
hơn miệng giun móc, không có 4 móc mà có 4 răng hình vuông. Sống cứng của
đuôi giun móc đực ở nhánh cùng lưng chia 3, còn ở giun mỏ nhánh này chia đôi.
- Hình thể trứng giun móc, mỏ: Trứng của 2 loại giun này rất giống nhau, hình bầu
dục, vỏ mỏng, màu xám đen. Kích thước 60 x40 Micromet. Nhân chia 4-8 phần.
- Hình thể ấu trùng giun móc mỏ: Rất khó phân bịêt ấu trùng 2 loại giun
+ Ấu trùng giai đoạn I (là ấu trùng mới nở ra khỏi trứng) cơ thể hình ống, đầu hơi
tầy, đuôi nhỏ, kích thước 220 x16Micoromet, phần cuối thực quản có ụ phình hình
củ hành.
+ Ấu trùng giai đoạn III (là ấu trùng có khả năng xuyên qua da vào vật chủ) có
hình ống ,kích thước 580 - 600 x 17Micromet. Thực quản hình sợi.
1.2. Chu kỳ:
Diễn ra theo sơ đồ:
Người <-> Ngoại cảnh
- Giai đoạn ở người :
- Giun móc, mỏ ký sinh ở tá tràng. Người nhiễm giun là do ấu trùng giun móc, mỏ
xuyên qua da vào người. Sau khi qua da ấu trùng vào tĩnh mạch rồi theo máu vào
tim. Từ tim ấu trùng theo máu động mạch phổi lên phổi, ở phổi ấu trùng thay vỏ 2
lần rồi theo các phế quản xuống tá tràng ký sinh và phát triển thành con trưởng


thành. Giun trưởng thành giao hợp, con cái đẻ trứng, trứng phải ra ngoại cảnh mới
phát triển được.
- Giai đoạn ở ngoại cảnh:
+ Sự phát triển của trứng: Trứng giun móc, mỏ ra ngoại cảnh gặp điều kiện thuận
lợi (t0240-250C, > 80% có O2) thì chỉ sau 1 ngày đã phát triển thành trứng có ấu
trùng và nở thành ấu trùng I. Ở t0 >370C, <140C trứng không phát triển được. T0
>500C trứng bị diệt, các chất sát trùng thông thường diệt trứng tốt vì vỏ trứng
mỏng. Trứng phát tán ở ngoại cảnh nhờ những điều kiện như các điều kiện phát
tán trứng giun đũa
+ Sự phát triển của ấu trùng: Trong điều kiện thuận lợi (t0 240-300, > 80%, có
O2) thì Sau 3 ngày ấu trùng I phát triển thành ấu trùng II và thêm 5 ngày nữa sẽ
phát triển thành ấu trùng III. Các loại đất thích hợp cho ấu trùng phát triển là đất
ẩm, tơi xốp, màu mỡ, đất có nhiều bụi bặm. Đất sét, đất chua, đất mặn ấu trùng
không phát triển được. Ấu trùng sẽ chết trong đất có 2% muối NaCl, trong nước
xà phòng, cồn 700, thuốc tím, trong môi trường nước. Còn ở điều kiện thuận lợi ấu
trùng sống được 18 tháng.
+ Ấu trùng III có khả năng xuyên qua da để vào vật chủ là nhờ có các hướng động
sau:
Ấu trùng luôn tìm đến vị trí cao của đất: Mô đất cao, đụn rạ, cọc rào, vách hầm
mỏ với chiều cao là 1m.
Ấu trùng ưa nơi có độ ẩm cao, chúng thường ở các giọt sương trên lá rau, ngọn
cỏ.
Ấu trùng có khả năng phát hiện ra vật chủ để di chuyển tới (nhưng không phân
biệt được vật chủ thích hợp hay không).
Thời gian hoàn thành chu kỳ là 3-4 tuần, giun sống từ 10-15 năm .
2. Đặc điểm dịch tễ giun móc / mỏ ở Việt Nam
Nguồn bệnh của bệnh giun móc, mỏ là người có giun, mầm bệnh là ấu trùng III, và
đường nhiễm là đường qua da.
2.1. Các yếu tố nguy cơ trong nhiễm và bệnh giun móc, mỏ
- Môi trường có mầm bệnh, ấu trùng giun móc ưa các loại đất tơi, xốp, đất ẩm,

mầu mỡ, đất có nhiều bụi bặm, nên ở các vùng có những loại đất này sẽ dễ có
mầm bệnh.
- Tập quán canh tác lạc hậu, còn dùng phân tươi để bón cây trồng.
- Tập quán sinh hoạt, vệ sinh kém: Không xây dựng đủ hố xí, đi ngoài bậy bạ,hoặc
hố xí không hợp vệ sinh, để phân lan tràn ra ngoại cảnh, chó, lợn, gà tha phân làm
ô nhiễm môi trường, xử lý rác thải không tốt, để ruồi nhặng sinh sôi vận chuyển
mầm bệnh
- Thời tiết, khí hậu nóng ẩm, thuận lợi cho việc phát triển của trứng giun và ấu
trùng
- Các điều kiện kinh tế xã hội, văn hoá, giáo dục, dân trí còn thấp
2.2. Đặc điểm dịch tễ giun móc / mỏ ở VN
Ở VN trong hai loại giun móc và giun mỏ thì giun mỏ chiếm 95%, giun móc
chiếm 5% trong tổng số người nhiễm
- Tỷ lệ nhiễm giun móc, mỏ tương đối cao
+ Miền Bắc: Đồng bằng 3-60%, trung du 59-64%, vùng núi 61%, ven biển 67%
+ Miền Trung: Đồng bằng 36%, miền núi 66%, ven biển 69%
+ Miền Nam: Đồng bằng 52%, ven biển 68%, Tây Nguyên 47%
+ ( Theo số liệu của viện SR-KST-CT năm 1998 )
- Về lứa tuổi: Mọi lứa tuổi đều có thể nhiễm giun móc / mỏ, nhưng ít gặp ở trẻ em
dưới 2 tuổi
- Đặc biệt bệnh có tính chất đặc hiệu về dịch tễ đó là tính chất vùng và nghề
nghiệp: vì ở các vùng có tính chất đất thuận lợi cho ấu trùng giun móc / mỏ phát
triển như ở vùng trồng rau màu, vùng đất cát ven sông, vùng ven biển và vùng mỏ
thì có tỷ lệ nhiễm giun móc / mỏ cao hơn những vùng khác. Đặc biệt trầm trọng ở
những vùng trồng rau, trồng hoa mầu. Bệnh thường gặp ở những người tiếp xúc
với các loại đất thích hợp với ấu trùng( nông dân trồng rau màu, công nhân mỏ).
3. Tác hạị của giun móc / mỏ
- Tác hại của giun móc và ấu trùng: Giun gây thiếu máu, viêm tá tràng. Ấu trùng
gây mẩn ngứa ở da khi xâm nhập.
- Thể bệnh giun móc, mỏ thường gặp: là bệnh thiếu máu. Người bệnh có triệu

chứng da xanh, niêm mạc nhợt nhạt, huyết sắc tố( Hb ) dưới mức bình thường. Fe
huyết thanh giảm( bình thường Hb của nữ: 12-15 g / 100ml, nam 14-17 g / ml,
bình thường Fe huyết thanh là 30 gama%)
+ Nguyên nhân giun gây thiêú máu là do:
Giun hút máu 0,1-0,3 ml/ con/ ngày.
Giun tiết chất độc làm máu rỉ liên tục ở vết thương và ức chế quá trình tạo máu
Có trường hợp thiếu máu nặng, Hb < 6g / 100ml.
4. Chẩn đoán bệnh giun móc/ mỏ
4.1. Chẩn đoán định hướng lâm sàng: Dựa vào triệu chứng thiếu máu và yếu tố
dịch tễ (nghề nghiệp).
4.2.Chẩn đoán xác định: Xét nghiệm phân tìm trứng giun, phương pháp thường
dùng nhất là phương pháp willis, ngoài ra còn dùng phương pháp Kato.
5. Điều trị bệnh giun móc / mỏ
5.1. Kiến thức cơ bản về thuốc điều trị
Từ năm 1990 đến nay thuốc giun thường được dùng là các loại thuốc
Mebendazol, Albendazol, Pyrantel pamoat. Các thuốc này ít độc và có tác
dụng với nhiều loại giun.
- Các thuốc Mebendazol và Albendazol có tác dụng ức chế hấp thu glucose
làm suy giảm glucozen và ATP cần cho hoạt động sống của giun. Thuốc rất ít
hấp thu qua ống tiêu hoá, phần lớn thuốc (90%) thải trừ qua phân sau 24 giờ,
5-10% thải qua nước tiểu.
Tác dụng phụ nhẹ, hiếm gặp: Đau bụng, đi lỏng, sốt, ngứa, phát ban.
- Thuốc Pyrantel pamoat có tác dụng làm liệt cứng cơ giun. Thuốc ít hấp thu
qua ống tiêu hoá nên tác dụng tại chỗ mạnh, 50-70% thuốc thải qua phân.
Tác dụng phụ nhẹ và thoảng qua: Đau bụng, đi lỏng, nôn, nhức đầu, chóng
mặt.
5.2.Nguyên tắc điều trị
- Dùng liều duy nhất với hiệu quả cao.
- Thuốc không những có tác dụng với giun móc mà còn tác dụng với cả các
loại giun khác

- Thuốc rẻ tiền, ít độc
- Bồi phụ thêm viên sắt trong 3 tháng và truyền máu khi hemoglobin dưới 6
gam / 100ml
5.3.Điều trị cụ thể
- Mebendazol:
Trước đây thường dùng biệt dược vermox viên đóng hàm lượng 100 mg: Điều
trị cho người lớn và trẻ em như nhau: 200 mg/ngày x 3 ngày liền vào sáng,
chiều.
Hiện nay thường dùng biệt dược Fugaca và Mebendazol dạng viên quả núi
đều đóng hàm lượng 500 mg điều trị 1 liều duy nhất vào buổi tối trước khi đi
ngủ hoặc sáng sớm.
Chống chỉ định: Phụ nữ có thai, trẻ em < 24 tháng tuổi
- Albendazol (Zentel) viên 200 mg: Điều trị cho người lớn và trẻ em liều như
nhau,400mg uống 1 lần duy nhất vào buổi tối trước khi đi ngủ hoặc sáng sớm.
Chống chỉ định: Phụ nữ có thai, trẻ em dưới 24 tháng tuổi
- Pyrantel pamoat (Combantrin) (Panatel) viên 125 mg hoặc 250mg: Điều trị
10 mg/ kg/ ngày, điều trị trong 2 ngày.
Chống chỉ định: Phụ nữ có thai, trẻ em dưới 6 tháng, người bị bệnh suy gan.
Nói chung với tất cả các loại thuốc giun không nên điều trị khi bệnh nhân
đang bị bệnh cấp tính, những người có tiền sử mẫn cảm với thuốc hoặc suy
gan, suy thận. Khi uống các loại thuốc giun không nên uống bia, rượu.
6 . Phòng bệnh giun móc / mỏ
6.1.Nguyên tắc phòng bệnh: Để phòng chống bệnh giun móc / mỏ cũng như
các bệnh giun truyền qua đất cần giải quyết những khâu sau:
- Cắt đứt nguồn nhiễm: Điều trị người bệnh
- Chống sự phát tán mầm bệnh: Vệ sinh môi trường
- Bảo vệ người, chống lây nhiễm: Giáo dục y tế, nâng cao ý thức phòng bệnh.
6.2. Các biện pháp cụ thể
- Tuyên truyền, GDSK cho nhân dân về tác hại và phòng bệnh giun móc/ mỏ
để mọi người có ý thức tự giác tham gia phòng chống bệnh giun móc / mỏ.

- Vệ sinh môi trường: Quản lý và xử lý phân thích hợp
+ Sử dụng hố xí hợp vệ sinh, không phóng uế bừa bãi ra ruộng, vườn, quanh
nhà nhất là các trẻ em nhỏ. Không để chó, lợn, gà tha phân gây ô nhiễm môi
trường.
+ Không dùng phân tươi để canh tác, phải ủ phân từ 4 tháng trở lên mới
dùng
- Làm tốt công tác bảo hộ lao động cho những đối tượng dễ bị nhiễm giun. Cụ
thể phải đeo găng tay và đi ủng khi lao động để ấu trùng giun móc / mỏ không
thể chui qua da được.

×