Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

TỔNG QUAN về THÀNH PHẦN hóa học và tác DỤNG SINH học của mướp ĐẮNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.72 KB, 33 trang )

TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA
MƯỚP ĐẮNG
1. Cây mướp đắng
Cây mướp đắng (tên tiếng Anh: bitter gour, bitter melon, balsam pear) có tên khoa học
là Momordica charantia L. thuộc họ Bầu bí (Cucurbiaceae), và còn có các tên khoa học khác
đồng nghĩa là M. indica L., M. elegens Salisb., M. chinensis Sprengel, và M. thollonii Cogn.
Sở dĩ có tên gọi mướp đắng là do quả giống quả mướp và có vị đắng. Ở Việt Nam mướp đắng
còn có tên là khổ qua, ổ qua (miền nam), mướp mủ (dân tộc Mường, Thanh Hóa), má hói
khôm (dân tộc Tày, Cao Bằng). Mướp đắng là cây leo sống một năm được trồng để thu hái lá
và quả làm thức ăn ở rất nhiều nơi trên thế giới, như châu Á, châu Mỹ, châu Phi, và vùng biển
Caribe [1], [2]. Có hai thứ của loài này là M. charantia var. minima Williams & Ng và M.
charanta var. maxima Williams & Ng [2]. Quả mướp đắng cũng được nhân dân khắp thế giới
này dùng làm thức ăn và thuốc chữa các bệnh như đái tháo đường, bệnh giun sán, loét dạ dày,
chữa các vết thương, và rất nhiều bệnh khác [1], [2]. Ở nước ta, quả mướp đắng cũng được
dùng làm thức ăn và thuốc phòng và chữa bệnh đái tháo đường, mệt mỏi, thấp khớp, chốc đầu
[3], [4].
Các nghiên cứu ngoài nước về cây mướp đắng
2. Nghiên cứu về hóa học
Các nghiên cứu về thành phần hóa học chính của cây mướp đắng cho thấy trong mướp
đắng có các alkaloid, chất béo, tinh dầu, các protein, các steroid, triterpen thuộc nhóm
cucurbitan và nhóm olean, các glycosid (tức là các saponin) của chúng, và các vitamin và
khoáng chất [1], [2], [5].
Vitamin có trong quả là các vitamin A, B, và C [1]. Các nguyên tố vi lượng gồm có Cu,
Fe, Mg, Zn, Ca, [5]. Chất béo trong quả (và hạt) mướp đắng gồm các acit béo thông thường
(các acid stearic, oleic, linoleic, linolenic ) và cả lipid (ester của các acid béo với glycerin),
glycolipid, phospholipid [2], [5]. Trong hạt chứa tinh dầu và có rất nhiều thành phần thông
thường như anethol, apiol, cineol, limonen, octanal, pinen, safrol, selinen [6]. Quả mướp
đắng có chứa nhiều protein (albumin, blobulin, glutelin, niacin ) [1], [2], [7]. Parkash và
cộng sự cũng đã phân lập được từ hạt mướp đắng 1 protein có khối lượng phân tử 9,7 kD và
đặt tên cho nó là charantin [8]. Các alkaloid cũng được biết có ở trong mướp đắng là
1


momordicine [1], [2], [9], và các alkaloid này cũng được gọi là các charantin [2]. Tuy nhiên,
theo cách hiểu chung, charantin là tên gọi chung của những hoạt chất chính có tác dụng
của mướp đắng [1], [2], [9]. Theo các tài liệu nghiên cứu, thành phần hóa học và có tác dụng
sinh học chính của mướp đắng lại là các saponin và các triterpen, tồn tại trong tất cả các bộ
phận (gốc rễ, thân, lá, quả, hạt) của cây [1], [2]. Các saponin trong mướp đắng có cả hai nhóm
chính là saponin steroid và saponin triterpen. Trong phần tổng quan này, chúng tôi sẽ trình bày
sâu về cấu trúc hóa học, hàm lượng, sự phân bố của các hoạt chất có nhiều tác dụng sinh học
này.
Các steroid saponin trong mướp đắng gồm có một số dẫn xuất của β-sitosterol và
stigmastadien (Hình 1). Năm 1965, Sucrow W. đã phân lập và xác định được 6 steroid saponin
(1−6) từ quả mướp đắng [11]. Trong đó, hai chất số 1 (còn có tên là β-sitosterol glycosid hay
dauscosterol) và 2 (5,25-stigmastadien-3β-D-glucosid) được phân lập theo tỉ lệ 1 :1, và được
Sucrow đặt tên là charantin. Đến năm 1989, Guevara và cộng sự cũng công bố hai ester của
steroid saponin (7 và 8) tách được từ quả mướp đắng [12]. Năm 1997, một steroid tồn tại dưới
dạng tự do (9) được Begum và cộng sự phân lập, xác định cấu trúc là 3β-hydroxy-stigmasta-
5,14-dien-16-one, và đặt tên là momordenol [13]. Như vậy, trong quả mướp đắng có chứa
steroid cả ở dạng aglycon và dạng glycosid.
2
GluO
1
GluO
2
AcO
4
AcO
3
AcO
CH
2
OH

5
AcO
O
6
OH
O
7 R = palmitate
8 R = stearate
O
HO
HO
OH
O
OR
HO
9
O
Hình 1. Các steroid glycosid phân lập được từ quả mướp đắng
(Glu: β-D-glucose, Ac: acetyl)
Các nghiên cứu khác về hóa học đã cho thấy thành phần hóa học chính của cây mướp
đắng những triterpen thuộc nhóm cucurbitan, tồn tại cả dưới dạng aglycon và dạng glycosid
(saponin). Các thành phần này có nhiều trong các bộ phận của cây đặc biệt là quả và thân cây.
Ngoài ra các triterpen thuộc nhóm ursan và olean cũng được tìm thấy dưới dạng aglycon. Cấu
trúc cơ bản của các nhóm hợp chất này được mô tả trong Hình 2.
3
1
4
2
3
5

10
19
6
7
8
9
11
12
18
30
14
15
16
17
20
21
22
23
24
25
27
26
29
28
13
1
4
2
3
5

10
19
6
7
8
9
11
12
18
30
14
15
16
17
20
21
22
23
24
25
27
26
29
28
13
1
4
2
3
5

10
19
6
7
8
9
11
12
18
30
14
15
16
17
20
21
22
23
24
25
27
26
29
28
13
Nhóm Cucurbitan Nhóm Ursan Nhóm Olean
Hình 2. Cấu trúc cơ bản của các triterpen trong mướp đắng.
Quả mướp đắng chứa nhiều triterpen tồn tại dưới dạng tự do (aglycon). Năm 2005, các
nhà khoa học Nhật Bản đã phân lập được 5 triterpen thuộc nhóm cucurbitan 10−14 từ quả
mướp đắng thu hái tại Nhật [14]. Một năm sau, cũng là các nhà khoa học Nhật Bản công bố

thêm các aglycon 15−19 thuộc nhóm này được tách từ quả [15]. Các triterpen 20−22 được đặt
tên lần lượt là momordicin, momordicinin, momordicilin thuộc nhóm usane đã được xác định
có trong quả mướp đắng thu hái tại Paskitan [13]. Một triterpen thuộc nhóm oleane là
erythrodiol (23) và một số khác là karounidiol (24), isokarounidiol (25), và các dẫn xuất của
chúng cũng được tìm thấy trong hạt của quả mướp đắng [16]. Cũng từ quả mướp đắng, một số
lượng lớn saponin triterpene đã được phân lập và xác định cấu trúc. Điều thú vị là hầu hết các
saponin triterpen đều thuộc nhóm cucurbitan, là nhóm đặc trưng của các cây thuộc họ
Cucurbitaceae (bầu bí). Các saponin là các glycosid của aglycon thuộc nhóm cucurbitan và
đường thông thường được gắn vào ở các vị trí số 3β, 6β và vị trí số 25. Năm 1980, Okabe và
cộng sự lần đầu tiên tách được hai triterpen glycosid từ hạt của quả mướp đắng và đặt tên là
momordicoside A (26) và momordicoside B (27) [17]. Các năm sau đó, nhóm tác giả này lần
lượt công bố các saponin 29−36 (Hình 4) chiết xuất từ quả và hạt mướp đắng và đặt tên lần
lượt là momordicoside C, D, E, … [18], [19], [20]. Hai chất số 35 và 36 được xác định là chất
mang lại vị đắng cho quả mướp đắng [20]. Cũng vẫn các tác giả Nhật Bản công bố thêm rất
nhiều saponin cucurbitan 37−63 (Hình 4) từ quả mướp đắng được thu hái tại Nhật vào năm
2001, 2006, và 2007 [21], [22], [23]. Các nhà khoa học Trung Quốc cũng tìm thấy saponin
cucurbitan 64−67 từ quả mướp đắng thu hái tại Quảng Tây [24], một tỉnh giáp với miền đông
bắc của Việt Nam. Có hai saponin thuộc nhóm olean, 68 và 69, được Murakami phân lập từ
quả thu hái tại Nhật Bản [21]. Ngoài các steroid, triterpen, và glycosid của chúng, người ta còn
phân lập được các hợp chất phenol từ quả mướp đắng [15], [25]. Các hợp chất phenol này chủ
4
yếu là các acid hữa cơ và dẫn xuất của chúng.
Như trên đã trình bày các thành phần hóa học chính trong quả mướp đắng cho thấy thành
phần chủ yếu là các steroid, triterpen thuộc nhóm cucurbitan và các glycosid của chúng,
saponin steroid và saponin triterpen. Các triterpen cucurbitan cũng là thành phần hóa học
chính trong tất cả các bộ phận của cây, gồm gốc rễ [26], thân, cành, và lá [27], [28], [29]. Các
saponin triterpen thuộc nhóm cucurbitan cũng được tìm thấy trong thân, cành và lá của cây
mướp đắng [30].
Các nghiên cứu khoa học cũng nêu rõ những thành phần hóa học mang lại vị đắng cho
qủa mướp đắng là các chất saponin triterpen cucurbitan có nhóm aldehyd (CHO) tại vị trí

cacbon số 19 [20], [30], [31]. Trong đó hai saponin có hàm lượng lớn trong quả là
momordicoside K (35) và momordicoside L (36), được tìm thấy trong tất cả các mẫu quả
mướp đắng nghiên cứu được thu hái tại nhiều nơi tại châu Á [31].
5
HO
O
OCH
3
10
HO
OHC
11
HO
OHC
12
OCH
3
OCH
3
HO
13
HO
14
HO
15
OH
O
OCH
3
OCH

3
OCH
3
OCH
3
OH
OCH
3
HO
16
HO
17
HO
18
OH
OCH
3
OH
OCH
3
OH
OHC
O
HO
19
20
HO
O
21
OCH

3
OH
OH
CH
2
OCH
3
O
HO
R
22
23
HO
C
OH
CH
3
C
H
C
H
CH
3
HO
HO
2524
O
HO
HO
R =

OH
2
C
OH
Hình 3. Các triterpene aglycon được chiết xuất từ quả mướp đắng.
6
7
RO
OH
OH
OH
OH
26 R = gentiobioside
27 R = β-D-xylopyranosyl(1 4)-[β-D-glucopyranosyl
(1 6)]-β-D-glucopynoside
O
HO
HO
OH
O
O
HO
HO
OH
OH
gentiobioside
GenO
OH
OH
OH

28 Gen = gentiobiosid
GenO
OH
CHO
GenO
29 30
OH
GlcO
OCH
3
31 Glc = β-D-glucose
AllO
OH
32 All = β-D-allose
AllO
OCH
3
33
GlcO
OH
34
HO
OCH
3
35
OHC
O Glc
H
3
CO

OCH
3
36
OHC
O Glc
O O
O
GlcO
OH
37
AllO
OH
38
GlcO
OCH
3
39
O
H
3
CO
O
H
3
CO
O
H
3
CO
O

HO
O
OH
O
O
HO
HO
OH
OH
O
HO
HO
OH
OH
O
β-D-xylopyranosyl(1 4)-[β-D-
glucopyranosyl(1 6)]-β-D-glucopynoside
Hình 4. Các saponin triterpen phân lập được từ quả mướp đắng.
8
9
O
AllO
OCH
3
H
3
CO
40
O
AllO

OGlc
41
O
GlcO
42
OAll
O
AllO
OGlc
H
3
CO
43
GenO
OH
44
GenO
45
OOH
OH
OH
OH
OH
OH
GenO
OH
46
AllO
OH
47

GlcO
48
OCH
3
OH
OH
OHC
OH OCH
3
AllO
OCH
3
49
AllO
OH
50
GlcO
51
OCH
3
OCH
3
OCH
3
OH
OH
AllO
52
GlcO
53

AllO
54
OCH
3
OCH
3
OCH
3
OH
OAll H
3
CO
Hình 4 (tiếp). Các saponin triterpen phân lập được từ quả mướp đắng.
10
11
O
GlcO
55
O
AllO
56
O
GlcO
57
OCH
3
O
AllO
58
O

GlcO
59
OHC
GlcO
60
OCH
3
O
OCH
3
GlcO
61
O
AllO
62
GlcO
63
OCH
3
OH
OCH
3
OH
OH
OH
OH
OH
AllO
64
GenO

65
R
1
O
66
OGlc
OGlc
OH
OH
OH
OH
O
OH
OH
OGlc
O
OH
OH
GlcO
67
O
68
O
69
OH
OH
OH
CHO
COOH
O

OH
H
O
OH
COOH
O
OH
H
OH
OH
HO
O
O
H
O
OH
COOH
O
OH
H
OH
OH
HO
O
OH
H
OH
OH
HO
COOH

12
Hình 4 (tiếp). Các saponin triterpen phân lập được từ quả mướp đắng.
3. Nghiên cứu về tác dụng sinh học
Dịch chiết của quả mướp đắng và các hoạt chất của nó đã được chứng minh có rất nhiều
tác dụng sinh học [1], [2], [3], [4], [9], [10]. Trong đó, các tác dụng chủ yếu được nghiên cứu
nhiều nhất được liệt kê sau đây.
Kháng khuẩn
Dịch chiết cồn của quả mướp đắng cũng cho tác dụng ức chế vi khuẩn gây bệnh viêm loét
dạ dày tá tràng Helicobacter pylory [32]. Dịch chiết nước và cồn của lá cây mướp đắng có tác
dụng kháng vi khuẩn [33]. Tác dụng ức chế sự phát triển của dịch chiết lá trên các vi khuẩn
Escheria coli, Salmonella paratyphy, Shigella dysenterae và Streptomyces griseus đã được
chứng minh trên mô hình in vitro [34], [35]. Dịch chiết cồn từ lá cũng cho tác dụng ức chế vi
khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis nuôi cấy bằng phương pháp BACTEC [36].
Kháng virus
Mướp đắng và một số hoạt chất của nó đã được chứng minh có tác dụng kháng virus [1],
[10]. Alpha momorcharin, beta momorcharin và một số protein chiết được từ quả và hạt mướp
đắng có tác dụng chống virus HIV [1]. Dịch chiết từ lá của mướp đắng cũng cho tác dụng
chống HIV [1]. Các protein cũng có tác dụng kháng các virus khác là herpes và poliovirus.
Chống sốt rét
Kohler và cộng sự [37] đã chứng minh tác dụng yếu chống ký sinh trùng sốt rét
Plasmodium vinckei petteri 279.
Kháng viêm giảm đau
Dịch chiết hạt mướp đắng được chứng minh có tác dụng chống viêm, giảm đau [38].
Saponin momordin Ic và aglycon tương ứng là acid oleanolic đã được biết là các hoạt chất có
tác dụng [39].
Chống vữa xơ động mạch
Tác dụng hạ cholesterol trong máu đã được chứng minh bởi nhiều thí nghiệm trên in vivo
[1]. Các thí nghiệm này được tiến hành trên cả động vật bình thường và động vật bị đái tháo
13
đường, đều cho kết quả tốt. Mới gần đây, Tsai và cộng sự cũng chứng minh rằng cho chuột

lang uống dịch chiết từ mướp đắng sẽ có tác dụng chống oxy hóa cholesterol trong máu và
giảm nguy cơ bị vữa xơ động mạch [40].
Chống loét dạ dày
Mướp đắng đã được chứng minh có tác dụng chống loét dạ dày trên chuột do rượu
(EtOH) gây ra [41] hay do HCl-EtOH gây ra sau khi dùng indomethacin [42]. Hoạt chất có tác
dụng đã được xác định là momordin Ic [41]. Điều rất thú vị là dịch chiết quả mướp đắng cũng
có tác dụng ức chế vi khuẩn Helicobacter pylori, một vi khuẩn gây ra bệnh loét dạ dày, tá
tràng [32].
Chống ung thư
Đã có nhiều nghiên cứu, cả in vitro và in vivo, chứng minh tác dụng chống ung thư của
mướp đắng [1]. Dịch chiết quả mướp đắng ức chế sự phát triển của khối u [43] và tế bào ung
thư [44]. Tsao và cộng sự đã chứng minh sự ức chế một số tế bào ung thư của alpha-
momorcharin [45]. Năm 1998, Lee và cộng sự cũng chứng tỏ rằng dịch chiết MeOH và các
saponin momordin I, Id, và Ie có tác dụng ức chế sự phát triển của một số tế bào ung thư [45].
Takemoto và cộng sự đã nghiên cứu khả năng chống ung thư của mướp đắng trên lâm sàng
[46] và nêu rõ cơ chế của nó là ức chế enzym có tên là guanylate cyclase [46], [47]. Nhóm
nghiên cứu của Takemoto cũng thấy dịch chiết từ quả mướp đắng có tác dụng chống ung thư
trên chuột [48]. Một số saponin thuộc nhóm cucurbitan cũng có tác dụng chống sinh khối u
theo cơ chế trung hòa các dạng hoạt động của oxy (reactive oxygen species – RSO), đặc biệt là
các gốc tự do [23].
Tác dụng hạ đường huyết và chống đái tháo đường
Đây là tác dụng quan trọng nhất, được nghiên cứu nhiều nhất và đã được áp dụng điều trị
theo cả y học dân gian và y học hiện đại ở các nước châu Á và châu Phi.
Tác dụng hạ đường huyết của dịch chiết quả mướp đắng đã được chứng minh qua các thí
nghiệm trên chuột [1], [2], [10]. Các nghiên cứu cho thấy tác dụng hạ đường huyết khi uống
cao chiết từ quả mướp đắng ở chuột bình thường [49], [50], chuột gây đường huyết cao bằng
streptozotocin [51], [52], [53] hay bằng alloxan [54], [55]. Tác dụng hạ đường huyết của dịch
chiết quả vẫn có khi thử trên mô hình chuột đái tháo đường typ 2 bằng cách gây đột biến gen
[56]. Có nhiều nghiên cứu cũng cho thấy dịch chiết từ quả mướp đắng còn có tác dụng hạ
14

đường huyết ở người đái tháo đường trên lâm sàng [57], [58], [59].
Về hoạt chất có tác dụng hạ đường huyết, các nghiên cứu gần đây đã nêu rõ các
triterpen thuộc nhóm cucurbitan và glycosid của chúng (saponin cucurbitan) là những
hoạt chất chính có tác dụng. Harinantenaina và cộng sự chỉ ra rằng những triterpen trong
phân đoạn ether của quả mướp đắng có tác dụng hạ đường huyết ở chuột đái tháo đường gây
bằng alloxan, nhưng các steroid aglycon lại không có tác dụng này [15]. Năn 2008, Cheng và
cộng sự chứng minh trên mô hình tế bào rằng các triterpen cucurbitan có tác dụng kích thích
sự hoạt động của enzym AMPK (AMP-activated protein kinase) và làm tăng sự hấp thu
glucose vào trong tế bào. Điều này giúp các tế bào tiêu thụ nhiều glucose và do đó sẽ làm hạ
glucose trong máu [60]. Phân đoạn chứa các saponin của quả cũng được các nhà khoa học
Nhật Bản thấy có tác dụng hạ đường huyết và điều hòa mỡ máu [61], [62]. Điều này được
minh chứng rõ ràng hơn bởi công trình nghiên cứu của Tan và cộng sự [24]. Công trình này
cho thấy rõ các saponin triterpen phân lập được từ quả mướp đắng kích thích enzym AMPK
trên mô hình tế bào và điều hòa hàm lượng mỡ và đường trong máu trên mô hình in vivo.
Độc tính
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng mướp đắng nói chung và quả mướp đắng nói
riêng có rất ít độc tính [1], [2], [9]. Khi ăn quả mướp đắng lâu dài, liên tục, để chữa đái tháo
đường hay một số bệnh khác đều không cho thấy bị tổn thương các cơ quan của cơ thể. Một số
tác dụng phụ có thể có là đau đầu, đi ngoài, nôn mửa nhưng ít gặp [9], [63].
Các nghiên cứu trong nước về cây mướp đắng
Như đã trình bày ở trên, đã có rất nhiều các nghiên cứu khoa học trên thế giới. Mặc dù
vậy, cây mướp đắng được trồng ở khắp nước ta và chúng ta cũng có các nghiên cứu khoa học
về mướp đắng được trồng và thu hái tại Việt Nam. Liệt kê sau đây là một số kết quả chính.
Nhóm khoa học của TS. Nguyễn Ngọc Hạnh đã công bố một số nghiên cứu về quả và hạt
mướp đắng. Năm 2004, nhóm tác giả đã công bố cấu trúc hóa học của hai saponin triterpen
thuộc nhóm cucurbitan là momordicosid A (26) và momordicosid B (27) được chiết xuất từ
hạt mướp đắng thu hái tại Tuy Hòa, Phú Yên [64]. Nhóm tác giả cũng đã chứng minh cao
chiết bởi các dung môi khác nhau của hạt mướp đắng có tác dụng tác dụng ức chế men
glucosidase, cơ chế làm hạ đường huyết ở người đái tháo đường typ 2 [65]. Các hoạt chất có
15

tác dụng ức chế men glucosidase là hai saponin steroid 1 và 2 (theo Sucrow gọi là charantin)
đã tách được từ quả mướp đắng [66].
Nghiên cứu trên lâm sàng, Bùi Chí Hiếu và Nguyễn Kim Phi Loan đã chứng minh được
tác dụng hạ đường huyết của viên khổ qua bào chế từ quả mướp đắng trên bệnh nhân đái tháo
đường typ 2 [67]. Nghiên cứu lâm sàng của Đỗ Thị Minh Thìn cũng cho kết quả tương tự [68].
Có 33,33% bệnh nhân đái tháo đường typ 2 khi uống bột quả mướp đắng khô và cao lỏng
chiết từ quả mướp đắng có đường huyết trở về bình thường, và 32,0% số bệnh nhân có kết quả
trung bình [68]. Các nghiên cứu của tác giả Lê Thị Ngoan [69] và của Lê Lương Đống với
Đặng Vũ Thu Hằng [70] đều cho thấy tác dụng hạ đường huyết trên bệnh nhân đái tháo đường
typ 2 sau khi uống trà khổ qua hay cao lỏng mướp đắng.
Nghiên cứu Viện Dược liệu về cây mướp đắng
Các cán bộ khoa học thuộc Viện Dược Liệu, Bộ Y Tế, đứng đầu là GS. Đoàn Thị Nhu đã
triển khai nghiên cứu tác dụng của cây mướp đắng từ lâu. Giáo sư Đoàn Thị Nhu và cộng sự
đã nghiên cứu về tác dụng hạ đường huyết của cao cồn 40
o
chiết từ quả mướp đắng trên động
vật thí nghiệm là thỏ [71]. Khi cho thỏ bình thường uống cao mướp đắng ở liều 10 g/kg, sau
10 giờ kể từ khi uống các tác giả thấy hàm lượng đường trong máu thỏ giảm 29,9% không có
ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên khi cho thỏ bị gây đái tháo đường bằng alloxan uống cao lỏng với
liều 10 g/kg, 8 ngày sau khi tiêm alloxan, thấy hàm lượng đường trong máu thỏ sau 5 giờ kể từ
khi uống thuốc giảm 25,54% có ý nghĩa thống kê (p < 0,001) so với trước khi uống. Mức tăng
đường máu của thỏ ở lô uống cao mướp đắng giảm 68,4% so với lô đối chứng (không uống
thuốc) có ý nghĩa thống kê (p < 0,001), khi cùng so sánh mức đường máu của hai lô này với
mức đường máu của thỏ trước khi tiêm alloxan. Kết quả của thí nghiệm chứng tỏ cao lỏng
chiết từ quả mướp đắng bằng cồn 40
o
có tác dụng hạ đường huyết trên thỏ bị gây đái tháo
đường bằng alloxan.
Các nghiên cứu tiếp theo của cán bộ khoa học Viện Dược Liệu về mướp đắng cũng theo
hướng làm thuốc chữa bệnh đái tháo đường. Luận án tiến sĩ “Nghiên cứu thuốc điều trị đái

tháo đường từ quả của cây mướp đắng (Momordica charantia L.)” của TS. Phạm Văn Thanh
[72], đề tài “Nghiên cứu thuốc Morantin chữa bệnh đái tháo đường từ quả của cây mướp đắng
(Momordica charantia L.)” do GS Đoàn Thị Nhu làm chủ nhiệm [73], và đề tài “Xây dựng mô
16
hình quản lý chất lượng giống cây thuốc” do TS. Nguyễn Văn Thuận làm chủ nhiệm [74], thu
được các kết quả quan trọng sau đây.
(1) Về phân loại: xác định được cây mướp đắng được trồng ở Việt Nam (miền Bắc và
miền Nam) tuy có một đặc điểm khác nhau (về kích thước, hình dạng, màu sắc),
nhưng đều thuộc một loài có tên khoa học là Momordica charantia L. Có hai thứ
(variety, dưới loài) được xác định là M. charantia L. var. minima William et Ng
và M. charantia L. var. maxima William et Ng [72], [73].
(2) Về trồng trọt, thu hái: xây dựng được qui trình trồng, thu hái, và sản xuất giống
mướp đắng thu hái trên toàn quốc và của nước ngoài. Chọn lọc được 5 giống cho
năng suất quả cao. Định lượng được hàm lượng glycosid toàn phần trong quả của
các giống này. Tiêu chuẩn hóa được giống cây mướp đắng và lưu giữ được 5
giống (hạt để trồng trọt) mướp đắng chọn lọc của Việt Nam và thế giới [74].
(3) Về hóa học: nghiên cứu thành công phương pháp chiết xuất glycosid là nhóm hoạt
chất của quả mướp đắng. Phân lập được một aglycon từ quả mướp đắng và xác
định công thức hóa học là cucurbit-5-en-3,22,23,24,25-pentol (là aglycon của các
chất số 45, 65, và 66 trong phần trên). Đã xây dựng được qui trình chiết xuất
saponin toàn phần từ quả mướp đắng (dạng bột, đặt tên là Morantin) dùng
cho nguyên liệu làm thuốc [72], [73].
(4) Về tác dụng sinh học: chứng minh được tác dụng hạ đường huyết có ý nghĩa
thống kê của cao cồn 40
o
của quả mướp đắng trên thỏ đái tháo đường gây ra bởi
alloxan. Chứng tỏ được tác dụng hạ đường huyết của phân đoạn glycosid chiết từ
cao cồn 40%. Kết luận được nhóm hoạt chất có tác dụng hạ đường huyết của
quả mướp đắng là hỗn hợp các saponin [72], [73].
(5) Xây dựng được phương pháp định lượng nhóm hoạt chất glycosid trong cây

mướp đắng của các bộ phận khác nhau (rễ, gốc, thân và cành, lá, và quả).
Kết quả thu được phù hợp với các nghiên cứu trên thế giới là saponin có trong tất
cả các bộ phận của cây mướp đắng. Kết quả này cho phép có thể tận dụng được
các phần bỏ đi sau thu hoạch là rễ, gốc, thân, cành và lá (vì cây mướp đắng là cây
một năm) làm nguyên liệu cho chiết xuất bán thành phẩm làm thuốc [72], [73].
(6) Nghiên cứu và bào chế được thuốc mới đặt tên là Mudanin (viên nang cứng)
17
có thành phần chính là bột Morantin (hỗn hợp các saponin) chiết xuất từ quả
mướp đắng. Kết quả thử lâm sàng (tại bệnh viện Quân y 103) cho thấy Modanin
có tác dụng giảm glucose máu, giảm glucose niệu và cải thiện khả năng dung nạp
glucose một cách rõ rệt sau 3 tuần điều trị. Nồng độ glucose trong máu được ổn
định ở các tháng điều trị tiếp theo. Kết quả thử độc tính cho thấy thuốc không có
độc tính với các cơ quan, ít tác dụng phụ. Đã xây dựng được tiêu chuẩn cơ sở
cho thuốc Mudanin và có số đăng ký của Bộ Y Tế (NC03-H05-07). Thuốc
Mudanin có chỉ định cho bệnh nhân đái tháo đường typ 2 [73], [75].
(7) Có một số công bố khoa học trên các tạp chí chuyên ngành [71], [76], [77], [78],
[79], [80], [81].
Qui trình chiết các hoạt chất saponin từ mướp đắng
Trong các công trình nghiên cứu ở qui mô phòng thí nghiệm, các tác giả thường dùng
methanol (MeOH) để chiết xuất các chất hóa học có trong mướp đắng. Khi chiết với MeOH,
dịch chiết sẽ gồm tất cả các chất từ ít phân cực (chất béo, acid béo, tinh dầu, các steroid,
triterpen) cho đến phân cực (saponin, đường, muối của các acid hữu cơ, protein). Sau khi chiết
xong MeOH được thu hồi cho cao khô. Để thu được các phân đoạn có chứa các hoạt chất có
độ phân cực khác nhau, các tác giả hòa cao khô vào nước thành hỗn dịch rồi lắc phân đoạn với
các dung môi hữu cơ với độ phân cực khác nhau là ethyl acetate (EtOAc) và n-butanol
(BuOH). Dung môi hữu cơ được cất thu hồi cho các phân đoạn lần lượt là EtOAc, và BuOH.
Kết quả là các triterpen aglycon sẽ nằm trong phân đoạn EtOAc [13], [14], [15], [16], còn các
triterpen glycosid (saponin) được tách ra ở phân đoạn BuOH [15], [17], [18], [20], [20], [21],
[23], [24], [62]. Murakami và cộng sự đã đưa ra qui trình chiết xuất saponin rất chi tiết từ quả
mướp đắng được mô tả trong Hình 5 [21]. Sau đó, Oishi và cộng sự cũng đã đưa ra qui trình

tương tự như trên để thu được phân đoạn giàu các saponin (phân đoạn BuOH) có tác dụng hạ
đường huyết [62].
Nhóm nghiên cứu của TS Nguyễn Ngọc Hạnh chiết hỗn hợp saponin toàn phần trong hạt
mướp đắng bằng cách loại bỏ chất béo bằng ether dầu hỏa và các chất ít hữu cơ phân cực bằng
chloroform (CHCl
3
) trước (Hình 6). Sau đó nhóm tác giả chiết dược liệu với cồn 98% thu
18
được hỗn hợp saponin. Hai saponin tinh khiết được phân lập và xác định cấu trúc từ phân đoạn
này bằng sắc ký cột [64]. Nguyễn Ngọc Hạnh và cộng sự cũng đã đề cập đến việc chiết xuất
các saponin steroid bằng một số dung môi hữu cơ, và kết luận dùng aceton chiết xuất sẽ cho
hiệu suất cao và kinh tế hơn cả [66]. Cũng đề cập đến chiết xuất saponin steroid, Pitipanapong
và đồng nghiệp có chiết bằng cồn và aceton ở áp xuất cao cho hiệu quả cao hơn dùng nước và
diclorometan (CH
2
Cl
2
) [82].
TS. Phạm Văn Thanh và cộng sự có đưa ra qui trình chiết saponin từ quả mướp đắng như
trong Hình 7 [72], [81]. Trong phần chiết xuất của mình, Phạm Văn Thanh có chiết các chất
toàn phần bằng cồn và sau đó dùng xăng công nghiệp để loại chất béo và dùng cồn thấp độ để
tủa các saponin.
Trong công nghiệp dược phẩm và thực phẩm, người ta thường dùng sắc ký cột để phân
đoạn ra các hoạt chất dùng làm thuốc. Các cột sử dụng pha tĩnh là chất trao đổi ion hoặc cột
pha đảo, có thể sử dụng được nhiều lần. Phương pháp này cho các phân đoạn giàu hoạt chất,
thậm chí là cho hoạt chất tinh khiết được. Thí dụ các saponin trong nhân sâm có cấu trúc
triterpen damaran (gần giống với cấu trúc cucurbitan saponin) có thể được làm giàu bằng cách
phân đoạn với các dung môi hữu cơ để loại các chất béo, rồi cho chạy sắc ký cột trao đổi ion
(có thể dùng lại nhiều lần) để loại các chất ion vô cơ, muối của các chất hữu cơ, và đường tự
do. Phương pháp này cho phân đoạn có hàm lượng saponin trong phân đoạn sẽ cao hơn và

hiệu xuất chiết cũng cao.
19
Hình 5. Sơ đồ chiết xuất các saponin từ quả mướp đắng của Murakami [21].
Quả mướp đắng
(thái nhỏ, phơi khô)
chiết hồi lưu với MeOH
thu hồi dung môi
Cao khô MeOH
Phân đoạn EtOAc
Lắc với hỗn hợp EtOAc-H
2
O (1:1)
Phân đoạn nước
Phân đoạn BuOH
Thu hồi dung môi phần EtOAc
Lắc với BuOH (1:1)
Phân đoạn nước
Thu hồi dung môi phần BuOH
Các saponin tinh khiết
Sắc ký cột (pha thuận, pha đảo)
HPLC (ODS)
20
Hình 6. Sơ đồ chiết xuất các saponin từ quả mướp đắng của Nguyễn Ngọc Hạnh [64].
Hạt mướp đắng
(phơi khô, tán thành
bột)
Chiết hồi lưu với ether dầu
hỏa
Bột hạt
Phân đoạn H

1
Phân đoạn H
2
Thu hồi dung
môi
Phân đoạn H
3
Các saponin tinh khiết
Chiết hồi lưu với CHCl
3
Bột hạt
Thu hồi dung môi
Chiết hồi lưu với cồn
98%
Bột hạt
Sắc ký cột silica gel
Thu hồi dung môi
21
Hình 7. Sơ đồ chiết xuất các saponin từ quả mướp đắng của Phạm Văn Thanh [81].
(Ghi chú: cao tỷ lệ 1:1 là cô cạn dịch chiết của 1 kg dược liệu đến còn 1 L)
Bàn luận về các qui trình chiết xuất saponin từ mướp đắng
Có thể nhận thấy rằng qui trình chiết ở qui mô phòng thí nghiệm như các tác giả nước
ngoài là cho hiệu suất chiết cao vì các saponin nằm chủ yếu ở phân đoạn BuOH. Tuy nhiên,
chúng đều không phù hợp với qui mô lớn như qui mô Pilot hay sản xuất công nghiệp. Mục
đích của qui trình chiết ra phân đoạn chứa charantin là để làm thuốc (hay thực phẩm) chữa
bệnh cho người, cho nên không thể sử dụng các dung môi có thể gây độc cho người như
CHCl
2
, CHCl
3

, EtOAc, BuOH, MeOH… Hơn nữa, BuOH có nhiệt độ sôi cao (gần 120
o
C)
nên rất khó bay hơi, khó thu hồi, tốn nhiều thời gian, công sức và tiền của. Chúng ta cũng
không thể dùng cột sắc ký silica gel hay sắc ký pha đảo để phân đoạn ra hỗn hợp saponin được
vì mất nhiều thời gian và tốn kém nên qui trình trong tài liệu [64] cũng không áp dụng được
trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu cho qui trình công nghệ ở qui mô pilot được. Chiết saponin
steroid (hỗn hợp hai chất 1 và 2 có tên gọi charanin theo Sucrow) theo phương pháp của
Quả mướp đắng
(thái nhỏ, tán thành bột)
Chiết hồi lưu với cồn
Thu hồi dung môi
Cao tỷ lệ 1:1
Phân đoạn xăng
Lắc với xăng (1:1)
Phân đoạn cao
Kết tủa
Thu hồi dung môi phần xăng
Thêm đồng thể tích cồn 30
o
Khuấy đều, để lắng qua đêm
Lọc lấy tủa
Phân đoạn nước
Hỗn hợp các saponin
(bột màu vàng nâu, hiệu suất 2%)
Hòa tan trong cồn, thêm than hoạt
Đun nóng 10 phút, để nguội rồi lọc
Dịch lọc
Thu hồi dung môi
Sấy, xay

22
Nguyễn Ngọc Hạnh đơn giản và cho hiệu suất tương đối cao. Việc thu hồi dung môi để tái sử
dụng cũng dễ dàng nên tiết kiệm được dung môi và năng lượng. Tuy nhiên, nếu chỉ chiết
saponin steroid với mục đích làm thuốc thôi thì chúng ta bỏ phí rất nhiều saponin
triterpen nhóm cucurbitan, là nhóm có hàm lượng cao hơn và có tác dụng hạ đường
huyết tốt hơn nhóm steroid.
Trong qui trình chiết xuất của Phạm Văn Thanh có ưu điểm là không dùng các hóa chất
độc hại, thu hồi dung môi dễ dàng, và ít tốn kém. Do không sử dụng dung môi hữu cơ khác
phải chiết trưc tiếp với dược liệu mà chỉ lắc phân đoạn cao chiết tỷ lệ 1:1 với chúng nên tiết
kiệm được dung môi hóa chất. Tuy nhiên lại tốn nhiên liệu và năng lượng để cô cạn dung môi
chiết là cồn so với dùng dung môi hữu cơ khác chiết trực tiếp. Ưu điểm quan trọng nữa là tuy
saponin có thể tan tốt trong nước nhưng lại dễ bị thủy phân trong nước, đặc biệt là ở nhiệt độ
cao (khi chiết hay khi thu hồi dung môi). Vì vậy cách tối ưu là chọn dung môi là cồn (EtOH)
khi cất thu hồi dung môi để lấy saponin. Nhưng qui trình lại có nhược điểm là vẫn có rất nhiều
saponin vẫn còn lại trong phân đoạn nước sau khi lấy tủa, tức là hiệu suất chiết saponin không
được cao. Nếu khắc phục được điều này sẽ cho qui trình chiết tương đối hoàn thiện về độ an
toàn của sản phẩm.
MỘT VÀI NHẬN XÉT
Qua các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, có thể thấy rằng mướp đắng được
dùng làm thức ăn và làm thuốc ở rất nhiều nước trên thế giới. Dịch chiết và các hoạt chất của
quả mướp đắng có rất nhiều tác dụng sinh học có lợi. Những hoạt chất này có các tác dụng
như chống ung thư, chống vữa xơ động mạch, chống viêm-giảm đau, hạ mỡ máu, kháng
khuẩn, kháng virus gây bệnh như Epstein-Barr, herpes, poliovirus thậm chí là chống virus
HIV. Tuy nhiên, tác dụng quan trọng nhất của quả mướp đắng là tác dụng hạ đường huyết và
có thể dùng làm thuốc phòng và hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường typ 2. Kết quả nghiên cứu
cũng cho thấy rằng dịch chiết và các hoạt chất của quả mướp đắng có tác dụng hạ đường huyết
mạnh và điều hòa hàm lượng mỡ trong máu. Vì vậy, người dân khắp thế giới đều dùng mướp
đắng làm thuốc chống đái tháo đường, trong cả y học dân gian và y học hiện đại.
Các hoạt chất có tác dụng chính của mướp đắng là các saponin steroid, các triterpen thuộc
nhóm cucurbitan và các glycosid của chúng. Chúng có hàm lượng đáng kể trong tất cả các bộ

23
phận của cây như gốc-rễ, thân-cành, lá, và đặc biệt là có hàm lượng lớn ở quả. Nhiều nghiên
cứu khoa học đã chứng minh được rằng các saponin triterpen nhóm cucurbitan có nhiều tác
dụng sinh học hơn và có tác dụng tốt hơn nhiều so với nhóm saponin steroid. Chúng ta cũng
biết rằng tách chiết và làm giàu phân đoạn các saponin sẽ dễ dàng hơn so với các aglycon. Tuy
nhiên, hiện nay vẫn chưa có một qui trình công nghệ hoàn chỉnh để chiết xuất các hoạt chất từ
quả mướp đắng, làm giàu các hoạt chất này
Số người mắc bệnh đái tháo đường trên thế giới cũng như ở nước ta ngày càng tăng [83].
Nhu cầu về thuốc phục vụ cho điều trị là rất lớn vì đây là một bệnh mạn tính [84]. Tuy nhiên,
Việt nam vẫn phải nhập các thuốc điều trị bệnh đái tháo đường từ nước ngoài. Do vậy, nếu
nghiên cứu, phát triển và đưa vào thị trường thành công một hoặc vài thuốc có tác dụng điều
trị bệnh này ở nước ta sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và nhiệm vụ
chăm sóc sức khỏe nhân dân. Nó cũng đem lại nhiều lợi ích khác cho xã hội như các lợi ích về
kinh tế, công ăn việc làm, và công nghệ và khoa học.
Hiện nay ở nước ta cũng có nhiều chế phẩm từ quả mướp đắng được bán trên thị trường
như trà khổ qua, trà mướp đắng… với mục đích chính là phòng và hỗ trợ chữa bệnh đái tháo
đường. Các thành phẩm này đều là các thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo
đường, dựa theo quan đông y là làm mát cơ thể chứ chưa phải là thuốc chữa bệnh. Đa số các
chế phẩm là dạng quả thái lát phơi khô, hoặc nghiền vụn, chỉ có một số là dịch chiết toàn phần
từ quả mướp đắng và chưa được làm giàu hoạt chất tác dụng. Các nhà sản xuất chưa đưa ra
được qui trình chiết xuất các hoạt chất có tác dụng hạ đường huyết từ cây mướp đắng để làm
thuốc ở qui mô công nghiệp cũng như phương pháp kiểm nghiệm có độ tin cậy cao để đánh
giá chất lượng các sản phẩm của họ.
Gần đây, các nhà khoa học của Viện Dược Liệu, Bộ Y Tế đã nghiên cứu thành công qui
trình sản xuất thuốc Mudanin làm thuốc phòng và chữa đái tháo đường từ quả mướp đắng.
Thuốc Mudanin đã có số đăng ký của Bộ Y Tế và đã có tiêu chuẩn cơ sở cho công việc kiểm
nghiệm thuốc. Để phục vụ cho sản xuất thuốc Mudanin ở qui mô công nghiệp, phải cung cấp
được đầy đủ nguyên liệu bán thành phẩm làm thuốc có giàu các hoạt chất charantin. Mướp
đắng là một cây rất dễ trồng trọt và thu hái quả, có thể mọc ở khắp mọi miền trên đất nước ta.
Điều này giúp cho chúng ta dễ dàng có một nguồn nguyên liệu ban đầu (quả mướp đắng) dồi

dào và rẻ tiền. Vì vậy, việc xây dựng được một qui trình chiết xuất charantin từ quả mướp
đắng có hiệu suất cao và ổn định sẽ là bước tiếp theo để hoàn thiện công nghệ sản xuất thuốc
24
Mudanin.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Grover J.K., Yadav S.P. Pharmacological actions and potential uses of Momordica
charantia: a review. J. Ethnopharmacol. 2004, 93, 123−132.
2. Krawinkel M. B., Keding G. B. Bitter gourd (Momordica charantia): a dietary
approach to hyperglycemia. Nutr. Rev. 2006, 64, 331−337.
3. Đỗ Tất Lợi. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y học 1999, tr.
734−735.
4. Đỗ Huy Bích và cộng sự. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam. Nhà xuất bản
khoa học và kỹ thuật 2004, tr. 335−341.
5. Yuwai K. E., Rao K. S., Kaluwin C., Jones G. P., Rivett D. E. Chemical compositions
of Momordica charantia L. fruits. J. Agric. Food Chem. 1991, 39, 1762−1763.
6. Braca A., Siciliano T., D’Arrigo M., Germano M. P. Chemical composition and
antimicrobial activity of Momordica charantia seed essential oil. Fitoterapia 2008, 79,
123−125.
7. Khanna P., Jain S. C., Pangariya A., Dixit V. P. Hypoglycemic activity of polypeptide-
p from a plant source. J. Nat. Prod. 1981, 44, 648−655.
8. Parkash A., Ng T. B., Tso W. W. Purification and characterization of charantin, a
napin-like ribosome-inactivating peptide from bitter gourd (Momordica charantia)
seeds. J. Pept. Res. 2002, 59, 197−202.
9. Raman A., Lau C. Anti-diabetic properties and phytochemistry of Momordica
charantia L. (Cucurbiaceae). Phytomedicine 1996, 2, 349−362.
10. Beloin N., Gbeassor M., Akpagana K., Hudson J., de Soussa K., Koumaglo K.,
Arnason J. T. Ethnomedicinal uses of Momordica charantia (Cucurbitaceae) in Togo
and relation to its phytochemistry and biology activity. J. Ethnopharmacol. 2005, 96,
49−55.
11. Sucrow W. Uber steringlucoside und ein neues stigmastadienol aus Momordica

charantia. Tetrahedron Lett. 1965, 26, 2217−2221.
25

×