Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

TÁC ĐỘNG CỦA HAI GÓI KÍCH CẦU ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (425.75 KB, 26 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
MÔN KINH TẾ VĨ MÔ
CHỦ ĐỀ 7
TÁC ĐỘNG CỦA HAI GÓI KÍCH CẦU ĐẾN
NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
GIẢNG VIÊN: TS. HAY SINH
2
LỚP 78 – K35 – GIẢNG ĐƯỜNG B215
1. NGUYỄN THỊ DUYÊN THƠ (nhóm trưởng)
2. VŨ KHẮC TRỌNG
3. PHAN THỊ TUYẾT
4. LÊ HUYỀN BẢO TRÂN
5. NGUYỄN THỊ THÙY DUNG
6. TRẦN LỆ BẢO TRÂM
7. ĐẶNG LÊ VIỆT TRINH
8. BÙI THANH LỊCH
9. TRẦN ĐỨC SƠN
10.LƯƠNG HOÀNG KIM
2
MỤC LỤC:
I. TỔNG QUAN KINH TẾ..........................................................4
1. Kinh tế thế giới .............................................................4
2. Tình hình kinh tế Việt Nam...........................................4
3. Các nguyên tắc sử dụng gói kích cầu.............................9
II. GÓI KÍCH CẦU LẦN 1.........................................................12
1. Bù đắp lãi suất 4% cho doanh nghiệp.........................13
2. Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp............................15
3. Hỗ trợ người nghèo ăn tết và kích cầu tiêu dùng.........19
4. Tác động
III. GÓI KÍCH CẦU LẦN 2.........................................................19


1.Gói kích cầu lần 2 có thật sự cần thiết...........................24
2.Nội dung của gói kích cầu lần 2.....................................25
3.Kết quả kinh tế 6 tháng đầu năm 2010...........................27
IV. MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VỀ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM ........29
2
I. TỔNG QUAN KINH TẾ:
1. Kinh tế thế giới:
Năm 2008, nền kinh tế Thế giới rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng mở đầu bằng cuộc
khủng hoảng cho vay tín dụng nhà đất ở Mỹ. Để cứu vãn tình hình, chính phủ Mỹ đã thông
qua hai gói kích cầu trị giá 150 tỉ USD và 700 tỉ USD. Tiếp sau Mỹ là các nước châu Âu,
Nhật Bản cũng rơi vào khủng hoảng. Cũng tương tự như Mỹ EU cũng đưa ra gói kích cầu
trị giá 200 tỉ Euro, Nhật đưa ra gói kích cầu trị giá 255 tỉ USD. Theo nhận định của một số
học giả kinh tế thì cuộc khủng hoảng kinh tế này xó thể sẽ không ảnh hưởng đến các nước
đang phát triển, và là cơ hội tốt để Trung Quốc vượt mặt các đối thủ khác. Tuy nhiên thực
tế trái ngược hoàn toàn, động lực kinh tế chính của Trung Quốc là xuất khẩu bị sụt giảm
nghiêm trọng, kéo theo sự sụt giảm của sản xuất, làm cho kinh tế nước này có nguy cơ rơi
vào suy thoái. Cũng như Trung Quốc, Việt Nam cũng phụ thuộc nhiều vào cầu hàng hóa
của Mỹ đối với hàng hóa của mình. Trước tình hình ấy Việt Nam khó có thể tránh khỏi
những tác động xấu, làm suy sụp nền kinh tế trong nước.
2. T ình hình việt nam:
Để dự báo sự ảnh hưởng này, trước hết chúng ta xét đẳng thức:
Y = C + I +G + (X-M)
Trong đó
Y: tổng cầu của nền kinh tế
C: tiêu dùng của hộ gia đình I: đầu tư
của khu vực tư nhân G: chi tiêu của
chính phủ X: xuất khẩu
M: nhập khẩu
(X-M): thâm hụt hoặc thặng dư thương mại.
Qua đó ta thấy kinh tế thế giới ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế trong nước

qua các kênh sau:
- Suy giảm đầu tư nước ngoài ( I giảm)
- Suy giảm cầu đối với đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam , bao gồm cả
xuất khẩu tại chỗ ( chẳng hạn du lịch) làm giảm X, giảm tổng cầu.
- Giảm nhập khẩu đầu vào cho xuất khẩu làm tăng tổng cầu, qua đó làm
tăng tổng cầu.
Tuy nhiên mức độ thâm dụng lao động của xuất khẩu của Việt Nam cao
hơn so với nhập khẩu, nên suy giảm kinh tế thông qua kênh đầu tư nước ngoài
có tác động giảm việc làm và qua đó giảm thu nhập. Giảm thu nhập sẽ làm cho
tiêu dùng của hộ gia đình thấp đi, và đầu tư của khu vực tư nhân cũng giảm .
2
Qua đó tổng cầu sụt giảm hơn nữa. Sự sụt giảm này còn bị khuếch đại bởi yếu tố
tâm lí trong bối cảnh các doanh nghiệp và người dân cảm thấy rủi ro ngày một
tăng ở cấp độ toàn cầu, dẫn đến sự điều chỉnh tiêu dùng và đầu tư một cách thái
quá, không phù hợp với mức điều chỉnh tối ưu. Điều này đòi hỏi sự can thiệp
của Chính phủ để khôi phục lại các hành vi kinh tế ở mức tối ưu, với nguyên tắc
chung là có các biện pháp kích khi thị trường quá sợ hãi và kìm hãm khi thị
trường quá hưng phấn.
Do đó, khó có một nước nào có thể đứng ngoài lề một cuộc khủng hoảng như
vậy. Đối với Việt Nam, là một nền kinh tế mở phụ thuộc nhiều vào các nền kinh
tế khác, tỉ lệ xuất khẩu của nước ta tính trên GDP lên đến 70%, và sự tăng
trưởng của Việt Nam trong nhiều năm qua phụ thuộc nhiều vào dòng vốn đầu tư
từ nước ngoài , nên có thể kết luận rằng Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng lớn bởi cuộc
đại suy thoái kinh tế thế giới.
Những dấu hiệu đáng ngại của sự sụt giảm thể hiện rõ trong những tháng
cuối năm 2008, đầu năm 2009, đặc biệt qua kênh xuất khẩu. Theo báo cáo Chính
phủ ngày 18/12/2008, kim ngạch xuất khẩu những tháng cuối năm 2008 đã biểu
hiện sự sụt giảm rõ nét. Kim ngạch tháng 10 giảm 3,3% so với tháng 9, và tháng
11 giảm 4,8% so với tháng 10. Kim nghạch xuất khẩu của Việt Nam 1/2009 đã
sụt giảm nghiêm trọng theo đà giảm của những tháng cuối năm 2008. Kim ngạch

hàng hóa xuất khẩu tháng 1/2009 ước chỉ đạt 3,8 tỷ USD, giảm 16,8% so với
12/2008 và giảm 24,2 so với cùng kì năm trước. So với cùng kì năm 2008, hầu
hết các mặt hàng đều cho thấy có sự giảm sút kim ngạch trong tháng 1/2009.
Sự sụt giảm này vừa do giá hàng xuất khẩu giảm, vừa do nhu cầu nhập khẩu
đối với hàng hóa của Việt Nam tại các thị trường chủ lực giảm. Mặc dù Chính
phủ đã thực hiện nhiều chính sách để giữ không cho đồng Việt Nam lên giá, và
làm ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất khảu của Việt Nam.
Một nền kinh tế dựa nhiều vào xuất khẩu như Việt Nam sẽ bị biến động nhiều
khi nền kinh tế thế giới suy thoái. Một ngành công nghiệp XK mới nổi của Việt
Nam là ngành du lịch cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, buộc ngành du lịch phải
giảm giá phòng và giá dịch vụ hàng loạt. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã ảnh
hưởng đến lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.
Đối với kênh đầu tư nước ngoài, mặc dù các nhà đầu tư nước ngoài vẫn có
những đánh giá lạc quan vào nền kinh tế của Việt Nam, song cơ hội để chúng ta
có thể thu hút được vốn FID là rất khó khăn. Theo Bộ Kế hoạch và đầu tư thì kế
hoạch thu hút vốn FDI trong năm 2009 chỉ là 30 tỉ USD, thấp hơn nhiều so với
năm 2008. Nhưng trên thực tế thì tình hình thu hút vốn FDI dường như khó khăn
hơn, và con số 30 tỉ USD cũng chưa thể đạt được.
Rõ ràng là từ cuối năm 2008 đầu năm 2009, Việt Nam đã phải chịu những tác
động của cuộc suy thoái kinh tế, mà cụ thể là trong nước sản xuất đình đốn, đầu
tư tăng thấp, tiêu dùng có dấu hiệu châm lại, dẫn đến sự dư thừa đáng kể năng
2
lực sản xuất, trong đó đặc biệt là dư thừa lao động. Hiện nay tình trạng mất việc
làm ở Việt Nam tăng nhanh, do lĩnh vực sản xuất sử dụng nhiều lao động như
dệt may, dày da, thủy sản, mỹ nghệ và tiểu thủ công nghiệp bị cắt giảm mạnh
đơn hàng. Đó là dấu hiệu cho thấy, tình trạng thiếu việc làm đang tiến gần đến
ngưỡng nhạy cảm có thể đấy sự suy giảm kinh tế vào tình trạng nguy kịch. Điều
này cho thấy cần phải có những hành động, chính sách nhanh và phù hợp.
Trong tình hình đó, Chính phủ đã ban hành nhiều quyết sách nhằm thực hiện
nhiệm vụ ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an

sinh xã hội. Một trong những biện pháp đó là sử dụng gói kích cầu. Biện pháp
trên đã có tác động tích cực đối với nền kinh tế đất nước. “ Liệu pháp kích cầu”
về bản chất là việc Nhà nước chủ động tác động tích cực tới tổng cung và tổng
cầu xã hội một cách thống nhất, có tổ chức và có mục đích, theo khuynh hướng
khuyến khích đầu tư và mở rộng quy mô tiêu dùng; kích hoạt và tăng động lực
phát triển kinh tế trong bối cảnh có sự suy giảm các động lực kinh tế do các khó
khăn về nguồn vốn và thị trường tiêu thụ của các doanh nghiệp, nhất là khu vực
kinh tế tư nhân.
Cha đẻ của biện pháp kích cầu kinh tế có một câu nói nổi tiếng về mức độ
ảnh hưởng của chính sách này: “chỉ cần Chính phủ chôn tiền xuống đất rồi chỉ
người dân đến đó đào lên cũng đủ làm cho nền kinh tế tăng trưởng”.Dĩ nhiên
đây chỉ là một cách nói quá của Keynes, nhưng quả thật đấy cũng là một cách
kích cầu kinh tế nếu đơn giản chỉ nhằm mục tiêu việc làm và tăng trưởng kinh tế
trong ngắn hạn.
Câu nói trên được lí giải như sau: Khi người dân đào được tiền, họ sẽ dùng
tiền ấy mua các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu chẳng hạn như bánh mì, quần
áo, giày dép,… Điều này làm cho cầu về hàng hóa tăng lên, các doanh nghiệp
mở rộng sản xuất, làm kinh tế tăng trưởng trong ngắn hạn. Tuy nhiên việc đào
đất lấy tiền không làm tăng của cải cho xã hội mà chỉ làm tăng cầu về hàng hóa.
Do vậy, nền kinh tế sẽ rơi tiếp vào vòng xoáy lạm phát. Nền kinh tế lại rơi vào
khủng hoảng khi người dân không đủ tiền mua hàng hóa, vòng xoáy khủng
hoảng sẽ tiếp tục ở mức sau cao hơn mức trước. Như vậy thay vì chôn tiền
xuống đất, chính phủ sẽ thực hiện một dự án nông nghiệp trả tiền cho người dân
tham gia vào cày cuốc, vỡ hoang ruộng đất để trồng cấy hoa màu. Điều này
trong ngắn hạn vừa kích thích kinh tế, vừa làm tăng tổng cầu, đồng thời cũng
làm tăng năng lực sản xuất, tăng lượng cung ứng hàng hóa ra ngoài thị trường,
sẽ góp phần giải quyết khó khăn của nền kinh tế ổn thỏa hơn nhiều so với cách
chôn tiền.
Các gói kích cầu không chỉ có ở các nền kinh tế phát triển như Mỹ, EU,
Australia, … mà còn xuất hiện ở các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển như

Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Đài Loan…
2
Ngày 2/12/2008 trong cuộc họp báo Chính phủ thường kì Chính Phủ Việt
Nam đã thông qua kế hoạch dành khoảng 1 tỉ USD để kích thích đầu tư và tiêu
dùng trong nước. Gói kích cầu thứ nhất trị giá 17.000 tỉ đồng đã giải ngân nhanh
chóng để kịp thời ngăn chặn những ảnh hưởng tiêu cực của đại suy thoái đến
tiến trình phát triển kinh tế của đất nước.
Gói kích cầu kinh tế thứ hai cũng được Chính phủ thông qua sau khi nhận
được đa số ý kiến tán đồng của các thành viên vào 30/10/2009.
Vậy dựa vào đâu mà Chính phủ các nước đưa ra các gói kích cầu kinh
tế? Và cần tuân thủ những nguyên tắc nào?
Theo lí thuyết kinh tế, khi nền kinh tế gặp khó khăn, phát triển quá nóng hoặc
suy thoái, thì hai công cụ chính mà chính phủ dựa vào là:
(i) Chính sách tiền tệ - tăng giảm lãi xuất và một số biện pháp khác để
điều chỉnh cung tiền trong nền kinh tế
(ii) Chính sách tài khóa – chính sách thuế và chi tiêu của chính phủ, chẳng
hạn các gói kích cầu.
Trong kinh tế học, gói kích cầu thường được hiểu là việc sử dụng chính sách
tài khóa ( miễn giảm thuế, tăng chi tiêu của chính phủ) để hỗ trợ nền kinh tế
trong cơn suy thoái. Mục tiêu của các gói kích cầu thông qua chính sách tài
khóa là nhằm tăng cường hoạt động của nền kinh tế trong giai đoạn suy thoái
bằng việc tăng tổng cầu trong ngắn hạn. Ý tưởng của gói kích cầu là kh tăng chi
tiêu sẽ hạn chế đượ khả năng tổng cầu sụt giảm hơn nữa gây đổ vỡ nền kinh tế.
Trong giai đoạn kinh tế suy yếu, vấn đề cơ bản của nền kinh tế là thiếu hụt cầu,
chứ không phải là thiếu năng lực sản xuất. Trong các điều kiện bình thường thì
chính phủ nên có các biện pháp giúp tăng trưởng dài hạn thông qua nâng cao
năng lực sản xuất của nền kinh tế. Tuy nhiên khi suy thoái thì mục tiêu của gói
kích cầu là tạo thêm cầu để đối ứng với năng lực sản xuất hiện tại của nền kinh
tế, tránh để dư thừa năng lực sản xuất ở mức quá cao gây lãng phí nguồn lực
cũng như gây ra những vấn đề xã hội do nạn thất nghiệp tăng cao. Nếu không

nhanh chóng ngăn chặn, thất nghiệp sẽ tiến đến ngưỡng nguy hiểm đẩy uy giảm
kinh tế vào vòng xoáy luẩn quẩn: thất nghiệp sẽ dẫn đến cắt giảm thu nhập do
đó làm giảm tiêu dùng, càng làm khó khăn về đầu ra dẫn đến các doanh nghiệp
phải tiếp tục cắt giảm sản xuất và lao động, đẩy thất nghiệp lên ở vòng tiếp theo
và cứ tiếp tục như vậy. Do vậy, mục đích lớn nhất của gói kích cầu là duy trì
việc làm.
Các nền kinh tế khác nhau có thể thiết kế các gói kích cầu kinh tế khác nhau.
Đối với các nước như Mỹ và EU, thì gói kích cầu được hiểu là gói kích thích
kinh tế, sử dụng các biện pháp tài khóa ( bao gồm tăng chi tiêu của chính phủ và
cắt giảm thuế) – Điều này là do thông thường, khi nền kinh tế gặp khó khăn, thì
các nước này thường sử dụng chính sách kinh tế là chính sách tiền tệ ( điều
2
chỉnh lãi suất cho vay, thực hiện nghiệp vụ thị trường mở), và chỉ cân nhắc sử
dụng chính sách tài khóa khi dường như chính sách tiền tệ dường như không còn
tác dụng, hoặc không thể thực hiện được ( ví dụ như khi lãi suất đã giảm xuống
rất thấp). Trong trường hợp của Việt Nam, Chính phủ kết hợp cả hai chin sách
tiền tệ và tài khóa. Nhưng cho dù một chính sách kích cầu được kết hợp hay
thiết kế theo kiểu nào đi nữa thì một gói kích cầu muốn có hiệu quả phải tuân
thủ ít nhất 3 tiêu chí, đó là: kịp thời, đúng đối tượng và ngắn hạn hay nhất thời.
Riêng đối vơi nước ta, một nền kinh tế có độ mở cao với tỉ trọng nhập khẩu
chiếm gần 90% GDP, cần có thêm tiêu chí thứ 4 là ít rò rỉ ra hàng ngoại nhập.
3. Nguyên tắc sử dụng gói kích cầu:
 Nguyên tắc 1 – Kích cầu phải kịp thời:
Kích cầu phải kịp thời ở đây không phải chỉ là việc kích cầu phải được chính
phủ thực hiện một cách nhanh chóng khi xuất hiện nguy cơ suy thoái, mà kịp
thời còn có nghĩa là một khi chính phủ thực hiện thì những biện pháp này sẽ có
hiệu ứng kích thích ngay, tức là làm tăng chi tiêu ngay trong nền kinh tế. Do đó,
việc kích cầu chỉ có thể thực hiện được một cách có ý nghĩa trong một khoảng
thời gian nhất định. Các chính sách quá mất thời gian có thể không có tác dụng,
vì khi đó nền kinh tế tự nó đã có khả năng phục hồi, và việc sử dụng gói kích

cầu lúc đó có thể gây ra hậu quả xấu do có khả năng làm hun nóng nền kinh tế,
dẫn đến lạm phát và mất cân đối vĩ mô.
Các chương trình đầu tư, dự án có tốc độ giải ngân chậm không phải là
những công cụ kích cầu tốt. Điều này bởi vì là khi tổng cầu sụt giảm, thì các
biện pháp này lại không có tác động gì tới tổng cầu trong lúc phải làm tăng nó
lên nhiều nhất ( để tránh các tác động tiêu cực của suy thoái như việc sa thải
công nhân). Đến khi các chương trình này phát huy tác dụng thì có thể phản tác
dụng, làm cho nền kinh tế lạm phát nặng nề.
 Nguyên tắc 2 – Kích cầu phải đúng đối tượng:
Gói kích cầu có thành công hay không sẽ phụ thuộc rất nhiều vào xu hướn
chi tiêu và đầu tư của các đối tượng nằm trong gói kích cầu. Để kích thích được
cầu đối với hàng hóa và dịch vụ, thì gói kích cầu phải được nhắm đến đối tượng
sao cho gói kích cầu được sử dụng ngay ( chi tiêu ngay) và qua đó, làm tăng
tổng cầu trong nền kinh tế. Những biện pháp kích cầu đúng đối tượng là những
biện pháp nhắm đến các đối tượng sẽ chi tiêu toàn bộ lượng kích cầu dành cho
họ. Mục tiêu của gói kích cầu là làm tăng cầu, nên chìa khóa để thực hiện điều
này là cấp tiền cho những người ( có thể là cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp
và chin quyền) – sẽ sử dụng những đồng tiền này và qua đó đưa thêm tiền vào
nền kinh tế. Tiền kích cầu phải được sử dụng để khuyến khích các nhóm đối
tượng này tiến hành các khoản chi tiêu mới, hoặc hạn chế các nhóm này cắt
giảm chi tiêu.
2
Để việc kích cầu có hiệu quả thì gói kích cầu phải nhắm vào những đối tượng
sao cho một đồng tiền chi ra có hiệu ứng kích thích tiêu dùng và đầu tư cao nhất.
Theo một số nghiên cứu trên thế giới là hiệu ứng cao nhất dành cho bảo hiểm thất
nghiệp. Các nhóm khác nhau trong xã hội sẽ có xu hướng tiêu dùng biên khác
nhau. Những người có khoản thu nhập cao sẽ chỉ dùng một phần nhỏ khoản
hoàn/miễn thuế ( hoặc khoản tiền trợ cấp) mà họ nhận được sẽ được chi tiêu,
trong khi những người có thu nhập thấp và vừa, sẽ có nhu cầu chi tiêu cao hơn
tính trên khoản hoàn thuế. Số nhân tổng cầu của nền kinh tế giải thích tại sao các

chính sách kích cầu nhắm vào các đối tượng khác nhau lại mang đến những kết
quả không giống nhau. Như vậy mức độ thành công của một gói kích cầu đến đâu
là phụ thuộc vào đối tượng mà gói kích cầu kinh tế hướng đến. Mức độ “đúng đối
tượng” của gói kích cầu chính phủ phụ thuộc vào:
(i) Mức độ chi tiêu của đối tượng nhận được thu nhập nhờ có gói kích cầu
thông qua tác động của số nhân tổng cầu.
(ii) Mức độ rò rỉ ra hàng ngoại nhập của các chi tiêu ( vì sẽ làm tăng M
trong đẳng thức tính tổng cầu Y của nền kinh tế).
Nhìn chung, những người có mức thu nhập thấp thường có mức tiêu dùng
cao (tức là mức tiết kiệm thấp) trên 1 đồng thu nhập có thêm được và lại thường
tiêu dùng hàng nội. Do vậy nếu kích cầu đúng nhóm đối tượng này, sẽ đạt được
đồng thời cả hai mục tiêu là hiệu quả và công bằng, khác với sự đánh đổi giữa
hiệu quả và công bằng mà ta thườn gặp trong kinh tế.
 Nguyên tắc 3 - Kích cầu chỉ được thực hiện trong ngắn hạn:
Nguyên tắc ngắn hạn có nghĩa là sẽ chấm dứt kích cầu khi nền kinh tế được
cải thiện. Khi thực hiện các biện pháp kích cầu phải đảm bảo rằng các biện pháp
giảm thuế tăng chi tiêu của chính phủ đều chỉ có tính tạm thời và sẽ chấm dứt
khi nền kinh tế vượt qua suy thoái. Và thông thường, sau khi vượt qua suy thoái,
chính phủ sẽ thực hiện các biện pháp để hạn chế và cắt giảm thâm hụt ngân sách.
Nguyên tắc ngắn hạn có 2 ý nghĩa:
(1)Ngắn hạn làm tăng hiệu quả của gói kích cầu:
Những chính sách vẫn còn hiệu lực khi nền kinh tế phục hồi, ví dụ như chính
sách cắt giảm thuế cố định là những biện pháp kích cầu kém hiệu quả, vì những
biện pháp kích thích này sẽ trở thành những khoản chi phí của chính phủ hoặc
khoản thất thu khi thời gian kích cầu đã kết thúc. Hon thế nữa các biện pháp tín
dụng như đầu tư, hoặc ưu đãi khấu hao tài sản sẽ là những biện pháp kích cầu
hiệu quả hơn khi được thực hiện. Điều này là do các biện pháp nếu chỉ được
thực hiện trong ngắn hạn sẽ khuyến khích các doanh nghiệp đẩy nhanh tốc độ
đầu tư để tận dụng ưu đãi. Những biện pháp dài hạn như cắt giảm thuế quá lâu
2

sẽ không phải là những biện pháp kích cầu tốt, bởi sẽ tạo cho các doanh nghiệp
tín ỷ lại.
(2)Ngắn hạn để bảo đảm không làm ảnh hưởng đến ngân sách trong dài hạn:
Thông thường khi thực hiện các biện pháp kích thích nên kinh tế bằng việc
mở rộng chi tiêu tạm thời của chin phủ sẽ dẫn đến thâm hụt ngân sách. Do đó
một nguyên tắc vô cùng quan trọng là các chính sách trong ngắn hạn không có
tác động xấu đến nền kinh tế trong dài hạn, hoặc gây ra khó khăn cho ngân sách
trong dài hạn. Việc bảo đảm rằng trong dài hạn, tình hình kinh tế không kém đi
cũng là yếu tố quan trọng để gói kích cầu đạt hiệu quả hơn. Thâm hụt ngân sách
lớn trong tương lai cũng có nghĩa là tiết kiệm trong dài hạn giảm đi, dẫn đến đầu
tư giảm và ảnh hưởng đến tăng trưởng. Đó là chưa kể đến việc thâm hụt ngân
sách sẽ ảnh hưởng đến tài khoản vãng lai và lạm phát.
Khi cân nhắc xem xét các biện pháp kích cầu cụ thể của gói kích cầu, thì cả
ba nguyên tắc trên phải được tuân thủ và xem xét một cách đồng thời. Nếu một
biện pháp kích cầu mà vi phạm một trong ba nguyên tắc trên thì đó không phải
là một biện pháp kích cầu tốt. Để tăng hiệu quả kích cầu cần có các chính sách
bổ trợ khác liên quan đến việc định giá đồng tiền trong nước so với ngoại tệ, sao
cho tăng tính linh hoạt của tỉ giá, nhằm sử dụng công cụ này như van tự động
điều chỉnh thâm hụt thương mại ở mức hợp lí và bền vững.
Đây là lần đầu tiên Chính phủ Việt Nam thực hiện chính sách kích cầu kinh
tế, do vậy rất cần sự xem xét và tuân thủ thận trọng các nguyên tắc trên, để có
thể đề ra những chính sách, biện pháp đúng đắn nhằm đạt được mục tiêu chống
suy thoái kinh tế. Thực hiện các gói kích cầu trong hoàn cảnh Việt Nam có
những thuận lợi và khó khăn nhất định sau:
 Khó khăn:
1. Khác với nhiều nước khác cũng đang thực hiện kích cầu kinh tế
có ngân sách nhà nước thặng dư, trong khi đó thâm hụt ngân
sách và thương mại ở mức cao và kéo dài.
2. Lạm phát ở Việt Nam ở trong 2 năm vừa qua rất cao, gây bất lợi
về tâm lí, mặc dù nguy cơ lạm phát trong năm 2009 là không

cao.
3. Việc hoạch định chính sách nói chung và gói kích cầu nói riêng
dược thực hiện trong một môi trường đầy biến động, sẽ gây ra
những trở ngại lớn trong việc hoạch định chính sách.
 Thuận lợi:
1. Nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng cung như bất động sản ở tất cả các
phân khúc còn rất lớn, tạo thuận lợi cho đầu tư công.
2. Tỉ trọng đầu tư công của Việt Nam thuộc loại cao nhất trên thế
giới, cùng với sự hiện diện của một số chương trình mục tiêu quốc
gia về giảm nghèo đã được thực hiện khoảng 10 năm nay, cũng là

×