Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

TỔNG QUAN THÀNH PHẦN hóa học và tác DỤNG SINH học của đu đủ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.31 KB, 15 trang )

TỔNG QUAN THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ TÁC DỤNG SINH HỌC
CỦA ĐU ĐỦ
1.1. Thực vật học
Đu đủ (Carica papaya L.), thuộc họ Đu đủ (Caricaceae), nguồn gốc
Trung Mỹ , cây được trồng khắp nơi ở nước ta
Cây đu đủ cao từ 3-7 m, thân thẳng, đôi khi phân nhánh. Vỏ mang rất
nhiều sẹo của cuống lá. Lá mọc so le ở ngọn cây, phiến lá to rộng chia làm
6-9 thùy, thùy hình trứng nhọn, mép có răng cưa không đều, cuống lá rỗng
và dài 30-50 cm. Hoa trắng nhạt hay xanh nhạt, khác gốc. Hoa đực mọc ở kễ
lá, thành chùy có cuống lá rất dài. Hoa cái có tràng dài hơn tràng của hoa
đực, mọc thành chùy ở kẽ lá. Quả thịt, hình trứng to dài 20-30 cm, đường
kính 15-20 cm. Thịt quả dày, lúc đầu có màu xanh lục, sau ngả màu vàng
cam. Trong ruột có rất nhiều hạt đen to bằng hạt tiêu, xung quanh có lớp
nhầy. [2]
1.2. Thành phần hóa học
Đu đủ chứa khá nhiều hợp chất như:
* Các enzym (enzymes): Nhựa chứa khá nhiều enzym như papain,
chymopapain, papaya glutamine cyclotransferase, glutaminyl-peptide-cyclo
transferase, chitinase, papaya peptidase A và B, alpha-D-mannosidase và N-
acetyl-beta-D-glucosaminidase. Quả chứa beta-galactosidase I, II và III, và
1-amino cyclopropane-1-carboxylase (ACC) oxidase, phenol-D-
glucosyltransferase.
* Carotenoid: Trong đu đủ chín có 19 loại carotenoid, chủ yếu là
cryptoxanthin (48%), beta caroten (30%) và cryptoflavin (13%),
violaxanthin và zeaxanthin.
1
* Alkaloid: Lá chứa carpinin và carpain; ruột thân có pseudo carpain
* Monoterpenoid: Quả chứa 4-terpineol, linalool và linalool oxid
* Flavonoid: Chồi non chứa quercetin, myricetin và kaempferol.
* Các khoáng chất và vitamin: calcium, sắt,magiê, phốt pho, kali, natri, kẽm,
đồng, mangan, thiamine (B1), beta caroten (tiền vitamin A), riboflavine


(B2), niacin (B3), pantothenic Acid (B5), ascorbic acid (C), vitamin E, riêng
chồi còn có alpha tocopherol.
* Glucosinolat: Trong hạt có benzyl isothiocyanate.
* Dầu béo của hạt chứa 16,97% acid béo bão hòa (gồm 11,38% palmitic,
5,25 % stearic, 0,31% arachidic acid) và 78,63% acid béo chưa bão hòa
(76,5% oleic và 2,13% linoleic).[6], [7], [13],[19].
1.3. Tác dụng sinh học
* Tác dụng hạn chế sinh sản
Khả năng hạn chế sinh sản của đu đủ được thử nghiệm bằng cách cho
chuột đang thì sinh sản và đang mang thai ăn các phần khác nhau của cây đu
đủ. Chuột được cho ăn tự nhiên, không bị thúc ép và kết quả ghi nhận quả
đu đủ xanh có tác dụng làm ngưng chu kỳ rụng trứng và gây trụy thai. Hoạt
tính này giảm khi quả chín và progesterone thêm vào thực phẩm giúp tái tạo
sự cân bằng, các bào thai chưa bị trụy tiếp tục phát triển bình thường.[16].
Chuột nhắt trắng đực được cho dùng 0,5 mg dịch chiết từ hạt/ kg trọng
lượng cơ thể trong 7 ngày cho thấy lượng protein tổng cộng và lượng acid
silic trong tinh dịch giảm hạ đồng thời tinh trùng bị đông tụ thành mảng. So
sánh với chuột đối chứng cho thấy hoạt tính phosphatase trong mảng tinh
trùng sụt giảm. Ngoài ra mức độ phospho vô cơ trong tinh dịch cũng tụt
giảm.[36]
2
Các dịch chiết từ hạt đu đủ bằng chloroform, benzen, methanol và
ethylacetat được thử nghiệm về hoạt tính trên độ di động của tinh trùng ghi
nhận tác động diệt tinh trùng, tác động này tùy thuộc vào liều lượng: sự di
động của tinh trùng giảm nhanh xuống còn < 20% và ngưng hẳn sau 20-25
phút ở mọi nồng độ thử nghiệm. Xét nghiệm qua kính hiển vi ghi nhận có sự
thay đổi rõ rệt nơi màng plasma ở đầu tinh trùng và ở giữa thân tinh trùng,
các tinh trùng này mất hẳn khà năng truyền giống [24].
Phần chiết bằng benzen khi thử trên chuột bạch tạng cho thấy: trọng
lượng chuột, trọng lượng dịch hoàn, tinh nang, nhiếp hộ tuyến không thay

đổi, nhưng độ di động của tinh trùng, số lượng tinh trùng đều giảm và số
tinh trùng dị dạng gia tăng kéo dài trong 60-150 ngày.[30]
Phần chiết bằng chloroform được thử trên thỏ, mỗi con cho dùng liều
50 mg/ngày trong 150 ngày ghi nhận : không có thay đổi về các thông số
sinh học như trọng lượng cơ thể nhưng phần chiết bằng benzen gây sự bần
tinh sau 15 ngày. Nhiều thử nghiệm khác dùng dịch chiết thô từ hạt bằng
nước đều ghi nhận những biến đổi về hình dạng của tinh trùng, mất khả năng
di động và tạo ra vô sinh. Tuy nhiên động vật thử nghiệm có thể trở về trạng
thái bình thường 45 ngày sau khi ngưng dùng dịch chiết [24].
* Tác dụng trên tử cung
Trích tinh nhựa đu đủ (Papaya latex extract=PLE) được thử nghiệm
trên tử cung chuột (in vitro) vào những giai đoạn khác nhau của chu kỳ rụng
trứng và giai đoạn mang thai: PLE gây gia tăng sự co thắt của tử cung trong
giai đoạn trước khi rụng trứng và rụng trứng.Tác dụng gây co thắt cao nhất ở
giai đoạn cuối của kỳ mang thai, tương ứng với lúc nồng độ oestrogen lên
cao nhất. Nhựa đu đủ được cho là có chứa một hoạt chất gây co thắt tử cung,
3
hoạt chất này có thể là một hỗn hợp các men, alkaloid tác động trên tử cung
qua các thụ thể α-adrenergic.[33]
* Tác dụng trị giun sán
Hoạt tính trị giun sán của nhựa đu đủ đã được thử nghiệm để diệt
giun sán ở súc vật: Tác dụng trên Asaris sum (sán lợn) ghi nhận liều 4 g và
8 g nhựa/ kg có khả năng diệt được 80 % và 100 % sán sau 7 ngày trị liệu
[32].
Dịch chiết từ hạt đu đủ đã được thử nghiệm để trị sán Caenorhabdi
tiselegans. Kết quả cho thấy trong hạt có benzyl isothiocynat (BITC) là hoạt
chất chính có tác dụng diệt giun-sán. Các phần khác nhau của cây cũng đã
được thử nghiệm về hoạt tính diệt giun Ascaridia galli nhiễm ở gia cầm :
hoạt tính của các dịch chiết từ đu đủ còn mạnh hơn cả piperazin. Cơ chế tác
động của BITC đã được so sánh với mebendazol (MBZ) trên Ascaridia

galli: cả 2 chất BITC (liều 100 và 300 microM) và MBZ (liều 3 và 10
microM) đều ngăn chặn tiến trình sử dụng glucose trong tế bào của ký sinh
trùng gây rối loạn sự biến dưỡng năng lượng và diệt được ký sinh trùng.[23]
Tác dụng trên Heligmosomoides polygyrus (một loài giun) ở chuột đã
được chứng minh bằng thử nghiệm có dùng đối chứng, và dùng nhiều liều
lượng khác nhau. Đa số giun bị diệt sau 3 ngày dùng thuốc ở liều từ 4-8 g
nhựa/ kg
* Tác dụng lợi tiểu
Dịch chiết từ rễ đu đủ, cho chuột uống liều 10mg/kg, gây gia tăng
khối lượng nước tiểu tống xuất ra ngoài (p< 0,01), so sánh được với
hydrochlorothiazid, và sự tống xuất các chất điện giải trong nước tiểu cũng
có các thông số tương tự. Hoạt tính này được giải thích là do ở lượng muối
khoáng tương đối cao trong dịch chiết [33].
4
* Tác dụng hạ lipid (mỡ) trong máu
Chất pectin trong đu đủ có hoạt tính làm hạ mỡ trong máu khi thử trên
chuột, do làm giảm sự hấp thu, gia tăng sự phân hủy và loại trừ lipid khỏi
máu. Sự tăng hoạt tính của lecithin cholesterol acyl transferase (LCAT)
trong huyết tương có thể làm giảm mức độ cholesterol và sự tăng hoạt tính
của lipoprotein lipase trong các mô mỡ và trong tim có thể gây ra sự giảm
triglycerid trong máu khi cho chuột ăn pectin.[18]
* Tác dụng hạ huyết áp
Thử nghiệm trên chuột cống trắng đực, Wistar: chia chuột thành 3
nhóm (mỗi nhóm 15 con), nhóm cao huyết áp do thận, cao huyết áp do
muối-DOCA và nhóm bình thường. Mỗi nhóm lại chia thành nhóm phụ:
không chữa trị, trị bằng hydralazin và nhóm trị bằng dịch chiết từ quả đu đủ.
Kết quả ghi nhận dịch chiết (20 mg/kg, dùng IV) có hoạt tính làm hạ huyết
áp tương đương với hydralazin (200 microg/100g, dùng IV), và dịch chiết
còn làm hạ huyết áp mạnh hơn hydralazin (28%) ở nhóm chuột có huyết áp
cao.

Ngoài ra, thử nghiệm in vitro trên động mạch cô lập của thỏ (vành,
thận, xương sống) ghi nhận dịch chiết (10 microg/ml) gây sự giãn nở cơ
mạch. Các kết quả này cho rằng nước ép từ quả đu đủ gây hạ huyết áp do
hoạt tính trên các thụ thể α-adrenoceptive.[12]
* Khả năng trị loét dạ dày
Nhựa đu đủ bảo vệ khá hữu hiệu dạ dày chống lại các chất gây ung
loét dạ dày và chống lại sự bài tiết acid gây ra bởi histamin. Nhựa trích từ
quả xanh được chứng minh là có hoạt tính cao nhất và papain trong nhựa là
chất giúp đu đủ có được khả năng này [8]
5
* Khả năng làm lành vết thương
Tại Jamaica, quả đu đủ đã được dùng như một loại thuốc đắp để trị
các chứng ung loét ngoài da, và đu đủ xanh được xem là có khả năng giúp
vết thương mau lành hơn và giảm mùi hôi gây ra do lở loét. Điểm đặc biệt
của phương thức trị liệu này là tuy vấn đề vô trùng và vệ sinh cần thiết để
săn sóc vết thương không theo các tiêu chuẩn y học nhưng không thấy có
những trường hợp bị nhiễm trùng xẩy ra [17]. Quả đu đủ cũng được dùng tại
khoa Nhi bệnh viện Royal Victoria, Banjul (Gambia) để đắp trị các vết
phỏng, cho kết quả rất tốt, vết thương mau lành, không tạo sẹo. Cơ chế hoạt
tính được giải thích là do các enzym chymopapain và papain có khả năng ly
giải protein và do hoạt tính kháng sinh của đu đủ [34].
Một số nghiên cứu tại các quốc gia khác đều xác nhận cách trị liệu
này: đại học Y Khoa Quốc gia Nga, Moscow giải thích khả năng làm lành
vết thương là do ở tác dụng chống oxy-hóa của đu đủ khiến giảm được tổn
hại ở các mô do các phản ứng oxy hóa [25]
* Hoạt tính kháng sinh, kháng nấm
Nhựa đu đủ ức chế sự tăng trưởng của nấm Candida albicans khi
thêm vào môi trường cấy nấm. Sự ức chế xẩy ra ở giai đoạn tăng trưởng lũy
tiến và do tác động gây phân hủy vách tế bào nấm bằng cách gây rối loạn
thành phần polysaccharid của vách tế bào [14]. Hỗn hợp nhựa đu-đủ (0,41

mg protein/ml) và fluconazol (2 microg/ml) có tác dụng
cộng.lực.trên.nấm.Candida.albicans [15]
Các phần khác nhau của cây đu đủ có hoạt tính kháng sinh trên một số
vi khuẩn như Bacillus subtilis, Enterobacter cloacea, Escherichia coli,
Salmonella typhi, S.aureus, Proteus vulgaris, Pseudomonas aeruginosa và
Klebsiella pneumoniae. Quả chín và xanh đều có hoạt tính diệt vi khuẩn trên
6
S. aureus, B. cereus, E. coli, Pseudomonas và Shigella flexneri. Dịch chiết
hữu hiệu trên vi khuẩn gram-dương hơn là gram-âm [11]. Nghiên cứu tại đại
học West Indies, Kingston (Jamaica) ghi nhận không sự khác biệt về hoạt
tính kháng sinh giữa quả xanh, quả vừa chín và quả thật chín. Hạt có hoạt
tính kháng sinh mạnh nhất theo thứ tự (giảm dần) trên các vi khuẩn B.
cereus> E. coli > S. feacalis > S. aureus > P.vulgaris > S flexneri. [9], [35].
.* Tác dụng trị u bướu, ung thư
Hoa đu đủ có hoạt tính khá mạnh (in vitro) gây diệt tế bào ung thư khi
thử nghiệm bằng phương pháp phân tích miễn dịch trên các tế bào Raji bị
gây nhiễm genome siêu vi Epstein-Barr (EBV). Các phản ứng ức chế xẩy ra
ở các tế bào ung thư biểu mô thanh quản. Dịch chiết từ hoa bằng ethanol đã
được thử nghiệm về khả năng diệt tế bào ung thư trên các tế bào Raji gây ra
bởi phorbol 12-myristat 13 acetat và sodium butyrat, với các kết quả khả
quan.
Papain trong đu-đủ đã được thử nghiệm chung với các enzym phân
giải protein (protease) như bromelain, trysin, chymotrysin để trị một số loại
ung thư trong phương pháp chữa trị bằng enzym. Các kết quả nghiên cứu ghi
nhận phương pháp chữa trị bằng enzym tuy không trị được ung thư nhưng
có tác dụng ức chế giai đoạn di căn và kéo dài thêm thời gian sống, nhất là
trường hợp ung thư vú [21]
Tác dụng trị ung thư của lá đu-đủ được phổ biến vào năm 1992 qua
một bài báo đăng trên tập san Gold Coast Bulletin ở Gold Coast, Queenland
Australia. Theo bài báo thì một bệnh nhân 70 tuổi, bị ung thư phổi (1978),

bác sĩ cho biết chỉ sống được 6 tháng, do sự chỉ dẫn của thổ dân, ông đã
dùng lá đu đủ tươi, cắt thành cọng nhỏ, thêm nước, sắc lửa nhỏ trong 2 giờ,
7
rồi gạn lấy nước uống liên tục ngày 3 lần, mỗi lần 200 ml. Sau 2 tháng, các
bác sĩ tái khám thấy bướu ung thư hoàn toàn biến mất. Tin được loan trên
Gold Coast Bulletin (tháng 5 năm 1978) và sau đó thêm 16 bệnh nhân khỏi
bệnh nhờ phương pháp này. Trường hợp thứ hai được ghi là bênh nhân 63
tuổi, ở Posville Beach (Queensland) cũng bị ung thư phổi, bác sĩ cho biết chỉ
sống được 7 tháng, bà dùng lá đu đủ, uống liên tục trong 3 tháng, ngưng 3
tháng , rồi uống lại 3 tháng, bệnh ung thư phổi lành hẳn. Sau đó vài năm bà
lại được chẩn đoán là bị ung thư xương, chỉ sống được 2 tháng bà lại uống
nước lá đu đủ và lại tiếp tục sống.
Đặc biệt, năm 2010 Noriko Otsuki và cộng sự đã chứng minh khả
năng chống tăng sinh tế bào khối u, thúc đẩy sản xuất cytokin kiểu Th1, giúp
điều hòa hệ miễn dịch tăng cường độc tế bào chống lại các tế bào khối u,
điều chỉnh gen chống khối u có liên quan trên PBMC (tế bào máu ngoại vi
đơn nhân ở người) của dịch chiết nước từ lá đu đủ [28].
Lá đu đủ đã được Phạm Kim Mãn (Viện Dược liệu), Trần Văn Hanh
(Viện Quân Y 103), Trần Công Yên (Đại học Quốc gia Hà Nội) và cs.
nghiên cứu chứng minh có tác dụng ức chế sự phát triển u trên mô hình gây
u thực nghiệm ở chuột bằng tế bào ung thư Sarcom TG-180, hạn chế sự di
căn của các tế bào ung thư trên chuột gây ung thư thực nghiệm, kéo dài thời
gian sống của chuột gây ung thư thực nghiệm [4]. Chế phẩm thuốc Panacrin
chế tạo từ dịch chiết lá đu đủ phối hợp với tam thất và trinh nữ hoàng cung
đã làm tăng tỷ lệ sống sót của bệnh nhân ung thư gan và ung thư dạ dày so
với đối chứng [5].
* Hoạt tính quét các gốc tự do
Một chế phẩm làm từ đu đủ len men (PS 501) đã được thử nghiệm về
hoạt tính trên các gốc tự do và lipid peroxidase, hoạt tính được đo bằng
8

phương pháp đo quang phổ ESR (electron sin resonance spectrometry) PS
501, ở liều 50mg/ml quét được 80% các gốc hydroxyl do các chất phản ứng
Fenton tạo ra, trị số IC
50
được định là ở liều 12,5 mg/ml. Khi cho uống liên
tục trong 4 tuần, mức độ lipid peroxyd giảm trong phần ipsilateral não 30
phút sau khi chích dung dịch sắt clorua vào phần vỏ não bên trái (thử trên
chuột), đồng thời hoạt động của superoxyd dismutase tại vùng vỏ não và
tuyến yên lại gia tăng, do đó PS 501 rất có thể có tác dụng chống oxy hóa và
giúp ngừa một số bệnh liên quan đến hệ thần kinh của người cao niên (các
tổn hại về thần kinh gây ra bởi các gốc tự do). Trong nghiên cứu về tác dụng
của PS 501 trên các tổn hại về DNA và về các mô tế bào não ở chuột bị gây
động kinh bằng 8-hydroxy-2'-desoxy guanosine (8-OHdG là chất chính tạo
ra khi DNA bị hư hại do oxy hóa). Kết quả ghi nhận: mức 8-OHdG trong
khu vực 'ipsilateral' của não bộ gia tăng 30 phút sau khi chích dung dịch sắt
clorua vào vùng não bộ vận động bên trái, nhưng nếu cho chuột uống PS
501 trước khi chích, não được bảo vệ và 8-OHdG không gia tăng [20].
Một sản phẩm hỗ trợ sức khỏe tại Nhật là “Bio-Normaliser’’ chế xuất từ
đu-đủ lên men, cho thấy có một số hoạt tính sinh học trị liệu trong một số
trường hợp bệnh lý kể cả ung thư và suy giảm miễn dịch. Bio-Normaliser
ngăn chặn hữu hiệu sự tạo thành các gốc tự do ngoại tế bào và làm giảm
được sự sản sinh superoxid kích ứng bởi menadion ở tế bào erythrocytes, ức
chế hoạt động của gốc oxy giải phóng bởi thực bào (neutrophils và
macrophages). [29]
Đu đủ trong y dược học cổ truyền các nước:
* YHCT Ayurveda: Theo YHCT Ayurveda (Ấn Độ), đu đủ hay papita (tiếng
Phạn là Chirbhita) có tác dụng ổn định kapha và vata. Tại vùng Nam Ấn Độ,
9
quả được cho là có tác dụng điều kinh, ăn để tạo kinh nguyệt. Nhựa được
đắp vào đầu tử cung để trục thai (thường trộn chung với nhựa cây Ferula

nartex). Tại Bắc Ấn, hạt dùng làm thuốc trị sán lãi, dịch chiết từ hạt dùng
làm thuốc trị phong thấp và giảm đau.
* YHCT Việt Nam: Tại Việt Nam, đu đủ là một cây rất hữu dụng, ngoài vai
trò thực phẩm cây còn được dùng để trị một số bệnh như:
- Trị mộng tinh, hoạt tinh: dùng quả đu-đủ, khoét đầu, cho đường phèn vào,
nướng đến chín. Bỏ vỏ cháy ăn phần thịt cả hột.
-Trị ung thư phổi, ung thư vú: Nấu lá tươi cả cuống uống ngày 3 lần, mỗi lần
600 ml, uống liên tục 15-20 ngày.
- Trị ho gà: Dùng hoa đu đủ đực (30 gram), nấu chín lấy nước uống, có thể
thêm đường
* YHCT Trung Quốc: Tại Trung Quốc, đu đủ được gọi là fan mu gua
(phương mộc qua), fan gua hay mu gua (mộc qua) được xem là vị ngọt,
không nóng, không hàn. Tên mu-gua=mộc qua có thể gây nhầm lẫn vì quả
quince (Chaenomeles lagenaria) cũng được gọi trong Danh Y Biệt lục của
Đào Hoằng Cảnh là mộc qua. Phương = từ ngoại quốc, để chỉ quả có nguồn
gốc từ nước ngoài. Đu đủ được dùng trong các trường hợp:
- Ăn không tiêu, đầy hơi làm đau tức ngực: dùng 30 gram đu đủ ngâm giấm
hay 60 gram đu đủ tươi vừa chín tới, ăn 2 lần mỗi ngày.
- Sản phụ thiếu sữa: dùng 500 gram đu đủ vừa chín, hầm chung với 2 chân
giò heo, bổ xương, ăn hàng ngày trong 3 ngày liên tiếp.
- Ho dai dẳng, nhược sức: dùng 250-500 gram đu đủ tươi, hấp chín, ăn mỗi
ngày.
10
- Chàm, giòi ăn, lở ngoài da, lở loét kẽ chân: lấy 1 quả đu đủ xanh chừng
400 gram, nghiền nát trộn với 30 gram giấm và 30 gram muối ăn, vắt lấy
nước đắp vào vết thương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Vũ Triệu An, Lê Đức Cư, Văn Đình Hoa, Nguyễn Ngọc Lanh, Đỗ Trung
Phấn, Phạm Hoàng Phiệt, (1982), Những kỹ thuật cơ bản dùng trong miễn

dịch học. Hà Nội.
2. Đỗ Tất Lợi, (2004), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, nxb Y học,
360-362.
3. Đỗ Ngọc Liên, (2004), Thực hành Hóa sinh Miễn dịch. Nhà xuất bản đại
học quốc gia Hà Nội.
4. Tạp chí Dược liệu Tập 3, số 4, 1998, Tập 6, số 2+3, 2001; Tập 6, số 5,
2001
5. Tạp chí Thông tin y dược –Hội thảo quốc tế về phòng chống ung thư
8/2000
TÀI LIỆU TIẾNG ANH
6. Agriculture Handbook 165, (1960), Index of plant diseases in the United
States, USGPO. Washington.
7. Beverly A. Teicher, (1997), Anticancer drug development guide:
Preclinical screening, clinical trials, and approval, Humana Press, Totowa,
New Jersey,
11
8. Chen CF, Chen SM, Chow SY, Han PW, (1981), Protective effects of
Carica papaya Linn on the exogenous gastric ulcer in rats, Am J Chin Med.
Autumn, 9(3):205-12.
9. Dawkins G, Hewitt H, Wint Y, Obiefuna PC, Wint B, (2003),
Antibacterial effects of Carica papaya fruit on common wound organisms,
West Indian Med J. Dec;52(4):290-2.
10. Duke, J.A. 1984b, Borderline herbs, CRC Press. Boca Raton, FL.
11. Emeruwa, A.C., (1982), Anti bacterial substance from Carica papaya
fruit extract, J. Nat. Prod. 45(2):123-127.
12. Eno AE, Owo OI, Itam EH, Konya RS, (2000), Blood pressure
depression by the fruit juice of Carica papaya (L.) in renal and DOCA-
induced hypertension in the rat, Phytother Res, Jun;14(4):235-9.
13. Flath, R.A. and Forrey, R.R, (1977), Volatile components of papaya
(Carica papaya L., Solo variety), J. Ag. & Food Chem. 25(1):103-109.

14. Giordani R., Cardenas M.L., Moulin-Traffort J., Regli P., (1996),
Fungicidal activity of latex sap from Carica papaya and antifungal effect of
D(+)-glucosamine on Candida albicans growth, Mycoses, 39, 103-110.
15. Giordani R., Cardenas M.L., Moulin-Traffort J., Regli P., (1997), A
synergistic effect of Carica papaya latex sap and fluconazole on Candida
albicans growth, Mycoses, 40, 429-437.
16. Gopalakrishnan M, Rajasekharasetty MR., (1978 ), Effect of papaya
(Carica papaya Linn) on pregnancy and estrous cycle in albino rats of
Wistar strain, Indian J Physiol Pharmacol, Jan-Mar;22(1):66-70.
12
17. Hewitt H, Whittle S, Lopez S, Bailey E, Weaver S,(2000), Topical use
of papaya in chronic skin ulcer therapy in Jamaica, West Indian Med J.
Mar; 49(1):32-3.
18. />%C4%90%E1%BB%A7_-_Tr%E1%BA%A7n_Vi%E1%BB%87t_H
%C6%B0ng
19. />constituents-of-medicinal-plant-carica-papaya.html
20. Imao K, Komatsu M, Wang H , Hiramatsu M , (1999), Inhibitory effect
of fermented Papaya preparation on oxidative DNA damage and tissue
injury in the Brain formed during iron-induced epileptogenesis in rats,
Journal of Brain Science, 25 (1/2) :71-77(1999)
21. John Boik,(2001) Natural Compounds in Cancer Therapy, p 133
22. Jondal M., Holm G., Wigzell H., (1972), Surface makers on human T
and B lymphocytes. I. A large population of lymphocytes forming
nonimmune rosettes with sheep red bload cells, The Journal of experimental
medicine. 138: 207-215.
23. Kermanshai R, McCarry BE, Rosenfeld J, Summers PS, Weretilnyk EA,
Sorger GJ. (2001), Benzyl isothiocyanate is the chief or sole anthelmintic in
papaya seed extracts. Phytochemistry, Jun; 57(3):427-35.
24. Lohiya NK, Kothari LK, Manivannan B, Mishra PK, Pathak N, (2000),
Human sperm immobilization effect of Carica papaya seed extracts: an in

vitro study, Asian J Androl. Jun;2(2):103-9.
25. Mikhal'chik EV, Ivanova AV, Anurov MV, Titkova SM, Pen'kov LY,
Kharaeva ZF, Korkina LG, (2004), Wound-healing effect of papaya-based
13
preparation in experimental thermal trauma, Bull Exp Biol Med,
Jun;137(6):560-2.
26. Morimoto C. và Dang N.H., Patent WO 2006/004226 A1
27. Mosmann T, (1983), Rapid colorimetric assay for cellular growth and
survival: application to proliferation and cytotoxicity assays, J Immunol
Methods: 65, 55-63.
28. Noriko Otsuki, Nam H. Dang, Emi Kumagai, Akira Kondoc, Satoshi
Iwataa, Chikao Morimoto, (2010), Aqueous extract of Carica papaya leaves
exhibits anti-tumor activity and immunomodulatory effects, J.
Ethnopharmacol. 127, 760-767
29. Osato JA, Korkina LG, Santiago LA, Afanas'ev IB, (1995), Effects of
bio-normalizer (a food supplementation) on free radical production by
human blood neutrophils, erythrocytes, and rat peritoneal macrophages,
Nutrition. Sep-Oct;11(5 Suppl):568-72.
30. Pathak N,Mishra PK, Manivannan B, Loyhia NK, (2000), Stertility due
to inhibition of sperm motility by oral administration of benzene
chromatographic fraction of the chloroform extract of the seeds of Carica
papaya in rats, Phytomedicine, 7, 325-333
31. Rohan Kermanshai, Brian E. McCarry, Jack Rosenfeld, Peter S.
Summers, Elizabeth A. Weretilnyk, George J. Sorger, (2001), Benzyl
isothiocyanate is the chief or sole anthelmintic inpapaya seed extracts,
Phytochemistry ,427-435, (57)
32. Satrija F, Nansen P, Bjorn H, Murtini S, He S., (1994), Effect of papaya
latex against Ascaris suum in naturally infected pigs. J Helminthol.
Dec;68(4):343-6.
14

33. Sripanidkulchai B, Wongpanich V, Laupattarakasem P, Suwansaksri J,
Jirakulsomchok D, (2001), Diuretic effects of selected Thai indigenous
medicinal plants in rats. J Ethnopharmacol. May;75(2-3):185-90.
34. Starley IF, Mohammed P, Schneider G, Bickler SW,(1999), The
treatment of paediatric burns using topical papaya, Burns. Nov;25(7):636-9.
35. Suresh K, Deepa P, Harisaranraj R and Vaira Achudhan V, (2008),
Antimicrobial and Phytochemical Investigation of the Leaves of Carica
papaya L.,Cynodon dactylon (L.) Pers., Euphorbia hirta L., Melia azedarach
L. and Psidiumguajava L, Ethnobotanical Leaflets 12: 1184-91.
36. Verma RJ, Chinoy NJ, (2001), Effect of papaya seed extract on
microenvironment of cauda epididymis, Asian J Androl, Jun;3(2):143-6.
15

×