ĐẶT VẤN ĐỀ
Điều kiện tự nhiên ưu đãi cho đất nước và con người Việt Nam một hệ sinh thái phong
phú và đa dạng, có tiềm năng to lớn về tài nguyên cây thuốc. Theo ước đoán hệ thực vật ở
Việt Nam có khoảng 12.000 loài, trong đó có 3.948 loài thực vật bậc cao, bậc thấp và nấm
lớn được dùng làm thuốc [10]. Đó là nguồn tài nguyên quý chưa được khai thác hết tiềm
năng. Cùng với đó, xu hướng sử dụng thuốc có nguồn gốc từ cây cỏ đã đặt ra yêu cầu cần
phải đẩy mạnh nghiên cứu để tiêu chuẩn hóa nguồn dược liệu, bào chế các dạng thuốc mới
từ thảo mộc đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân.
Sự tăng cường thu mua niệt gió với số lượng lớn của các thương gia Trung Quốc (ước
tính hàng vài chục tấn mặc dù đây chỉ là loài cây mọc hoang) khiến ta đặt ra câu hỏi tại
sao? Niệt gió (Wikstroemia indica C.A.Mey.) thuộc họ Trầm (Thymelaeaceae) mọc hoang
khắp nơi ở các vùng rừng núi nước ta. Trong dân gian, người ta sử dụng vỏ rễ và vỏ thân
để chữa tuyến lâm ba kết hạch, hen suyễn, ho gà, viêm amidan, viêm tuyến mang tai; lá
tươi đắp chữa đinh nhọt, sưng tấy, vết thương, rắn cắn [6], [9]. Cho đến nay thế giới đã có
một số công trình nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của niệt gió và phát
hiện khả năng kháng HIV-I, viêm gan B, chống sốt rét và ung thư [5], [19], [33].
Mặc dù vậy ở nước ta có rất ít nghiên cứu về loài này. Do đó cần có những nghiên
cứu sâu hơn về thành phần hóa học cũng như hoạt tính sinh học của các bộ phận của cây
niệt gió. Bước đầu, chúng tôi thực hiện đề tài: “Bước đầu nghiên cứu thành phần hóa
học cây niệt gió (Wikstroemia indica C.A.Mey)”. Kết quả nghiên cứu này sẽ là cơ sở
khoa học, tiền đề tạo ra chế phẩm thuốc hoặc thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị viêm
đường hô hấp, lao, ung thư để đưa vào ứng dụng một nguồn dược liệu sẵn có ở nước ta
Mục tiêu của đề tài:
-Phân lập 3-5 chất từ cây niệt gió
-Đào tạo cán bộ nghiên cứu mới
-Đào tạo sinh viên đại học
- Viết 1 bài báo trên tạp chí chuyên ngành
Nội dung nghiên cứu:
-Phân tính định tính các lớp chất
- Chiết tách, phân lập các chất
- Xác định cấu trúc hóa học các chất phân lập được
2
Chương 1. TỔNG QUAN
1.1 . THỰC VẬT HỌC
1.1.1. Vị trí phân loại
Theo các tài liệu [4], [7], [10], cây niệt gió có vị trí phân loại như sau:
Ngành: Ngọc lan (Magnoliophyta)
Lớp: Ngọc lan (Magnoliopsida)
Bộ: Trầm (Thymelaeales)
Họ: Trầm (Thymelaeaceae)
Chi: Wikstroemia Endl.
Loài: W. indica
1.1.2. Họ Trầm (Thymelaeaceae)
Đặc điểm thực vật:
Cây bụi hoặc gỗ, ít khi là bụi nhỏ hay cỏ.
Lá đơn, mọc cách hay đối, không có lá kèm, cuống lá thường phân đốt.
Hoa lưỡng tính, không hiếm khi thành cụm hoa hình đầu, không có cánh hoa. Đặc
trưng bởi lá đài thường hợp thành ống và thường có phần phụ (dạng cánh hoa hay dạng
vảy) ở gần cọng đài. Nhị đẳng số (45) và đối diện với lá đài, nhưng thường thì chúng gấp
đôi và xếp thành 2 vòng ở 2 mức khác nhau; đôi khi có triền tuyến mật quanh nhụy. Bộ
nhụy gồm 2 -12 lá noãn, hợp thành bầu thượng 1 hoặc 2-5 (12) ô, mỗi ô chứa 1 noãn treo.
Quả dạng mọng hay hạch đôi khi là quả nang [4].
Phân bố
Có 50 chi / 650 loài ở hầu khắp thế giới trừ Bắc cực. Ở Việt Nam có 7 chi: Aquilaria,
Daphne (Eriosolena), Edgeworthia, Enkleia, Linostoma, Rhamnoneuron, Wikstroemia và
hơn 15 loài [4].
1.1.3. Chi Wikstroemia Endl.
Wikstroemia Endl. là một chi nhỏ gồm 55-70 loài cây bụi có hoa và cây nhỏ trong họ
Thymelaeaceae. Ở Việt Nam, chi này có 7 loài: W. androsaemifolia, W. cochinchinensis,
W. indica, W. dolichantha, W. meyeniana, W. nutans, W.poilanei [6].
1.1.4. Cây niệt gió (Wikstroemia indica)
Còn gọi là: Dó niết Ấn, dó cành, gió niệt, gió cánh, gió miết, gió tin thảo, sơn miên bì,
địa ba ma, độc ngư đằng, gió cảnh.
Tên khoa học: Wikstroemia indica (L.) C. A. Mey
3
Tên khác: Daphne cannabina Lour, Wikstroemia viridiflora Meisn., Wikstroemia
indica var viridiflora Hook.f. [6], [7], [10].
Đặc điểm thực vật:
Theo các tài liệu: [7], [39], [10], [6]:
Niệt gió là cây bụi, mọc sum sê, quanh năm xanh tươi, cao 0,3-0,6m (1m), mang nhiều
cành gầy, màu đỏ nhạt, nhiều khi mọc đối, có những sẹo lá nổ rõ lên.
Lá mọc đối, phiến lá mỏng, hình trứng thuôn, dài 3-4cm, rộng 1- 2 cm, hai đầu tù hay
hơi nhọn, hai mặt nhẵn, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới nhạt; cuống rất ngắn.
Hoa màu vàng lục mọc thành chùm ở đầu cành hay thành bông rất ngắn (0,5-1cm).
Cuống hoa dài 1-2mm. Đài màu xanh lá, hình ống hơi phình ở họng, chia 4 răng dài ngắn
không đều; tràng 0; nhị 8, xếp thành 2 hàng dọc trên ống đài, chỉ nhị rất ngắn; bầu có 1 ô,
có ít lông ở đỉnh. Quả mọng khi chín có màu đỏ tươi hình trứng, kèm theo vết tích của bao
hoa, phần cơm hơi dầy. Hạt có vỏ mỏng và mềm, vỏ trong cứng và đen nhạt. Mùa hoa:
tháng 5-9. Mùa quả: tháng 6-12.
Phân bố:
Việt Nam: Mọc hoang khắp nơi núi rừng, bụi bờ nước ta, từ vùng núi thấp đến các
tỉnh Trung du Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ [7].
Thế giới: Mọc nhiều ở ngọn đồi, núi đá dốc, nơi có nhiều cây bụi, độ cao dưới 1500
m. Phân bố chủ yếu ở Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Quý Châu, Hải Nam, Hồ
Nam, Tứ Xuyên, Đài Loan, Vân Nam, Chiết Giang, Ấn Độ, Malaysia, Myanma, Philippin,
Thái Lan, Việt Nam, Úc, quần đảo phía đông, nam Thái Bình Dương, Mauritius, Sri Lanka
[39].
1.2. THÀNH PHẦN HÓA HỌC
Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng W. indica có chứa các thành phần có hoạt tính
sinh học phong phú bao gồm cả flavonoid, biflavonoid, coumarin, lignan, acid béo và
polysaccharid. Trong đó thành phần hóa học đặc trưng của cây này là biflavonoid.
1.2.1. Flavonoid
Chín flavonoid đã được phân lập từ W. indica và được xác định là: kaempferol-3-
O-β-D-glucosid (1) [23]; 5,7,4'-trihydroxy-3',5'-dimethoxyflavon (2); 5-hydroxy-7, 4'-
dimethoxyflavon (3) [27]; nicotiflorin (4); D-primeversyl genkwanin (5); quercitrin (6)
[14]; thevetiaflavon (7) [23]; genkwanin (8); wikstroemin (9) [28] (hình 1.1), tricin (9a) [5]
4
R
1
R
2
R
3
R
4
R
5
R
6
R
7
(1) 3-O-β-D-glucosid OH OCH
3
H OH H H
(2) H OH OH OCH
3
OH OCH
3
H
(3) H OH OCH
3
H OCH
3
H H
(4) 6-deoxy-α-L-
manopyranosyl(1→6)
-β-D-glucose
OH OH H OH H H
(5) H O-β-D-xylose
(1→6)-β-D-
glucose
OCH
3
H OH H H
(6) 6-deoxy- α
-L-manopyranosyl
OH OCH
3
H OH H H
(7) H OCH
3
OH H OH H H
(8) H OH OCH
3
H OH H H
(9) H O-β-D-glucose
(1→6)-β-D-
glucose
OCH
3
H OH H H
(9a) H OH H OCH
3
OH OCH
3
OH
Hình 1.1. Một số flavonoid phân lập từ niệt gió
1.2.2. Biflavonoid
Biflavonoid là thành phần đặc trưng của W. indica. Các biflavonoid đã được phân
lập từ W. indica là: sikokianin B (10); sikokianin A (10b), sikokianin C (11); Sikokianin
D (11b) (từ dịch chiết n-buthanol của rễ W. indica) [15, 37]; wikstrol A (12); wikstrol B
(13); genkwanol A (14); daphnodorin B (15) [7]. Gần đây các nhà khoa học đã phát hiện
thêm ba biflavonoid là: 4'-methoxydaphnodorin E (16) [36]; 4'-
methoxydaphnodorin D1 (17) và 4'-methoxydaphnodorin D2 (18) [35].
5
10
11
10b
11b
12
13
14
15
Hình 1.2. Một số biflavonoid phân lập từ niệt gió
1. 2.3. Coumarin
6
Theo các tài liệu đã công bố, một số coumarin đã được phân lập ra từ W. indica bao
gồm: umbelliferon (19); daphnoretin (20); daphnoretin-7-O-β-D-glucosid (21); 6'-hydroxy,
7-O-7'-dicoumarin (22) [13, 15, 4] và wikstrosin (23) [24]. Me H.K. cùng cộng sự (2007)
cũng đã tìm thấy edgeworin (24), và daphnogitin (25) [20] có trong W. indica.
R
1
R
2
R
3
R
4
(20) O-7-
pyranocoumarin
OCH
3
OH H
(21) O-7-
pyranocoumarin
OCH
3
O-β-D-glucosid H
(22) H H O-7-(6-OH)-
Pyranocoumarin
H
(23) H H OH 6-(O-7-OH)-
pyranocoumarin
(24) O-7-
pyranocoumarin
H OH H
(25) H O-7-
pyranocoumarin
OH H
Hình 1.3. Một số coumarin phân lập từ niệt gió
Trong đó, daphnoretin (20) được xem như thành phần chính trong tác dụng ức chế
khối u và kháng virus của W. indica [28, 29].
1.2.4. Lignan
7
(19)
Lignan là một nhóm các hợp chất chuyển hóa thứ cấp thực vật. Từ phân đoạn ethyl
acetat của W. indica, các nhà khoa học đã phân lập và xác định cấu trúc của bốn lignan
epoxy là: matairesinol (26), wikstromol (27), arctigenin (28) và pinoresinol (29) [23].
Ngoài ra, các đồng phân: (+)-arctigenin, (+)-medioresinol (30) [20, 28] (+)-lariciresinol
(31), (-)-secoisolariciresinol (32) [4] cũng đã được phân lập.
1.2.5. Acid béo
Sử dụng phương pháp cất kéo hơi nước để chưng cất kết hợp với phương pháp sắc
ký khí khối phổ (GC-MS), các nhà khoa học đã xác định được dầu từ W. indica bao gồm
37 hợp chất với thành phần cấu tạo chủ yếu là acid hexadecanoic, acid 9-octadecenoic,
acid 9,12-octadecadienoic, acid 9-hexadecenoic, acid pentadecanoic, acid dodecanoic và
acid decanoic với tỉ lệ khối lượng tương ứng là 60,44%; 7,13%; 5,48%; 2,42%; 1,21%;
0,76% và 0,51% [17].
1. 2.6. Các thành phần khác
Ngoài các thành phần đã được nêu ở trên, nhiều thành phần khác cũng đã được phân
lập từ W. indica đó là:
+Sesquiterpen: Indecanon dưới dạng dầu không màu (33) [28],
+ Phytosterol: 7-oxo-β-sitosterol (34) [26], stigmastan-3,7-diol (35), stigmast-5 en-
3β,7α-diol (36), daucosterol (37) [13],
+ Anthraquinon: physcion (38),
+ Các chất nhóm acetanilid: asperglaucid (42) và anabellamid (43) [26] được phân lập
từ phân đoạn ether dầu,
+ Polysaccharid: Các polysaccharid có trong W. indica cấu tạo từ glucose, arabinose,
acid galacturonic, galactose và xylose [9],
+ Các chất khác: docosyl-3-methoxy-4-hydroxyferulat (39), hexacosoic-α-glycerid
acid (40) và 4-(l,2,3-trihydroxypropyl)-2,6-dimethoxyphenyl-l-O-β-D-glucopyranosid (41)
[13].
8
26 28
27 29
38
36
37
Hình 1.4. Một số hợp chất khác phân lập từ niệt gió
1. 3. TÁC DỤNG SINH HỌC VÀ TÁC DỤNG TRÊN LÂM SÀNG
W.indica đã được chứng minh có nhiều tác dụng dược lý như kháng khuẩn, kháng
virus, kháng viêm, ức chế khối u, chống sốt rét và chống dị ứng.
1.3.1. Tác dụng kháng khuẩn
Nước sắc W. indica có hoạt tính kháng khuẩn phụ thuộc vào nồng độ, kháng lại 4 loại
vi khuẩn thử nghiệm là Escherichia coli, Staphylococcus aureus, Bacillus subtilis, Sarcina
lutea với giá trị MIC tương ứng là 156, 78, 78 và 39 (mg/ml); giá trị MBC tương ứng là
312, 156, 156 và 78 (mg/ml) [28]. Khả năng kháng khuẩn của W. indica cũng được thể
hiện rõ rệt ở chế phẩm chứa 4,01g bột thô [12].
1.3.2. Tác dụng kháng virus
9
W. indica có tác dụng ức chế đáng kể trên một số virus như virus cúm, virus viêm gan
B và HIV-1 [15], cao chiết từ W. indica có khả năng ức chế trực tiếp lên virus cúm (type 1)
[25]. Arctigenin (28), và daphnoretin (20) trong niệt gió cho thấy tác dụng ức chế hoạt
động của virus HIV-1 [15, 25]. Năm 1996, Chen và cộng sự đã chứng minh daphnoretin là
chất hoạt hóa protein kinase C và có tác dụng ức chế mạnh lên virus hepatitis B (HBV)
trong tế bào gan của người [11]. Các hợp chất 4'- methoxydaphnodorin E (16) và
daphnoretin (20) có khả năng ức chế mạnh virus hợp bào hô hấp (RSV) với giá trị IC
50
tương ứng là 2,8 μg/ml [36] và 5,87 μg/ml [34].
1.3.3. Tác dụng chống sốt rét
Trong khảo sát in vitro sàng lọc các thảo dược có tác dụng chống sốt rét, cao chiết n-
butanol từ rễ của W. indica cho thấy có tác dụng ức chế đáng kể ký sinh trùng sốt rét.
Trong đó, hai biflavonoid là sikokianin B (10) và sikokianin C (11) có khả năng kháng lại
các chủng Plasmodium falciparum kháng chloroquin với giá trị IC
50
tương ứng là 0,54
µg/ml và 0,56 µg/ml [15].
1.3.4. Tác dụng chống viêm
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh W. indica có khả năng kháng viêm. Tác dụng này
chủ yếu do sự có mặt của wikstroemin (9). Wikstroemin có thể ức chế rõ rệt sự phù nề và
sưng tấy ở chuột. Khả năng kháng viêm của W. indica được thể hiện ở cả giai đoạn đầu và
giai đoạn tăng sinh của quá trình viêm. Hơn nữa, wikstroemin cũng có thể làm giảm sản
xuất acid acetic, chất gây ra phản ứng đau nhức ở chuột, mà không gây nghiện như các
thuốc giảm đau thông thường [27]. W. indica dạng viên cho thấy có tác dụng chống viêm
rõ rệt trên chuột cống ở liều 3,6 g/kg và 7,2 g/kg trọng lượng cơ thể, và trên chuột nhắt ở
liều 15,0 g/kg trọng lượng cơ thể [12].
1.3.5. Tác dụng ức chế khối u và tế bào ung thư
Chen và cộng sự đã sử dụng dịch chiết nước, các phân đoạn khác nhau của dịch chiết
ethanol 95% của W. indica, khảo nghiệm in vitro trên ba dòng tế bào ung thư (Hela, SGC-
7901, Bel-7402) để sàng lọc tác dụng ức chế khối u của W. indica. Kết quả cho thấy dịch
chiết ethanol 95% có tác dụng ức chế mạnh mẽ trên các dòng tế bào ung thư. Trong đó, các
phân đoạn ether dầu, chloroform và ethyl acetat của W. indica được xác định là có tác
dụng gây độc tế bào [10]. Trong quá trình nghiên cứu sàng lọc, daphnoretin (20) được phát
hiện là nhân tố chính trong tác dụng ức chế khối u của W. indica. Chất này cho thấy tác
10
dụng ức chế sự tăng trưởng của khối u và di căn. Thử nghiệm trên các dòng tế bào ung thư
là AGZY-83-a, Hep2 và HepG2 daphnoretin từ W. indica có tác dụng ức chế khối u rõ rệt
với giá trị IC
50
tương ứng là 8,73; 9,71 và 31,34 μg/ml. Quan sát dưới kính hiển vi cho thấy
tỉ lệ sống sót của ba loại tế bào ung thư này giảm rõ rệt sau khi được điều trị bằng
daphnoretin (10,30 μg/ml trong 72 giờ), đồng thời nồng độ canxi trong tế bào tăng lên rõ
rệt (P <0,05). Sự ức chế của daphnoretin có thể liên quan đến quá tải canxi trong tế bào
[29].
Nước sắc W. indica cho thấy tác dụng ức chế mạnh trên khối u sarcoma lymphotic (L-
1) dạng cổ trướng và khối u cổ trướng Ehrlich ở chuột với tỷ lệ tương ứng 45,4% và 97%.
Dịch nước sắc này cũng ức chế rõ rệt tế bào ung thư cổ tử cung và ung thư bạch cầu trên
chuột [18].
Các thành phần có hoạt tính sinh học như wikstroemin (9), matairesinol (26) và
arctigenin (28) có tác dụng chống ung thư bạch cầu. Đồng thời, các flavonoid từ W. indica
cũng có khả năng chống ung thư bạch cầu hiệu quả [15].
Các polysaccharid có trong W. indica có tác dụng kích thích rõ ràng đến tế bào tạo
máu ở cả hai loại bình thường và mang khối u của chuột (làm tăng số lượng tủy xương
GM-CFU-C). Ngoài ra, polysaccharid từ W. indica còn có tác dụng ngăn ngừa tác hại của
tia bức xạ [9].
1.3.6. Ảnh hưởng trên hệ sinh dục
Các este diterpen từ Thymelaeaceae được đánh giá là có khả năng gây sảy thai [28].
Dịch chiết ether dầu từ rễ W.indica có tác dụng trên cơ quan sinh sản khi thí nghiệm trên
chuột, chó và khỉ. Liều có tác dụng tương ứng là từ 50-100; 0,5 và 0,05-0,06 mg/kg.
Không có thay đổi bất thường nào được phát hiện trong trọng lượng cơ thể, mức thẩm thấu
hồng cầu cũng như chức năng gan, thận của các động vật được thí nghiệm. Cũng theo thí
nghiệm trên, stigmast-5-en-3β,7α-diol (36) được xác định là thành phần có thể gây sảy thai
khi mang thai trong ba tháng giữa của thai kỳ [32].
1.3.7. Thúc đẩy ung thư
Mặc dù nhiều thành phần trong W. indica có hoạt tính ức chế khối u, một số chất lại có
khả năng thúc đẩy sự phát triển của khối u. Dịch chiết ether của W. indica gây cảm
ứng trên kháng nguyên sớm của virus Epstein-Barr (EB) và thúc đẩy sự đột biến các tế bào
lympho gây ra bởi virus EB [31]. Dịch chiết nước cũng có tác dụng thúc đẩy ung thư biểu
11
mô mũi họng và ung thư cổ tử cung ở chuột gây ra bởi methylcholanthren và virus herpes
simplex [22].
1.3.8. Độc tính và tác dụng phụ
Một số nghiên cứu cho thấy W. indica có độc tính. W. indica có thể gây ra ngộ độc với
các biểu hiện như: chóng mặt, mắt mờ, buồn nôn, nôn mửa, bụng căng, đau bụng và tiêu
chảy. Rễ W. indica có thể gây ra loạn nhịp tim, đôi khi nổi mề đay. Tuy nhiên, dịch chiết
từ W. indica đã được chứng minh là có độc tính thấp [7]. Trong thí nghiệm độc tính cấp
của Lin L.M., liều uống dung nạp tối đa ở chuột là 172 g/kg dược liệu, bằng 238,2 lần liều
uống thông thường ở người lớn. Theo thử nghiệm độc tính bán trường diễn ở chuột, không
có thay đổi có ý nghĩa về hành vi, màu lông, mức ăn, trọng lượng cơ thể, cũng như công
thức máu sau khi cho uống thuốc viên với W. indica 18,1 g/kg và 36,2 g/kg trong 30
ngày [19].
1.3.9. Ứng dụng lâm sàng
Theo YHCT: Niệt gió có vị đắng, cay, tính hơi lạnh; có tác dụng tán kết tiêu sưng,
thanh nhiệt giải độc, tán ứ trục thuỷ. Cây có độc [1, 3]. Cây niệt gió đã được sử dụng ở
nhiều nước phương Đông như Việt Nam, Ấn Độ, đặc biệt là ở Trung Quốc… [1, 6, 28] để
điều trị một số bệnh như:
- Vỏ rễ và vỏ thân để chữa tuyến lâm ba kết hạch, hen suyễn, ho gà, viêm
amidan, viêm tuyến mang tai; lá tươi đắp chữa đinh nhọt, sưng tấy, vết thương, rắn cắn [1],
[2], viêm vú cấp tính và viêm mô tế bào [28].
- Vỏ thân có tác dụng lợi tiểu, tán kết dùng trong bệnh cổ trướng [1].
- Dịch truyền và nước sắc từ rễ W. indica kết hợp một số loại thảo mộc đã được sử
dụng để phòng và điều trị nhiều bệnh khác nhau, như bệnh về đường hô hấp, nhiễm khuẩn,
bệnh viêm gan, viêm tuyến vú và hội chứng thận hư [8, 28, 30].
Các ứng dụng lâm sàng của niệt gió được tóm tắt ở bảng 1.1.[28]
12
Bảng 1.1. Các ứng dụng lâm sàng của W. indica
Bệnh
Nhóm
điều trị
bằng W.
india
(số ca)
Nhóm
đối
chứng
(số ca)
Thời
gian
(ngày)
Tỉ lệ có tác
dụng ở
nhóm
điều trị
(%)
Tỉ lệ có tác
dụng ở
nhóm đối
chứng
(%)
Tỉ lệ khỏi
hẳn
ở nhóm
điều trị
(%)
Cúm 50 3-4 92
Nhiễm trùng đường hô hấp
trên
84 47 91,81 78,72
Viêm amidan 150 7 92,00 62
Viêm phế quản cấp 64 33 89,06 72,74
viêm phế quản mãn 52 46 30 90,38 71,74
Viêm gan mạn 50 50 30 72,00 40,0
Xơ gan 24 30 79,10
Viêm da mủ 25 25 7 100 60
Viêm tuyến vú 50 92,00
Giãn hạch bạch huyết 126 142 12 95,51 81,69
Ở Việt Nam, niệt gió là loài cây mọc hoang khắp nơi núi rừng, bụi bờ nước ta, từ
vùng núi thấp đến trung du các tỉnh Trung du Bắc Bộ và Trung Bộ [3]. Tuy vậy, loài cây này
vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều. Trên thế giới, tác dụng của niệt gió đã được
nghiên cứu, chứng minh và áp dụng trong điều trị nhiều loại bệnh khác nhau. Một số chất và
nhóm chất có trong niệt gió như flavonoid, biflavonoid, coumarin, lignan có những tác dụng
sinh học rất đáng quan tâm là khả năng kháng HIV-I, viêm gan B, chống sốt rét và ung thư.
Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, có nghiên cứu chỉ ra rằng niệt gió làm thúc đẩy ung thư. Vì
vậy, việc nghiên cứu sâu hơn về thành phần hóa học và tác dụng sinh học của các bộ phận
trong cây niệt gió ở Việt Nam là một việc làm cần thiết để làm sáng tỏ tiềm năng và giá trị
làm thuốc của cây thuốc quý này.
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. NGUYÊN LIỆU, THIẾT BỊ
2.1.1. Nguyên liệu
13
- Mẫu nghiên cứu là thân rễ của cây niệt gió được thu hái vào tháng 5/2011 tại Bắc
Giang. Mẫu cây được lưu tiêu bản tại Khoa Tài nguyên dược liệu – Viện dược liệu và đã
được ThS. Nguyễn Quỳnh Nga thẩm định và kết luận tên khoa học là Wikstroemia indica
C.A. Mey thuộc họ Trầm (Thymelaeaceae).
- Thân cây niệt gió được phơi khô, cắt miếng mỏng và xay nhỏ làm mẫu nghiên cứu.
Hình 2.1. Hình ảnh cây niệt gió chụp tháng 5/2011 tại Bắc Giang
2.1.2. Thiết bị, hóa chất
Thiết bị
- Tủ sấy dược liệu MEMMERT
- Máy xác định độ ẩm PRECISA
- Cân phân tích PRECISA
- Máy đo điểm chảy STUART
- Máy cất quay lớn BUCHI
- Máy cất quay nhỏ BUCHI
- Cột sắc ký, bình chiết quả lê, bình nón, bình cầu, cốc có mỏ, ống nghiệm, pipet
pasteur, phễu lọc Buchner.
- Đèn tử ngoại (UV)
- Máy đo phổ hồng ngoại IMPAC 410-NICOLET FT-IR
- Máy đo phổ cộng hưởng từ hạt nhân BRUCKER AVANCE-500 MHz.
Hóa chất
Các hóa chất sử dụng trong nghiên cứu đạt tiêu chuẩn tinh khiết thích hợp:
14
- Dung môi: MeOH, ethanol, n-hexan, aceton, dicloromethan, chloroform, EtOAc… và
các thuốc thử.
- Silicagel cho sắc ký cột (0,04-0,063 mm, Merck).
- Bản mỏng silicagel tráng sẵn (MERCK): Pha thuận (Silica gel 60 F
254
) và pha đảo
(Silica gel 60 RP-18 F
254
s) hoạt hóa trong tủ sấy ở nhiệt độ 105-110◦C trong 60 phút.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1.Định tính các nhóm chất hữu cơ có trong thân cây niệt gió: Sử dụng các phản ứng
tạo màu, phản ứng đặc trưng trong ống nghiệm với các thuốc thử chung của từng
nhóm chất để phát hiện sự có mặt của các nhóm chất trong dược liệu (theo các tài
liệu [1], [2], [3]).
2.2.2.Định lượng tổng các chất chiết được trong các phân đoạn:
- Tạo cắn tổng bằng phương pháp ngâm với ethanol 95
0
.
- Chiết trên bình gạn với các dung môi thích hợp để thu được các phân đoạn dịch
chiết.
- Cất thu hồi dung môi dưới áp suất thấp được các cắn khô, sau đó dùng phương pháp
cân để định lượng.
2.2.3.Khảo sát các cắn phân đoạn bằng SKLM: Dùng bản mỏng tráng sẵn silicagel
GF
254
để định tính số lượng chất có trong mỗi phân đoạn với các hệ dung môi thích
hợp.
2.2.4.Phương pháp tách và phân lập các hợp chất:
Để phân lập các hợp chất chúng tôi kết hợp các phương pháp:
- Sắc ký cột pha thuận, sử dụng silicagel cỡ hạt 0,040-0,0063mm, rửa giải với các hệ
dung môi thích hợp.
- Kết tinh lại trong hệ dung môi.
Độ tinh khiết của các chất phân lập được kiểm tra sơ bộ bằng SKLM, nhận biết bằng
đèn tử ngoại, phun dung dịch H
2
SO
4
10% - hơ nóng, đo điểm chảy…
2.2.5.Nhận dạng cấu trúc các chất tách được từ thân cây niệt gió:
Sử dụng các phương pháp phân tích phổ thích hợp, kết hợp với tham khảo cơ sở dữ
liệu phổ đã công bố:
- Phổ cộng hưởng từ hạt nhân
1
H-NMR,
13
C-NMR, phổ DEPT, kết hợp với các phổ hai
chiều HMBC, HSQC.
- Phổ IR.
- So sánh SKLM với chất đối chiếu trong cùng điều kiện.
15
Chương 3. THỰC NGHIỆM
3.1. Định tính các nhóm chất hữu cơ bằng phản ứng hóa học
Thân cây niệt gió được chiết bằng các dung môi thích hợp để thu được các nhóm chất, sau
đó tiến hành loại tạp và làm giàu nhóm chất bằng các phương pháp khác nhau, dùng các thuốc
thử, phán ứng hóa học đặc trưng để xác định sự có mặt của các nhóm chất.
- Định tính alcaloid: Sử dụng phản ứng với thuốc thử chung: TT. Mayer, TT. Dragendorff,
TT. Bouchardat của alcaloid.
- Định tính flavonoid: Phản ứng Cyanidin, phản ứng với kiềm, phản ứng với dd. FeCl
3
5%.
- Định tính saponin: Hiện tượng tạo bọt.
- Định tính glycosid tim: Phản ứng Liebermann-Burchard, phản ứng Baljet, phản ứng
Legal, phản ứng Keller- kiliani.
- Định tính coumarin: Phản ứng mở đóng vòng lacton, phản ứng Diazo hóa.
- Định tính tanin: Phản ứng với dd. FeCl
3
5%, chì acetat 10%, dung dịch gelatin1%.
- Định tính anthranoid: Phản ứng Borntrager.
- Và định tính một số nhóm chất khác: Acid hữu cơ, đường khử, chất béo, hợp chất steroid,
acid amin
Bảng 3.1. Kết quả định tính các nhóm chất hữu cơ trong thân cây niệt gió bằng phản ứng
hóa học
TT Nhóm chất Phản ứng định tính Kết quả Kết luận
1 Alcaloid
Phản ứng với TT. Mayer -
KhôngPhản ứng với TT. Dragendorff -
Phản ứng với TT. Bouchardat -
2 Flavonoid
Phản ứng Cyanidin +++
Có
Phản ứng Diazo hóa +++
Phản ứng với kiềm loãng +++
Phản ứng với dd. FeCl
3
5% +++
3 Saponin Phản ứng tạo bọt - Không
4 Glycosid tim
Phản ứng Liebermann +
Không
Phản ứng Baljet -
Phản ứng Legal -
Phản ứng Keller-Kiliani -
5 Coumarin
Phản ứng mở đóng vòng lacton +++
CóPhản ứng Diazo hóa +++
Quan sát huỳnh quang ++
6 Tanin
Phản ứng với dd. FeCl
3
5% +++
KhôngPhản ứng với chì acetat 10% ++
16
Phản ứng với dd gelatin 1% -
Phản ứng Borntrager
+
Vi thăng hoa -
8 Acid hữu cơ Phản ứng với Na
2
CO
3
+ Có
9 Đường khử Phản ứng với TT Fehling ++ Có
10 Acid amin Phản ứng với TT Ninhydrin +++ Có
11 Polysaccharid Phản ứng với TT Lugol ++ Có
12 Caroten Phản ứng với H
2
SO
4
đặc - Không
13 Chất béo Vết mờ trên giấy lọc - Không
14 Steroid Phản ứng Liebermann ++ Có
Ghi chú : (-) âm tính, (+) dương tính. (++) dương tính rõ, (+++) dương tính rất rõ.
Nhận xét: Kết quả định tính bằng phản ứng hóa học ta thấy thân cây Niệt gió có chứa
flavonoid, coumarin, acid hữu cơ, đường khử, acid amin, anthranoid, polysaccharid, hợp chất
steroid và không chứa alcaloid, glycosid tim, saponin, tannin, chất béo.
3.2. Điều chế các phần chiết từ cây niệt gió
3 kg dược liệu khô được ngâm với cồn 90% ở nhiệt độ phòng (3 lần, mỗi lần 3 ngày). Các
dịch chiết được gộp lại và cất loại cồn nước dưới áp suất giảm thu được cặn chiết tổng
(190,55 g). Cặn chiết này được phân bố lại lần lượt trong các dung môi có độ phân cực tăng
dần: n-hexan, dichlomethan, ethyl acetat; cất loại hết dung môi dưới áp suất giảm thu được
các phần cặn chiết tương ứng n-hexan (17,79 g), dichlomethan (50,99 g), ethyl acetat (37,75
g). Cất kiệt dịch nước còn lại dưới áp suất giảm ở 80°C cho phần chiết nước.
3.3. Phân tích, phân tách các phần chiết
3.3.1. Phần chiết n-hexan
Phân tích phần chiết n-hexan (WIH) bằng TLC
Dùng capila đưa chất lên bản mỏng tráng sẵn DC Aluflolien 60F
254
Merck. Sau đó
khảo sát sắc kí lớp mỏng trong các hệ dung môi sau: n-hexan/ axeton; n-hexan/ etyl axetat.
Sự phân tách đạt kết quả tốt khi khai triển trong hệ dung môi: n-hexan-aceton : 7/3
(v/v).
17
Hình 3.1. SKLM khảo sát phần chiết WIH
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát phần chiết n-hexan bằng TLC
STT R
f
AS thường AS UV
365
H
2
SO
4
10% H
2
SO
4
10%, t
0
1 0.923 Vàng Xanh Xanh Xanh
2 0.872 Vàng Đỏ hồng Hồng
3 0.821 Vàng Xanh Xanh Xanh
4 0.744 Hồng Đỏ cam Tím
5 0.538 Vàng Đỏ cam Hồng Hồng
6 0.462 Xanh Xanh Tím
7 0.410 Đỏ hồng Tím
8 0.128 Vàng Xanh Xanh Xanh
Từ kết quả phân tách phần cặn chiết n-hexan có thể đưa ra các nhận xét sau:
• Phần cặn chiết n-hexan gồm nhiều chất phức tạp.
• Một số vệt màu hồng khi phun với axit H
2
SO
4
10%, t
0
có hàm lượng tương đối
phù hợp với việc phân tách.
Phân tách phần chiết n-hexan (WIH) bằng sắc ký cột silica gel
Chuẩn bị mẫu: dùng 30 ml silica gel để tẩm 15 g cặn n-hexan. Hòa tan cặn bằng
aceton, rồi dùng công tơ hút nhỏ từ từ dung môi lên silica gel. Đợi dung môi bay bớt dùng
18
chày sứ trộn đều cho đến khi slica gel tơi ra. Tiếp tục tẩm chất lên silica gel, trộn đều. Quá
trình lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi tẩm hết mẫu và silica gel tơi ra có màu xanh thẫm.
Chuẩn bị cột sắc kí:
Lấy 155 ml silica gel (cỡ hạt 63-100 µm), cho vào cốc, đổ dung môi n-hexan vào, khuấy
cho hết bọt khí rồi nhồi vào cột, dùng quả bóp cao su gõ nhẹ đến khi trong cột hết bọt khí,
dùng đũa thủy tinh dàn đều mặt cột, sau đó đưa hỗn hợp bột tẩm chất lên cột, cho lên thêm ít
bông để tránh khuếch tán ngược. Giải hấp phụ gradien bằng hệ dung môi n-hexan-aceton với
các tỷ lệ 100:1, 20:1, 10:1, 9:1, 4:1, 3:1 và 2:1 , sau khi khảo sát sắc kí lớp mỏng đã thu được
10 nhóm phân đoạn gồm các chất có giá trị R
f
gần như nhau kí hiệu từ H1- H10.Nhóm phân
đoạn H2 (1,02 g) được tinh rửa bằng n-hexan rồi kết tinh lại trong hệ dung môi n-hexan: ethyl
acetat thu được tinh thể hình kim màu trắng ký hiệu là chất 1 (30 mg). Nhóm phân đoạn H7
(0,32 g) được rửa bằng methanol cho các tinh thể hình kim màu vàng ký hiệu là chất chất 2
(17 mg).
3.3.2 . Phần chiết dichlomethan
Phân tích phần chiết dichlomethan (WID) bằng TLC
Hòa tan phần chiết dichlomethan bằng axeton. Dùng capila đưa chất lên bản mỏng
tráng sẵn DC Aluflolien 60F
254
Merck. Sau đó khảo sát sắc kí lớp mỏng trong các hệ dung
môi sau: dichlomethan/ axeton, n-hexan/ axeton, n-hexan/ etyl axetat, dichlomethan/ metanol.
Sự phân tách đạt kết quả tốt khi khai triển trong hệ dung môi: dichlomethan/ metanol:
9/1 (v/v).
19
Hình 3.2. SKLM khảo sát phần chiết WID
Bảng 3.3. Kết quả khảo sát phần chiết dichlomethan
STT Rf AS thường AS UV
365
H
2
SO
4
10%, t
0
1 0.956 Tím hồng Tím hồng
2 0.844 Xanh Xanh
3 0.733 Xanh Xanh Hồng
4 0.633 Vàng Xanh Xanh
5 0.578 Vàng Tím hồng Tím hồng
6 0.511 Vàng Xanh
7 0.400 Vàng Xanh Tím
8 0.311 Vàng Vàng
9 0.200 Vàng Xanh Vàng
Từ kết quả phân tách cặn chiết dichlomethan có thể đưa ra các nhận xét sau:
• Phần cặn chiết dichlomethan gồm nhiều chất phức tạp.
• Một số vệt màu hồng khi phun với axit H
2
SO
4
10%, t
0
có hàm lượng tương đối
phù hợp với việc phân tách.
20
Phân tách cặn chiết dichlomethan bằng phương pháp sắc kí cột.
Chuẩn bị mẫu: dùng 90 ml silica gel để tẩm 30 g cặn dichlomethan. Hòa tan cặn bằng
hệ dichlomethan/ MeOH, rồi dùng công tơ hút nhỏ từ từ dung môi lên silica gel. Đợi dung
môi bay bớt dùng chày sứ trộn đều cho đến khi slica gel tơi ra. Tiếp tục tẩm chất lên silica gel,
trộn đều. Quá trình lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi tẩm hết mẫu và silica gel tơi ra có màu
vàng nâu.
Chuẩn bị cột sắc kí:
Lấy 500 ml silica gel (cỡ hạt 63-100 µm), cho vào cốc, đổ dung môi dichlomethan
vào, khuấy cho hết bọt khí rồi nhồi vào cột, dùng quả bóp cao su gõ nhẹ đến khi trong cột hết
bọt khí, dùng đũa thủy tinh dàn đều mặt cột, sau đó đưa hỗn hợp bột tẩm chất lên cột, cho lên
thêm ít bông để tránh khuếch tán ngược. Giải hấp phụ gradien bằng hệ dung môi
dichlomethan/ metanol 100:1, 20:1, 16:1, 10:1, 8:1 và 4:1 (v/v), sau khi khảo sát sắc kí lớp
mỏng đã thu được 12 nhóm phân đoạn kí hiệu từ D1-D12. Nhóm phân đoạn D6 (5,07 g) được
rửa bằng n-hexan:aceton (7:1) thu được tinh thể hình kim màu vàng chanh ký hiệu là chất 3
(1,35 g). Nhóm phân đoạn D8 (2,18 g) được rửa bằng aceton rồi kết tinh lại trong hệ
dichlomethan-methanol (1:1) thu được bột vô định hình màu trắng ký hiệu chất 4 (48 mg).
Nhóm phân đoạn D11 (1,35 g) được tinh chế bằng Mini-C trên gel (40-63 µm) với hệ dung
môi dichlomethan-methanol (6:1) thu được tinh thể hình vảy màu trắng ngà, ký hiệu chất 5
(21 mg).
3.4. Đặc trưng vật lý và dữ kiện phổ của các hợp chất được phân lập
Chất 1 (β-sitosterol): Tinh thể hình kim màu trắng, kết tinh lại trong hệ dung môi n-
Hexan: EtOAC (8:2,v/v), nhiệt độ nóng chảy 133-135°C. Hiện màu tím đậm với thuốc hiện
vanillin/ H
2
SO
4
đặc.
Chất 2 (physcion):
1
H-NMR (500 MHz, aceton-d
6
): δ (ppm) 12,27 (1H, s, OH–8), 12,08
(1H, s, OH–1), 7,33 (1H, s, H-4), 7,59 (1H, s, H-5), 6,65 (1H, d, J= 2,5 Hz, H-2), 7,05 (1H, s,
H-7), 3,93 (3H, s, OCH
3
), 2,44 (3H, s, CH
3
).
13
C-NMR (125 MHz, axeton-d6): δ (ppm) 165,1
(C-1), 108,1 (C-2), 166,5 (C-3), 106,7 (C-4), 121,2 (C-5), 148,4 (C-6), 124,4 (C-7), 162,5 (C-
8), 190,7 (C-9), 181,9 (C-10), 135,2 (C-4a), 113,6 (C-8a), 110,2 (C-9a), 133,2 (C-10a), 55,0
(3-OCH
3
), 22,1 (6-CH
3
).
Chất 3 (daphnoretin):
1
H-NMR (500 MHz, CDCl
3
&MeOD): δ (ppm) 7,51 (1H, s, H-
4), 6,88 (1H, s, H-5), 6,93 (1H, s, H-8), 6,34 (1H, d, J= 9,5 Hz, H-3’), 7,75 (1H, d, J= 9,5 Hz,
H-4’), 7,50 (1H, d, J= 3,0 Hz, H-5’), 7,02 (1H, dd, J= 6,5, 8,5 Hz, H-6’), 6,96 (1H, d, J= 2,5
21
Hz, H-8’, 3,93 (3H, s, OCH
3
).
13
C-NMR (125 MHz, CDCl
3
&MeOD): δ (ppm) 159,5 (C-2),
136,4 (C-3), 130,0 (C-4), 107,8 (C-5), 145,7 (C-6), 147,7 (C-7), 104,8 (C-8), 150,2 (C-8a),
114,1 (C-4a), 161,1 (C-2’), 113,8 (C-3’), 143,4 (C-4’), 129,2 (C-5’), 110,2 (C-6’), 157,8 (C-
7’), 103,1 (C-8’), 155,1 (C-8’a), 114,6 (C-4’a), 56,1 (6-OCH
3
).
Chất 4 (daucosterol): chất bột vô định hình, màu trắng, ít tan trong axeton,
dichlomethan, metanol, tan trong hệ dung môi dichlomethan/ metanol, có điểm nóng chảy
296-298
0
C; trên SKLM không hiện màu dưới UV, có màu đỏ tím với dung dịch H
2
SO
4
10%,
hơ nóng.
Chất 5 (ombuin): m.p.230-232°C.
l
H-NMR (500 MHz, DMSO) δ ppm: 12.44 (1H,
brs, OH-5), 9,54 (brs, OH-3), 9,29 (brs, OH-3’), 7,71 (1H, d, J= 2,5 Hz, H-2’), 7,69 (1H, dd,
J= 2,0, 8,5 Hz, H-6'), 7.09 (1H, d, J= 8,5 Hz, H-5'), 6,72 (1H, d, J= 2,0 Hz, H-8), 6,35(1H, d,
J= 2,0 Hz, H-6), 3,86 (3H, s, OMe-4'), 3, 85(3H, s, OMe-7);
13
C-NMR(125 MHz, DMSO) δ ppm: 176,0 (C-4), 164,9 (C-7), 160,3 (C-5), 156,1 (C-9),
149,4(C-3'), 146,7 (C-4'), 146,1(C-2), 136,4(C-3), 123,3 (C-6'), 119,8 (C-2'), 114,7 (C-5'),
111,7(C-10), 104,0 (C-6), 97,4 (C-8), 91,9 (C-1'), 56,9 (OMe-4'), 55,6 (OMe-7)
22
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. ĐIỀU CHẾ CÁC PHẦN CHIẾT
Cây niệt gió (Wikstroemia indica) được chiết phân lớp chất theo độ phân cực tăng dần
của dung môi
Qui trình chiết được tóm tắt trong sơ đồ dưới đây:
Cô đuổi cồn
chiết n-hexan
Cô đuổi n-hexan
Cô đuổi dichlomethan
chiết dichlomethan
chiết ethyl acetat
cô đuổi ethyl acetat
Sơ đồ 4.1. Quy trình chiết cây niệt gió
Dịch chiết
n-hexan
Dịch cồn
nước
Cặn n-
hexan
Dịch chiết
dichlometha
n
Dịch cồn
nước
Cặn
dichlomethan
Dịch cồn
nước
Dịch
EtOAc
Cặn
EtOAc
Nguyên liệu
Dịch tổng
Cặn tổng cồn
Ngâm cồn 90%, 3 lần,
mỗi lần 3 ngày
23
Bảng 4.1. Hiệu suất các phần chiết từ cây niệt gió
STT Phần chiết Khối lượng (g) Hiệu suất (%)*
1 n-Hexan 17.79 0.59
2 Dichlomethan 50.99 1.70
3 Etyl axetat 37.75 1.26
4 Cặn tổng 190,55 6,35
* Tính theo khối lượng mẫu khô ban đầu.
4.2. PHÂN TÁCH CÁC PHẦN CHIẾT
4.2.1. Phần chiết n-hexan
Phân tách cặn n-hexan (15 g) bằng sắc ký cột silica gel với hệ dung môi rửa giải
gradient n-hexan-aceton với các tỷ lệ 100:1, 20:1, 10:1, 9:1, 4:1, 3:1 và 2:1 thu được 10 nhóm
phân đoạn kí hiệu từ H1- H10. Nhóm phân đoạn H2 (1,02 g) được tinh rửa bằng n-hexan rồi
kết tinh lại trong hệ dung môi n-hexan: ethyl acetat thu được tinh thể hình kim màu trắng ký
hiệu là chất 1 (30 mg). Nhóm phân đoạn H7 (0,32 g) được rửa bằng methanol cho các tinh thể
hình kim màu vàng ký hiệu là chất chất 2 (17 mg).
4.2.2. Phần chiết dichlomethan
WIH (15g)
H2
1,02g
H1
0,53 g
H4
1,03 g
H5
0,98 g
H7
0,32g
H3
1,2 g
chất 1: Tinh thể
hình kim màu
trắng (30mg)
chất 2: Tinh thể
hình kim màu vàng
(17 mg)
Sơ đồ 4.2. Phân tách phần chiết n-hexan
H6
1,08 g
H8
1,13 g
H9
0,78g
H10
2,23 g
24
Phần chiết dichlomethan (WID) được khảo sát bằng SKLM để định hướng cho việc
phân tách các thành phần của nó. Việc khảo sát được thực hiện trên bản mỏng silica gel với
các hệ dung môi và nhận thấy phần chiết này khá phức tạp. Sự phân tách trong hệ CH
2
Cl
2
/
MeOH (9/1) cho kết quả tách tốt nhất (xem bảng 5, phần thực nghiệm).
Phân tách cặn dichlometan (30 g) bằng sắc ký cột silica gel với hệ dung môi rửa giải
gradient dichlomethan/ metanol 100:1, 20:1, 16:1, 10:1, 8:1 và 4:1 (v/v) thu được 12 nhóm
phân đoạn kí hiệu từ D1-D12. Nhóm phân đoạn D6 (5,07 g) được rửa bằng n-hexan:aceton
(7:1) thu được tinh thể hình kim màu vàng chanh ký hiệu là chất 3 (1,35 g). Nhóm phân đoạn
D8 (2,18 g) được rửa bằng aceton rồi kết tinh lại trong hệ dichlomethan-methanol (1:1) thu
được bột vô định hình màu trắng ký hiệu chất 4 (48 mg). Nhóm phân đoạn D11 (1,35 g) được
tinh chế bằng Mini-C trên gel (40-63 µm) với hệ dung môi dichlomethan-methanol (6:1) thu
được tinh thể hình vảy màu trắng ngà, ký hiệu chất 5 (21 mg). Nhóm phân đoạn D12 (4,89 g)
được tinh chế bằng Mini-C trên gel (40-63 µm) với hệ dung môi dichlomethan-methanol (3:1)
thu được tinh thể hình hạt tròn, ký hiệu chất 6 (40 mg).
25
4.3. CẤU TRÚC MỘT SỐ CHẤT PHÂN LẬP
Hợp chất 1, 4 được nhận dạng trên cơ sở so sánh TLC và co-TLC với chất chuẩn β-sitosterol,
daucosterol.
Chất 3: Tinh thể hình kim màu vàng chanh, ít tan trong aceton, dichlomethan,
methanol, tan trong hệ dung môi dichlomethan/ methanol, điểm nóng chảy 253-254
0
C. R
f
=
0.75 trong hệ dichlomethan/aceton = 10/1; trên SKLM hiện màu vàng, nhanh mất màu với
dung dịch H
2
SO
4
10%, hơ nóng; hiện tử ngoại màu vàng chanh.
Phổ
1
H-NMR (CDCl
3
&MeOD, 500 MHz) cho tín hiệu đơn bội của nhóm methoxy ở δ
H
=
3,93 ppm. Ngoài ra còn các tín hiệu píc đơn và píc đôi của các hydro vòng thơm ở vùng
trường thấp: δ
H
= 6,68 ppm (1H, s, H-5); 6,93 ppm (1H, s, H-8); 7,50 ppm (1H, d, J=3 Hz, H-
5
’
); 7,02 ppm (1H, dd, J=6,5; 8,5 Hz; H-6
’
); 6,96 ppm (1H, J=2,5 Hz; H-8
’
).
Phổ
13
C-NMR (CDCl
3
&MeOD, 125 MHz) của chất 3 cho tín hiệu nhóm methoxy ở δ
C
56,1 ppm; các tín hiệu của nhóm ceton tại δ
C
159,6 (C-2), δ
C
161,1 (C-2
’
); bên cạnh đó còn
WID (30g)
D1
1,15 g
D6
5,07 g
D8
2,18g
Sơ đồ 4.3. Phân tách phần chiết dichlomethan
chất 3:
Tinh thể
hình kim
màu
vàng
chanh
(1,35g)
chất 4: bột vô
định hình màu
trắng (48 mg)
chất 5: tinh
thể hình vảy
trắng ngà
(21 mg)
D3
2,19 g
D5
3,21 g
D7
1,98 g
D9
1,35 g
D11
1,35 g
D2
3,07 g
D4
1,37 g
D10
2,16 g
D12
4,89 g
chất 6: tinh
thể hình hạt
tròn
26