5 cách tiết kiệm năng lượng ở trung tâm dữ liệu
(JICT) Khi mà công ty
của bạn đang phải đối
mặt với yêu cầu tiết
kiệm điện cho trung tâm
dữ liệu, hãy tham khảo
kinh nghiệm của Google - hãng sở hữu một vài trung
tâm dữ liệu lớn nhất thế giới. Google đã và đang có
những ý tưởng táo bạo để làm mát các trung tâm dữ
liệu một cách hiệu quả. Điển hình nhất là một trung
tâm dữ liệu mới ở Phần Lan được làm mát bằng nước
biển sắp được khai trương.
Trên blog của mình, Google đã nói rằng, họ thật may
mắn vì có những nguồn tài nguyên và các chuyên gia
để tiếp tục cải thiện hiệu quả điện năng. Tuy nhiên,
70% số trung tâm tâm dữ liệu mà Google khai thác
trên toàn cầu lại không thể làm được việc này.
Google đã đưa ra cái được gọi là "những lựa chọn về
thiết đơn giản để có thể áp dụng cho cả các trung tâm
dữ liệu to, nhỏ để cải tiện hiệu quả điện năng của các
thiết bị. Tiết kiệm điện cũng có nghĩa là giảm được
tác động đến môi trường và tiết kiệm chi phí tài
chính".
Dưới đây là 5 lời khuyến cáo được đưa ra từ các
chuyên gia vận hành trung tâm dữ liệu của Google.
1. Đo đếm:
Bạn không thể quản lý thứ mà bạn không nắm chắc
vì thế hãy tìm hiểu những đặc điểm về hiệu năng của
trung tâm dữ liệu mà bạn nắm giữ thông qua các
phép đo về điện năng tiêu thụ. Google sử dụng một tỉ
lệ được gọi là PUE - Mức độ hiệu quả tiêu thụ điện
năng - để giảm lượng điện tiêu thụ cho những công
việc nằm ngoài điện toán như làm mát hoặc phân
phối điện năng. Để sử dụng PUE hiệu quả thì phải
thường xuyên đo đếm - ví dụ như mỗi giây một lần.
Càng quan trọng hơn nếu bạn đo đươc tổng điện năng
tiêu thụ trong năm - sự thay đổi thời tiết trong năm có
ảnh hưởng đáng kể đến PUE.
2. Quản lý luồng lưu thông không khí:
Quản lý tốt luồng không khí lưu thông cũng góp phần
nâng cao hiệu năng sử dụng điện tại các trung tâm dữ
liệu. Khởi đầu với việc giảm thiểu không khí nóng và
lạnh bằng cách sử dụng chính sách ngăn chặn được
thiết kế tốt ngay từ ban đầu. Hãy loại bỏ những điểm
nóng và chắc chắn là sử dụng các khay trống cho bất
kì điểm nóng không phổ biến trong tủ rack. Google
nhận thấy một phân tích nhỏ có thể mang lại những
tác động lớn. Ví dụ, mô hình nhiệt sử dụng CFD -
thủy động học điện toán - có thể giúp bạn nhanh
chóng định ra đặc điểm và tối ưu hóa luồng không
khí cho các thiết bị mà không cần tái cấu trúc phức
tạp trong phòng điện toán. Cũng cần phải đảm bảo
rằng mức tải làm mát cân bằng với các thiết bị CNTT
của bạn. Nếu bạn định trang bị thêm dung lượng thì
hãy chắc chắn là hệ thống làm mát đảm bảo yêu cầu
điện năng phân phối.
3. Điều chỉnh máy điều nhiệt tự động:
Tăng nhiệt độ làm lạnh sẽ giảm mức điện năng tiêu
thụ của các thiết bị. Đừng cố chạy chế độ làm lạnh ở
mức 70 độ F, hãy đặt nhiệt độ ở mức 80 độ F hoặc
cao hơn - trên thực tế, tất cả các nhà sản xuất thiết bị
đều cho phép điều này. Với những cơ sở có sử dụng
thiết bị tiết kiệm điện (Google rất khuyến khích điều
này) để tăng nhiệt độ làm lạnh là rất quan trọng và nó
cho phép có thêm nhiều ngày "làm mát tự do" và tiết
kiệm thêm nhiều điện năng.
4. Làm mát tự do:
Khái niệm này có nghĩa là giảm nhiệt độ từ trong cơ
sở của bạn mà không cần dùng đến thiết bị làm lạnh.
Điều này có thể làm được nhờ sử dụng không khí bao
quanh nhiệt độ thấp, hơi nước hoăc sử dụng buồng
chứa nhiệt lớn. Các thiết bị làm lạnh chính là nhân tố
sử dụng điện nhiều nhất trong hạ tầng làm mát, giảm
thiểu việc sử dụng chúng chính là cách tiết kiệm rõ
ràng nhất. Không phải chỉ có một cách duy nhất để
làm mát, hãy dùng nước hoặc các thiết bị tiết kiệm
điện đã được chứng minh hiệu quả và độ sẵn sàng.
5. Tối ưu hóa phân phối điện:
Giảm thiểu hao hụt trong phân phối điện năng bằng
cách loại bỏ các công đoạn chuyển đổi điện càng
nhiều càng tốt. Đối với các bước chuyển đổi điện
năng, bạn cần phải chắc chắn sử dụng những thiết bị
chuyển đổi và phân phối điện chuyên dụng. Một
trong số những nguồn gây thất thoát trong quá trình
phân phối điện năng điện năng trong trung tâm dữ
liệu đó là từ các thiết bị lưu điện UPS. Bạn phải sử
dụng những sản phẩm hiệu năng cao. Thêm nữa, phải
giữ mức điện thế cao gần với mức tải để giảm thất
thoát trên đường dây.
Linh Ngọc
Theo CIO