MỤC LỤC
1. Đặc điểm nhận dạng.......................................................................................................3
...............................................................................................................................................3
Cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella) ..........................................................................3
3. Phân bố............................................................................................................................3
Ở Việt Nam, cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella) được tìm thấy từ 650 vĩ Bắc
đến 250 vĩ Nam....................................................................................................................4
4. Sinh sản............................................................................................................................4
5. Thức ăn............................................................................................................................4
6. Bệnh và điều trị...............................................................................................................4
Sau đây là biện pháp chữa các bệnh thường gặp của cá trắm cỏ
(Ctenopharyngodon idella):...............................................................................................5
1
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nguồn lợi động vật nói chung và cá nói riêng ở nước ta rất phong phú –
thành phần loài động vật cũng như thành phần loài cá khá đa dạng. Chúng có
vai trò rất quan trọng trong đời sống hàng ngày. Đặc biệt là cá trắm cỏ
(Ctenopharyngodon idella), nó không chỉ là món ăn quen thuộc được mọi
người ưa thích, mà còn là nguồn thực phẩm toàn diện và giàu đạm cần cho
sự phát triển trí tuệ và thể chất của con người. Chính vì lợi ích đó mà con
người không ngừng tác động đến nguồn lợi, tạo sức ép khai thác lớn đối với
cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella), làm ảnh hưởng đến sự phân bố, suy
giảm số lượng chủng quần. Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và nhu cầu
cuộc sống ngày càng cao, những ngư cụ và phương pháp đánh bắt cá dần dần
được cải tiến hơn đã làm tăng sản lượng khai thác. Hiện nay rất khó bắt gặp
cá trắm cỏ trong điều kiện tự nhiên do đã bị khai thác quá mức.
Xuất phát từ những lý do đó chúng tôi chọn đề tài “Tìm hiểu về cá trắm
cỏ (Ctenopharyngodon idella)” nhằm hiểu rõ hơn về loài cá này và đề xuất
các biện pháp nuôi nhân tạo, sử dụng hợp lý nguồn lợi cá trắm cỏ.
2
II. NỘI DUNG
1. Đặc điểm nhận dạng
Cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella)
Thân cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella) thon dài và có dạng hình
trụ, bụng tròn, thót lại ở gần đuôi. Chiều dài lớn gấp 3,6 - 4,3 lần chiều cao
của thân và gấp 3,8 - 4,4 lần chiều dài của đầu. Chiều dài của đuôi lớn hơn
chiều rộng của đuôi. Đầu có kích thước trung bình, miệng rộng và có dạng
hình cung, hàm trên dài và rộng hơn hàm dưới, phần cuối của hàm có thể sát
xuống phía dưới mắt. Cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella) không có xúc
tu. Các nếp mang ngắn và thưa thớt (15-19), vảy lớn và có dạng hình tròn.
Hậu môn gần với vây hậu môn. Cơ thể có màu như sau: phần hông màu vàng
lục nhạt, phần lưng màu nâu sẫm; bụng màu trắng xám nhạt.
2. Phân loại khoa học
Giới (regnum): Animalia
Ngành (phylum): Chordata
Lớp (class): Actinopterygii
Bộ (ordo): Cypriniformes
Họ (familia): Cyprinidae
Phân họ (subfamilia): Cyprininae
Chi (genus): Ctenopharyngodon
Loài (species): Ctenopharyngodon idella
3. Phân bố
3
Ở Việt Nam, cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella) được tìm thấy từ
65
0
vĩ Bắc đến 25
0
vĩ Nam.
Cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella) sống ở môi trường nước ngọt.
Độ sâu sinh sống từ 0m đến 30 m trong các sông, ao hồ và trong các ao nuôi
nhân tạo. Chúng sinh sống ở tầng nước giữa, ưa nước sạch.
Nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển thuận lợi của cá trắm cỏ
(Ctenopharyngodon idella) là 17 – 25
0
C. Giới hạn dưới là 0
0
C và giới hạn
trên là 35°C, nghĩa là với nhiệt độ môi trường nước thấp hơn 0
0
C hoặc cao
hơn 35
0
C cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella) không thể sống được.
Với điều kiện sinh trưởng của cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella)
như vậy có thể nuôi cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella) trong các ao thâm
canh và bán thâm canh, cũng như trong các lồng hay bè nuôi nhân tạo.
4. Sinh sản
Trong điều kiện tự nhiên, cá trắm cỏ là loại cá bán di cư. Đến mùa sinh
sản chúng di cư lên đầu nguồn các con sông để đẻ. Nước chảy và sự thay đổi
mực nước là các điều kiện môi trường thiết yếu để kích thích cá đẻ tự nhiên.
Trong điều kiện nhân tạo, việc đẻ trứng phải nhờ tới sự tiêm hoóc môn
sinh dục (chẳng hạn như LRH-A chiết từ não thùy cá mè) cũng như tạo ra sự
chuyển động của nước trong các khu vực nuôi cá sinh sản là các bể đẻ bằng
xi măng đường kính 6-10 mét, mực nước sâu 2 mét. Cá đạt đến độ tuổi
trưởng thành có khả năng sinh đẻ sau 4-5 năm. Trứng cá tự nhiên cũng là
một nguồn để sản xuất cá giống hoặc để duy trì và cải tạo gen.
5. Thức ăn
Thức ăn chủ yếu của cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella) là các loại
cỏ, rong và động vật phù du như tôm, tép, ấu trùng cá v.v. Trong điều kiện
chăn nuôi nhân tạo, cá trắm cỏ có thể ăn các loại thức ăn nhân tạo (sản phẩm
phụ của việc chế biến ngũ cốc như cám hay thức ăn viên chẳng hạn).
6. Bệnh và điều trị
4
Cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella) thường mắc các bệnh như: Xuất
huyết, nhiễm độc máu do vi khuẩn, nhiễm khuẩn đường ruột, thối mang do vi
khuẩn, bệnh da đỏ, nhiễm sán dây ký sinh, Dactylogyriasis, lở loét do I.
multifiliis, nhiễm ký sinh bởi nhóm động vật chân kiếm.
Sau đây là biện pháp chữa các bệnh thường gặp của cá trắm cỏ
(Ctenopharyngodon idella):
Bệnh Tác nhân Loại
Triệu
chứng
Biện pháp
Xuất huyết
Reovirus
(GCRV)
Virus
Cơ đỏ do
xuất
huyết; vây
đỏ; nắp
mang đỏ
và viêm
ruột; tỷ lệ
chết cao
(30-50%
cá nhiễm
trùng)
Tiêm vắcxin; khử
trùng cá giống và
môi trường nuôi
bằng các hợp chất
chứa clo, vôi và
thuốc tím; đại
hoàng (Rheum
officinale); lá sau
sau Đài Loan
(Liquidambar
taiwaniana); hoàng
bá (Phellodendron
spp.) và hoàng cầm
(Scutellaria
baicalensis).
Nhiễm độc máu
do vi khuẩn
Aeromonas
sobria;
Aeromonas
hydrophila;
Yersinia ruckerri;
Vibrio sp.
Vi khuẩn Sung
huyết tại
các vị trí
khác nhau
của thân,
chẳng hạn
như hàm,
khoang
miệng, nắp
mang, gốc
vây và
toàn thân
khi
nghiêm
trọng; lồi
nhãn cầu;
Khử trùng cá và
môi trường nuôi
bằng vôi và thuốc
tím (KMnO
4
).
5