Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Tăng tốc độ duyệt web bằng một số cách đơn giản docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (963.01 KB, 18 trang )

Tăng tốc độ duyệt web bằng một số cách đơn giản


Duyệt web là chuyện rất quen thuộc với chúng ta, đặc biệt là những ai làm việc liên quan
đến mạng. Tuy nhiên, những cấu hình mặc định của phần mềm hay những gì chúng ta cài
thêm lại vô tình làm chạm đi tốc độ tải của trang web mà ta không hề hay biết. Bên dưới là
một số phương pháp đơn giản mà bạn có thể tự áp dụng để cải thiện việc này.

Gỡ bỏ các phần mở rộng không cần thiết

Dù cho bạn dùng trình duyệt nào đi nữa thì những trình mở rộng (extension) chạy ngầm vẫn
ngốn nhiều tài nguyên hệ thống và làm cho việc duyệt web của bạn bạn chậm đi đáng kể, đặc
biệt là những phần mở rộng cũ, không tương thích tốt với phiên bản mới của trình duyệt. Nếu
đang dùng Firefox, Mozilla có cả một trang web />US/firefox/performance/ để người dùng có thể xem những phần mở rộng nào sẽ làm giảm hiệu
suất của trình duyệt. Chẳng hạn, một phần mở rộng mang tên FastestFox có chức năng tăng tốc
của Firefox, nhưng thực tế, nó lại làm chậm trình duyệt khi mở 36%. Tương tự như vậy cho
những phần mở rộng của Chrome hay Internet Explorer.


Một trong những cách hữu hiệu nhất để cải thiện tốc độ duyệt web đó là kiểm tra thật kĩ càng
những phần mở rộng bạn đã cài đặt, chọn lựa ra những gì không dùng thì gỡ bỏ (Uninstall), các
phần mở rộng ít dùng thì hãy vô hiệu hoá (Disable) chúng. Sau khi gỡ bỏ, bạn nhớ khởi động lại
trình duyệt để những thay đổi của chúng ta được áp dụng.


Bên cạnh đó, đừng quên kiểm tra và cập nhật những phiên bản mới nhất cho các phần mở rộng,
nhất là những phần mở rộng cũ. Bạn có thể tìm kiếm trên trang web chuyên cung cấp phần mở
rộng của trình duyệt để tìm những ứng dụng thay thế. Với việc cải tiến mã lệnh, cách thức hoạt
động, chắc chắn những phần mở rộng đó hoàn toàn có thể thay thế cho cái "già nua" đang làm
chậm hiệu suất của bạn.


Vô hiệu hoá hoặc gỡ bỏ Flash và Java

Với nhiều người, đặc biệt là nhũng ai sử dụng thiết bị chạy iOS, duyệt web không có Flash rõ
ràng tốc độ tăng lên rất nhiều. Một số nhu cầu của người dùng sẽ đòi hỏi Flash, tuy nhiên nếu
bạn có thể "tự giải thoát mình" khỏi nó thì hãy gỡ bỏ chúng ra khỏi trình duyệt. Khi đó, trải
nghiệm duyệt web của bạn sẽ mượt mà hơn. Google Chrome tích hợp sẵn Flash trong trình
duyệt, do đó bạn không thể gỡ bỏ hoàn toàn mà chỉ có thể vô hiệu hoá nó mà thôi.

Muốn vô hiệu hoá Flash trong Chrome, bạn cần nhập vào thanh đại chỉ chữ about:plugins,
duyệt tìm đến Adobe Flash và chọn Disable.


Nếu như Flash vẫn rất cần thiết cho nhu cầu giải trí, làm việc, hãy cân nhắc để khả năng gỡ sạch
hoàn toàn Flash trên máy tính của bạn, sau đó cài lại bằng phiên bản mới nhất. Bạn sẽ cải thiện
được một chút tốc độ duyệt web của mình cũng như nâng cao tính bảo mật. Khi chỉ đọc tin tức,
trả lời mail, duyệt các mạng xã hội, chia sẻ ảnh,… thì bạn hãy vô hiệu hoá Flash. Cách này có
thể dùng cho mọi trình duyệt.

Tương tự, Java cũng giống như Flash nhưng thật khó để biết được khi nào chúng ta cần dùng,
khi nào thì không, do đó biện pháp vô hiệu hoá Java thường trực không khả thi. Tuy nhiên, Java
nổi tiếng về việc để lại những tập tin tạm đâu đó trong máy Mac hay Windows của bạn, những
tập tin này lại không bị xoá đi khi nâng cấp Java, nên làm chậm máy đi rất nhiều. Hãy thử dùng
phần mềm JavaR, tải miễn phí tại a.zip/download để dọn
dẹp những thứ "rác thải" của Java.


Xoá bỏ lịch sử duyệt web, bộ nhớ tạm và các thông tin cá nhân

Mẹo này rất cũ, nhưng lại luôn có hiểu quả to lớn và cho đến nay, chưa có biện pháp nào có thể
thật sự thay thế nó. Nếu đã từ lâu lắm rồi (hoặc chưa bao giờ) bạn xoá lịch sử trình duyệt hay bộ

nhớ tạm, bây giờ là lúc để chúng ta thực hiện.

Trong Firefox, bạn cần truy cập vào phần cấu hình của Firefox (Options với người dùng
Windows và Preferences với người dùng Mac OS), chuyển qua thẻ Privacy. Tại đây có hai dòng
chữ "clear your recent history" (xoá lịch sử duyệt web, bạn có thể chọn thời gian để xoá) và
"remove individual cookies" (xoá những tập tin tạm mà các trang web lưu lại trên máy tính. Nếu
không muốn giữ lại cookies của một web nào, bạn cứ nhấn vào nút Remove All Cookies là
xong).




Đối với Chrome, khi muốn xoá những dữ liệu nó trên, bạn cũng vào phần cấu hình, ở bảng bên
tay phải, chọn "Nâng cao", sau đó nhấn nút "Xoá dữ liệu duyệt". Đánh dấu vào những tuỳ chọn
cần xoá như "Xoá lịch sử duyệt web", "Xoá lịch sử tải xuống", "Làm trống bộ nhớ cache", "Xoá
cookies và dữ liệu trang web và trình cắm khác rồi nhấn vào nút "Xoá dữ liệu duyệt". Chờ một
lát để Chrome thực thi tác vụ là ổn.


Nếu được, bạn hãy thực hiện tác vụ này 1-2 tháng một lần, nếu siêng hơn thì mỗi tuần đều thực
hiện.

Đổi máy chủ phân giải tên miền (DNS)

DNS có nhiệm vụ chuyển đổi địa chỉ web mà bạn nhập vào trình duyệt (chẳng hạn
www.tinhte.vn) sang địa chỉ IP của máy chủ chứa trang web đó để trình duyệt tiếp tục tải về và
hiện lên cho bạn xem. Mặc định, DNS của chúng ta sẽ là máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ
Internet, và chúng thường khá chậm, nhất là khi so với những DNS miễn phí của Google hay
Open DNS.


Nếu còn phân vân chưa biết nên chọn dịch vụ DNS nào để sử dụng, bạn có thể tải phần mềm
NameBench (tương thích cho cả Windows và Mac) để so sánh các DNS với nhau, kể cả DNS
của nhà cung cấp dịch vụ. Tải phần mềm miễn phí tại đây.
Sau khi tải về, bạn nhập địa chỉ DNS của
máy, kiểm tra lại những thông số bên dưới như vị trí (Your Location), trình duyệt để lấy dữ liệu
(Query Data Source),… Xong rồi thì chúng ta nhấn Start. Chờ một lát, kết quả đo sẽ xuất hiện.
Việc này có thể khá lâu đấy. Kết quả hiển thị được biểu diễn trong trình duyệt.


Sau khi trả kết quả, bạn sẽ biết được DNS nào nhanh hơn so với DNS mà bạn nhập và nó nhanh
hơn bao nhiêu phần trăm. Nhìn sang mục Recommended Configuration, bạn sẽ thấy các địa chỉ
DNS mà NameBench gợi ý cho chúng ta. Hãy dùng những địa chỉ đó thể thay đổi DNS trong
máy theo cách bên dưới. Muốn so sánh việc sử dụng các máy chủ phân giải tên miền sẽ cho tốc
độ khác nhau như thế nào, NameBench cũng có những biểu đồ và số liệu cụ thể.


Để thay đổi DNS, trong Windows, bạn vào Control Panel > Network and Sharing Center.


Trong bản bên tay trái, chọn vào Change adapter settings


Một số biểu tượng sẽ hiện ra, bạn cần chọn kết nối tương ứng với kết nối bạn đang dùng. Nếu
dùng mạng có dây, bạn nhấp phải chuột vào biểu tượng "Local Area Connection" rồi chọn
Properties. Thực hiện tương tự cho biểu tượng "Wireless Network Connection" nếu bạn đang
dùng mạng Wifi.


Trong hộp thoại hiện ra, chọn vào "Internet Protocol Version 4 (TPC /IPv4) rồi nhấn nút
Properties.


Chọn vào nút "Use the Following DNS server addresses" để đổi sang DNS khác. Nhập địa chỉ
DNS vào ô Preferred DNS Server và Alternate DNS Server. Sau khi xong việc, chọn vào ô
"Validate settings upon exit" rồi nhấn OK.


Đối với Mac, bạn vào , chọn mạng bạn đang dùng, sau đó
nhấn nút Advanced.


Chuyển sang thẻ DNS trong hộp thoại hiện ra, nhấn dấu + để thêm DNS. Sau đó nhấn OK.


Một số địa chỉ DNS bạn có thể tham khảo:

Open DNS
Preferred DNS Server: 208.67.222.222
Alternate DNS Server: 208.67.220.220

Google DNS
Preferred DNS Server: 8.8.8.8
Alternate DNS Server: 8.8.4.4

Dùng nhiều trình duyệt cùng lúc

Thêm một phương pháp để cải thiện tốc độ duyệt web nữa là sử dụng những trình duyệt khác
nhau cho những tác vụ khác nhau. Nếu bạn cần dùng những phần mở rộng thiết thực của Firefox
thì hãy tiếp tục dùng nó, trong khi đó, với những việc liên quan đến Flash, ta lại mở Google
Chrome. Chỉ muốn tải video lên youtube trong khi vẫn nghe nhạc bằng Chrome và duyệt tin
bằng Firefox, ta sử dụng Safari để upload. Làm như thế ta sẽ tránh cho một ứng dụng phải hoạt

động quá nhiều, giảm đi hiệu năng duyệt web của chúng ta. Hãy xác định xem bạn làm gì là
chính và chọn trình duyệt phù hợp nhất cho mình.

Dành riêng cho Firefox

Một mẹo nhỏ để bạn tăng tốc độ duyệt web của Firefox

1. Mở trình duyệt lên, gõ vào ô địa chỉ dòng "about:config". Một hôp thoại sẽ hiện ra, bạn chọn
vào nút I''will be carefull,I promise.
2. Trong khung fillter bạn gõ vào "network.http.pipelining". Một số mục sẽ hiện ra, chọn đúng
mục network.http.pipelining và nhấp đôi chuột vào đó. Già trị của nó sẽ đổi từ "False" sang
"True".


3. Thực hiện tương tự cho "network.http.proxy.pipelining" và chuyển giá trị này sang True.
4. Nhấp chuột phải vào bất cứ chỗ nào, chọn vào New > Integer. Hộp thoại Name integer value
hiện ra, bạn nhập vào "nglayout.initialpaint.delay", khi được hỏi giá trị, nhập vào số 0.


5. Khởi động lại Firefox.

Sau khi áp dụng cách này, bạn sẽ thấy tốc độ duyệt web tăng lên đáng kể.

Hi vọng với một số cách trên, bạn có thể truy cập vào web nhanh chóng hơn để phục vụ cho cuộc
sống của mình. Nếu bạn còn những cách tăng tốc khác, hãy chia sẻ với mọi người nhé.
Tham khảo LifeHacker và nhiều nguồn khác

×