Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa Xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.07 KB, 22 trang )

1) Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa Xã
hội:
1.1) Giành độc lập dân tộc và tiến lên Chủ nghĩa Xã hội:
Cả cuộc đời của Hồ Chí Minh đã dành trọn cho nhân dân, cho đất
nước, cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng con người, giải phóng nhân loại
cần lao, thoát khỏi mọi áp bức, bất công, vươn tới cuộc sống ấm no, tự do và
hạnh phúc. Cũng chính vì vậy mà vần đề dân tộc và giải quyết vấn đề dân
tộc trong cách mạng Việt Nam đã được Người quan tâm, nung nấu suốt cả
đời.
Thứ nhất, giải quyết vấn đề dân tộc ở Việt Nam - một nước thuộc địa
nửa phong kiến, trước hết phải tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc,
đánh đuổi quân xâm lược, đánh đổ bọn tay sai, giành độc lập cho dân tộc, tự
do cho nhân dân, hoà bình và thống nhất đất nước.
Độc lập, tự do, hoà bình và thống nhất đất nước là khát vọng cháy
bỏng của người dân mất nước. Bởi, mất nước là mất tất cả. Sống trong cảnh
nước mất, nhà tan, mọi quyền lực nằm trong tay quân xâm lược và bọn tay
sai thì quyền sống của con người cũng bị đe doạ chứ nói gì đến quyền bình
đẳng, tự do, dân chủ của mọi người. Nếu có, đó chỉ là thứ tự do cướp bóc,
bắt bớ, giết hại và tù đày của quân xâm lược và bọn tay sai. Chính vì vậy mà
“Không có gì quý hơn độc lập tự do”, một trong những tư tưởng lớn của Hồ
Chí Minh trong cách mạng Việt Nam đã trở thành chân lý của dân tộc Việt
Nam và của cả nhân loại có lương tri.
Độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân – tư tưởng đó của Hồ Chí
Minh đã trở thành mục tiêu hàng đầu của cách mạng Việt Nam. Tư tưởng đó
được quán triệt trong toàn bộ tiến trình cách mạng Việt Nam và nó được thể
hiện nổi bật trong các thời điểm có tính bước ngoặt lịch sử.
Khi trả lời câu hỏi của nữ đồng chí Rôdơ, thư ký Đại hội lần thứ 18
của Đảng Xã hội Pháp, họp ngày 29 tháng 12 năm 1920: Tại sao đồng chí lại
bỏ phiếu cho Quốc tế III? Hồ Chí Minh trả lời: “Rất giản đơn. Tôi không
hiểu chị nói thế nào là chiến lược, chiến thuật vô sản và nhiều điểm khác.
Nhưng tôi hiểu rõ một điều: Quốc tế III rất chú ý đến vấn đề thuộc địa… Tự


do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi
muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu.”
Cũng ngay tại nước Pháp, giữa năm 1922, sau khi làm việc với Bộ
trưởng Bộ Thuộc địa Pháp Anbe Xarô, Hồ Chí Minh đã nói thẳng với ông ta
mong muốn của mình và của nhân dân Việt Nam rằng: “Cái mà tôi cần nhất
trên đời là: Đồng bào tôi được tự do, Tổ quốc tôi được độc lập…”
Năm 1945, đứng trước thời cơ mới của cách mạng nước ta, khi nói
chuyện với đồng chí Võ Nguyên Giáp, Hồ Chí Minh khẳng định: “Lúc này
thời cơ thuận lợi đã tới, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải
cương quyết giành cho được độc lập.”
Năm 1966, khi đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc
bằng không quân và hải quân, Hồ Chí Minh kêu gọi: “Chiến tranh có thể
kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và
một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam
quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập tự do.”
Hồ Chí Minh coi mục tiêu đấu tranh vì độc lập của Tổ quốc, tự do của
đồng bào là lẽ sống của mình. Quyền độc lập dân tộc không tách rời quyền
con người và độc lập là điều kiện tiên quyết để mang lại hạnh phúc cho mọi
người dân của đất nước mình. Đồng thời, độc lập dân tộc còn là điều kiện để
dân tộc Việt Nam được quyền sống bình đẳng với các dân tộc khác trên thế
giới và các dân tộc trong nước ta được chung sống bên nhau một cách bình
đẳng, hoà thuận và cùng nhau đi tới cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc.
Thứ hai, sau khi giành được độc lập dân tộc phải đưa đất nước tiến lên
xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhằm giải phóng con người, giải phóng xã hội,
xoá bỏ nghèo nàn và lạc hậu, vươn tới cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc
cho mọi người, mọi dân tộc.
Giải quyết vấn đề dân tộc trong cách mạng Việt Nam nếu chỉ dừng lại
ở cuộc đấu tranh để giành độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân thì sự
nghiệp cách mạng đó mới chỉ đi được một chặng đường ngắn mà thôi. Bởi
có độc lập, có tự do mà nhân dân vẫn đói khổ, thì nền độc lập tự do ấy cũng

chẳng có ý nghĩa gì.
Hồ Chí Minh đã thấu hiểu cảnh sống nô lệ, lầm than, đói rét và tủi
nhục của nhân dân các dân tộc Việt Nam trong thời thực dân, phong kiến.
Bởi vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa quyết định của sự
nghiệp giải phóng xã hội, giải phóng con người, theo Hồ Chí Minh là phải
xoá bỏ nghèo nàn và lạc hậu, vươn tới xây dựng cuộc sống ấm no, tự do và
hạnh phúc thật sự cho tất cả mọi người.
Đó là ước nguyện, là ham muốn tột bậc của Hồ Chí Minh và là ước
nguyện mong mỏi bao đời nay của nhân dân các dân tộc Việt Nam. Người
nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước
ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm
ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.”
Thực hiện được ước nguyện đó, theo Hồ Chí Minh chính là nhằm giải
quyết một cách triệt để và thiết thực vấn đề dân tộc ở một nước thuộc địa
nửa phong kiến.
Thế nhưng đi về đâu và xây dựng một xã hội như thế nào để thực hiện
được ước nguyện đó nhân dân các dân tộc Việt Nam cũng như cho cả nhân
loại bị áp bức, bóc lột? Đó là điều trăn trở, ưu tư không chỉ ở Hồ Chí Minh
mà ở tất cả những người có lương tri, trọng đạo lý, trọng nghĩa tình khác. Sự
bắt gặp và điểm tương đồng trong tư duy giữa Hồ Chí Minh với những
người sáng lập ra học thuyết cách mạng và khoa học của thời đại cũng chính
là ở chỗ đó.
Chứng kiến cảnh sống lầm than, khổ cực, bị bóc lột tới thậm tệ của
giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở thuộc địa và chính quốc, chứng
kiến cảnh sống trái ngang của bọn tư sản, thực dân giàu có và gian ác, nên
con đường giải phóng xã hội, giải phóng con người mà cả Hồ Chí Minh và
C. Mác, Ph. Ăngghen, V. I. Lênin đều khẳng định là phải tiến lên chủ nghĩa
xã hội và chủ nghĩa cộng sản, chứ không phải là đi theo con đường tư bản
chủ nghĩa, càng không phải là quay trở lại chế độ phong kiến.
Đối với Việt Nam, Hồ Chí Minh khẳng định trước sau như một, là chỉ

có chủ nghĩa xã hội mới có đủ cơ sở và điều kiện để thực hiện công cuộc
giải phóng con người một cách triệt để và thiết thực. Tức là thực hiện được
đầy đủ các quyền của con người, trong đó có quyền sống, quyền tự do và
quyền mưu cầu hạnh phúc của tất cả mọi người.
Cũng chính vì vậy mà con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và độc lập
phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội trở thành nội dung cốt lõi trong tư tưởng
Hồ Chí Minh, và là mục tiêu chiến lược trong sự nghiệp cách mạng của
Đảng Cộng sản Việt Nam suốt hai phần ba thế kỷ và mãi mãi về sau.
Xuất phát từ hoàn cảnh của Việt Nam, đi lên chủ nghĩa xã hội từ một
nước nông nghiệp nghèo nàn, hậu quả của bọn thực dân, phong kiến để lại
rất nặng nề nên Hồ Chí Minh cho rằng: “Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho
nhân dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai nấy được học hành, ốm
đau có thuốc, già không lao động thì được nghỉ, những phong tục tập quán
không tốt dần dần được xoá bỏ… tóm lại, xã hội ngày càng tiến, vật chất
ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt, đó là chủ nghĩa xã hội.”
1.2) Mối quan hệ giữa độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa Xã hội:
1.2.1) Độc lập dân tộc là mục tiêu trước hết, là cơ sở, tiền đề để tiến lên chủ
nghĩa xã hội:
Hồ Chí Minh cho rằng, cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai
đoạn: cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Hai giai đoạn ấy không có bức tường ngăn cách, mà gắn bó chặt chẽ với
nhau.
Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân có hai nhiệm vụ chiến lược:
chống thực dân xâm lược và chống địa chủ phong kiến. Nhiệm vụ dân tộc và
dân chủ quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó nhiệm vụ giải phóng dân tộc đặt
lên trên hết, trước hết, nhiệm vụ dân chủ cần thực hiện từng bước và phải
phục tùng sự nghiệp giải phóng dân tộc. Tư tưởng trên đây được Hồ Chí
Minh thể hiện rõ nét trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng năm 1930 và
Người nhấn mạnh tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ tám
(khóa I) 5-1941.

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc bao gồm cả nội dung
dân tộc dân chủ. Không phải bất kỳ độc lập dân tộc nào cũng tạo cơ sở, tiền đề
để tiến lên chủ nghĩa xã hội. Theo Hồ Chí Minh, để tạo cơ sở, tiền đề cho việc
tiến lên chủ nghĩa xã hội, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân phải được
thực hiện một cách triệt để, "đến nơi". Đó là một nền độc lập thực sự, độc lập
hoàn toàn không lệ thuộc vào bất cứ lực lượng nào cả về đối nội, lẫn đối ngoại.
Hồ Chí Minh nhiều lần phê phán sự lệ thuộc về mọi mặt của những chính
quyền do thực dân cũ và mới lập nên ở Việt Nam. Người gọi đó là độc lập giả
hiệu, độc lập kiểu Mỹ.
Để tạo cơ sở, tiền đề cho việc tiến lên chủ nghĩa xã hội, đối với Việt
Nam, một đòi hỏi có ý nghĩa sống còn là độc lập dân tộc phải gắn liền với
thống nhất chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Nước Việt Nam là
một, dân tộc Việt Nam là một, Bắc - Trung - Nam là một khối thống nhất
không thể phân chia, đồng bào Kinh, Mường, Thái, Êdê, Bana… đều là con
dân nước Việt, là con Rồng cháu Tiên. Đó là quan điểm nhất quán, mang tính
nguyên tắc của Hồ Chí Minh. Không duy trì và phát triển được khối thống nhất
đó thì không thể có độc lập dân tộc, càng không thể nói đến việc tạo cơ sở tiền
đề để tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Để tiến lên chủ nghĩa xã hội đòi hỏi độc lập dân tộc phải đi đôi với tự
do hạnh phúc của nhân dân. Theo Hồ Chí Minh "nếu nước được độc lập mà
người dân không được hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập chẳng có ý nghĩa
gì".
1.2.2) Chủ nghĩa xã hội là con đường bảo vệ và phát triển thành quả của độc
lập dân tộc:
Độc lập dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội thể hiện mối quan hệ giữa
mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài. Theo lôgíc của sự phát triển, hai mục
tiêu ấy quan hệ chặt chẽ với nhau. Không thể đi đến mục tiêu cuối cùng nếu
không thực hiện được mục tiêu trước mắt. Chỉ thực hiện được mục tiêu cuối
cùng mới bảo vệ và phát triển được những thành quả của mục tiêu trước
mắt. Vì vậy, nếu độc lập dân tộc tạo cơ sở, tiền đề để đi lên chủ nghĩa xã hội

là con đường tốt nhất để giữ vững và phát triển lên một tầm cao mới - thành
quả của độc lập dân tộc.
Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội là làm cho dân giàu, nước mạnh,
ai cũng có công ăn, việc làm, được ăn no, mặc ấm, được học hành, các dân
tộc trong nước bình đẳng đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Về mặt phân phối sản
phẩm lao động thì chủ nghĩa xã hội là ai làm nhiều hưởng nhiều, ai làm ít
hưởng ít, ai có sức lao động mà không làm thì không hưởng, những người già,
đau yếu, tàn tật và trẻ em thì xã hội và cộng đồng có trách nhiệm chăm sóc nuôi
dưỡng. Trong chủ nghĩa xã hội, văn hóa, khoa học kỹ thuật, chính trị và kinh tế,
đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được quan tâm và ngày một nâng
cao. Về mặt đối ngoại, chủ nghĩa xã hội là hòa bình, hữu nghị, làm bạn với tất
cả các nước. Chủ nghĩa xã hội với những đặc trưng đó không chỉ bảo vệ những
thành quả của độc lập dân tộc mà cơ bản tạo nên sự phát triển mới vế chất. Hồ
Chí Minh khẳng định chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới bảo
đảm cho một nền độc lập dân tộc chân chính, mới giải phóng các dân tộc
một cách thực sự, hoàn toàn.
Hồ Chí Minh cho rằng cách mạng, cả cách mạng giải phóng dân tộc
và cách mạng xã hội chủ nghĩa là việc khó, là cuộc đấu tranh gay go, ác liệt,
lâu dài. Giành độc lập dân tộc đã khó, xây dựng chủ nghĩa xã hội còn khó
khăn hơn. Hồ Chí Minh so sánh: thắng đế quốc phong kiến là tương đối dễ,
thắng bần cùng lạc hậu khó khăn hơn. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "Đánh đổ
giai cấp địch đã khó, đấu tranh xây dựng chủ nghĩa xã hội còn gian khổ, khó
khăn hơn nhiều". Từ những khó khăn gian khổ ấy, Hồ Chí Minh luôn đòi hỏi
Đảng, Nhà nước và mỗi người dân phải kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội.
1.3) Sự thể hiện trên thực tế tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn
liền với chủ nghĩa xã hội:
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã
hội xuất hiện từ năm 1920, khi Người bắt gặp chủ nghĩa Mác-Lênin, và nó
được thể hiện rõ nét từ năm 1930. Sự thể hiện tư tưởng của Người về độc lập

dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội có thể phân thành 3 thời kỳ chủ yếu.
+ Thời kỳ 1930 – 1945:
Tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội của Hồ Chí
Minh thời kỳ này thể hiện rõ trong những Văn kiện do Hồ Chí Minh soạn
thảo được Hội nghị hợp nhất thông qua. Chánh cương vắn tắt của Đảng chỉ
rõ Đảng chủ trương "làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng
để đi tới xã hội xã hội cộng sản". Hồ Chí Minh khẳng định sự nghiệp giải
phóng dân tộc ở Việt Nam được thực hiện bằng con đường cách mạng vô
sản: "Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác
con đường cách mạng vô sản". Theo tư tưởng Hồ Chí Minh điều đó có ý
nghĩa là:
Đối tượng của cuộc đấu tranh là thực dân đế quốc và bọn tay sai
chống lại độc lập dân tộc.
Ở trong nước lực lượng cách mạng bao gồm công nông là gốc và tất
cả những ai có lòng yêu nước, thương nòi.
Về lực lượng cách mạng ngoài nước trong thời kỳ này, Hồ Chí Minh
nhấn mạnh sự ủng hộ của Quốc tế Cộng sản, Liên bang cộng hòa xã hội chủ
nghĩa xô viết, giai cấp công nhân và nhân dân lao động chính quốc, các dân
tộc thuộc địa và phụ thuộc.
Nhân tố quyết định thắng lợi của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc
là sự lãnh đạo của Đảng theo chủ nghĩa Mác-Lênin.
+ Thời kỳ 1945 – 1954:
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội ở thời kỳ này được thể
hiện ở những chủ trương, đường lối chiến lược do Hồ Chí Minh khởi xướng
"vừa kháng chiến, vừa kiến quốc", "kháng chiến đi đôi với kiến quốc",
"kháng chiến hóa văn hóa, văn hóa hóa kháng chiến".
Kháng chiến tức là bảo vệ nền độc lập dân tộc, chống sự xâm lược lần thứ
hai của thực dân Pháp theo phương châm trường kỳ kháng chiến nhất định thắng
lợi.
Kiến quốc theo Hồ Chí Minh là xây dựng, củng cố Nhà nước dân chủ

nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á, xây dựng đời sống mới, xây dựng những
cơ sở đầu tiên của chủ nghĩa xã hội.
+ Thời kỳ 1954 – 1969:
Ở thời kỳ này độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trong tư
tưởng Hồ Chí Minh thể hiện qua chủ trương: một Đảng Cộng sản lãnh đạo
thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược ở hai miền: xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở miền Bắc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam, tiến
tới thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đây là một
sáng tạo lý luận của Hồ Chí Minh.
Ngày 2-9-1969, Hồ Chí Minh qua đời. Theo chỉ dẫn của Người, nhân
dân ta đã đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào. Với chiến dịch lịch sử
mang tên Hồ Chí Minh, mục tiêu của thời kỳ này được hoàn thành vào ngày
30-4-1975.
1.4) Những điều kiện bảo đảm cho độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa
xã hội của cách mạng Việt Nam:
Thứ nhất, trong suốt quá trình cách mạng, sự lãnh đạo của Đảng phải
được giữ vững, củng cố và tăng cường. Xuất phát từ quan điểm xây dựng
chủ nghĩa xã hội là một nhiệm vụ khó khăn hơn đánh đổ đế quốc, phong
kiến, Hồ Chí Minh khẳng định trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội
Đảng phải mạnh hơn bao giờ hết.
Thứ hai, khối đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh công - nông -
trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng phải được củng cố và mở rộng. Hồ Chí
Minh luôn đòi hỏi Đảng, Nhà nước và mỗi người dân cần nêu cao trách
nhiệm trong việc làm cho "rừng cây đại đoàn kết ấy đã nở hoa kết trái và gốc
rễ nó đang ăn sâu lan rộng khắp toàn dân, và nó có một cái tương lai 'trường
xuân bất lão'".
Thứ ba, sự ủng hộ giúp đỡ của các lực lượng cách mạng, hòa bình,
dân chủ và tiến bộ trên thế giới được giữ vững và phát triển. Để làm được
việc đó, ngay từ 1947, Hồ Chí Minh đã nêu cao chủ trương: "Làm bạn với
tất cả mọi nước dân chủ và không gây thù oán với một ai".

Ba nhân tố trên luôn được giữ vững và tăng cường, tác động qua lại, liên
quan chặt chẽ với nhau là điều kiện bảo đảm cho sự thắng lợi của mục tiêu độc
lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
1.5) Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và Chủ nghĩa Xã hội trong thời kỳ
đổi mới:
Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết thực hiện CNXH và CNXH là
cơ sở đảm bảo vững chắc cho độc lập dân tộc. Không giành được độc lập
dân tộc thì không có điều kiện để xây dựng CNXH. Độc lập dân tộc thật sự
đòi hỏi xóa bỏ áp bức, nô dịch của dân tộc này với dân tộc khác, gắn liền
độc lập dân tộc với tự do, bình đẳng, hạnh phúc của nhân dân, do đó chỉ có
thể gắn liền với sự phát triển xã hội XHCN. Chính nhờ sự kiên định nội
dung tư tưởng đó mà Đảng ta đã lãnh đạo dân tộc đi từ thắng lợi này đến
thắng lợi khác, viết nên một lịch sử Việt Nam anh hùng với những mốc son
chói lọi: Cách mạng Tháng 8 năm 1945, chiến thắng Điện Biên Phủ năm
1954, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước và đi lên xây dựng CNXH.
Tư tưởng đúng đắn, hợp quy luật, hợp lòng dân đó đã được Đảng quán triệt
xuyên suốt trong cả tiến trình cách mạng, đặc biệt là trong quá trình đổi mới.
Đại hội lần thứ VI (12-1986) của Đảng mở đầu thời kỳ đổi mới đất
nước đã khẳng định: "Toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đoàn kết một lòng,
quyết tâm đem hết tinh thần và lực lượng tiếp tục thực hiện 2 nhiệm vụ
chiến lược, xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt
Nam XHCN". Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên
CNXH được thông qua tại Đại hội Đảng lần thứ VII tiếp tục nhấn mạnh:
"Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH. Đó là bài học xuyên suốt
quá trình cách mạng nước ta".
Tiếp tục dòng chảy xuyên suốt và thống nhất đó, Báo cáo chính trị
được thông qua tại Đại hội Đảng lần thứ VIII xác định bài học quan trọng
đầu tiên đối với cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới là: "Giữ vững mục
tiêu độc lập dân tộc và CNXH trong quá trình đổi mới; nắm vững hai nhiệm
vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, kiên trì chủ nghĩa Mác - Lênin

và Tư tưởng Hồ Chí Minh".
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (4-2001) - Đại hội đầu tiên của thế
kỷ XXI, đại hội của dân chủ, trí tuệ, đoàn kết và đổi mới đã tiếp tục khẳng

×