Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Động lực thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tri thức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.04 KB, 23 trang )




BÀI TIỂU LUẬN
Môn: Kinh tế tri thức
Chuyên đề 2: Động lực thúc đẩy sự phát triển của
kinh tế tri thức



MỤC LỤC
Mở đầu
I. Một số quan niệm về kinh tế tri thức
1. Về tên gọi
2. Khái niệm
3. Đặc trưng của kinh tế tri thức
II. Động lực cho sự phát triển kinh tế tri thức
1. Động lực của kinh tế tri thức theo cách tiếp cận của Ngân hàng Thế
giới (WBI).
2. Động lực của kinh tế tri thức theo cách tiếp của GS.TS Hoàng Xuân
Phương
3. Các nước đang phát triển có thể rút ra được gì?
III. Kết luận

MỞ ĐẦU
Kinh tế tri thức - một sản phẩm mới cực kì quan trọng, có thể nói là hết
sức cơ bản của thời đai thông tin.Theo nhận định của Francis Bacon: “Tri thức
là sức mạnh”luôn đúng với mọi thời đại tuy nhiên, chưa bao giờ vai trò của tri
thức lại nổi bật như hiện nay. Kinh tế mới là động lực quyết định nhất thúc
đẩy sự phát triển của nhân loại, là thời cơ và thách thức đối với vận mệnh của
các quốc gia lớn nhỏ…Góp một phần rất quan trọng và tồn tại song song với


nền kinh tế tri thức thì không thể không nói đến khoa học công nghệ hiện đại
và đây cũng là con đường đi đến công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Dự thảo văn kiện Đại hội Đảng IX đã khẳng định nhiệm vụ đẩy mạnh
hiện đại hoá, hiện đại hoá nhằm phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản
thành nước công nghiệp. Đó là nhiệm vụ hết sức nặng nề bởi lẽ xét toàn
cục,nước ta chưa thoát khỏi tình trạng nước nghèo và kém phát triển,trình độ
phát triểnchung còn thấp kém, khoảng cách giữa nước ta và các nước không
những chậm được thu hẹp mà còn có nguy cơ mở rộng. Hiện nay GDP bình
quân đầu người của nước ta bằng khoảng 1/12 mức bình quân chung của thế
giới, thuộc nhóm các nước nghèo nhất thế giới. Trong điều kiện đó việc tìm ra
con đường hợp lý, đưa ra những giải pháp thích ứng để đạt mục tiêu đã xác
định có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Dự thảo báo cáo chính trị tại Đại hội IX đã xác định: “con đường công
nghiệp hoá của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian so với những nước đi
trước, vừa có những bước đi tuần tự vừa có những bước đi nhảy vọt”. Vì vậy
công nghiệp hoá - hiện đại là mục tiêu trước tiên và cần thiết để đưa nước ta
ngày một giàu mạnh.
I. Một số quan niệm về kinh tế tri thức
1. Về tên gọi
Những năm gần đây trong nhiều công trình nghiên cứu, nhiều hội nghị,
hội thảo quốc tế và trong nhiều văn bản chiến lược phát triển của các quốc gia,
người ta đã dùng nhiều tên gọi khác nhau cho giai đoạn phát triển mới của nền
kinh tế như:
“Kinh tế thông tin-information economy”, “kinh tế mạng – network
economy”, “kinh tế số - digital economy”(nói lên vai trò quyết định của công
nghệ thông tin trong phát triển kinh tế).
“Kinh tế học hỏi – learning economy” (nói lên động lực chủ yếu của nền
kinh tế là sự học tập suốt đời của con người).
“ Kinh tế dựa vào tri thức – knowledge based economy”, “ kinh tế dẫn dắt
bởi tri thức – knowledge driven economy”, “kinh tế tri thức – knowledge

economy” ( nói lên vai trò quyết định của tri thức và công nghệ đối với phát
triển kinh tế).
“ Kinh tế mới – new economy” ( là tên gọi chung, không xác định nội
dung).
Trong số các tên gọi trên, kinh tế tri thức là tên gọi thường dùng nhất. Tổ
chức OECD chính thức dùng từ năm 1996. Tên gọi này nói lên được nội dung
cốt lõi của nền kinh tế mới, còn kinh tế thông tin, kinh tế số chỉ mới nói về
công nghệ thông tin, mặc dù công nghệ thông tin là nội dung chủ yếu nhất
nhưng không bao gồm được các yếu tố tri thức và công nghệ khác.
2. Khái niệm
Kinh tế tri thức là một khái niệm xuất hiện vào đầu những năm 80 của
thế kỷ XX, nó không có trong chủ nghĩa Mác – Lênin cũng như trong các tài
liệu triết học trước đó. Nhưng chỉ mới gần đây nó mới rộ lên, nhất là từ khi
phát triển máy tính cá nhân, rồi Internet và xa lộ thông tin. Do đó đã có rất
nhiều khái niệm khác nhau về kinh tế tri thức:
Theo Giáo sư - Viện sĩ Đặng Hữu, kinh tế tri thức là nền kinh tế trong
đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối
với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Kinh tế tri thức phản ánh trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất xã hội,
theo đó, trong từng sản phẩm và trong tổng sản phẩm quốc dân thì hàm lượng
lao động cơ bắp, hao phí lao động cơ bắp giảm đi rất nhiều trong khi hàm
lượng tri thức, hao phí lao động tri thức tăng lên vô cùng lớn. Những ngành
kinh tế dựa vào tri thức, dựa vào những thành tựu mới nhất của khoa học,
công nghệ là những ngành có tác động to lớn tới sự phát triển kinh tế của đất
nước.
Năm 1996, OECD đưa ra định nghĩa: “Nền kinh tế tri thức là nền kinh
tế trong đó sự sản sinh, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất
đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống” .
Năm 2000, APEC cũng quan niệm: Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế trong
đó sự sản sinh, truyền bá và sử dụng tri thức là động lực chủ yếu nhất của sự

tăng trưởng, tạo ra của cải, tạo ra việc làm trong tất cả các ngành kinh tế.
Theo GS.TS Hoàng Xuân Phương thì có hai cách định nghĩa về nền kinh tế tri
thức:
Thứ nhất, đó là nền kinh tế của các tri thức hay còn gọi là nền quản trị
tri thức, theo đó những hiểu biết hay công nghệ kết tinh từ quá trình đầu tư và
lao động trở thành những sản phẩm cụ thể, những mặt hàng có thể trao đổi,
buôn bán, sang nhượng hay góp vốn trong các thị trường.
Thứ hai, đó là nền kinh tế dựa trên tri thức. Ở đây sự hiểu biết trở thành
công cụ, một thứ nhà máy vô hình để sản xuất ra các thứ hàng hóa và tích thu
lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vai trò của sự hiểu biết (know-how) rất quan
trọng bởi có tính cạnh tranh cao nhờ vào khả năng phi vật thể hóa
(dematerialisation) trước ba sức ép lớn lên nền kinh tế hiện nay gồm tài
nguyên cạn kiệt, dân số gia tăng và biến đổi khí hậu.
Định nghĩa thứ hai mỗi ngày mỗi được sử dụng nhiều hơn bởi chiều
hướng chuyển đổi sang nền kinh tế mới là tất yếu và toàn cầu. Sự chuyển đổi
này bắt đầu từ các nền kinh tế với hạ tầng gồm hai thành phần là tư bản vốn
(capital) và sức lao động (labor) sang nền kinh tế được bổ sung hạ tầng thứ ba
là hệ thống tri thức (knowledge) bao gồm các hiểu biết, công nghệ và kỹ năng.
Có nhiều ý kiến khác nhau về việc nước ta đã có hay đã sẵn sàng cho tiến
trình hội nhập kinh tế tri thức. Nếu xét theo định nghĩa thứ nhất thì chúng ta
chưa có và rất khó có nền kinh tế tri thức bởi yếu kém cả ba cơ sở hạ tầng.
Nhưng xét theo định nghĩa thứ hai thì người Việt Nam với tư chất
thông minh và sáng tạo đang xâm nhập nhanh chóng vào kinh tế tri thức và
tạo ra lợi nhuận tăng thêm từ quá trình chuyển đổi đó.
Tuy có nhiều cách hiểu, quan niệm khác nhau song chúng ta có thể hiểu
kinh tế tri thức một cách chung nhất là: “ Kinh tế tri thức là một giai đoạn
phát triển mới của nền kinh tế sau kinh tế công nghiệp với vai trò của sản xuất,
phân phối và sử dụng tri thức trong tăng trưởng kinh tế ngày càng trở nên
quan trọng. Tri thức đã trở thành nhân tố hàng đầu của sản xuất, vượt lên trên
các nhân tố sản xuất cổ truyền vốn và lao động”.

3. Đặc trưng của kinh tế tri thức
Thứ nhất: vốn quý nhất trong nền kinh tế tri thức là tri thức. Tri thức là
nguồn lực hàng đầu tạo nên sự tăng trưởng cao; của cải được tạo ra dựa vào tri
thức nhiều hơn dựa vào tài nguyên thiên nhiên và sức lao động cơ bắp. Công
nghệ cao, đặc biệt công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi. Khoa học trở
thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Tổng sản phẩm tăng nhanh, nhưng tổng
tiêu hao nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu… không tăng bao nhiêu, và số lượng
lao động trong khu vực sản xuất hàng hóa ngày càng ít đi rõ rệt.
Thứ hai: sự sáng tạo, đổi mới thường xuyên là động lực chủ yếu nhất
thúc đẩy sự phát triển. Kinh tế phát triển là do sáng tạo, đổi mới công nghệ,
đổi mới sản phẩm. Sáng tạo là linh hồn của sự đổi mới. Trước đây, người ta
coi trọng những công nghệ đã chín muồi, còn bây giờ là những công nghệ
mới, bởi lẽ, cái chín muồi là cái sắp tiêu vong.
Thứ ba: công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực,
mạng thông tin phủ khắp nước và trên thế giới liên kết các tổ chức, gia đình
và quốc gia. Mạng thông tin trở thành cơ sở hạ tầng quan trọng bậc nhất trong
nền kinh tế.
Thứ tư: kinh tế tri thức là nền kinh tế học tập. Giáo dục và đào tạo được
đầu tư cao hơn hẳn so với các dự án đầu tư về cơ sở vật chất (nhà máy, công
trường…). Mọi người có điều kiện thuận lợi để học tập, không ngừng phát
triển tri thức, nâng cao kỹ năng, phát triển sức sáng tạo, thúc đẩy đổi mới. Xã
hội học tập là nền tảng của kinh tế tri thức.
Thứ năm: kinh tế tri thức là nền kinh tế toàn cầu hóa. Quá trình phát
triển kinh tế đi liền với quá trình kinh tế thị trường, phát triển thương mại thế
giới và quá trình toàn cầu hóa, tác động qua lại và thúc đẩy lẫn nhau cùng phát
triển. Các sản phẩm và thị trường ngày càng có tính toàn cầu. Người ta thường
gọi kinh tế tri thức là nền kinh tế toàn cầu hóa nối mạng, hay là nền kinh tế
toàn cầu dựa vào tri thức.
Thứ sáu: kinh tế tri thức là nền kinh tế phát triển bền vững, trong đó, các
công nghệ sạch, tiêu hao ít nguyên liệu, năng lượng, chất thải công nghiệp ít

hơn, hạn chế ảnh hưởng làm ô nhiễm môi trường, bảo đảm được yêu cầu phát
triển bền vững.
II. Động lực cho sự phát triển kinh tế tri thức
1. Động lực của kinh tế tri thức theo cách tiếp cận của Ngân hàng
Thế giới (WBI).
Ngân hàng Thế giới cho rằng các nền kinh tế tri thức cần dựa trên bốn
trụ cột sau:

Hình 1: Tứ trụ của nền kinh tế tri thức
Thứ nhất: Môi trường kinh tế và thể chế xã hội thuận lợi cho sáng tạo
và sử dụng tri thức. Một môi trường và thể chế theo luật, cho phép dòng chảy
tự do của tri thức, hỗ trợ đầu tư cho công nghệ thông tin và truyền thông
(CNTT&TT), khuyến khích việc làm chủ doanh nghiệp như trọng tâm của
kinh tế tri thức.
Môi trường kinh tế và thể chế xã hội thuận lợi cho sáng tạo và sử dụng
tri thức trước hết là việc của chính quyền và bộ máy lập pháp. Một thách thức
là làm sao để nâng cao được dân trí toàn xã hội. Khi dân trí được nâng cao,
người dân sẽ có thêm động lực và khả năng tìm kiếm dòng chảy tri thức, hoạt
động sáng tạo cũng như tăng xu hướng làm chủ doanh nghiệp. Vì những cán
bộ của bộ máy chính quyền và địa phương là những công dân có ảnh hưởng
nhiều hơn đến môi trường kinh tế và thể chế xã hội, việc nâng cao được quan
trí, như dân gian thường nói, là một điều hệ trọng. Những yếu kém về tri thức
của một số quan chức mà người dân đôi khi được biết như chuyện “ngực lép
xe máy”, chuyện “100% tiến sĩ”,... cho thấy đây là một thách thức lớn khi ta
muốn đến nền kinh tế tri thức.
Ví dụ: GS Ngô Bảo Châu => Nhà nước ta tạo môi trường thuận lợi cho
GS hoạt động và phát triển trong nước như xây dựng viện toán học....
Thứ hai: Giáo dục và đào tạo có chất lượng cao để người dân được
giáo dục và đào tạo năng lực sáng tạo, chia sẻ, và sử dụng tri thức.
Giáo dục và đào tạo là chuyện sống còn của đất nước. Đương nhiên nếu

giáo dục không làm được sứ mạng đào tạo được những người có tinh thần và
khả năng sáng tạo, sẽ không có cách nào tiến đến kinh tế tri thức. Nói riêng về
đào tạo người lao động có tri thức trong công nghiệp, nhìn theo năm nhóm
ngành:
A: Hàm lượng lao động cao và làm việc giản đơn như may mặc, giày
dép...
B: Hàm lượng lao động cao và sử dụng nguyên liệu nông lâm ngư
nghiệp như chế biến thực phẩm
C: Hàm lượng tư bản cao và sử dụng tài nguyên khoáng sản như thép,
hóa dầu...
D: Hàm lượng lao động cao và lành nghề, làm các sản phẩm như đồ
điện gia dụng, xe máy, bơm nước, linh kiện điện tử...
E: Hàm lượng công nghệ cao và làm máy tính, công nghệ thông tin và
truyền thông, xe hơi, đồ điện tử cao cấp...
Ở Đông Á, Trung Quốc tập trung vào A và lắp ráp trong D; Thái Lan và
các nước Đông Nam Á 4 có lợi thế trong B và D; Nhật Bản và các nước NIEs
giữ lợi thế ở D và đang tăng phần sản xuất bên ngoài nên Trung Quốc và một
số nước Đông Nam Á đang dịch chuyển về D. Việt Nam đang chủ yếu làm A
và B. Rõ ràng muốn chuyển dịch qua các nhóm ngành khác như C, D, và E,
chúng ta phải đối mặt với bài toán đào tạo người lao động có tri thức cao hơn,
làm được những việc ở các nhóm ngành này.
Khi đặc trưng của nền kinh tế tri thức là vốn hóa trí tuệ thì việc giáo
dục là nhân tố phát triển bền vững, hình thành ra vốn con người (human
capital). Trình độ tri thức hóa nền kinh tế một nước được xác định theo hai
tiêu chí. Thứ nhất tỷ lệ vốn con người tức giá trị các tri thức đưa vào ứng dụng
trong nền kinh tế so với giá trị các tài nguyên hữu hình phải được tăng dần.
Tiêu chí phi vật thể hóa này thường được gọi là sự thay thế nguyên tử vật chất
bằng các bit và bytes thông tin.
Tiêu chí thứ hai dựa trên tỷ lệ công nhân tri thức (knowledge workers)
so với người lao động chân tay. Ở Mỹ lực lượng công nhân tri thức gồm từ

kiến trúc sư, nhà tạo mẫu, nhân viên ngân hàng, thầy giáo, giới khoa học…
cho đến chuyên gia phân tích chính sách chiếm đến 60%. Ở nhiều nước khác
tỷ lệ này cao hơn do thiếu thốn tài nguyên thiên nhiên hay do đã phát triển

×