Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Phần I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING – XUẤT KHẨU_P3 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (480.88 KB, 10 trang )

Phần I.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ
BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG
MARKETING – XUẤT KHẨU.
3. Mạng lới kinh doanh, cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty Giầy Thụy Khuê.
Địa chỉ của công ty đặt ở 2 nơi - Văn phòng giao dịch ở số152 phố Thụy Khuê -
Quận Tây Hồ - Thành phố Hà Nội.
- Cơ sở sản xuất tại tại xã Phú Diễn - Huyện Từ Liêm - Hà Nội.
Hiện nay tổng số lao động của công ty đã lên tới 2100 cán bộ công nhân viên công ty
đã cải tạo và xây dựng trên 20.000m
2
đất với 7 dây truyền sản xuất hoàn chỉnh, khép kín
bằng thiết bị hiện đại, sản lợng 3,5 - 4 triệu đôi/năm. Sản phẩm xuất khẩu trên 20 nớc trên
thế giới, với tỷ trọng xuất khẩu 80 - 90 % doanh thu sản xuất kinh doanh phát triển với tốc
độ tăng trởng cao, năm sau cao hơn năm trớc.
Bên cạnh đó công ty còn chú trọng đến nguồn nhân lực của mình vì công ty đã xác
định: lao động là yếu tố hàng đầu của quá trình sản xuất kinh doanh, nếu đảm bảo đợc số
lợng và chất lợng lao động sẽ mang lại hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh
vì nó ảnh hởng trực tiếp đến năng suất lao động hiệu quả sử dụng máy móc của công ty.
Do đó mấy năm qua lực lợng lao động của công ty đã không ngừng lớn mạnh cả về số
lợng và chất lợng.
Hiện nay tổng số lao động của công ty là 2100 ngời tăng so với những năm đầu
thành lập là 1550 ngời, trong đó có 85% lực lợng lao động trẻ khoẻ có kiến thức văn hoá,
có khả năng tiếp thu công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại.
Trong những năm gần đây công ty không ngừng nâng cao và cải thiện điều kiện làm
việc. Đối với các phòng nghiệp vụ, nhân viên phải làm việc trong điều kiện khá tốt, có đầy
đủ thiết bị văn phòng hệ thống thông tin liên lạc hiện đại. Đối với công nhân trực tiếp sản
xuất, đợc làm việc trong môi trờng an toàn, thông thoáng, đủ ánh sáng, máy móc chuyên
dùng hiện đại giúp giảm bớt các thao tác nặng nhọc
Sản phẩm của công ty từ chỗ chỉ là các mặt hàng giầy dép, phân cấp thấp đến nay đã
đa dạng phong phú về màu sắc, mẫu mã, chủng loại, và chất lợng đợc nâng cao, có tín


nhiệm với khách hàng. Đến nay sản phẩm đã có mặt tại Bắc Mỹ, Eu, Úc … và một số các
nớc Châu Á khác.
Đến năm 1999, công ty đã triển khai quản lý chất lợng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO
9002 kết hợp với công tác quản lý chất lợng đồng bộ nhằm nâng cao chất lợng sản phẩm
và hạn chế tối đa chất lợng hỏng.
4. Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty
Cùng với sự phát triển của mình, công ty đã không ngừng hoàn thiện bộ máy tổ chức
quản lý. Đến nay bộ máy tổ chức quản lý kinh doanh của công ty đợc chia ra làm 3 cấp:
Công ty, xí nghiêp, thành viên các phân xởng
Hệ thống lãnh đạo của công ty bao gồm : Ban giám đốc, các phòng ban giúp việc cho
giám đốc trong công việc điều hành sản xuất kinh doanh và chỉ đạo quản lý.
Ban giám đốc gồm:
+ Tổng giám đốc
+ Phó tổng giám đốc phụ trách về kỹ thuật và chuyển giao công nghệ
+ Phó tổng giám đốc phụ trách về kinh doanh
Hệ thống phòng ban
+ Phòng hành chính
+ Phòng hành tổ chức
+ Phòng hành tài vụ
+ Phòng KHXNK
+ Phòng kinh doanh
+ Phòng cơ năng
+ Phòng kỹ thuật và ĐBCL
và Trung tâm thơng mại và chuyển giao công nghệ.
Sơ đồ bộ máy công ty (trang bên)
II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING XUẤT KHẨU
TẠI CÔNG TY GIẦY THỤY KHUÊ THỜI GIAN QUA
1. Tình hình hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty giầy Thụy Khuê
Bảng 1 dới đây cho thấy tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
giầy Thụy Khuê hiện nay

Chỉ tiêu
Đơn
vị
tính
Thực
hiện
1998
Thực
hiện
1999
Thực
hiện
2000
Tỷ lệ %
89/98 2000/99
1.Số sản phẩm
sản xuất
1000
đôi
3100 3267 3372 105,82 103,21
2. Tổng doanh
thu
tr.đ 74090 88201 99330 11362
trong đó: doanh
thu từ xuất khẩu
tr.đ 71339 85833 94401
3. Tổng chi phí tr.đ 73219 86745 96545 111,29
trong đó chi phí
cho sản phẩm xuất
khẩu

tr.đ 70575 83966 91985
4.Tổng nộp ngân
sách
tr.đ 952 1022 1235 120,84
5. Tổng lợi
nhuận
tr.đ 871 1456 1550 106,45
trong đó lợi
nhuận từ xuất
khẩu
Tỷ lệ lợi nhuận
xuấtkhẩu/tổnglợi
nhuận
tr.đ
%
764
87,7
1367
93,88
1416
91,35
6. Lao động ngời 1451 1976 2092
7.Thu nhập bình
quân/ ngời
1000
đồng
600 620 643 103,71
Nguồn: Phòng Kế hoạch XNK
Qua bảng trên ta thấy mặc dù 3 năm qua là những năm mà tình hình kinh tế và chính
trị có rất nhiều sự biến đổi mạnh, khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực Đông nam châu á,

chính trị bất ổn đặt tại khu vực Trung đông, Ấn Độ, Pakistan và nhiều khu vực khác nh sự
không ổn định cuả đồng yên do nền kinh tế Nhật không có sự khởi sắc, rồi kinh tế nhật
cũng có nguy cơ suy giảm, trong lúc đó thì nền kinh tế EU đang có triển vọng mạnh
mẽ, … Thêm vào đó năm 1999 chúng ta lại gặp nhiều thiên tai lũ lụt lớn, liên tiếp thực
hiện 2 luật thuế mới: Thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp. Năm 2000 chính phủ
khuyến khích đầu t, giảm thuế đối với một số hàng hoá dán tem, một số mặt hàng công
nghiệp, điều chỉnh thuế nhập khẩu, thuế VAT. Song bất chấp những khó khăn đó, với sự
nỗ lực cố gắng rất nhiều của bản thân, công ty giầy Thụy Khuê vẫn đảm bảo duy trì hoạt
động sản xuất kinh doanh của mình có hiệu quả cao.
Nhìn vào bảng biểu kết quả trên ta thấy doanh thu hàng năm không ngừng tăng lên
luôn trên 10% (năm sau cao hơn năm trớc), nếu năm 1998 là 74,090 tỷ đồng thì đến năm
1999 đã là 88,201 tỷ và đến năm 2000 là 99,330 tỷ với tỷ lệ tăng tơng ứng là
1999/1998:19,04%; 2000/1999: 12,62%. Trong đó doanh thu của công ty từ xuất khẩu
tơng ứng theo các năm là 1998:71,339 tỷ; năm 1999 là 85,333 tỷ và năm 2000 là 94,401 tỷ.
Doanh thu từ xuất khẩu luôn chiếm trên 80% sản lợng tổng doanh thu. Với tỷ lệ tăng này,
chứng tỏ rằng công ty đã có sự năng động trong việc nghiên cứu và mở rộng thị trờng và
phát triển sản phẩm mới phục vụ nhu cầu thị hiếu tiêu dùng nớc ngoài.
Cùng với tổng doanh thu tăng nhanh thì qua bảng ta cũng thấy tổng chi phí cũng tăng
theo, cụ thể là: năm 1998:73,219 tỷ ; năm 1999:86,745 tỷ ; năm 2000: 96,545 tỷ theo tỷ lệ
tăng năm sau so với năm trớc là: 1999/1998: 118,47% ; 2000/1999 111,29%. Trong đó chi
phí chi sản lợng xuất khẩu tỷ lệ thuận theo sự tăng của tổng chi phí và sản lợng sản phẩm
sản xuất cũng vậy: năm 1998: 3,1 triệu đôi, năm 1999: 3,267 triệu đôi, năm 2000: 3,372
triệu đôi với mức tăng năm 1999/1998 là 105,82% ; 2000/1999: 103,21%. Có kết quả nh
vậy điều đó chứng minh là hoạt động đầu t nâng cao chất lợng sản phẩm, cải tiến mẫu mã,
dây truyền sản xuất và sự đầu t cho vấn đề Marketing đã đợc chú trọng hơn nhiều
Cũng theo đà tăng của doanh thu và chi phí tổng lợi nhuận cũng đợc nâng cao rõ rệt
qua các năm: 1998: 871 triệu, năm1999: 1.456 triệu, năm 2000: 1.550 triệu với tỷ lệ 99/98
là 167,16% ; 2000/1999:106,45% trong lúc đó lợi nhuận từ việc xuất khẩu là năm 1998:
764 triệu, năm 1999:1.367 triệu, năm 2000: 1.416 triệu với tỷ lệ LNXK/ồ LN là 1998:
87,7%; 1999: 93,88% và 2000: 91,35%.

Cũng chính điều đó đã kéo theo việc nộp NSNN của công ty theo từng năm là: 952
triệu ; 1.022 triệu ; 1235 triệu. Đây là một điều nó khẳng định sự hoạt động sản xuất kinh
doanh cuả công ty rất có hiệu quả, đời sống lao động ngời nông dân ngày một tăng lên.
Bên cạnh những vấn đề trên thì chúng ta cũng thấy qui mô về lao động mỗi năm một
tăng từ 1451 ngòi năm 1998 lên đến 2092 ngời năm 2000 song sự tăng lao động này cũng
không làm giảm thu nhập của họ mà ngợc lại, lại vẫn tăng, năm 98: 600.000/ngời, năm
1999: 620.000/ngời. Năm 2000 là 643.000/ngời.
Trên đây là hình thức kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chung nhất của công ty.
Còn biểu bảng sau đây sẽ cho chúng ta biết cơ cấu sản phẩm của công ty.
Bảng 2. Cơ cấu sản phẩm của công ty Giầy Thụy Khuê
Tên mặt hàng
Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000
Số lợng
1000
đôi
Tỷ
trọng %
Số lợng
1000
đôi
Tỷ
trọng %
Số lợng
1000
đôi
Tỷ
trọng %
1.Giầy vải xuất
khẩu các loại
1760 56,78 1942 59,3 1751 53,51

2.Giầy dép nữ
giả da các loại
1100 35,48 1120 34,43 1100 32,62
3.Giầy vải tiêu
thụ nội địa
240 7,74 205 6,27 468 13,87
Tổng dầy dép
các loại
3100 100 3267 100 3372 100
Nguồn: Phòng kế hoạch XNK
Nh vậy qua bảng sơ cấu xuất khẩu sản phẩm tại công ty Giầy Thuỵ Khuê chúng ta
thấy hoạt động sản xuất của công ty tập trung xấp xỉ trên dới 90% dành cho xuất khẩu và
chỉ có khoảng 10% dành cho nội địa. Hoạt động sản xuất và kinh doanh tập trung chủ yếu
vào giấy xuất khẩu chiếm khoảng 50% tỷ trọng trong các mặt hàng, trong khi giầy dép da
xuất khẩu chiếm trên 30% tỷ trọng và chỉ có 10% cho giầy vải tiêu thụ nội địa.
Đây là những mặt hàng truyền thống mà công ty sản xuất trong nhiều năm qua. Tại
công ty giầy Thụy Khuê tuy không có các loại giầy thể thao, giầy nam khác song để bù
đắp cho sự thiếu hụt đó công ty giầy Thụy Khuê đã tạo ra nhiều mẫu mã trong cùng một
loại hàng. Ví dụ nh trong sản xuất giầy vải, công ty đã thiết kế nhiều loại mẫu mã khác
nhau với nhiều mầu, chất vải và các phụ liệu khác nhau.
Tất cả những điều ở trên chúng ta vừa thấy nó giúp cho chúng ta một cái nhìn hết sức
khách quan bao trùm về tình hình sản xuất kinh doanh xuất khẩu của công ty cũng nh là
cơ cấu của sản phẩm tiêu thụ của công ty. Và bên cạnh đó, nó cũng cho chúng ta thấy đợc
sự tăng trởng liên tục về cả sản lợng doanh thu và lợi nhuận của công ty và qua đó cho ta
thấy sự nỗ lực rất cao của đội ngũ ban lãnh đạo công ty giầy Thụy Khuê trong thời gian
qua.
2. Tình hình hoạt động Marketing xuất khẩu tại công ty giầy Thụy Khuê
2.1 Nghiên cứu môi trờng kinh tế quốc tế
2.1.1 Nghiên cứu khái quát thị trờng xuất khẩu
a) Nghiên cứu môi trờng kinh tế quốc tế

Việc nghiên cứu này giúp phần không nhỏ vào sản xuất kinh doanh mà công ty đã
đạt đợc trong thời gian qua. Trong vấn đề này công ty tập trung nghiên cứu:
+ Cấu trúc công nghiệp nớc sở tại: Công ty nhận thấy rằng đa số các nớc phát triển
đều có nền kinh tế công nghiệp hoá, nhu cầu về sản phẩm giầy dép ở các nớc này là rất lớn
và yêu cầu về sản phẩm (chất lợng, mẫu mã, ) khá khắt khe.
+ Sự phân bổ thu nhập : Kết quả nghiên cứu của công ty cho thấy hầu hết các nớc
phát triển, các nớc thuộc khối EU đều là những nớc có mức GDP bình quân đầu
ngời/1năm vào khoảng 20000USD. Sự ổn định về thu nhập ở đây sẽ kéo theo nhu cầu về
sản phẩm của công ty sẽ đợc bảo đảm trên thị trờng này. Các quốc gia thuộc khu vực Châu
á: Thái Lan, Hàn Quốc, Đài Loan từ cuối năm 1997 đã bị ảnh hởng nặng nề của cuộc
khủng hoảng Châu á, song trải qua hai năm ở đây đang có sự ổn định về kinh tế, thu nhập
ở đây cũng đang có xu hớng tăng lên
+ Sự ổn định của đồng tiền và khả năng thanh toán:
Công ty nhận thấy USD hiện vẫn là đồng tiền giữ vị trí thống trị, nó là đồng tiền
mạnh và có khả năng chuyển đổi nhanh nhất
+ Xu hớng phát triển vầ hội nhập kinh tế vùng và trên thế giới.
Để đánh giá đúng tình hình kinh tế thời gian hiện nay nhằm định hớng cho hoạt động
kinh doanh của mình. Công ty đã xem xét đến mức độ tham gia liên kết của Việt Nam và
các nớc trên thế giới. Quá trình thơng mại hoá toàn cầu đang diễn ra, các nhóm nớc, khu
vực đã thành lập lên các khu vực mậu dịch tự do và quy định thời gian biểu cho việc thực
hiện các quy ớc đạt đợc. Sự ra đời và hoạt động của khu vực ASEAN, liên hiệp Châu âu:
EU và đặc biệt là tổ chức thơng mại thế giới WTO. Việc thành lập WTO có ý nghĩa quan
trọng trong việc đẩy nhanh sự trao đổi buôn bán mà Việt Nam đang xúc tiến đàm phán để
tham gia
b. Nghiên cứu môi trờng luật pháp chính trị quốc tế
Khi tham gia vào thị trờng thế giới công ty đã có sự nghiên cứu về môi trờng này cụ
thể là các vấn đề sau:
+ Những kiểm soát của chính phủ đó là những đòi hỏi bắt buộc về giấy phép thuế
quan, xuất nhập khẩu, hạn ngạch xuất nhập khẩu…
+ Thể chế chính trị và mức độ ổn định chính trị: Đây là lĩnh vực mà không chỉ công

ty giầy Thụy Khuê quan tâm mà mọi công ty đều quan tâm khi tiến hành hoạt động kinh
doanh xuất nhập khẩu. Vì sự ổn định hay bất ổn định sẽ tác động mạnh đến hiệu quả hoạt
động kinh doanh của công ty. Mặt khác công ty đang có quan hệ làm ăn với những nớc có
nền kinh tế TBCN, do đó công ty cũng đặc biệt quan tâm đến vấn đề này vì những quan
điểm khác nhau nhiều khi đối lập nhau.
c. Nghiên cứu môi trờng VHXH quốc tế
Công ty đã tiến hành nghiên cứu các khía cạnh sau:
+ Giao tiếp ngôn ngữ: Qua nghiên cứu công ty thấy rằng đối với mỗi quốc gia khác
nhau, thuộc các khu vực khác nhau thờng có các ngôn ngữ khác nhau. Ngôn ngữ ở đây
vừa là chỉ lời nói, vừa là cử chỉ điệu bộ. Việc nghiên cứu này thực sự có ích khi công ty
tiến hành các hoạt động xúc tiến bán hàng cá nhân
+ Thời gian và ý thức thời gian
Qua nghiên cứu cho thấy sự khác biệt về vấn đề này thờng có ảnh hởng đến tính mùa
vụ của sản phẩm chào bán trên. Hầu hết các nớc thuộc khối EU, các nớc phát triển coi
thời gian là tuyến tính, các sự kiện cơ hội diễn ra chỉ có một lần hay “thời gian là vàng”.
2.1.2 Nghiên cứu chi tiết thị trờng xuất khẩu
Sau khi quyết định lựa chọn thị trờng xuất khẩu rồi, công ty tiến hành các hoạt động
nghiên cứu chi tiết thị trờng.
- Mục đích của việc nghiên cứu là cung cấp những thông tin nhằm xác lập các chiến
lợc xuất khẩu, phơng án kinh doanh cho từng thị trờng, đồng thời là căn cứ để xác lập triển
khai các quyết định Marketing
- Nội dung nghiên cứu của công ty bao gồm:
+ Nghiên cứu khách hàng: Nhằm đảm bảo việc thực hiện hợp đồng và hạn chế rủi ro,
trớc khi tiến hành quan hệ kinh doanh công ty đã tiến hành nghiên cứu khách hàng thông
qua một số nội dung sau: Khả năng thanh toán, chức năng quyền hạn của bán hàng, uy tín
của bạn hàng trên thị trờng và quan điểm lợi nhuận … Từ đó công ty đã tìm ra đợc một
số bạn hàng của mình cụ thể là : Công ty Nivi Footwear Ltd (Đài Loan), Darmart
Siviposte (Pháp), Deicmann Schahhe (Đức), Vroon En Dreesmann (Hà Lan), New Im &
Ex (Italia), Alcampo Avenisa Santiago (Tây ban nha), Denis crowe Footwear Ltd (Úc),
Dae Hantong Woon (Hàn Quốc) …

+ Nghiên cứu tình hình cạnh tranh trên thị trờng xuất khẩu: Về mặt này, công ty cha
có khả năng thực hiện mà phải hợp tác đối tác với nớc ngoài và một phần thông qua phòng
thơng mại và công nghiệp Việt Nam. Những thông tin thu đợc từ phòng sẽ đợc công ty xử
lý nhằm xác định xem cần sản xuất loại hàng nào, số lợng chất lợng nh thế nào, thời gian
nào là hợp lý
+ Nghiên cứu giá cả trên thị trờng nớc ngoài. Vấn đề này đợc công ty hết sức chú
trọng, nhất là trong hình thức gia công tái xuất, việc nghiên cứu đã giúp cho công ty định
ra mức giá hợp lý cũng nh sự báo ra hớng biến động của giá trong thời gian tới.
+ Nghiên cứu điều kiện giao hàng: Vấn đề này cũng đợc công ty hết sức quan tâm,
qua nghiên cứu công ty quyết định giao hàng theo 2 điều kiện: FCA, C&F. Các điều kiện
này hoàn toàn phù hợp với điều kiện và khả năng của công ty.
2.2 Tình hình lựa chọn phơng pháp thâm nhập thị trờng xuất khẩu ở công ty.
Đối với công ty giầy Thụy Khuê hiện nay việc xuất khẩu chủ yếu là theo phơng thức
xuất khẩu trực tiếp. Phơng thức này đợc công ty thực hiện nh sau. Sau khi hoàn tất các
nghiệp vụ cần thiết cho việc xuất khẩu, công ty xuất hàng cho công ty hay hàng nhập khẩu
nớc ngoài. Tiếp theo hàng nhập khẩu nớc ngoài đó sẽ đợc tiêu thụ theo phơng thức hoặc
bán buôn hoặc bán lẻ. Nếu theo phơng thức bán buôn sẽ bán cho các tổ chức thơng mại ở
trong nớc đó rồi các tổ chức này sẽ báo cho ngời tiêu dùng. Nếu theo phơng thức bán lẻ,
công ty bán trực tiếp cho ngời tiêu dùng của nớc nhập khẩu.
Về kênh phân phối
Do công ty quyết định hình thức xuất khẩu trực tiếp nên kênh phân phối cũng vậy.
Bằng các nghiệp vụ của mình , công ty trực tiếp xuất khẩu hàng hoá cho nhà nhập khẩu.
Sau đó nhà nhập khẩu tuỳ ý phân phối sản phẩm đã mua có thể qua báo cáo tổ chức thơng
mại hoặc bán trực tiếp cho ngời tiêu dùng.
Sơ đồ 1. Kênh phân phối của công ty giầy Thụy Khuê
Nguồn: Phòng kế hoạch XNK
Với nỗ lực trong các hoạt động Marketing công ty đã thiết lập đợc mối quan hệ thơng
mại với hơn 20 nớc trên thế giới nh: Đức, Pháp, Anh, Ailen, Bỉ, Hy lạp, Áo, Thụy sĩ , Bồ
đào nha …. sử dụng hình thức phân phối bán buôn và phơng pháp phân phối rộng rãi cho
các công ty hoặc các hãng nhập khẩu nớc ngoài.

Công ty đã gián tiếp thiết lập đợc mạng lới phân phối rộng khắp các khu vực : Khối
EU, Đông á, Âu… Với hình thức phân phối rộng khắp, phơng pháp bán buôn công ty đã
liên tục tăng doanh số lớn trên từng năm, mạng lới phân phối trên thế giới ngày càng đợc
mở rộng. Cùng với việc sử dụng phân phối nh trên đã giúp cho công ty tiết kiệm đợc chi
phí nhân lực trong công tác tổ chức kênh và bán hàng ở nớc ngoài. Tuy nhiên khi sử dụng
kênh này, công ty cha có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với ngời tiêu dùng, do đó rất khó thu
nhập thông tin phản hồi từ phía ngời tiêu dùng …
2.3 Chính sách sản phẩm của công ty
a. Kế hoạch hoá và phát triển sản phẩm.
Trải qua hơn 10 năm xây dựng và trởng thành công ty đã xây dựng cho mình cơ cấu
mặt hàng xuất khẩu gồm:
+ Giầy vải thể thao xuất khẩu
+ Giầy nữ giả da thời trang xuất khẩu
+ Giầy dép đi trong nhà
Trong năm 2000 công ty đã đa vào xuất khẩu sản phẩm mới: Giầy nam và dép nữ làm
phong phú thêm cho cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của mình.
Ngoài ra công ty còn liên tục cải tiến thay đổi mẫu mã của các sản phẩm hiện tại sao
cho phù hợp với thị hiếu luôn thay đổi của khách hàng và ngời tiêu dùng.
b. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Để đáp ứng đợc nhu cầu của thị trờng và đòi hỏi của khách hàng, công ty đã phải tiến
hành tổ chức sản xuất, cải tiến bố trí xắp xếp dây truyền công nghệ đến từng bộ phận. Để
sản xuất đợc đôi giầy hoàn chỉnh, lần lợt phải qua các bớc sau:
+ Công đoạn bồi: Bồi dán bạt, phin với nhau sau đó cắt thành mũ giầy
+ Công đoạn may: May hoàn chỉnh thành mũ giầy
+ Công đoạn ép đế: Đúc, đập ra để đế cao su hoặc nhựa tổng hợp.
+ Công đoạn gò hấp: Lồng mũ giầy vào form giầy, quét keo vào đế và chân mũ giầy
ráp để vào mũ giầy rồi đa vào gò, dán cao su, dán đế giầy và dán đờng trang trí lên giầy
sau đó gò định hình, hấp.
+ Công đoạn hoàn thiện: Luồn dây giầy và kiểm tra chất lợng và đóng gói. Thành
phẩm đợc lắp ráp xong còn phải qua các khâu kiểm tra KCS. Nếu không bị tái chế qua

kiểm tra chất lợng thì đến đây sản phẩm mới đợc coi là hoàn chỉnh
c. Quyết định lựa chọn đặc tính nổi trội
Công ty đã lựa chọn giá cả làm công cụ cạnh tranh. Do công ty đã tập trung đợc 80-
90% nguyên liệu trong nớc cùng chi phí nhân công tơng đối thấp đã làm cho giá cả của
công ty rẻ hơn giá cả cuả đối thủ cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới. Cụ thể khi giá
của công ty chỉ vào khoảng 0,4 -0,5% USD/1 đôi, thì giá gia công của Đài Loan là 4 USD.
Tây Ban Nha là 9 USD, Italia là 14 USD
d. Quyết định về bao bì nhãn mác
+ Bao bì: Đối với từng đơn vị hàng cụ thể, công ty sẽ tiến hành cụ thể đóng gói theo
yêu cầu của khách hàng cung cấp hoặc do công ty. Thông thờng bao bì gồm2 lớp: Lớp bên
trong thờng là túi PE còn bên ngoài là thùng các ton
+ Nhãn mác: Ngời quyết định nhãn mác sản phẩm xuất khẩu của công ty là khách
hàng. Đây cũng là một điều khoản trong hợp đồng. Ví dụ: Khi công ty xuất hàng cho công
ty Novi Footwear Ltd (Đài Loan) thì sản phẩm mang nhãn Novi hay đối với một số khách
hàng là Mokosa, Bassket, Footech, Chanon, Worldwide …
Qua phân tích trên ta thấy: Công ty đã có nhiều nỗ lực trong việc nghiên cứu cải tiến
mẫu mã sản phẩm. Do đó cơ cấu sản phẩm của công ty rất phong phú về mẫu mã, chủng
loại. Tuy vậy sản phẩm hơi đơn điệu song vẫn đang dần đợc bổ sung.
Công ty đã áp dụng quy trình công nghệ sản xuất theo kiểu liên tục và với cách sản
xuất nh thế này một sản phẩm làm ra sẽ phải qua nhiều khâu kiểm tra, những sản phẩm
không đạt yêu cầu sẽ bị loại trở về do đó chất lợng sản phẩm của công ty ngày càng đợc
nâng cao và hoàn thiện. Cùng với công nghệ cạnh tranh hữu hiệu là giá cả thấp, sản phẩm
của công ty đang ngày càng thu hút đợc khách hàng mời và giữ đợc tín nhiệm với khách
hàng cũ.
Bao bì của công ty sử dụng đã đảm bảo tốt yêu cầu về an toàn cho qua trình vận
chuyển, bốc dỡ và bảo quản hàng hoá, trong đó quá trình từ sản xuất đến tiêu dùng sản
phẩm của công ty vẫn đảm bảo về số lợng và chất lợng. Tuy nhiên việc gắn nhãn mác của
khách hàng và việc sử dụng bao bì của họ cũng đem đến bất lợi cho công ty. Đó là hình
ảnh của công ty cha gây đợc ấn tợng với ngời tiêu dùng và các tổ chức nớc ngoài.

×