i
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp chuyên ngành NTTS, em đã
được tiếp xúc và vận dụng lý thuyết vào thực tiễn sản xuất giống nhân tạo. Em
đã được trực tiếp thực hiện các thao tác kỹ thuật trong quá trình ương giống cá
chim vây vàng giai đoạn từ cá hương lên cá giống.
Để hoàn thành được luận văn tốt nghiệp em đã nhận được rất nhiều sự
giúp đỡ của quý thầy cô, các anh và các bạn ở trại thực nghiệm. Trước tiên cho em
xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường ĐH Nha Trang, Ban Chủ nhiệm
Khoa NTTS đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực hiện
đề tài.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự giúp đỡ tận tình của thầy cơ
trong khoa NTTS, đặc biệt là thầy Th.S Nguyễn Địch Thanh, thầy Th.S Ngơ Văn
Mạnh và kỹ sư Đồn Xn Nam đã định hướng và giúp đỡ em rất nhiều trong quá
trình thực hiện đề tài.
Nhưng do kiến thức có hạn, nên báo cáo khơng thể tránh khỏi những
thiếu sót. Vậy em kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cơ giáo và
các bạn để em có thể tích lũy kiến thức và kinh nghiệm cho bản thân để sau khi ra
trường có trình độ tay nghề cao hơn.
Cuối cùng em xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên và giúp đỡ em
trong thời gian thực tập cũng như trong suốt khóa học vừa qua.
Nha Trang, tháng 6 năm 2010
Sinh viên thực tập
Trần Thị Hà
ii
MỤC LỤC
Trang
iii
DANH MỤC VIẾT TẮT
cm
: Centimet
g
: Gam
h
: Giờ
kg
: Kilogam
L
: Lít
NTTS
: Ni Trồng Thủy Sản
mL
: Mililit
mm
: Milimet
m2
: Mét vuông
m3
: Mét khối
ppm
: Phần triệu
ppt
: Phần nghìn
TNHH
: Trách nhiệm hữu hạn
%
: Phần trăm
CD
: Chiều dài
CĐ
: Cao đẳng
ĐH
: Đại học
PGS. TS
: Phó giáo sư tiến sĩ
Th.S
: Thạc sĩ
iv
DANH MỤC BẢNG
Trang
v
DANH MỤC HÌNH
Trang
1
LỜI MỞ ĐẦU
Trên thế giới nghề nuôi cá biển đã được phát triển từ 30 năm nay và ngày
càng trở thành một ngành sản xuất kinh doanh quan trọng, có ý nghĩa chiến lược
của nhiều quốc gia có biển. Trong 10 năm gần đây xuất khẩu các loài cá biển ni
như: cá song, cá giị, cá cam, cá măng, cá bơn, cá ngừ, vv…đã đem lại hiệu quả
kinh tế lớn cho các nước như: Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia,
Singapore, Hồng Kông, Úc, Na Uy…
Theo báo cáo của Trung tâm phát triển nghề cá Đông Nam Á (SEAFDEC)
sản lượng cá biển nuôi năm 1997 của Indonesia đạt 831,485 tấn, Philippin đạt
282,119 tấn, Malaysia đạt 11,757 tấn.
Na Uy là nước nhập khẩu công nghệ nuôi cá biển của Nhật Bản từ năm
1986, nhưng năm 1997 sản lượng cá biển nuôi đạt 600 nghìn tấn đứng đầu thế
giới về năng suất và sản lượng.
Trong năm 1975 sản lượng NTTS trên thế giới chỉ đạt 9 triệu tấn, chiếm
khoảng 10 % tổng sản lượng thủy sản (88 triệu tấn), nhưng trong năm 1995 sản
lượng NTTS thế giới đạt 31 triệu tấn, chiếm 25 % tổng sản lượng thủy sản, 124
triệu tấn.
Trung Quốc mới phát triển nuôi cá khoảng 10 năm gần đây nhưng đã đạt
nhiều thành tựu trong nghiên cứu và sản xuất. Đến cuối năm 1997 Trung Quốc đã
nghiên cứu thành cơng cơng nghệ sản xuất giống của nhiều lồi cá biển. Giống cá
biển từ các trại sản xuất nhân tạo đã được đưa vào nuôi trên 3 triệu lồng, sản
lượng năm 1997 đạt hàng chục ngàn tấn.
Việt Nam có nhiều lợi thế để phát triển ni biển nói chung và ni cá
nói riêng. Do đặc điểm: Bờ biển dài 3.260 km, với nhiều eo, vũng vịnh kín gió,
nhiều đầm phá rộng lớn là điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển NTTS,
đặc biệt là ni biển, trong đó nuôi cá biển ngày càng được chú trọng. Một số lồi
cá có giá trị kinh tế đã và đang được ni hiện nay như: cá mú ( Epinephelus spp),
cá giị (Rachycentron canadum), cá chẽm (Lates calcariper), cá cam (Seriola spp), cá
hồng (Lutijanus erythropterus)…Tuy nhiên nguồn giống chủ yếu thu từ tự nhiên và
nhập ngoại, số lượng và chất lượng không ổn định. Tính bền vững của việc cung
cấp giống trong sự phát triển dài hạn sẽ trở ngại lớn đối với nghề nuôi cá biển.
2
Đã từ lâu người dân Duyên hải Bắc Bộ truyền miệng rằng “chim, thu,
nhụ, đé”. Đến nay cá chim vẫn được xếp đứng đầu trong hàng tứ quý về cá biển.
Vì thịt cá thơm ngon hấp dẫn, hàm lượng dinh dưỡng cao, rất được ưa chuộng.
Cá chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacepede, 1801) là loài phân bố
tương đối rộng ở vùng biển nhiệt đới, Tây Thái Bình Dương, Nhật Bản, Đài
Loan, Indonesia, miền Nam Trung Quốc. Nước ta cá phân bố chủ yếu ở vịnh Bắc
Bộ, miền Trung và Nam Bộ. Cá có kích cỡ thương mại 0,8 -1 kg/con, giá trị kinh
tế cao với giá bán 100.000 VNĐ/kg, thị trường xuất khẩu: Nhật Bản, Đài Loan,
Trung Quốc, Hồng Kông, Mỹ, Singapore. Đây là một đối tượng mới, chưa được
nghiên cứu nhiều và bắt đầu được nuôi ở Việt Nam.
Song song với việc bảo tồn các loài cá quý ở vùng biển nước ta, cịn góp
phần thực hiện chủ trương của nhà nước về đa dạng hóa đối tượng ni có giá trị
kinh tế. Nhằm thúc đẩy nghề ni cá lồng biển ở Việt Nam phát triển trong những
năm tới.
Được sự phân công và cho phép của Bộ môn Hải sản, Khoa NTTS, Trường
ĐH Nha Trang, em thực hiện đề tài “Tìm hiểu kỹ thuật ương giống cá chim vây
vàng (Trachinotus blochii Lacepede, 1801) tại Trại Thực nghiệm sản xuất Hải sản
- Vĩnh Hòa - Nha Trang”.
Mục tiêu của đề tài: Nhằm tìm hiểu quy trình ương giống cá chim vây vàng,
góp phần hồn thiện cơng nghệ sản xuất giống nhân tạo. Để thực hiện mục tiêu
trên, đề tài triển khai với các nội dung sau:
1. Tìm hiểu hệ thống bể ương và vệ sinh bể.
2. Thả giống và mật độ ương.
3. Các biện pháp kỹ thuật quản lý và chăn sóc.
4. Theo dõi tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống và thu hoạch.
Đề tài được hoàn thành với sự cố gắng và nỗ lực của em, tuy nhiên do thời
gian có hạn, điều kiện trại thực tập cịn thiếu, trình độ bản thân cịn nhiều hạn
chế nên khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng
góp của q thầy cơ để bài báo cáo được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
Nha Trang, tháng 6 năm 2010
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Hà
3
PHẦN I. TỔNG QUAN
1.1 Tình hình ni cá biển trên thế giới.
Nghề nuôi biển trên thế giới bắt đầu phát triển từ những năm 70, đối
tượng nuôi chủ yếu là cá hồi, cá cam, cá mú, cá chẽm… .Hầu hết các đối tượng
trên đã sản xuất được con giống nhân tạo, còn nhiều đối tượng vẫn chưa sản xuất
được con giống nên vẫn dựa vào nguồn giống khai thác từ tự nhiên. Lĩnh vực này
đang phát triển mạnh, trên thế giới chia thành 4 khu vực có nghề ni cá biển phát
triển mạnh nhất hiện nay; Tây Bắc Âu, Địa Trung Hải, Đông Á, Đông Nam Á [7].
1.1.1 Khu vực Tây Bắc Âu.
− Đây là khu vực đứng đầu thế giới về nuôi cá biển xuất khẩu cả về sản
lượng, trình độ khoa học cơng nghệ, hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường. Đặc
điểm nổi bật của nghề nuôi cá biển ở Tây Bắc Âu là chọn đúng đối tượng có nhu
cầu cao và ln tăng lên khơng chỉ ở châu Âu mà còn trên phạm vi thế giới. Đó là
cá hồi đại tây dương (Salmo salar). Kết quả to lớn của các nước như Na Uy, Anh,
Pháp, Đa Mạch… thu được, đã cổ vũ nhiều quốc gia ở các khu vực khác học tập
và phát triển có hiệu quả.
− Năm 1981, sản lượng cá hồi ở Na Uy chỉ đạt 8.000 tấn. Năm 1998, chỉ tính
riêng sản lượng cá hồi đại tây dương đã đạt 340.000 tấn (Hject, 2000). Sự thành
công của nghề nuôi cá hồi công nghiệp ở Na Uy đã thúc đẩy nghề nuôi cá biển
trên thế giới
− Theo thống kê của FAO, giai đoạn từ năm 1988 - 1997 sản lượng cá nước
mặn và lợ trên toàn thế giới hàng năm tăng trên 10 %. Năm 1997 sản lượng đạt 2
triệu tấn, trị giá 8 tỷ USD, trong đó sản lượng cá hồi đại dương chiếm ưu thế đạt
640.000 tấn (Hambrey, 2000).
1.1.2 Khu vực Địa Trung Hải.
− Nghề nuôi cá vược xuất khẩu của Hy Lạp nhanh chóng thu được kết quả
ngồi mong đợi, châm ngòi cho sự bùng nổ lĩnh vực này ra tồn khu vực ven Địa
Trung Hải. Vốn có nghề ni hải sản nói chung và ni cá nói riêng kém phát
4
triển, vùng Địa Trung Hải bỗng dưng trở thành khu vực sôi động nhất với mức
tăng sản lượng cá nuôi nhanh nhất thế giới. Điều rất đặc biệt là nhiều quốc gia
Hồi giáo Bắc Phi và Trung Đông, vốn không có truyền thống ni cá biển, cũng
đang khẩn trương thực thi các dự án lớn về nuôi cá và kết quả thu được cũng đáng
bất ngờ (72 nghìn tấn, năm 1997).
− Đến cuối thế kỷ XX, sản lượng cá vược ni ở đây sẽ đạt 100 nghìn tấn.
Ngồi cá Vược là lồi chủ lực, nhiều nước đã phát triển ni cá hồi, cá tầm gốc
nga, cá ngừ vây xanh, cá chình và cá rơ phi, nhưng chỉ chiếm 3 % sản lượng.
− Dẫn đầu về nuôi cá biển ở khu vực này là Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Italia, Tây
Ban Nha. Các quốc gia Hồi giáo như: Ai Cập, Tuynidi, Ma Rốc, Xiri…mãi tới năm
1994 - 1995 mới bắt đầu tiến hành nuôi cá biển, nhưng chỉ sau 2 năm đã đạt sản
lượng vài nghìn tấn cá vược/mỗi nước.
1.1.3 Khu vực Nam Mỹ.
− Nghề cá Nam Mỹ nổi tiếng từ lâu với các quốc gia khai thác Hải sản hàng
đầu thế giới như: Pêru, Chilê, Argentina…gần đây, phong trào nuôi hải sản phát
triển rất nhanh với các nước mới như Equado, đứng thứ 2 thế giới về nuôi tôm
xuất khẩu. Đặc biệt Chilê, chỉ sau một thời gian ngắn đã trở thành quốc gia nuôi
cá biển xuất khẩu hàng đầu Tây Bán Cầu và đứng thứ 2 thế giới.
− Vì mục tiêu là xuất khẩu nên các sản phẩm cá hồi nuôi của Chilê khá đa
dạng và đạt tiêu chuẩn rất cao. Mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Chilê là cá Hồi
ướp đông nguyên con, chiếm 70 % khối lượng, cá hồi tươi chỉ chiếm 25 %, 5 % là
cá hồi đóng hộp. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Nhật Bản (60 %), tiếp theo là
Mỹ (30 %), còn lại là các thị trường Châu Á. Xuất khẩu cá hồi ni của Chilê
nhanh chóng trở thành lĩnh vực thu ngoại tệ lớn. Năm 1995, xuất khẩu 77 nghìn
tấn, đạt 320 triệu USD, bằng gần một nửa giá trị xuất khẩu 1,06 triệu tấn bột cá
(660 triệu USD). Năm 1997, giá trị xuất khẩu cá hồi đạt 700 triệu USD, vượt xa
giá trị xuất khẩu bột cá. Mục tiêu phấn đấu của họ là đạt 300 nghìn tấn vào cuối
thế kỷ XX, để sau đó khơng chỉ đuổi kịp mà còn vượt Na Uy. Mức 1 tỷ USD xuất
khẩu cá biển nuôi của họ dần trở thành hiện thực.
5
1.1.4 Khu vực Đông Á và Đông Nam Á.
− Đây là khu vực có nghề ni cá biển sớm nhất và cho sản lượng lớn nhất
(ước tính khoảng 1 triệu tấn/năm). Các lồi cá mú, cá hồng, cá giị, cá chẽm, cá
măng, cá tráp là những đối tượng nuôi phổ biến ở Thái Lan, Malaysia, Philippine,
Ấn Độ, Đài Loan, Trung Quốc và Việt Nam.
− Từ những năm 50 Trung Quốc và Đài Loan đã tiến hành nghiên cứu sinh sản
nhân tạo cá biển. Loài đầu tiên là cá đối, cá bơn, cá tráp đỏ. Từ những năm 80 đến
giữa những năm 90 họ đã cho sinh sản nhân tạo thành cơng trên 40 lồi cá biển,
trong đó có 20 lồi đã đạt trình độ sản xuất hàng loạt cung cấp con giống cho nuôi
thương phẩm. Hiện nay, một số nước trên thế giới có nền cơng nghiệp ni cá
biển phát triển như: Nhật Bản, Mỹ, Na Uy đạt năng suất và sản lượng nuôi rất
lớn.
− Để hạn chế những tác động bất lợi của môi trường từ việc mở rộng diện
tích các hình thức ni trong ao, Đài Loan đã tập trung phát triển nuôi cá lồng trên
biển. Năm 2000, có khoảng 15.000 lồng với các kích cỡ khác nhau được đặt ở ven
biển và ngồi khơi, trong đó trên 80 % lồng để ni cá giị (Rachycentron
canadum). Ngồi ra, một số lồi ni chính là cá mú chấm cam, cá hồng, cá tráp đỏ,
cá chim vây vàng. Năm 1990, sản lượng chỉ đạt 103 tấn, năm 1997 sản lượng tăng
gấp 7 lần, đạt 873 tấn và đến năm 1998 tăng gấp 3 lần, đạt 2.673 tấn, trong đó cá
giị chiếm ½ tổng sản lượng với trị giá từ 5 - 6 USD/kg, nghề ni cá giị ở Đài
Loan đang có triển vọng lớn và là nguồn thu ngoại tệ chính (M. S. SU và ctv,
2000).
− Thái Lan có nghề nuôi cá biển đã phát triển hơn 2 thập kỷ qua, sản lượng
tăng và ổn định. Đối tượng chính là cá chẽm và cá mú. Sản lượng cá chẽm và cá
mú năm 1996 là 2.998 tấn và 723 tấn.
Ngoài ra, Australia có lịch sử nghề ni cá biển trên 2 thập kỷ qua và đã đạt
được những thành tựu đáng kể. Đối tượng ni chính là cá hồi đại dương và cá
ngừ vây xanh sản lượng 12.000 tấn, đạt khoảng 150 triệu USD hàng năm. Ngoài
ra một số loài cá hồi, cá hồng, cá tráp đen cũng đang được nuôi lồng trên biển với
6
sản lượng đạt 11,8 tấn năm 1998 (Gooley và ctv, 2000). Với tốc độ phát triển hiện
nay, dự kiến đến năm 2010 Australia có thể đạt 2,5 tỷ USD từ nghề ni cá cơng
nghiệp, trong đó nghề ni cá hồi chiếm 1 tỷ USD và cá ngừ chiếm hơn 300 triệu
USD (Husey, 1999).
1.2 Tầm quan trọng và tình hình nghiên cứu nghề nuôi cá biển ở Việt Nam.
Nghề nuôi cá biển ở nước ta cịn mới, nhưng tương lai khơng xa sẽ phát
triển mạnh. Nghề nuôi lồng trên biển ở Việt Nam bắt đầu hình thành và phát triển
vào những năm 90 của thế kỷ XX. Những đối tượng chủ yếu là: tôm hùm, cá mú,
cá chẽm, cá cam, cá giị, cá măng biển, cá hồng, cá chình, cá chẽm mõm nhọn, cá
ngựa, trai ngọc và các loài cá cảnh (L.A.Tuan,1998). Những khu vực nuôi chủ yếu
là vùng biển Quảng Ninh, Hải Phòng, dọc theo bờ biển miền Trung từ Thừa Thiên
Huế đến Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu và một số tỉnh ven biển miền Tây Nam Bộ.
Năm 1994, viện Hải Dương Học đã nghiên cứu một số đặc điểm sinh học
sinh sản và sản xuất giống thành cơng 2 lồi cá ngựa: cá ngựa đen và cá ngựa ba
chấm. Sau 8 tháng ương ni có thể đạt chiều dài 132 – 156 mm, tương ứng với
khối lượng 12 - 15 g/con (Trương Sỹ Kỳ, 2000).
Năm 1994 - 1995, Viện nghiên cứu Hải sản - Hải Phòng đã nghiên cứu sản
xuất thành công giống cá mú mỡ, cá mú đen tại vịnh Hạ Long. Kết quả sau 3 tháng
ương nuôi đạt chiều dài 13 cm tương ứng với khối lượng 50 g. Năm 2001 Viện
nghiên cứu NTTS I đã nghiên cứu cho sinh sản thành cơng lồi cá giò
(Rachycentron canadum).
Năm 2000 - 2004, Khoa NTTS, Trường ĐH Thủy Sản (nay là ĐH Nha
Trang) đã nghiên cứu sinh sản nhân tạo, ương giống và nuôi thương phẩm thành
công 2 loài cá chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1790) và cá chẽm mõm nhọn
(Psammoperca waigensisi Cuvier & Valencienes, 1828). Năm 2008, Nguyễn Địch
Thanh (Khoa NTTS - Trường ĐH Nha Trang) đã nghiên cứu sinh sản nhân tạo,
ương giống cá hồng bạc thành công nhưng số lượng chưa nhiều.
Những dữ liệu trên cho thấy, nghiên cứu sản xuất giống cá biển ở nước ta
khá nhiều, nhưng chưa được ứng dụng vào sản xuất trên quy mô lớn để đáp ứng
7
nhu cầu con giống cho người ni. Tuy nhiên, đó là tiền đề cho sự phát triển nghề
nuôi cá biển ở Việt Nam trong những năm tới. Để có thể đưa nghề nuôi cá biển
trở thành nghành kinh tế mũi nhọn, cần tập trung nghiên cứu và giải quyết các vấn
đề như: con giống, thức ăn, kỹ thuật nuôi, môi trường, đặc biệt là công nghệ sản
xuất giống nhân tạo.
1.3 Một số nghiên cứu về đặc điểm sinh học và sản xuất giống cá chim vây
vàng.
1.3.1 Hệ thống phân loại.
Nghành: Vertebrata
Lớp:
Osteichthyes
Bộ:
Perciformes
Họ:
Giống:
Carangidae
Trachinotus
Loài:
Trachinotus blochii Lacepede, 1801
− Tên tiếng việt: cá chim vây vàng, cá sòng mũi hếch, cá chim trứng [2].
− Tên tiếng anh: Snub - noes pompano [13].
1.3.2
Đặc điểm hình thái.
Cơ thể hơi trịn, cao và bề bên dẹp chính giữa lưng hình vịng cung. Trên
đường bên vẩy sắp xếp khoảng 135 - 136 cái, chiều dài so với chiều cao 1,6 - 1,7
lần, so với chiều cao đầu 3,5 - 4 lần, cuống đuôi ngắn và dẹp. Đầu nhỏ, chiều cao
đầu lớn hơn chiều dài, mơi tù về phía trước. Lỗ mũi mỗi bên 2 cái gần nhau, lỗ
mũi trước nhỏ hình trịn, lỗ mũi sau to hình bầu dục.
8
Hình 1.1: Cá chim vây vàng (Trachinotus blochii)
Miệng nhỏ xiên, xương hàm trên lồi, hàm trên và dưới có răng nhỏ hình lơng,
răng phía sau dần thối hóa, lưỡi khơng có răng. Rìa phía trước xương nắp mang
hình cung tương đối to, rìa sau cong. Bộ phận đầu khơng có vảy, cơ thể có nhiều
vẩy trịn nhỏ dính dưới da. Vây lưng thứ 2 và vây hậu mơn có vẩy phía trước
đường bên hình cung cong trịn tương đối lớn, trên đường bên vảy khơng có gờ,
vây lưng thứ một hướng về phía trước, gai bằng và có 5 - 6 gai ngắn. Cá giống
giữa các gai có màng liền nhau, cá trưởng thành màng thối hóa thành những gai
tách rời nhau. Vây lưng thứ 2 có 1 gai và 19 - 20 tia vây, phần trước của vây kéo
dài hình như lưỡi liềm. Vây hậu mơn có 1 gai và 17 - 18 tia vây, phía trước có 2 gai
ngắn, cũng có dạng hình lưỡi liềm. Cịn vây ngực tương đối ngắn, vây đi hình
trăng lưỡi liềm. Ruột uốn cong 3 lần (chiều dài ruột/chiều dài cá = 0,8). Lưng màu
tro bạc, bụng màu ánh bạc, mình khơng có vân đen, vây lưng màu ánh bạc vàng, rìa
vây màu tro đen, vây hậu môn màu ánh bạc vàng, vây đuôi màu tro [6].
1.3.3 Đặc điểm phân bố.
− Về địa lý: Theo Borut Forlan (2004) cá chim vây vàng sống ở vùng biển hở
và được tìm thấy ở Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương. Ở châu Á,
cá chim vây vàng phân bố ở miền Nam Nhật Bản, Indonesia, Trung Quốc (Hồng
Hải, Đơng Hải, Quảng Đơng, Phúc Kiến, Hải Nam), Đài Loan. Ở Việt Nam, cá
chim vây vàng được tìm thấy trên vịnh Bắc Bộ, miền Trung và Nam Bộ [2].
9
Hình 1.2: Bản đồ phân bố cá chim vây vàng trên thế giới
(phần chấm đỏ là khu vực cá phân bố)
− Về sinh thái: Cá chim vây vàng là loài cá nước ấm, có tập tính di cư, sống ở
tầng giữa và tầng mặt. Ở giai đoạn cá giống hàng năm sau mùa đông cá thường
tập trung thành đàn sống ở vũng vịnh, cửa sông. Cá trưởng thành sinh trưởng tốt
nhất ở điều kiện nhiệt độ 22 – 28 0C, là loài rộng muối 3 - 33 ppt. Dưới 20 ppt cá
sinh trưởng nhanh, trong điều kiện độ mặn cao tốc độ sinh trưởng chậm lại. Nhu
cầu hàm lượng oxy hòa tan lớn hơn 2,5 mg/L. Theo Potonetal (1989) cá trưởng
thành sống ở vùng cát hoặc gần vùng rạn san hơ, độ sâu ít nhất 7 m. Ngồi ra cá
giống thường thấy sống ở vùng cát hoặc gần vùng đất cát sét (Borut Forlan, 2004).
1.3.4 Đặc điểm dinh dưỡng.
Là loài cá ăn tạp, thiên về động vật, cá có thể kiếm thức ăn ở trong cát, cá
trưởng thành có thể bắt những động vật vỏ cứng như: ngao, cua, ốc. Giai đoạn cá
giống thức ăn là động vật phù du và động vật đáy, chủ yếu là luân trùng, nauplius
của Artemia. Cá con ăn tôm cá nhỏ, hai mảnh vỏ nhỏ. Thức ăn chính của cá trưởng
thành là các loại tôm cá nhỏ.Trong điều kiện ương nuôi cá dài 2 cm thức ăn là cá
tạp xay nhỏ, tôm tép băm nhỏ, thức ăn tổng hợp [14]. Cá trưởng thành ăn tơm nhỏ
và thức ăn cơng nghiệp hoặc hồn tồn thức ăn công nghiệp trong nuôi thương
phẩm [6].Trong điều kiện môi trường nước bình thường cá chim vây vàng có
cường độ bắt mồi thay đổi theo nhiệt độ nước (Lâm Cẩm Tôn, 1995). Những
10
động vật thân mềm sống ở cát và các loài động vật không xương sống khác là
thức ăn tự nhiên chính của lồi này (Bianchi. G, 1985).
Theo Nur. Muflich Juniyanto, Syamsul Akbat and Zakimin (2008), thức ăn
cho các giai đoạn được sử dụng như sau: Giai đoạn nuôi vỗ cá bố mẹ được cho ăn
cá tạp, hỗn hợp thức ăn viên, vitamin E và vitamin tổng hợp. Khẩu phần cho ăn 3 5 % khối lượng thân. Ấu trùng được cho ăn thức ăn tươi sống (luân trùng, nauplius
-Artemia) và thức ăn tổng hợp. Luân trùng được cho cá ăn vào ngày thứ 3 đến ngày
thứ 14, mật độ từ 5 - 15 con/mL, cho ăn ngày 3 lần (sáng, trưa, chiều). Từ ngày
thứ 10 thức ăn viên được bổ sung vào cùng với luân trùng, cỡ hạt 200 – 300 µm.
Nauplius - Artemia được đưa vào ngày thứ 14 với mật độ 0,25 con/mL. Đến ngày
thứ 15 dừng cho cá ăn luân trùng và lượng thức ăn viên được tăng dần (1 – 2h/lần).
Ngày 18 lượng Artemia cũng phải được tăng lên 0,5 con/mL và dừng cho ăn ở ngày
22. Cá giống sử dụng thức ăn viên kích cỡ hạt phụ thuộc vào cỡ miệng của cá.
Tổng lượng thức ăn viên được sử dụng trong 1 ngày là 1 kg/4,2 vạn cá, đặc biệt là ngày
thứ 30 [17].
1.3.5 Đặc điểm sinh trưởng.
Cá chim vây vàng có kích thước tương đối lớn, kích thước có thể đạt 45 60 cm. Cá sinh trưởng nhanh, trong điều kiện ni bình thường 1 năm đạt 0,5 - 1
kg/con. Từ năm thứ 2 trở đi mỗi năm khối lượng tăng tuyệt đối là 1 kg.
Theo Trương Bang Kiệt (2001): Thử nghiệm ương nuôi cá giống, thời kỳ
đầu cá sinh trưởng chậm cá dài 2,6 cm với khối lượng 0,52 g. Qua 192 ngày ni
cá dài 9,9 cm đạt khối lượng 20,53 g. Bình quân ngày khối lượng tăng 0,6 g và hệ
số sinh trưởng trung bình ngày 1,04 % [6]. Trong điều kiện nhân tạo cá 1 ngày tuổi
có chiều dài 0,2 cm, sau 30 - 35 ngày ương đạt chiều dài 3,4 cm [17].
1.3.6 Đặc điểm sinh sản.
Mùa vụ sinh sản ngoài tự nhiên của cá chim vây vàng ở vùng địa lý khác
nhau là khác nhau. Ví dụ ở Trung Quốc từ tháng 4 - 9, trong khi tại Đài Loan lại có
thể cho cá sinh sản nhân tạo từ tháng 3 - 10 [2]. Qúa trình sinh sản của cá chim vây
vàng không tuân theo chu kỳ trăng hàng tháng như nhiều loài cá biển khác [17].
11
Tuổi và kích thước thành thục lần đầu của cá chim vây vàng ngoài tự nhiên
tương đối muộn, cá thành thục ở tuổi 7+ - 8+ [6]. Tuy nhiên, trong điều kiện ni
nhân tạo cá có thể thành thục sớm hơn. Theo Anony Mous (2007), trong điều kiện
nuôi nhốt để cá được thành thục và trở thành cá bố mẹ phải mất khoảng 3 năm.
Năm 2006, trại NTTS Thực nghiệm Yên Hưng (Trường CĐ Thủy Sản Bắc Ninh)
nhập công nghệ sản xuất cá chim vây vàng từ Trung Quốc, tuyển chọn cá bố mẹ
có khối lượng từ 2 - 6 kg, tuổi 3+ trở lên [16].
Sức sinh sản tuyệt đối của cá chim vây vàng đạt 40 - 60 vạn trứng/cá cái.
Theo Nur Muflich Juniyanto, Syamsul Akbat and Zakimin (2008) cho sinh sản cá
chim vây vàng với tỷ lệ đực : cái là 1 : 1, kích thích bằng hormone. Sử dụng kết
hợp HCG 250 IU/kg và Fibrogen 50 IU/kg cá cái thành thục, liều lượng tiêm cho cá
đực bằng ½ cá cái và tiêm 2 lần, khoảng cách giữa các lần là 24h, cá thường đẻ
trứng sau khi tiêm lần 2 từ 12 - 24h, khoảng 60 - 70 % lượng trứng trong buồng
trứng, đường kính trứng thụ tinh khi trương nước 0,8 - 0,85 mm [17].
1.3.7 Ấu trùng.
Chiều dài của ấu trùng cá chim vây vàng mới nở 1 ngày tuổi là 2,77 mm,
Nỗn hồng dài trung bình 0,55 - 1 mm. Có 1 giọt dầu (có chiều dài 0,2 - 0,325 mm)
nằm phía trước nỗn hồng làm cho cá mới nở nổi đầu theo chiều thẳng đứng hay
khoảng 450 so với mặt phẳng nằm ngang. Lúc đầu sự hình thành sắc tố khơng
đồng loạt: mắt, ống tiêu hóa, huyệt và vây đi trong suốt. Ba ngày sau khi nở
nỗn hồng hầu như được sử dụng hết và giọt dầu cịn khơng đáng kể. Ở giai
đoạn này miệng mở ra và hàm bắt đầu cử động, luân trùng (Rotifer) đã được làm
giàu làm thức ăn cho ấu trùng cá Chim vây vàng, cung cấp vào bể ương từ cuối
ngày thứ 2 sau khi cá nở. Quan sát thấy rằng chỉ những cá hương khẻo mạnh (giai
đoạn 20 - 30 ngày tuổi) mới bơi lội cử động. Ở giai đoạn 30 - 60 ngày tuổi chiều
dài trung bình của cá 2 - 5 cm. Giai đoạn này cá đã gần hoàn thiện các cơ quan vây lưng,
gai và tia vây….
1.4 Tình hình nghiên cứu sản xuất giống cá chim vây vàng trên thế giới và
Việt Nam.
12
1.4.1 Thế giới.
− Ở Đài Loan (1986): Lâm Liệt Đường đã thu gom 126 cá chim vây vàng có
kích cỡ không đồng đều nuôi chung với nhau. Năm 1989 bắt đầu thực nghiệm cho
sinh sản nhân tạo, qua 5 lần tiêm kích dục tố thì có 4 đợt cá đẻ, tổng số trứng thụ
tinh là 500 vạn. Qua nhiều hình thức thực nghiệm ương nuôi cuối cùng thu được
38,6 vạn giống, kích cỡ 2 - 3 cm. Đây là lần đầu tiên sinh sản nhân tạo cá chim vây
vàng thành công ( Lê Phúc Tổ, 2005).
Năm 1993 Trung tâm chuyển giao công nghệ ĐH Trung Sơn kết hợp với
Trạm nghiên cứu Thủy sản Quảng Đông - Trung Quốc cho sinh sản nhân tạo
thành công cá chim vây vàng, ương nuôi ấu trùng trong bể xi măng với quy mô
nhỏ. Đến năm 1998, Trung tâm kết hợp với công ty TNHH giống Thủy sản Thắng
Lợi - Hải Nam - Trung Quốc thành công sản xuất giống nhân tạo trên quy mô lớn,
ương nuôi ấu trùng trong ao đất.
Hiện nay, Trung tâm phát triển biển Batam (Indonesia) đã thành công việc
cho sinh sản nhân tạo cá chim vây vàng. Đã chủ động về nguồn giống và không
phụ thuộc vào nguồn giống từ tự nhiên. Tỷ lệ nở 65 – 75 %, tỷ lệ sống từ lúc nở
đến 22 ngày tuổi đạt 20 – 25 % [16], [17].
1.4.2 Việt Nam.
− Ở Việt Nam, năm 2006 - 2007 trại NTTS Thực nghiệm Yên Hưng (Trường
CĐ Thủy sản Bắc Ninh) đã nhập công nghệ sản xuất cá chim vây vàng từ ĐH
Trung Sơn - Trung Quốc. Chủ nhiệm đề tài là thạc sĩ Ngô Vĩnh Hạnh đã tiếp
nhận công nghệ và độc lập sản xuất về nuôi thức ăn tươi sống (tảo, luân trùng,
Copepod, Artemia) làm thức ăn cho cá chim vây vàng giai đoạn từ cá bột lên cá
giống. Đã thực hiện tốt các nội dung của công nghệ và thu được các thông số kỹ
thuật [3].
+ Tỷ lệ nuôi vỗ thành thục cá bố mẹ cá chim vây vàng đạt 63,5 – 100 %.
+ Tỷ lệ đẻ đạt 73,3 - 100 %.
+ Tỷ lệ thụ tinh trung bình đạt 46,34 %.
+ Tỷ lên nở từ trứng thụ tinh trung bình đạt 28 - 56 %.
13
+ Tỷ lệ sống từ cá bột lên cá hương đạt 31 - 35 %.
+ Tỷ lệ sống từ cá hương lên cá giống đạt 50 - 62,5 %.
Đã ứng dụng thành cơng quy trình cơng nghệ trong điều kiện Việt Nam và
sản xuất được 104.480 con giống cỡ 4 – 6 cm. Vì vậy chủ động được kỹ thuật
ương nuôi từ cá bột lên cá hương, cá hương lên giống trong bể xi măng, trong ao
đất.
− ết quả bước đầu nghiên cứu nuôi thâm canh cá chim vây vàng tại trại Thực
K
nghiệm NTTS - Quảng Ninh. Năm 2008 Trường CĐ Thủy sản Bắc Ninh đã thực
hiện đề tài nghiên cứu quy trình cơng nghệ ni thâm canh cá chim vây vàng trong
ao bằng thức ăn công nghiệp. Cá chim được nuôi trong ao với hai mật độ 1,5 và
2,5 con/m2 bằng thức ăn cơng nghiệp có hàm lượng Protein 43 % và Lipid 10 %. Cá
giống có khối lượng trung bình 21,1 ± 1,7 g và chiều dài 9,8 ± 2,1 cm. Ao ni có
độ mặn 18 ppt, pH = 7,6 ; oxy hòa tan là 4,7 mgO2/L, nhiệt độ nước là 28 – 30 0C.
Sau 12 tháng nuôi ở NT1 (1,5 con/m2) chiều dài cá đạt 32,63 ± 0,12 cm; khối lượng
đạt 621,23 ± 2,55 g và NT2 (2,5 con/m2) cá có chiều dài trung bình đạt 29,24 ±
0,142 cm và khối lượng đạt 593,37 ± 2,6 g. Kết quả ban đầu cho thấy khơng có sự
khác biệt về sinh trưởng và tỷ lệ sống giữa 2 mật độ nuôi (P ≥ 0,05). Cá chim vây
vàng phàm ăn, sống thành bầy đàn trong ao, sinh trưởng nhanh, ít bị bệnh và tỷ lệ
sống cao [1].
− Hội đồng Khoa Học và Cơng Nghệ Khánh Hịa đã thơng qua đề cương đề
tài “Thử nghiệm sản xuất giống cá chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacepede,
1801) tại Khánh Hòa” do PGS.TS Lại Văn Hùng (Trường ĐH Nha Trang) làm chủ
nhiệm đề tài. Đề tài thực hiện trong 24 tháng (2009 - 2011). Trường CĐ Thủy sản
Bắc Ninh đã thực hiện dự án “Nhập công nghệ sản xuất giống cá chim vây vàng”
nhưng số lượng con giống sản xuất ra cịn ít, khơng đáp ứng đủ nhu cầu nuôi. Mặt
khác công nghệ sản xuất giống này cịn khó kiểm sốt dịch bệnh, mơi trường nuôi
nên tỷ lệ sống của cá ương cũng sẽ khơng ổn định và khó áp dụng vào các trại sản
xuất giống hải sản mà khơng có hệ thống ao ni thức ăn tươi và ương cá giống
[12]. Khánh Hịa có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất và phát triển nghề
nuôi cá chim vây vàng. Hiện nay nguồn giống cá chim vây vàng ở tỉnh Khánh Hòa
phải nhập từ Trung Quốc và Đài Loan nên giá cả đắt và không ổn định, tỷ lệ sống
14
trong q trình ương ni thấp do ảnh hưởng của q trình vận chuyển và khơng
thích ứng được với mơi trường mới. Trên cơ sở sử dụng những biện pháp kỹ
thuật tổng hợp, đề tài sẽ tiếp cận, kế thừa và phát triển các kết quả nghiên cứu
về sinh học, kỹ thuật sản xuất giống cá chim vây vàng trên thế giới và Việt Nam
để nghiên cứu đề xuất 2 quy trình: Quy trình sản xuất nhân tạo giống cá chim vây
vàng, quy trình ương ni cá giống (đạt kích thước 4 - 5 cm) phù hợp với điều
kiện của Khánh Hịa. Kết quả nghiên cứu thành cơng của đề tài sẽ giúp cho Khánh
Hòa chủ động cung cấp giống cá chim vây vàng cho người ni ở Khánh Hịa và
các tỉnh lân cận.
Tóm lại cá chim vây vàng là lồi mới được nghiên cứu ở Việt Nam có nhiều
ưu điểm như: rất háu ăn, tốc độ tăng trưởng nhanh, cá sống trong điều kiện rộng
muối (3 - 33 ppt), giá thương mại cao, thị trường xuất khẩu rộng…Do đó cá chim
vây vàng được đánh giá là đối tượng có tiềm năng lớn trong phát triển nuôi thương
phẩm ở vùng nước lợ, mặn, đặc biệt như vùng biển nhiệt đới nước ta.
PHẦN II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu.
− Thời gian nghiên cứu: Từ 1/3/2010 – 12/6/2010.
− ịa điểm nghiên cứu: Trại sản xuất Hải sản – Vĩnh Hòa – Nha Trang.
Đ
− ối tượng nghiên cứu: Cá chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacepede, 1801).
Đ
2.2. Phương pháp nghiên cứu.
Nội dung ứu.
2.2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cnghiên cứu
Tìm
hiểu hệ
thống
bể
ương
và vệ
sinh bể
Thả
giống
và mật
độ
ương
Các
biện
pháp kỹ
thuật
quản lý
và
chăm
sóc
Kết luận và đề xuất ý kiến
Theo
dõi tốc
độ tăng
trưởng,
tỷ lệ
sống và
thu
hoạch
15
Hình 2.1: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu
2.2.2. Bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của loại thức ăn đến tốc độ tăng trưởng
và tỷ lệ sống của cá chim vây vàng ( Trachinotus blochii Lacepede, 1801) giai
đoạn từ cá hương lên cá giống.
− Thời gian thí nghiệm: 4 tuần.
Ảnh hưởng của loại thức ăn lên sinh trưởng và
tỷ lệ sống của cá chim vây vàng giai đoạn từ cá
hương lên cá giống
Nghiệm
thức 1
Ăn hoàn toàn
thức ăn tổng hợp
NRD
Nghiệm
thức 2
Ăn hoàn toàn thức
ăn cá tạp
Đánh giá và kết luận
Nghiệm
thức 3
Ăn nửa thức ăn
tổng hợp, nửa cá
tạp
16
Hình 2.2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của các loại thức ăn đến sinh trưởng
và tỷ lệ sống của cá chim vây vàng giai đoạn cá hương lên cá giống.
− Cá chim vây vàng được ương trong bể xi măng hình vng có thể tích 4,5 m3.
Khi cá ương được 35 ngày tuổi thì tiến hành phân cỡ để lọc những con cá to đem
ương riêng, số cá nhỏ thì ni một bể khác.
− Thí nghiệm: Khi cá được 35 ngày tuổi tiến hành bố trí thí nghiệm gồm 3
nghiệm thức, mỗi nghiệm thức có 3 lần lặp, ương trong xơ nhựa có thể tích 15 L
nước, mật độ 2 con/L. Chế độ chăm sóc và quản lý ở các nghiệm thức là như
nhau. Định kỳ 7 ngày xác định tốc độ tăng trưởng 1 lần.
+ Nghiệm thức 1: Cho ăn hoàn toàn thức ăn tổng hợp NRD, ngày cho ăn 4
lần/ngày (7h, 11h, 14h, 17h), tỷ lệ cho ăn là 10 % khối lượng thân.
+ Nghiệm thức 2: Cho ăn hoàn toàn cá tạp băm nhỏ, ngày cho ăn 3 lần/ngày (7h,
11h, 15h), tỷ lệ cho ăn là 50 - 60 % khối lượng thân.
+ Nghiệm thức 3: Cho ăn nửa thức ăn tổng hợp NRD, nửa thức ăn cá tạp băm
nhỏ, cho ăn 4 lần/ngày ( 7h,11h,14h, 17h).
2.2.3
Phương pháp thu thập số liệu.
− Số liệu thứ cấp: Được thu thập từ sách báo, tài liệu tham khảo, các báo cáo
khoa học…
− ố liệu sơ cấp: Được thu thập từ việc đo môi trường hàng ngày cũng như
S
theo dõi, đo trọng lượng chiều dài của cá định kỳ 5 - 7 ngày/lần.
Xác định yếu tố môi trường: 2 lần/ngày vào 7h và 14h, đo bằng dụng cụ
chuyên dùng (nhiệt kế thủy ngân, test pH, test độ kiềm, tỷ trọng kế…).
− ệt độ nước đo bằng nhiệt kế thủy ngân, chính xác đến 1 0C.
Nhi
−
Oxy hịa tan đo bằng máy hiệu Oxy Guard Handy Gamma, chính xác đến 0,01.
− ộ kiềm đo bằng test độ kiềm, chính xác đến 17 mgCaCO3/L.
Đ
− ộ mặn của nước đo bằng tỷ trọng kế, chính xác đến 1 ppt.
Đ
− được đo bằng test pH, chính xác đến 0,3.
pH
Xác định một số chỉ tiêu nuôi cá.
−
Cân khối lượng cơ thể cá bằng cân điện tử, chính xác đến 0,01 g.
17
− chiều dài cơ thể cá bằng giấy kẻ ô ly kỹ thuật, chính xác đến 1 mm.
Đo
−
Cân thức ăn bằng cân đồng hồ, chính xác đến 2 g..
2.2.4 Phương pháp xử lý số liệu.
− ỷ lệ cho ăn (K):
T
W1
× 100 (%)
W2
K =
W1: Khối lượng thức ăn cho đàn cá sử dụng trong một ngày.
W2: Tổng khối lượng thân đàn cá.
- Tính hệ số thức ăn (FCR):
W
FCR =
t
W ca 2 −W ca1
Wt: Tổng lượng thức ăn cá sử dụng
Wca1: Tổng khối lượng cá ban đầu
Wca2: Tổng khối lượng cá kết thúc đợt ương
− Tỷ lệ sống (TLS):
M1
× 100 (%)
M2
TLS =
M1: Số lượng cá sau (con).
M2: Số lượng cá ban đầu (con).
− ốc độ sinh trưởng tuyệt đối trung bình ngày về chiều dài của cá (DLG):
T
DLG =
L2 − L1
(mm/ngày)
t2 − t1
L1: Chiều dài cá (cm) kiểm tra lần trước tại thời điểm t1.
L2: Chiều dài cá (cm) kiểm tra lần sau tại thời điểm t2.
- Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối trung bình ngày về khối lượng của cá (DWG):
DWG =
W2 − W1
t2 − t1
(g/ngày)
W1: Khối lượng cá trung bình (g) lần kiểm tra trước tại thời điểm t1.
W2: Khối lượng cá trung bình (g) lần kiểm tra sau tại thời điểm t2.
18
− ốc độ sinh trưởng tương đối của chiều dài cá tính theo ngày (SGRL):
T
SGRL =
LnL2 − LnL1
×100 (%/ngày)
t2 − t1
L1: Chiều dài trung bình cá của lần kiểm tra tại thời điểm t1.
L2: Chiều dài trung bình cá của lần kiểm ta tại thời điểm t2.
− ốc độ sinh trưởng tương đối của khối lượng cá tính theo ngày (SGRW):
T
SGRW =
LnW2 − LnW1
× 100 (%/ngày)
t2 − t1
W1: Khối lượng trung bình cá của lần kiểm tra tại thời điểm t1.
W2: Khối lượng trung bình cá của lần kiểm tra tại thời điểm t2.
− ốc độ tăng trưởng tương đối % theo chiều dài cá (LL):
T
LL =
L2 − L1
× 100 (%)
L1
L1: Chiều dài trung bình cá của lần kiểm tra tại thời điểm t1.
L2: Chiều dài trung bình cá của lần kiểm tra tại thời điểm t2.
− ốc độ tăng trưởng tương đối % theo khối lượng cá (WW):
T
WW =
W2 − W1
× 100 (%)
W1
W1:Khối lượng trung bình cá của lần kiểm tra tại thời điểm t1.
W2: Khối lượng trung bình cá của lần kiểm tra tại thời điểm t2.
− Số liệu được xử lý dựa vào phương pháp thống kê sinh học, phần mềm Excel.
Giá trị trung bình của dãy số liệu: AVERAGE (Range).
Độ lệch chuẩn: STDEV ( Range).
Phương sai mẫu: VAR (Range).
− Sai số chuẩn:
SE =
S
n
19
S=
1 n
∑
n − 1 i =1
(X −X )
2
i
− ệ số phân đàn (CV).
H
CV =
S
x 100 (%)
X
− Trong đó:
n: số mẫu
S: Độ lệch chuẩn.
X : Giá trị trung bình
−
Các thơng số sau khi thu thập được tổng hợp trên phần mềm Excel, sau đó sử
dụng hàm phân tích phương sai một nhân tố (one way ANOVA) và Durcan test trên
phần mềm SPSS 15.0 để kiểm định sự sai khác có ý nghĩa thống kê (với p < 0,05)
của các chỉ tiêu giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm.
PHẦN III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Hệ thống cơng trình.
3.1.1 Bể ni.
- Bể ương ni cá giống: Gồm 20 bể, có dạng hình vng (chiều dài cạnh bể là 2
m, chiều cao thành bể là 1,2 m). Các bể này được đặt trong nhà và có mái che, với
hệ thống cấp nước, sục khí cũng như hệ thống thốt nước đầy đủ
- Sau đây là mặt cắt của bể ương giống cá chim vây vàng.
2m
20
0,1m
Lù thải nước
Φ=0,05m
Hình 3.1: Mặt cắt bể xi măng ương cá giống
1,2m