Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Ứng dụng JIT tại Tập đoàn thức ăn nhanh McDonald’s

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (292.44 KB, 25 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
Tiểu luận môn học
Quản trị sản xuất và điều hành:
HỆ THỐNG ĐIỀU HÀNH VỪA ĐÚNG LÚC
(JUST IN TIME)
Ứng dụng JIT tại Tập đoàn thức ăn nhanh
McDonald’s
Giảng viên: PGS.TS. Hồ Tiến Dũng
Học viên nhóm 4 – QTKD Đêm 4 - K20
1. Vũ Thị Thùy Dương
2. Dương Hương Giang
3. Nguyễn Thị Phương Hà
4. Vũ Thị Ngọc Hạnh
5. Huỳnh Trung Hiếu
6. Nguyễn Thị Thu Lan
7. Trần Thị Ngọc Mai
8. Lê Hoàng Mỹ Phương
9. Quản Thị Kiều Thanh
10.Nguyễn Thiên Thảo
11.Lương Thanh Tiến
TP. Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2012
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN HỆ THỐNG ĐIỀU HÀNH VỪA ĐÚNG LÚC (JUST IN
TIME) 3
1.1. Khái niệm và lịch sử hình thành 3
1.1.1. Khái niệm 3
1.1.2. Lịch sử hình thành 3
1.2. Các yếu tố chính của hệ thống JIT 3
1.2.1. Mức độ sản xuất đều và cố định 3


1.2.2. Tồn kho thấp 4
1.2.3. Kích thước lô hàng nhỏ 4
1.2.4. Lắp đặt nhanh, chi phí thấp 4
1.2.5. Bố trí mặt bằng hợp lí 5
1.2.6. Sửa chữa và bảo trì định kỳ 5
1.2.7. Công nhân đa năng 5
1.2.8. Đảm bảo chất lượng 5
1.2.9. Nhà cung cấp tin cậy 6
1.2.10. Thay hệ thống kéo bằng đẩy 6
1.2.11. Giải quyết vấn đề nhanh chóng 6
1.2.12. Cải tiến liên tục 7
1.3. Lợi ích và hạn chế của hệ thống JIT 7
1.3.1. Lợi ích của hệ thống JIT 7
1.3.2. Hạn chế của hệ thống JIT 8
CHƯƠNG 2. ỨNG DỤNG HỆ THỐNG JUST IN TIME TẠI TẬP ĐOÀN MC
DONALD’S 9
2.1. Giới thiệu chung về McDonald’s 9
2.1.1. Lịch sử hình thành 9
2.1.2. Tầm nhìn 9
2.1.3. Sứ mệnh 10
2.2. Ma trận SWOT 10
2.2.1. Điểm mạnh của McDonald’s 10
2.2.2. Điểm yếu của McDonald’s 12
2.2.3. Cơ hội của McDonald’s 13
2.2.4. Nguy cơ đối với McDonald’s 13
2.3. Ứng dụng mô hình JIT tại McDonald’s 15
2.3.1. Thời gian điều hành ngắn 15
2.3.2. Công nghệ quản lý 16
2.3.3. Người quản lý 16
2.3.4. Hệ thống quản lý 19

2.4. So sánh lợi ích trước và sau khi ứng dụng JIT tại McDonald’s 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO 25

2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN HỆ THỐNG ĐIỀU HÀNH VỪA ĐÚNG
LÚC (JUST IN TIME)
1.1. Khái niệm và lịch sử hình thành
1.1.1. Khái niệm
Just In Time là một hình thức quản lý dựa trên sự cải tiến không ngừng và giảm thiểu tối
đa sự lãng phí trong tất cả các bộ phận của công ty.
Mục đích của Just In Time là chỉ sản xuất ra những mặt hàng cần thiết trong số lượng cần
thiết tại một thời điểm nhất thiết nào đó.
Hay nói cách ngắn gọn, khái niệm Just In Time được diễn tả trong một câu "Đúng sản
phẩm với đúng số lượng tại đúng nơi vào đúng thời điểm"
1.1.2. Lịch sử hình thành
Just in time được sử dụng trong dây chuyền của Ford ở các thập niên 30, tuy nhiên chưa
được hoàn thiện.
Đến những năm 70, quy trình sản xuất theo mô hình Just in time mới được hoàn thiện và
tổng kết thành lý thuyết. Eiji Toyoda và Taiichi Ohno của Toyota Motor đã phát triển một
khái niệm hệ thống sản xuất mới và áp dụng vào trong sản xuất mà ngày nay được gọi là
Hệ thống SX Toyota.
Sau Nhật, JIT được hai chuyên gia TQM (Total Quality Manufacturing) là Deming và
Juran phát triển ở Bắc Mỹ. Từ đó mô hình JIT lan rộng khắp thế giới.
1.2. Các yếu tố chính của hệ thống JIT
1.2.1 Mức độ sản xuất đều và cố định
- Một hệ thống sản xuất JIT đòi hỏi một dòng sản phẩm đồng nhất khi đi qua một hệ
thống thì các hoạt động khác nhau sẽ thích ứng với nhau và để nguyên vât liệu và sản
phẩm có thể chuyển từ nhà cung cấp đến đầu ra cuối cùng.
- Mỗi thao tác được phối hợp cẩn thận bởi các hệ thống này rất chặt chẽ.
- Do đó, lịch trình sản xuất phải được cố định trong một khoảng thời gian để có thể

thiết lập các lịch mua hàng và sản xuất
3
1.2.2. Tồn kho thấp
Đây là một trong những dấu hiệu để nhận biết hệ thống JIT. Lượng tồn kho bao gồm các
chi tiết và nguyên vật liệu được mua, sản phẩm dở dang và thành phẩm chưa tiêu thụ….
- Lợi ích rõ rang nhất của lượng tồn kho thấp là tiết kiệm được không gian và chi
phí do không phải ứ đọng vốn trong các sản phẩm còn tồn trong kho.
- Lợi ích thứ hai thì khó thấy hơn nhưng lại là một khía cạnh then chốt của triết lý
JIT, đó là tồn kho luôn là nguồn lực dự trữ để khắc phục những mất cân đối trong
quá trình sản xuất, có nhiều tồn kho sẽ làm cho những nhà quản lý ỷ lại, không cố
gắng khắc phục những sự cố trong sản xuất và dẫn đến chi phí tăng cao.
- Phương pháp JIT làm giảm dần dần lượng tồn kho, từ đó người ta càng dễ tìm thấy
và giải quyết những khó khăn phát sinh
1.2.3. Kích thước lô hàng nhỏ
Đặc điểm của hệ thống JIT là kích thứơc lô hang nhỏ trong cả hai quá trình sản xuất và
phân phối từ nhà cung ứng. Kích thước lô hàng nhỏ sẽ mang lại những lợi ích cho hệ
thống JIT hoạt động hiệu quả như sau:
- Lô hàng có kích thước nhỏ thì lượng hàng tồn kho sản phẩm dở dang sẽ ít hơn. Điều
này sẽ giúp giảm chi phí lưu kho và tiết kiệm diện tích kho bãi.
- Hạn chế việc cản trở không gian tại nơi làm việc.
- Dễ kiểm tra chất lượng và chi phí sửa chữa khi có sai sót thấp
2.4. Lắp đặt nhanh, chi phí thấp
Như mục đích của JIT là giảm thiểu chi phí ở tất cả các khâu trong quá trình sản xuất
cũng như phân phối. Điều này gắn liền với việc đào tạo được một đội ngũ công nhân lành
nghề, thường xuyên huấn luyện để nâng cao kỹ năng trong công việc.
Hơn nữa, việc sử dụng công cụ, thiết bị, quá trình lắp đặt phải đơn giản và đạt được tiêu
chuẩn hóa nhằm tiết kiệm thời gian lắp đặt.
Bên cạnh đó, người ta có thể sử dụng nhóm công nghệ để giảm chi phí và thời gian lắp
đặt nhờ tận dụng sự giống nhau trong những thao tác có tính lặp lại. Quá trình xử lý một
4

loạt các chi tiết tương tự nhau trên những thiết bị giống nhau có thể làm giảm yêu cầu
thay đổi việc lắp đặt, sự tinh chỉnh trong trường hợp này là cần thiết.
1.2.5. Bố trí mặt bằng hợp lí
- Hệ thống JIT thường sử dụng bố trí mặt bằng dựa trên nhu cầu về sản phẩm.
- Thiết bị được sắp xếp để điều khiển những dòng sản phẩm giống nhau, có nhu cầu lắp
ráp hay xử lý giống nhau. Để tránh việc di chuyển một khối lượng chi tiết lớn trong khu
vực thì người ta đưa những lô nhỏ chi tiết từ trung tâm làm việc này đến trung tâm làm
việc kế tiếp, như vậy thời gian chờ đợi và lượng sản phẩm dở dang sẽ được giảm đến mức
tối thiểu. Mặt khác, chi phí vận chuyển nguyên vật liệu sẽ giảm đáng kể và không gian
cho đầu ra cũng giảm.
- Các nhà máy có khuynh hướng nhỏ lại nhưng có hiệu quả hơn và máy móc thiết bị có
thể sắp xếp gần nhau hơn, từ đó tăng cường sự giao tiếp trong công nhân
1.2.6. Sửa chữa và bảo trì định kỳ
- Các chương trình bảo trì định kỳ sẽ giúp giảm thiểu việc hỏng hóc thiết bị đột ngột và
duy trì thiết bị trong điều kiện hoạt động tốt nhất. Những công nhân thường có trách
nhiệm bảo trì thiết bị máy móc của mình.
- Tránh việc bị động trường hợp thiết bị hư hỏng ngoài dự báo doanh nghiệp cần có
những chi tiết dự phòng và duy trì lực lượng sửa chữa nhỏ hoặc huấn luyện công nhân tự
mình sửa chữa những hư hỏng đột xuất có thể xảy ra.
1.2.7. Công nhân đa năng
- Công nhân được huấn luyện để điều khiển tất cả những công việc từ việc điều khiển quy
trình sản xuất, vận hành máy đến việc bảo trì, sửa chữa lỗi cơ bản…
- Họ có thể luân phiên thay thế cho những công nhân khác khi vắng mặt làm cho quy
trình sản xuất vẫn được đảm bảo chạy xuyên suốt.
- Người công nhân có trách nhiệm kiểm tra chất lượng công việc của chính mình và quan
sát kiểm tra chất lượng công việc của những công nhân ở khâu trước họ (đầu vào của họ).
1.2.8. Đảm bảo chất lượng
5
Các khâu trong dây chuyền sản xuất đều được chuẩn hóa và kiểm soát chất lượng chặt
chẽ, các công nhân tự chịu trách nhiệm với sản phẩm đầu vào và đầu ra của chính khâu

mình. Để làm được điều này, cần:
+ Chuẩn hóa quy trình trình sản xuất.
+ Giám sát chất lượng ngay từ khâu nguyên liệu đầu vào, lưa chọn nhà cung cấp tin
cậy, yêu cầu họ đảm chất lượng hàng hóa cho mình.
+ Làm cho công nhân có tinh thần trách về chất lượng đối với sản phẩm họ tạo ra. Để
làm được điều này cần phải cung cấp thiết bị và công cụ phù hợp cho họ. Ngoài ra, cần
phải huấn luyện, đào tạo thường xuyên nhằm năng cao tay nghề cho công nhân.
2.9. Nhà cung cấp tin cậy
- Người bán chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng hàng hóa và đảm bảo cung cấp hàng
hóa chất lượng tốt nhất.
- Hầu hết hệ thống JIT mở rộng về phía người bán, người bán được yêu cầu giao hàng
hóa có chất lượng cao, các lô hàng nhỏ và thời điểm giao hàng tương đối chính xác.
- Ngoài ra, hệ thống JIT đòi hỏi tinh thần hợp tác giữa các công nhân, quản lý và người
cung cấp. Nếu không đạt được điều này thì khó có thể có một hệ thống JIT thật sự hiệu
quả.
1.2.10. Thay hệ thống kéo bằng đẩy
Thuật ngữ “đẩy” và “kéo” dùng để mô tả hai hệ thống khác nhau nhằm chuyển dịch công
việc thông qua quá trình sản xuất.
Trong hệ thống đẩy, khi công việc kết thúc tại một khâu, sản phẩm đầu ra được đẩy tới
khâu kế tiếp, ở khâu cuối cùng, sản phẩm được đẩy vào kho thành phẩm.
Hệ thống kéo, việc kiểm soát sự chuyển dời của công việc tùy thuộc vào hoạt động đi
kèm theo, mỗi khâu công việc sẽ kéo sản phẩm từ khâu phía trước nếu cần. Đầu ra của
hoạt động sau cùng được kéo bởi nhu cầu khách hàng hoặc bởi lịch trình sản xuất chính.
1.2.11. Giải quyết vấn đề nhanh chóng
Trong hệ thống JIT lượng hang tồn kho là tối thiểu, do vậy nếu sự cố xảy ra sẽ rất dễ làm
cho mọi hoạt động ngừng trệ. Giải quyết sự cố là nền tảng cho bất kỳ một hệ thống JIT
6
nào. Mối quan tâm là những trục trặc cản trở hay có khả năng cản trở vào dòng công việc
qua hệ thống phải được giải quyết một cách nhanh chóng.
- Để xử lý nhanh những trục trặc trong quá trình sản xuất, nhiều doanh nghiệp đã dùng hệ

thống đèn để báo hiệu. Mỗi một khâu trong công việc được trang bị một bộ ba bóng đèn,
đèn xanh biểu hiện cho mọi việc trôi chảy; đèn vàng biểu hiện có công nhân sa sút cần
chấn chỉnh; đèn đỏ báo hiệu có sự cố nghiêm trọng cần khắc phục. Điểm mấu chốt của hệ
thống đèn là những người khác trong hệ thống phát hiện được sự cố và cho phép công
nhân hoặc quản đốc kịp thời khắc phục sự cố xảy ra.
1.2.12. Cải tiến liên tục
- Một trong những vấn đề cơ bản của phương pháp JIT là hướng về sự cải tiến liên tục
trong hệ thống như: giảm lượng tồn kho, giảm chi phí lắp đặt, giảm thời gian sản xuất, cải
tiến chất lượng, tăng năng suất, cắt giảm lãng phí và nâng cao hiệu quả sản xuất. Sự cải
tiến liên tục này trở thành mục tiêu phấn đấu của toàn bộ nhân viên trong doanh nghiệp
nhằm hướng đến mục tiêu hoàn thiện hệ thống.
- Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệpáp dụng JIT đều mang tính đinh hướng khách hang
vì các đơn đặt hang tạo ra chu trình sản xuất cho các nhà máy. Thay cho việc nhập kho
các thành phẩm và đợi đơn đặt hang, hệ thống JIT sản xuất các sản phẩm trực tiếp theo
các đơn đặt hang nhận được.
1.3. Lợi ích và hạn chế của hệ thống JIT
1.3.1. Lợi ích của hệ thống JIT
- Giảm lượng tồn kho ở tất cả các khâu: cung ứng nguyên vật liệu, sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm.
- Giảm nhu cầu về mặt bằng
- Giảm thời gian phân phối trong sản xuất
- Có tính linh động cao trong phối hợp sản xuất
- Có sự tham gia của công nhân trong việc khắc phục các sự cố của quá trình sản xuất.
- Tăng mức độ sản xuất và tận dụng thiết bị.
7
- Giảm nhu cầu lao động gián tiếp, tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm.
- Tăng chất lượng sản phẩm, giảm phế phẩm và lượng sản phẩm làm lại.
- Dòng sản xuất nhịp nhàng và ít gián đoạn, chu kỳ sản phẩm ngắn do các công nhân có
nhiều kỹ năng nên họ có thể giúp đỡ lẫn nhau hay thay thế nhau khi có người vắng mặt.
- Tạo áp lực để xây dựng mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp.

Tóm lại, JIT là hệ thống sản xuất được sử dụng củ yếu trong sản xuất lặp lại, trong đó sản
phẩm luân chuyển qua hệ thống được hoàn thành đúng lịch trình cà có rất ít tồn kho. Các
lợi ích của JIT đã lôi cuốn sự chú ý của các nhà sản xuất từ vài thập niên trở lại đây, và
việc áp dụng hệ thống JIT trong các doanh nghiệp nước ta hiện nay là biện pháp không
thể thiếu nhằm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
1.3.2. Hạn chế của hệ thống JIT
- Sản xuất phụ thuộc vào nhà cung cấp, nếu như hàng không được cung ứng đúng thời
gian thì tất cả kế hoạch sản xuất sẽ bị trì hoãn
- Không có sản phẩm thay thế có sẵn để đáp ứng cho những đơn đặt hàng không dự kiến
trước bởi vì tất cả những sản phẩm được làm để đáp ứng nhu cầu thực tế.
8
CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG HỆ THỐNG JUST IN TIME TẠI TẬP
ĐOÀN MC DONALD’S
2.1. Giới thiệu chung về McDonald’s
2.1.1. Lịch sử hình thành
Nhà hàng McDonald’s đầu tiên được sáng lập vào năm 1940 tại San Bernardino, bang
California, nước Mỹ bởi hai anh em nhà McDonald. Nó là một nhà hàng nhỏ phục vụ chủ
yếu cho khách hàng ngồi trên ôtô. Năm 1954, Ray Kroc đã trở thành một đại lý nhượng
quyền thương mại cho McDonald’s. Năm1955, ông đã khai trương nhà hàng đầu tiên tại
Illinois. Đến năm 1961, Ray Kroc mua lại toàn bộ bản quyền McDonald’s với giá 2,7
triệu USD.
Từ một cửa hàng gia đình phục vụ đồ ăn rất nhỏ, McDonald’s đã phát triển thành một
hệ thống các cửa hàng phục vụ nhanh với giá trị hàng tỉ đôla Mỹ. Khi mà bánh
hamburger và khoai tây chiên vẫn là chỗ dựa chính cho hoạt động kinh doanh của
McDonald's thì khả năng đoán trước và đáp ứng được nhu cầu thực sự của khách hàng
chính là thành công lớn nhất của họ.
Hiện nay, McDonald’s đã có hơn 32.000 nhà hàng tại 117 quốc gia trên toàn thế giới
với số lượng nhân viên hơn 1,7 triệu người. Số lượng nhà hàng được nhượng quyền trên
thế giới chiếm tỷ lệ hơn 75%. Mỗi ngày McDonald’s phục vụ 62 triệu lượt khách với các
sản phẩm chất lượng cao và chất lượng phục vụ tốt nhất. Trong danh sách 500 công ty lớn

nhất thế giới thì McDonald’s xếp hạng 378 (năm 2010). Nhãn hiệu McDonald’s đứng ở
vị trí thứ 6 thế giới với giá trị thương hiệu ước tính là 33,5 tỷ USD theo công bố
của Interbrand.
2.1.2. Tầm nhìn
“McDonald's vision is to be the world's best quick service restaurant experience.
Being the best means providing outstanding quality, service,cleanliness, and value,
so that we make every customer in every restaurant smile.” – “Tầm nhìn của McDonald’s
là trở thành một nhà cung ứng thức ăn nhanh lớn nhất thế giới. Trở thành phương tiện tốt
nhất cung cấp chất lượng, dịch vụ, sự sạch sẽ và giá trị tuyệt hảo để mang lại nụ cười
cho mọi khách hàng khi đến với tất cả các nhà hàng trên toàn hệ thống McDonald’s.”
9
2.1.3.Sứ mạng
McDonald’s cung cấp các sản phẩm chất lượng cao nhất và các dịch vụ thân thiện bên
trong các nhà hàng sạch sẽ. Trên toàn thế giới, chiến lược của McDonald’s là cung cấp
cho khách hàng sự thỏa mãn, tăng thêm thị phần, tối ưu hóa lợi nhuận bằng việc cắt giảm
tối thiểu các chi phí. McDonald’s thực thi ba sứ mệnh trên khắp thế giới:
 Đối với đội ngũ lao động của tập đoàn ở các vùng miền khác nhau trên khắp
thế giới, McDonald’s là nhà tuyển dụng và sử dụng lao động tốt nhất.
 Đối với khách hàng ở tất cả các nhà hàng thuộc hệ thống McDonald’s,
McDonald’s cung cấp dịch vụ với chất lượng tuyệt hảo nhất.
 Đạt được sự tăng trường lợi nhuận bền vững bằng cách mở rộng thương hiệu
và phát huy thế mạnh của hệ thống McDonald’s thông qua sự đổi mới liên tục
và công nghệ.
2.2. Ma trận SWOT
2.2.1. Điểm mạnh của McDonald’s
- Chiến lược kinh doanh độc đáo
+ Để đẩy mạnh doanh thu đồng thời thu hút một lượng lớn khách hàng, McDonald đã
trang bị các loại máy nghe nhạc MP3, hệ thống tải nhạc từ Internet tại các cửa hàng
fastfood của mình trên toàn nước Mỹ. Đáng chú ý nhất là mạng Blaze Net của McDonald
cho phép khách hàng có thể vừa dùng thức ăn nhanh vừa download nhạc, ảnh kỹ thuật số

từ Internet vào điện thoại di động hay máy tính xách tay của mình.
+ Đối với việc đáp ứng các yêu cầu về sức khoẻ cho mọi người, McDonald cũng đưa vào
sử dụng một loại dầu mới được coi là có lợi cho tim trong các món rán của mình. Trong
thực đơn của các nhà hàng McDonald ở Mỹ có thêm cả bia, gà, cá, salát và các món ăn
chay, cộng thêm hàng loạt các món tráng miệng, thức uống nóng và lạnh với nhiều mùi vị
khác nhau.
+ McDonald là cửa hàng ăn phục vụ nhanh đầu tiên công khai đưa danh sách tất cả thành
phần thức ăn và các phân tích về giá trị dinh dưỡng một cách chi tiết tất cả các sản phẩm
của họ. Năm 2000, McDonald cho ra đời một số sản phẩm mang tính chất đổi mới như
McSalad, Shaker và Fruit N’Yogurt Parfaits (Kem sữa chua Trái cây), dễ ăn hơn trong
những lúc bận rộn.
10
- Không ngừng thay đổi
+ Từ trước đến nay, trang phục của các nhân viên McDonald tại mỗi chi nhánh luôn khác
nhau. McDonald chỉ đặt ra yêu cầu cho các nhân viên của mình về trang phục: áo phông
màu trắng, có túi ngực nhỏ có hình chiếc bánh hambuger hay chữ M, quần sẫm màu và
thắt lưng.
+ Sự đổi mới và sáng tạo đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong sự lớn mạnh của
thương hiệu McDonald. Đột phá lớn nhất của McDonald là việc khai trương nhà hàng ở
Sierra Vista năm 1975 mà khách hàng tới mua đồ ăn không phải đi xuống khỏi xe ô tô.
Ngày nay, việc kinh doanh các cửa hàng McDonald nhờ ý tưởng trên chiếm hơn một nửa
công việc kinh doanh của họ.
+ Khả năng đoán trước và đáp ứng được nhu cầu thực sự của khách hàng chính là thành
công lớn nhất của họ. McDonald phục vụ khách hàng với chất lượng thức ăn tốt nhất. Các
nguyên liệu thô để chế biến đồ ăn đều được đặt mua từ các nhà cung cấp trong một thời
gian dài. Đồ ăn được chuẩn bị theo tiêu chuẩn cao và nhất quán. Các thực đơn của
McDonald luôn luôn được xem xét và cải thiện để chắc chắn thoả mãn được sự mong đợi
của khách hàng.
- Nắm bắt tốt tâm lý khách hàng.
- Phục vụ tốt nhu cầu khách hàng.

- Nhận thức đúng tầm quan trọng của marketing.
+ Ngay từ những ngày đầu tiên, McDonald’s đã nhận ra tầm quan trọng của marketing
trong quá trình xây dựng thương hiệu. Marketing là một nét đặc trưng
của McDonald’s. Cho tới tận bây giờ, số tiền đầu tư vào quảng cáo và khuyến mãi
của McDonald’s luôn chiếm một tỉ lệ cố định trong doanh thu của các cửa hàng.
+ Ngoài việc quảng cáo trên tivi để tạo được sự thiện cảm của khách hàng,
McDonald’s còn tham gia tài trợ cho các chương trình thể thao, đặc biệt là các sự kiện thể
thao có uy tín trên thế giới như World Cup và Olympic Games để củng cố thêm sức mạnh
tầm cỡ quốc tế của thương hiệu, ngoài ra McDonald’s còn tham gia các chương trình tài
trợ khác nhau tùy theo từng khu vực.
11
+ Ngoài việc quảng cáo trên tivi để tạo được sự thiện cảm của khách hàng, McDonald’s
còn tham gia tài trợ cho các chương trình thể thao, đặc biệt là các sự kiện thể thao có uy
tín trên thế giới như World Cup và Olympic Games để củng cố thêm sức mạnh tầm cỡ
quốc tế của thương hiệu, ngoài ra McDonald’s còn tham gia các chương trình tài trợ khác
nhau tùy theo từng khu vực.
2.2.2. Điểm yếu của McDonald’s
- Điểm yếu lớn nhất của Mcdonal’s là hình ảnh tiêu cực của thực phẩm của họ, thức ăn
của họ không có một hình ảnh tốt, điển hình là phim " Super size me" là một nổ lực để cải
thiện hình ảnh của Mcdonald’s nhưng đã không thành công.
- Vấn đề về chất lượng trên toàn hệ thống nhượng quyền thương mại: khách hàng yêu cầu
cùng một chất lượng thực phẩm của các món ăn trong tất cả các thương hiệu nhưng
McDonald’s chưa làm được.
- Các sản phẩm cốt lõi của McDonald’s chưa đáp ứng được xu thế hướng đến lối sống
lành mạnh của phụ nữ và trẻ em. Vì thế ít được lựa chọn cho việc ăn uống khỏe mạnh.
- Có nhiều đối thủ cạnh tranh cùng ngành, nên việc cạnh tranh về giá với các đối thủ cạnh
tranh dẫn đến doanh thu thấp.
- Do có quá nhiều nhân viên, nên phần lớn doanh thu cua Mcdonald’s đã dành cho việc
đào tạo nhân viên.
2.2.3. Cơ hội của McDonald’s

12
- Thương hiệu nổi tiếng khắp thế giới -> dễ dàng xâm nhập vào bất kỳ thị trường thức ăn
nhanh nào trên thế giới.
- Thị trường thức uống nhanh vẫn còn nhiều tiềm năng mà McDonald’s đủ nguồn lực để
đạt được mục tiêu mới.
- Nền kinh tế phát triển rất nhanh, nhu cầu dùng thức ăn nhanh tiết kiệm thời gian rất lớn
- Thị trường rộng lớn trên khắp thế giới.
- Nguồn nguyên liệu đầu vào của McDonald’s nhập về theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt đáp
ứng tốt vấn đề an toàn thực phẩm  khách hàng an tâm khi sử dụng sản phẩm của
McDonald’s.
2.2.4. Nguy cơ đối với McDonald’s
- McDonald’s có tầm ảnh hưởng đáng kể đến việc thay đổi nền kinh tế toàn cầu.Việc phát
triển mạnh mẽ ra thị trường thế giới của McDonald’s đã gây ra tổn hại cực kỳ đối của nền
kinh tế các nước khác với việc giảm tốc độ sản xuất.
- Sự biến động của đồng ngoại tệ là một trong những vấn đề đối với các công ty toàn cầu
cũng như McDonald’s.
- Ngành công nghiệp thức ăn nhanh đang gia tăng sẽ là đối thủ cạnh tranh của Mc
Donald’s.
- McDonald’s đang tự nỗ lực làm đa dạng mình với các phương thức mới và các mục
thực đơn mới, tuy nhiên, ngành công nghiệp thức ăn nhanh cũng đang thực hiện giống
như vậy.
- Những đối thủ cạnh tranh hàng đầu của Mc Donalds bao gồm: Yum!Brands, Inc;
Wendy’s International …
13
Các thương hiệu của tập đoàn Yum
Wendy’s International …
- McDonald’s duy trì sự cạnh tranh thông qua các chiến dịch quảng cáo tốn kém tại một
số quốc gia lớn nhưng không trải khắp toàn cầu, do vậy giới hạn mở rộng thị phần.
- McDonald’s cũng giống như các công ty khác trong ngành công nghiệp thức ăn nhanh,
thường phải “tiếp nhận” các bài báo viết không tốt vì sự dính đến bệnh béo phì mà tác hại

thức ăn nhanh đem lại. Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm và Sở Y tế ở Anh xem xét lại
việc quảng cáo của món quà ăn vặt cho vui (junk foods) như Mc Donalds đối với trẻ em.
2.3. Ứng dụng mô hình JIT tại McDonald’s
14
2.3.1. Thời gian điều hành ngắn
- Các mô hình hoạt động franchise của McDonald’s:
Năm 1955, Ray Kroc nhận ra rằng chìa khóa để thành công là nhanh chóng mở rộng kinh
doanh. Cách tốt nhất để đạt được là thông qua hình thức nhượng quyền thương hiệu.
Ngày nay, hơn 70 % cửa hàng McDonald’s được điều hành theo phương thức này. Tại
Anh Quốc, nhà hàng được chuyển nhượng đầu tiên mở vào năm 1986.
Mô hình franchising của tập đoàn McDonald’s có lợi thế lớn là cho người
nhận nhượng quyền kinh doanh quyền chủ động rất lớn. Những người chủ cửa hàng có
thể tự chọn cho mình các hoạt động quảng cáo, marketing thích hợp với địa bàn, vị trí của
mình. McDonalds trao quyền tự làm chủ cho bên nhận nhượng quyền, thời gian đầu
McDonald’s sẽ hướng dẫn và huấn luyện bên nhận nhượng quyền về cách thức tổ chức
bày trí, sản xuất và các tiêu chuẩn về chất lượng, về dịch vụ, về vệ sinh, về giá trị của
McDonald’s. Sau đó, McDonald’s sẽ thường xuyên kiểm tra về chất lượng đầu ra của bên
nhượng quyền, nếu không đủ tiêu chuẩn sẽ rút giấy phép. Đồng thời công ty nhận quyền
cũng tự hạch toán lỗ lãi, việc này sẽ khiến họ kinh doanh một cách tích cực hơn và quyết
định đến sự thành công của công ty. Điều này không những giúp McDonald’s thâm nhập
và đáp ứng vào các thị trường mới một cách dễ dàng, dễ thích nghi, đồng thời làm giảm
thời gian điều hành.
- Đầu tư vào công đoạn sản xuất
Ray Kroc rất quan tâm đến việc công nghiệp hoá các công đoạn sản xuất. Họ có một
công nghệ sản xuất và một nhà bếp chế biến thức ăn just- in - time rất hiệu quả mang tên
“Made for You”. Ngoài ra họ còn hệ thống hóa và sao chép lại tất cả các quá trình chuẩn
bị thức ăn ở mỗi nhà hàng. Ngay khi có một đơn đặt hàng từ khách hàng, màn hình tại hệ
thống nhà bếp sẽ hiển thị yêu cầu về đơn đặt hàng, nhân viên chế biến sẽ quan sát về số
lượng, loại bánh và thực hiện các giai đoạn:
 Nướng bánh.

 Quét phô mai.
 Hâm thịt (bò, gà, heo…).
 Chế các loại nước sốt.
 Thêm các loại rau quả.
 Đóng gói.
15
Với quy trình chế biến rất chuẩn này, việc chế biến một chiếc bánh sẽ nhanh chóng,
kịp thời, đồng thời chất lượng được đảm bảo, trung bình chỉ mất khoảng 15 phút cho mỗi
chiếc bánh.
2.3.2. Công nghệ quản lý
- McDonald’s thực sự là một xưởng sản xuất thu nhỏ
Mỗi khâu chuẩn bị nhiều loại thành phần khác nhau của bánh đưa đến nơi hoàn
thiện - Tất cả nguyên liệu đều sẵn sàng để nấu ngay khi đơn hàng xuất hiện: khoai tây
được cắt lát, rau diếp được cắt nhỏ, sốt mayonnaise … cũng sẵn sàng “chờ lệnh”.
Có cả 1 chuỗi cung ứng đi cùng với dịch vụ hỗ trợ khách hàng
- Thời gian vận hành ngắn và tồn kho thấp
Với công nghệ làm burger tiêu chuẩn hóa tinh vi và công phu hơn, Mc Donald đã có
thể làm thức ăn nhanh đủ để chờ cho tới khi bánh được yêu cầu.
=> Điều họ làm được ở đây là đáp ứng yêu cầu của khách nhanh nhất có thể khi lượng
tồn kho (finished product) thấp nhất có thể.
- Mc Donald phát triển mạnh nhờ những quy tắc cốt lõi sau:
 Tiêu chuẩn hóa chất lượng – a Big Mac is a Big Mac – đi đến bất kỳ nhà hàng
McDonald nào ở Hoa Kỳ đều nhận được cùng hương vị mong đợi;
 Phương pháp thực hành sản xuất: bán thành phẩm từ các bộ phận nhỏ (cells) kết
hợp thành thành phẩm;
 Chỉ làm khi có đơn hàng – tối thiểu hóa tồn kho
 Nhân lực linh động và đa năng
 Sản xuất tinh gọn – các cửa hàng nhỏ với nhà bếp không cần quá to lớn
2.3.3. Người quản lý
- Tôn trọng con người

McDonald's với mạng lưới Franchising với chủ trương là một người chủ nhượng
quyền hay người sử dụng thương hiệu nhượng quyền, bạn cần phải tương tác với tất cả
mọi người ở xung quanh liên quan đến hoạt động kinh doanh của bạn.Vì khả năng quản
16
lý con người rất cần thiết trong công cuộc kinh doanh, và càng quan trọng hơn trong lĩnh
vực nhượng quyền đòi hỏi sự hợp tác và tin cậy lẫn nhau của các thành viên tham gia.
Vấn đề quản lý con người sẽ đem lại nội lực cho thương hiệu của công ty trước khi công
ty bắt đầu phát triển nó thành một hệ thống. Việc kí kết hợp đồng nhượng quyền chỉ mới
là bước đầu, không phải là kết thúc của mối quan hệ.
McDonald’s xuất sắc trao quyền cho nhân viên của họ trong kinh doanh mà không hề
gây áp lực; Đảm bảo tất cả nhân viên luôn hướng đến mục tiêu của tập đoàn, thưởng cho
những ai có thành tích tốt, sáng kiến nâng cao quy trình hiện có.
Nhân viên làm việc 1 cách có hiệu quả trong hệ thống JIT với triết lý của tập đoàn
“năng suất, tốc độ và chắc chắn”.
- Mục tiêu rõ ràng
Ban lãnh đạo công ty McDonald's vì không muốn dậm chân tại chỗ và sa lầy trong
thị trường Mỹ ít tiềm tàng ngày càng nhiều áp lực cạnh tranh nên đã đưa ra định hướng
phát triển mới của McDonald's chính là thị trường quốc tế đầy tiềm năng. Năm 1980,
28% số nhà hàng mới được mở nằm tại các thị trường ngoài biên giới nước Mỹ, con số
này năm 1986 là 40%, và tăng lên tới gần 60% vào năm 1990. Đầu những năm 1980,
doanh thu từ thị trường quốc tế chỉ chiếm 22%. Tới năm 2000, McDonald's thu về 21 tỷ
USD từ 28.707 nhà hàng đặt tại các thị trường bên ngoài, con số này chiếm 53% tổng
doanh thu 40tỷ USD của công ty.Với những thành công đã có, ban lãnh đạo công ty vạch
ra chiến lược nhanh chóng mở rộng thị trường trong thời gian tới và hướng phát triển ở cả
3 thị trường lớn: Châu Âu, Đông Á và Mỹ Latinh.
Khi nghiên cứu thị trường để phát triển McDonald's luôn tiến hành các bước nghiên
cứu theo mô hình chuẩn của công ty về các yếu tố: địa điểm, thị trường bất động sản, xây
dựng, thị trường lao động, đối tác cung ứng, luật pháp và quan hệ với chính quyền địa
phương. Những nghiên cứu thị trường sâu sắc và bài bản giúp công ty tiếp cận tốt hơn với
nhu cầu và thị hiếu của khách hàng trên từng thị trường.

=>Trong suốt 18 tháng đầu nghiên cứu cùng với đội ngũ 50 chuyên viên của công ty từ
các thị trường Mỹ, Nga, Anh, Đức được điều động tới Ba Lan chỉ với một mục tiêu duy
17
nhất: khai trương thành công 4 nhà hàng đầu tiên của McDonald's tại thị trường mới này
trong năm 1992.
McDonald's được xây dựng trên nền móng của sự hợp tác chặt chẽ giữa công ty và các
đối tác cung ứng đầu vào, chiến lược marketing rộng khắp trên toàn quốc gia, hệ thống
quản lý hoạt động rất khắt khao, và mạng lưới Franchising với tính chất khuyến khích
tinh thần khát khao kinh doanh và tự chủ của các cá nhân.
Ngoài ra sự thành công của McDonald's phụ thuộc rất nhiều vào mối quan hệ gắn kết
chặt chẽ với các nhà cung ứng. Đây là mối quan hệ cộng sinh tương hỗ qua lại bởi khi
McDonald's làm ăn thua lỗ, các đối tác cung ứng cũng sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp và
ngược lại. Ưu tiên hàng đầu của McDonald's là chất lượng của mọi sản phẩm để bảo vệ
uy tín và thương hiệu của công ty.
McDonald's cũng đã tận dụng được rất nhiều những phát minh, sáng chế xuất phát từ
các franchisees quốc tế. Đó cũng là hệ quả của chính sách khuyến khích và tạo điều kiện
phát huy tinh thần kinh doanh và tự chủ cho các cá nhân.
- Liên hệ với toàn thể công nhân
Mô hình sản xuất theo phương pháp just-in-time không chỉ đơn giản là áp dụng một
hệ thống các công cụ và phương pháp đặc biệt, nhận ra được điều này người quản lý đã
tạo ra môi trường để tất cả công nhân đều được khuyến khích và hướng dẫn để liên tục
cải tiến quy trình sản xuất, đặt câu hỏi và kiểm tra các giả thiết. Trong môi trường như
thế, các chỉ số hiệu quả công việc vẫn giữ một vai trò nhất định nhưng người ta sẽ không
đi theo nó một cách mù quáng mà không hề chất vấn gì. Kết quả thu được là một văn hóa
cởi mở mà mọi nhân viên đều có thể tham gia và cảm thấy có trách nhiệm với quá trình
tạo dựng giá trị của công ty.
Xây dựng một văn hóa đối thoại về giá trị giữa quản lý của tất cả phòng ban chức
năng với nhau, với khách hàng, và với nhà cung ứng là phương pháp hiệu quả hơn rất
nhiều. Các biện pháp khích lệ và thước đo hiệu quả vẫn giữ vai trò quan trọn
- Sẵn sàng dấn thân vào thế giới thực

Đích thân CEO đến các cửa hàng McDonald’s hàng ngày để quan sát và đánh giá sản
phẩm cũng như nhu cầu và sự thỏa mãn của Khách hàng.
18
Ví dụ, CEO Jim Skinner đã tự mình trải nghiệm tất cả các món ăn của chuỗi cửa hàng
của mình. Mỗi ngày, ông đến ăn ở các nhà hàng của McDonald's, cách này cho phép ông
biết được thức ăn và dịch vụ có tốt hay không và cần phải làm gì để cải thiện điều đó. Cái
nữa là ông chính là người cam kết cho việc đảm bảo chất lượng, dịch vụ và uy tín của
McDonald's. Ông tự mình nghiên cứu khách hàng bằng cách trò chuyện với một khách
hàng ở bàn bên cạnh.
2.3.4. Hệ thống quản lý
- Quan hệ với các nhà cung cấp
Các nguyên vật liệu đầu vào của McDonald’s: thịt bò, gà, trứng, sữa, khoai tây, xà
lách, ….
Các nhà cung cấp của McDonald’s là những nhà cung cấp uy tín, được chọn lựa và
được McDonald’s hỗ trợ tối đa trong việc cập nhật, vận dụng kỹ thuật tiên tiến nhất trong
trồng trọt sản xuất. McDonald’s rất coi trọng công tác lựa chọn nhà cung cấp cho tất cả
các nguyên liệu cần thiết cho việc sản xuất của mình, thậm chí rau diếp hay xà lách
McDonald’s cũng đầu tư rất lớn cho nhà cung cấp của mình.
McDonald’s xây dựng chuỗi cung ứng cho mình rất sớm trước khi nó xâm nhập bất
kỳ một quốc gia nào. Ví dụ, trước khi McDonald’s mở rộng chuỗi kinh doanh sang Ấn
Độ, nó sẵn sàng đầu tư 4tỷ Rs để xây dựng hệ thống cung ứng đầu vào tại quốc gia này
(nhà cung ứng phó mát, thịt gà, xá lách,….). McDonalds biến nhà cung cấp thành một bộ
phận bên trong của công ty, không phải là bộ phận tách rời bên ngoài công ty nữa.
Mối quan hệ với nhà cung ứng là mối quan hệ đôi bên cùng có lợi. McDonald’s hỗ trợ
nhà cung cấp của mình kỹ thuật nông nghiệp, công nghệ mới nhất trong công tác gieo
trồng cũng như bảo quản, vận chuyển và kiểm tra chất lượng sản phẩm của họ. Các nhà
cung cấp tự chịu trách nhiệm về kiểm tra, kiểm soát và đảm bảo sản xuất theo đúng chất
lượng quy định quốc tế hoặc của McDonald’s như tiêu chuẩn dây chuyền đông lạnh hoặc
HACCP….
Chính vì sự hỗ trợ tối đa cho các nhà cung cấp từ McDonald’s cho nên các nhà cung

cấp luôn luôn ưu ái và ưu tiên đơn hàng của McDonald’s. Lượng nguyên vật liệu luôn
19
luôn được đảm bảo kịp thời và đúng lúc mà McDonald’s không cần đặt một đơn hàng quá
lớn để rồi mất thêm chi phí lưu kho, bảo quản….
- Quá trình sản xuất đáp ứng yêu cầu
Trước kia, McDonalds thường chế biến thực phẩm trước và giữ ấm trong tủ kính
chiếu đèn. Nếu bánh không bán được thì sẽ đem vứt bỏ vì không thể để bánh cũ bán cho
khách được. Ngày nay, McDonald’s không sản xuất bánh trước nữa mà chỉ sản xuất theo
từng đơn hàng cụ thể của Khách hàng và giao hàng ngay, ví dụ: khách hàng yêu cầu 1
bánh humburger có 3 miếng thịt và không để xà lách thì nhân viên làm bánh sẽ làm theo
đúng như yêu cầu của Khách. Tuy là sản xuất theo đơn hàng và giao hàng ngay nhưng
thời gian vẫn nhanh chóng chứ không để khách hàng chờ đợi lâu vì mọi nguyên liệu cần
cho 1 chiếc bánh đã được chuẩn bị sẵn sàng như thịt bò được chế biến sẵn, xá lách rửa
sạch giữ trong tủ mát, phó mát được chuẩn bị sẵn…. Thời gian bắt đầu và kết thúc (lead
time) việc sản xuất một chiếc bánh giảm thiểu nhanh chóng nhờ những nguyên liệu cần
thiết để sản xuất đã được dự trữ sẵn trong tủ. Nhà cung cấp nguyên vật liệu đã có sẵn
trong nhà hàng nên công ty có thể chủ động thời gian sản xuất bánh bất cứ khi nào khách
đến đặt hàng.
- Bảo dưỡng để ngăn chặn
Vì McDonald’s kinh doanh trong lĩnh vực thức ăn nhanh, thuộc về thực phẩm nên
việc đảm bảo an toàn thực phẩm cho người sử dụng là yếu tố cực kỳ quan trọng. Mỗi năm
McDonald’s ít nhất 2 lần rà soát, bổ sung và hoàn thiện những tiêu chuẩn chất lượng đối
với từng loại nguyên vật liệu đầu vào.
Hoặc trong công tác bảo quản nguyên vật liệu: thịt, rau, khoai tây, sữa….thì chuỗi giữ
mát và đông lạnh luôn được các kỹ sư của McDonald’s nghiên cứu và cải thiện nhằm
nâng cao chất lượng bảo quản nguyên vật liệu tươi và không mất chất từ lúc thu hoạch
cho đến bán thành phẩm cho khách hàng.
- Sử dụng hệ thống kéo
Do sản xuất theo đơn hàng cụ thể của khách, không sản xuất trước (nếu có chỉ là một
vài sản phẩm trang trí). Khách hàng yêu cầu tới đâu đáp ứng đến đó ngay tức thời. Điều

này dẫn đến việc nhu cầu khách hàng quy định kế hoạch mua nguyên vật liệu. Nguyên
20
vật liệu thu mua vào theo đúng như yêu cầu của Khách đặt ra, không mua nguyên vật liệu
dư thừa.
Tóm lại, McDonald’s sử dụng hệ thống kéo để đảm bảo tuân theo hệ thống “Just in time”,
hạn chế tối thiểu mức độ lãng phí nguyên vật liệu.
21
2.4. So sánh lợi ích trước và sau khi ứng dụng JIT trong quá trình sản xuất:
Trước khi áp dụng JIT Sau khi áp dụng JIT
- Chất lượng sản phẩm: bánh không tươi
do sản xuất trước và giữ trong tủ, bánh bị
khô.
- Thời gian sản xuất: sản xuất trước nhưng
tốn khá nhiều thời gian
- Chi phí 1 sản phẩm cao hơn: do chi phí
lưu giữ sản phẩm làm sẵn trong tủ kính
với một nhiệt độ phù hợp và bán từ từ
trong ngày, và chi phí bù lỗ cho những
sản phẩm ế cuối ngày phải vứt bỏ. Việc
bảo quản bánh đã làm sẵn đòi hỏi phải
đầu tư rất nhiều thiết bị như: tủ, máy giữ
nóng, đèn điện, hệ thống đông lạnh,…
- Lô hàng lớn: một lô hàng làm trước cả
1,000 chiếc bánh hamburger trở lên. Việc
này đòi hỏi công nhân sáng sớm phải đến
công ty và tập trung hoàn thành mấy
ngàn sản phẩm trước; Lượng nguyên vật
liệu nhập vào cũng lớn để đáp ứng nhu
cầu sản xuất lớn.
- Chất lượng tốt hơn: bánh tươi hơn do

sản xuất và giao ngay cho khách hàng.
- Thời gian sản xuất nhanh hơn, công ty
hãnh diện rằng Mc Donald’s là nhà cung
cấp thức ăn “nhanh” đúng nghĩa, trung
bình mất 15phút cho một chiếc bánh.
- Chi phí cho 1 sản phẩm thấp hơn: do tiết
kiệm được chi phí bảo quản hàng ngàn
chiếc bánh sản xuất trước và không có
sản phẩm ế vứt bỏ.
- Lô hàng nhỏ: sản xuất theo nhu cầu của
từng khách hàng, 1 chiếc đến vài chục
chiếc bánh. Chính điều này giúp cho
dịch vụ khách hàng tốt hơn, sản xuất
đúng theo khẩu vị riêng của từng khách
hàng.
- Dịch vụ khách hàng tốt hơn: các nhân
viên bình tĩnh và thoải mái hơn trong
việc hoàn thành 1 chiếc bánh cho khách
=> phục vụ khách tốt hơn, thành phẩm
cũng được làm nhanh hơn; Mc Donald’s
22
có thể đáp ứng ngày càng nhiều yêu cầu
và đòi hỏi khác nhau của Khách.
Qua bảng so sánh trên, ta biết được tại sao McDonald’s không làm sẵn 1000 chiếc bánh
sẵn rồi chờ bán nó đi. Việc làm đó sẽ tốn kém cho họ: nhiều kho để trữ ngần ấy bánh và
vì đó là những thực phẩm có vòng đời ngắn, mau hỏng, phải được giữ nhiệt, tất cả cần
nhiều nguồn lực, tốn chi phí và làm tăng giá thành sản phẩm.
23
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình “Quản trị điều hành” – PGS.TS Hồ Tiến Dũng

2.
3. />24

×