Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Bài toán khó cho doanh nghiệp về năng lực thanh toán các khoản nợ trong điều kiện kinh tế khủng hoảng ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (410.74 KB, 55 trang )


LỜI MỞ ĐẦU


Công nợ là là một vấn đề phức tạp, nhưng rất quan trọng vì nớ tồn tại trong
suốt quá trình kinh doanh, công nợ ảnh hưởng rất lớn và trực tiếp đến hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp, một doanh nghiệp mà công nợ ít thì được xem là kinh
doanh có hiệu quả và ngược lại .
Vì vậy việc phân tích tình hình tài chính trong đó có công nợ đóng vai trò quan
trọng, trong giai đoạn hiện nay khi mà đất nước đang chuyển mình sang kinh tế thị
trường, tham gia hội nhập kinh tế khu vực và thế giới .
Phân tích tình hình công nợ sẽ cung cấp thông tin hữu ích về tình hình công nợ
giữa doanh nghiệp với các chủ nợ và giữa doanh nghiệp với các khách nợ. Trên cơ
sở kết quả phân tích này sẽ giúp cho các nhà quản trị có quyết định đúng đắn để giải
quyết vấn đề công nợ của đơn vị mình một cách hợp lý và hiệu quả, góp phần làm
lành mạnh tình hình tài chính của doanh nghiệp hiện tại cũng như trong thời gian
tới.
Do thời gian thực tập có hạn và kiến thức có nhiều hạn chế nên chuyên đề không
tránh khỏi sai sót. Rất mong nhận đuợc ý kiến đóng góp của các anh chị phòng kế
toán công ty, quý thầy cô và bạn bè.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của cô
TRẦN THƯỢNG BÍCH LA và các anh chị phòng kế toán đã giúp đỡ em hoàn
thành chuyên đề này.

PHẦN I. CỞ SƠ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ VÀ
KHẢ NĂNG THANH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP.
I. Ý NGHĨA CỦA VIỆC PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ TRONG
DOANH NGHIỆP.
1. Sư cần thiết của việc phân tích tình hình công nợ trong doanh nghiệp.
Công nợ bao gồm các khoản phải thu và các khoản nợ phải trả là một vấn đề
phức tạp nhưng rất quan trọng, vì nó tồn tại trong suôt quá trình hoạt dộng kinh


doanh cua doanh nghiệp. Sự tăng hay giảm các khoản nợ phải thu cũng như các
khoản nợ phải trả có tác động rất lớn đến việc bố trí cơ cấu nguồn vốn đảm bảo cho
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như tác động rất lớn đến hiệu quả
kinh doanh. Việc bố trí cơ cấu nguồn vốn cũng cho ta thấy được sức mạnh tài chính
của doanh nghiệp. Khi mà tỷ lệ nợ của doanh nghiệp cao có nghĩa mọi hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chịu tác động bởi các nguồn lưc bên ngoài,
phụ thuộc rất lớn đến các chủ nợ, doanh nghiệp không chủ động được các nguồn
vốn để đảm bảo hoạt đông kinh doanh, điều này sẽ không tốt và ảnh hưởng đến khả
năng thanh toán của doanh nghiệp. Để nắm được tình hình thanh toán các khoản nợ
phải thu và các khoản nợ phải trả như thế nào để từ đó có kế hoạch điều chỉnh cơ
cấu tài chính hơp lý cũng như đưa ra các biện pháp hiệu quả nhất để thu hồi công
nợ, hạn chế nợ quá hạn, nợ khó đòi tăng cao. Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp và giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguồn lực bên ngoài, đảm
bảo khả năng thanh toán tránh nguy cơ phá sản.
2. Ý nghĩa của việc phân tích hình công nợ và khả năng thanh toán trong
doanh nghiệp.

Việc phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán có vai trò rất quan
trọng đối với nhà quan lý doanh nghiệp cũng như các đối tượng quan tâm.
 Đối với nhà quản lý: việc phân thích này giúp cho nhà quan lý có thể thấy
được xu thế vận động của các khoản nợ phải thu và các khoản nợ phải trả. Từ đó
xem xét các nguyên nhân vì sao nó tăng cao để có biện pháp hữu hiệu và tăng
cường đôn đốc công tác thu hồi công nợ, cũng như kế hoạch trả nợ và điều chỉnh cơ
cấu nguồn vốn hơp lý tránh nguy cơ mất khả năng thanh toán.
 Đối với chủ sỡ hữu: thông qua việc phân tích này họ có thể rút ra được nhận
xét là doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hay không từ đó họ có quyết định nên tiếp
tục đầu tư hay không.
 Đói với chủ nợ: Họ có thể đánh giá được tình hình tài chính cũng như năng lực
của doanh nghiệp ở hiện tại và tương lai. Một doanh nghiệp có hiệu quả thì tình
hình tài chính lành mạnh, cơ cấu nguồn vốn hợp lý, từ đó chủ nợ sẽ có quyết định

có cho doanh nghiệp vay vốn thêm hay không, cũng như việc bán chịu hàng hoá
cho doanh nghiệp, để tránh nguy cơ m
ất vốn.
II. THÔNG TIN SỬ DỤNG ĐỂ PHÂN TÍCH TÌNH CÔNG NỢ VÀ KHẢ
NĂNG THANH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP.
Để phục vụ cho việc phân tích tình hình công nợ cần tổ chức và quản lý thông
tin như sau:
 Khai thác số liệu trên bảng cân đối kế toán, thuyết minh báo cáo tài chính: Báo
cáo các khoản nợ phải thu, nợ phải trả, báo cáo kết quả kinh doanh… Chúng ta sẽ
lựa chọn nguồn số liệu thích hợp để tính toán các chỉ tiêu về tình hình thanh toán nợ
của doanh nghiệp.

 Sử dụng các báo cáo về công nợ về tình hình thanh toán của doanh nghiệp: sổ
chi tiết công nợ, báo cáo tổng hơp công nợ. Đây là các báo cáo nội bộ được lập theo
quy trình quản lý công nợ của công ty. Khai thác các số liệu môt cách chi tiết từng
chủ nợ, khách nợ với số tiền bao nhiêu, thời gian nợ… Đây là cơ sở để có đánh giá
chính xác về nguyên nhân cũng như tình hình thanh toán của doanh nghiệp.
 Để đánh giá tình hình thanh toán của doanh nghiệp, ngoài các chỉ tiêu cần phân
tích, phải tính toán nhu cầu và khả năng thanh toán. Do vậy phải đi sâu xem xét các
tài liệu chi tiết liên quan, lập bảng phân tích.
Với nhu cầu thanh toán, các chỉ tiêu được sắp xếp theo tính chất và thời hạn
thanh toán các khoản nợ. Còn khả năng thanh toán, các chỉ tiêu đươc sắp xếp theo
khả năng hoán chuyển thành tiền giảm dần, theo khả năng huy động ngay, huy động
trong thời gian tới.
III. NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ TRONG DOANH
NGHIỆP.
1. Phân tích tình hình công nợ phải thu.
Khoản nợ phải thu: Là những khoản tiền mà khách hàng và những bên liên
quan đang nợ doanh nghiệp vào thời điểm lập báo các khoản này sẽ được trả trong
thời hạn ngắn, và được coi là tài sản của doanh nghiệp bao gồm: khoản phải thu

khách hàng, trả trước người bán, thuế VAT được khấu trừ, phải thu nội bộ, phải thu
khách hàng, tạm ứng, chi phí trả trước, tài sản thiếu chờ xử lý.
1.1.Phân tích vòng luân chuyển các khoản phải thu.
Vòng luân chuyển các khoản phả thu phản ánh tốc độ hoán chuyển các khoản
phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp, tức là xem trong kỳ kinh doanh các

khoản phải thu quay được mấy vòng và được xác định bằng mối quan hệ tỷ số giữa
doanh thu bán hàng và các khoản phải thu bình quân.
Vòng quay các khoản phải thu.
Doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng & cung cấp dịch vụ + thu nhập
hoạt động tài chính + thu nhập khác.
Doanh thu thuần bán hàng được lấy mã số 10 trên báo cáo kết quản hoạt động
kinh doanh, thu nhập hoạt động tài chính được lấy từ mã số 31 trể báo cáo hoạt
động kinh doanh, thu nhập khác lấy từ mã số 41 trên báo cáo kết quả kinh doanh.
Số dư
đầu kỳ
được lấy ở cột tổng cộng theo từng năm tên bảng phân tích công nợ phải thu.
Hoặc trong trường hợp không có số liệu so sánh có thể sử dụng số cuối kỳ thay
cho số dư bình quân.
 Chỉ tiêu này cho biết mức hợp lý của số dư các khoản phải thu và hiệu quả của
việc đi thu hồi nợ. Nếu chỉ tiêu này càng cao phản ánh tốt tốc độ thu hồi các khoản
nợ càng nhanh, điều này được đánh giá là tốt, vì khả năng chuyển các khoản phải
thu thành tiền càng nhanh, đáp ứng nhu cầu thanh toán và các khoản nợ đến hạn.
 Tuy nhiên chỉ tiêu này quá cao cũng không tốt, vì nó đồng nghĩa với kỳ thanh
toán ngắn, do đó có thể ảnh hưởng đến sản lượng tiêu thụ, làm giảm hiệu quả kinh
doanh. Vì vậy khi đánh giá khả năng chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền cần
xem xét đến chính sách tính dụng bán hàng của doang nghiệp.
1.2. Phân tích kỳ thu tiền bình quân.
Số dư đầu kỳ + Số dư cuối kỳ
Các khoản phải thu bình quân =

2

Kỳ thu tiền bình quân: Phản ánh thời gian của một vòng luân chuyển các
khoản phải thu, nghĩa là để thu đươc tiền từ các khoản phaỉi thu thì cần một khoản
thời gian là bao nhiêu ngày.




Số ngày quy ước: Một tháng là 30 ngày
Một quý là 90 ngày
Một năm là 360 ngày.
 Chỉ tiêu này càng nhỏ thì thể hiện tốc độ hoán chuyển các khoản phải thu
thành tiền càng nhanh, điều này cho thấy việc thu hồi công nợ của doanh nghiệp là
tốt, doanh nghiệp ít bị khách hàng chiếm dụng vốn. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp
chủ động được nguồn vốn, đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh thuận lợi.
 Tuy nhiên số ngày trung bình để thu được các khoản phải thu sẽ có ý nghĩa
hơn nếu biết được thời hạn bán chựu của doanh nghiệp. Khi phân tích, cần tính ra
và so sánh với thời gian bán chịu quy định cho khách hàng. Nếu thời gian quay
vòng các khoản phải thu lớn hơn thời gian bán chịu quy định cho khách hàng thì
việc thu hồi các khoản phải thu là chậm và ngược lại. Số ngày quy định bán chịu
cho khách hàng lớn hơn vòng qay các khoản phải thu thì có dấu hiệu chứng tỏ vệc
thu hồi nợ đạt trước kế hoạch về thời gian. Nguyên tắc chung được đưa ra để tính số
ngày trung bình để thu được các khoản phải thu không quá ( 1+1/3 ) số ngày của
thời hạn thanh toán. Nếu doanh nghiệp có quy định số ngày được hưởng chiết khấu
Thời gian kỳ thanh toán phân tích
Kỳ thu tiền bình quân =
Số vòng quay của các khoản phải thu

thì số ngày trung bình để thu được các khoản phải thu cũng không vượt quá ( 1+1/3

) số ngày của kỳ hạn được hưởng chiết khấu.
2. Phân tích tình hình công nợ phải trả ngắn hạn.
Khoản phải trả: Là khoản nợ phát sinh trong suốt quá trình hoạt động sản xuất
kinh doanh mà doanh nghiệp phải trả, phải thanh toán cho các chủ nợ trong thời hạn
nhất định và được coi là nguồn vốn của doanh nghiệp. Nguồn vốn này bao gồm:
Nguồn vốn do đi vay và nguồn vốn trong thanh toán nguồn vốn do đi vay gồm các
khoản tiền doanh nghiệp vay của ngân hàng hay vay các đối tượng khác với những
cam kết hay điều kiện nhất định. Nguồn vốn trong thanh toán gồm các khoản mà
doanh nghiệp tạm thời chiếm dụng và sử dụng trong thời gian chưa đến hạn trả tiền
cho chủ nợ như: Tiền thuế phải nộp cho nhà nước, tiền mua hàng, tiền lương và các
khoản phải trả công nhân viên phải trả nội bộ.
IV. NỘI DUNG PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN TRONG DOANH
NGHIỆP.
Khả năng thanh toán được hiểu như khả năng chuyển hoá tiền măt của các tài
sản công ty để đối phó với các khoản nợ đến hạn, thông số khả năng thanh toán còn
được gọi là thông số hoán chuyển tiền mặt vì nó bao hàm khả năng chuyển đổi các
tài khoản thành tiền trong khoảng thời gian ngắn, quy thành một chu kỳ kinh doanh
thường nhỏ hơn hoặc bằng một năm, ý nghĩa chung của thông số này là biểu hiện
khả năng trả nợ bằng cách chỉ ra các quy mô phạm vi tài sản có thể dùng để trang
trải các yêu cầu của chủ nợ với thời gian phù hợp.
1. Phân tích khả năng thanh toán trong ngắn hạn.

Trong quan hệ thanh toán hầu hết tất cả các doanh nghiệp đều thực hiện việc
tài trợ vốn phục vụ cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua việc vay
nợ ngắn hạn và mua chuộng hàng hoá của nhà cung cấp. Tuy nhiên việc tìm nguồn
tài trợ cho quá trình kinh doanh khi doanh nghiệp không đủ vốn để tự tài trợ thường
gặp một số khó khăn sau:
 Việc vay nợ quá nhiều rất nguy hiểm cho doanh nghiệp cho dù thời hạn trả nợ
chưa đến.
 Việc mắc nợ sẽ kéo theo các khoản chi phí phải trả cố định hàng năm chưa

hoàn trả gốc và tiền lãi.
 Khi doanh nghiệp nợ quá nhiều sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp tục đi vay, như
vậy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị đình trệ. Nếu doanh nghiệp đi chiếm
dụng nhiều vốn của nhà cung cấp thì sẽ có nguy cơ mất nguồn tài trợ này, vì nhà
cung cấp sẽ không chịu bán hàng trả chậm cho doanh nghiệp nữa, như vậy uy tín
của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng không tốt. Để đánh giá khả năng thanh toán ngắn
hạn của doanh nghiệp ta dựa vào khả năng hoán chuyển thành tiền các tài sản của
doanh nghiệp.
Hệ số chung có thể đưa ra để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp
như sau:




Số tiền có thể dùng để trả nợ
Khả năng thanh toán =
Số nợ ngắn hạn phải trả

Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn là xem xét lượng tài sản hiện có của
doanh nghiệp có đủ khả năng để trả hết tất cả các khoản nợ đến hạn hay không ? Tài
sản ngắn hạn là tài sản có thời hạn luân chuyển và có thể thu hồi trong vòng một
năm . Nợ ngắn hạn là các khoản nợ có thời hạn thanh toán trong vòng một niên độ
kế toán.
1.1. Tỷ lệ thanh toán hiện hành.
Tỷ lệ thanh toán hiện hành thể hiện mối quan hệ so sánh giữa tài sản ngắn hạn
và các khoản nợ ngắn hạn.


TSLĐ & ĐTNH
được lấy từ loại A, mục I - nguồn vốn mã số 310 của bảng cân đối kế toán .

Tỷ lệ này cho biết cứ một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng bao nhiêu
đồng TSLĐ.Tỷ lệ này cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của
doanh nghiệp có được đảm bảo hay không, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh
nghiệp hoàn toàn đủ khả năng để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
Tuy nhiên tỷ lệ này quá cao cũng không hẳn là tốt, nó chỉ cho thấy sự dồi dào
đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp, nhưng có thể dẫn đến việc quản lý
và sử dụng không hiệu quả các loại tài sản của mình và điều này có thể làm cho tình
hình tài chính của doanh nghiệp không lành mạnh.
Nguyên tắc cơ bản cho thấy tỷ lệ này là 2 : 1, tức là tỷ lệ này bằng 2 thì doanh
nghiệp đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, tình hình tài chính bình
thường. Tuy nhiên sự biến động của tỷ lệ này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và
TSLĐ & ĐTNH

Tỷ lệ thanh toán hiện hành =
Nợ ngắn hạn

điều kiện khác nhau của doanh nghiệp như: Loại hình kinh doanh chu kỳ hoạt động
của doanh nghiệp.
Một tỷ lệ thanh toán hiện hành quá thấp sẽ là gánh nặng cho việc trả các khoản
nợ ngắn hạn, lúc này doanh nghiệp không đủ khả năng để thanh toán các khoản nợ
đến hạn, tình trạng mất khả năng thanh toán có thể xẩy ra.
Khi phân tích chỉ tiêu này cần chú ý loại trừ những tài sản khó hoán chuyển
thành tiền: Nợ phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, hàng tồn kho kém
phẩm chất, các thiệt hại chờ xử lý…Vì thực chất những tài sản này chúng ta khó,
thậm chí không thể sử dụng nó để trả nợ chúng ta không chắc chắn rằng các khoản
nợ khó đòi sẽ đòi được, thời gian đòi được là bao lâu, hàng kém phẩm chất chúng ta
chưa chắc chắn bán được, thậm chí bán hạ giá…
1.2. Tỷ lệ thanh toán nhanh.
Tỷ lệ thanh toán nhanh biểu hiện mối quan hệ so sánh giữa tiền và các khoản
tương đương tiền so với các khoản nợ ngắn hạn. Các khoản tương đương tiền được

xem là những tài sản có tốc độ luân chuyển thành tiền nhanh: Đầu tư tài chính ngắn
hạn, các khoản phải thu ngắn hạn.
Cần lưu ý khi tính chỉ tiêu này cũng nên loại bỏ những tài sản tồn kho, vì đây
là bộ phận phải dự trữ thường xuyên đảm bảo cho quá trình kinh doanh mà giá trị
cũng như thời gian hoán chuyển thành tiền của nó không chắc chắn.




TSLĐ & ĐTNH – Hàng tồn kho
Tỷ lệ thanh toán nhanh =
Nợ ngắn hạn
Tiền + ĐTNH + Nợ phải thu
=
Nợ ngắn hạn


Hàng tồn kho được lấy từ mã số 140 trên Bảng cân đối kế toán. Nợ phải thu
được lấy từ mã số 130 Bảng cân đối kế toán.
Tỷ lệ này thể hiện khả năng trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp, tỷ lệ này cho
thấy có bao nhiêu đồng TSLĐ tài trợ cho 1 đồng nợ ngắn hạn và đánh giá xem có
bao nhiêu đồng TSLĐ có đủ khả năng thanh toán cho một đồng nợ ngắn hạn.
1.3.Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt.
Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt chỉ tính đến các tài sản có khả năng hoán
chuyển thành tiền nhanh nhất, đó là vốn bằng tiền.



Chỉ tiêu vốn bằng tiền được lấy từ loại A mục I – Tài Sản mã số 110.
Tử số trong chỉ tiêu này có thể bao gồm các khoản đầu tư chứng khoán ngắn

hạn, nếu sự chuyển hoá thành tiền của các khoản đầu tư chứng khoán là thuận lợi và
nhanh chóng. Các hệ số trên đây có ý nghĩa riêng biệt của nó, nhưng nó khong cung
cấp được đầy đủ những thông tin cần thiết, trong nhiều trường hợp chỉ tiêu này
không còn ý nghĩa, vì việc xác định thời gian cấp thiết để trả nợ cũng như khả năng
hoán chuyển thành tiền không rõ ràng, không chắc chắn. Thời gian vòng quay vốn
thực sự của nợ ngắn hạn là không thể xác định, cũng như khả năng hoán chuyển
thành tiền của một số tài sản, hàng tồn…rất khó đánh giá.
Chỉ tiêu này đòi hỏi phải có sẵn tiền để thanh toán các khoản nợ bất kỳ thời
điểm nào xem doanh nghiệp có đủ nguồn lực sẵn có để thanh toán khoản nợ hay
Vốn bằng tiền
Tỷ lệ thanh toán bằng tiền =
Nợ ngắn hạn

không. Nguyên tắc cơ bản có thể để đưa ra để đánh giá mức độ thanh toán ngay
bằng tiền mặt là 0,5 : 1, nghĩa là tỷ lệ này phải lớn hơn hoặc bằng 0,5 thì khả năng
thanh toán tức thời mới đảm bảo.
Tuy nhiên tỷ lệ này không được quá cao, vì khi tỷ lệ này quá cao đồng nghĩa
với việc sử dụng không hiệu quả quỹ tiền mặt, doanh nghiệp luôn sẵn tiền để trả nợ,
nhưng thời điểm trả nợ xảy ra không liên tục nguồn tiền sẽ đứng im không vân
động, như vậy sẽ lãng phí
2. Phân tích khả năng thanh toán dài hạn.
Bên cạnh nhữnh chỉ tiêu phân tích khả năng đảm bảo thanh toán ngắn hạn
được trình bày ở phần trên chúng ta cần phải xem xét triển vọng của doanh nghiệp
trong tương lai. Mặc dù việc thanh toán các khoản nợ dài hạn có thời gian trả nợ lâu
hơn các khoản nợ ngắn hạn, doanh nghiệp ít bị sức ép hơn của việc thanh toán các
khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, các khoản nợ dài hạn rồi cũng đến lúc doanh nghiêp
phải chịu thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Để đánh giá khả năng thanh toán dài hạn
của doanh nghiệp ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau:
2.1.Hệ số thanh toán lải nợ vay.
Chỉ tiêu hệ số thanh toán lải nợ vay biểu thị mối quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận

trước thuế và lải nợ vay so với lải nợ vay



Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế được lấy từ mã số 60 trên Báo cáo kết quả kinh
doanh, chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng đảm bảo chi trả lải nợ vay, đối với
LNTT + Lãi nợ vay
Hệ số thanh toán lải nợ vay =
Lãi nợ vay

các khoản nợ dài hạn và mức độ an toàn có thể chấp nhận của người cung cấp tính
dụng.
Khả năng trả nợ lải nợ vay càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao
lợi nhuận tạo ra được sử dụng để thanh toán nợ vay và tạo phần tích luỹ cho quá
trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Qua kinh nghiệm phân tích người ta rút ra rằng: Khi hệ số này lớn hơn 2 thì
doanh nghiệp được đánh giá là có khả năng đảm bảo cho việc thanh toán các khoản
nợ dài hạn. Nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 2 ( khi mà nhỏ hơn hoặc bằng 1 ) chứng tỏ
doanh nghiệp sử dụng vốn không hiệu quả và doanh nghiệp phải sử dụng hết vốn
chủ sở hưu để trả lãi nợ vay. Tuy nhiên vấn đề này còn phụ thuộc vào khả năng tạo
ra lợi nhuận lâu dài của doanh nghiệp và chỉ tiêu này cũng có thể dùng để đánh giá
hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay, tỷ xuất nợ
các doanh nghiệp nhà nước là rất cao có doanh nghiệp lên tới 80% đến 90% đây là
tỷ suất nợ mang quá nhiều rủi ro và vấn đề mất khả năng thanh toán có thể xảy ra,
việc thanh toán lãi vay cũng là một trong những cơ sở để đánh giá khả năng thanh
toán của doanh nghiệp. Tuy nhiên khả năng này xuất phát từ việc doanh nghiệp sủ
dụng hiệu quả vốn vay vào hoạt động sản xuất kinh doanh và nguồn để thanh toán
lãi nợ vay chính là lơi nhuận của doanh nghiệp.
2.2.Tỷ lệ tự tài trợ, tỷ lệ nợ.
Nguồn vốn của doanh nghiệp chủ yếu hình thành từ hai nguồn vốn vay nợ và

nguồn vốn chủ sở hữu.
 Đối với nguồn vốn vay nợ: Thì doanh nghiệp phải cam kết thanh toán với các
chủ nợ gồm nợ gốc và lãi vay nợ theo thời hạn quy định trong hợp đồng.

 Đối với nguồn vốn chủ sở hữu: Doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán
đối với người góp vốn với tư cách là người chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu thể hiện
phần tài trợ của người chủ sở hữu đối với toàn bộ tài sản của doanh nghiệp. Nội
dung phân tích này thể hiện năng lực vốn có của người chủ sở hữu trong việc tài trợ
cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
 Tỷ lệ tự tài trợ.
Tỷ lệ tự tài trợ thể hiện mối quan hệ so sánh giữa nguồn vốn chủ sở hữu với
tổng nguồn vốn doanh nghiệp đang sử dụng.



 Tỷ lệ nợ.
Tỷ lệ nợ biểu mối quan hệ so sánh giữa nợ phải trả với tổng nguồn vốn doanh
nghiệp đang sử dụng.



Tỷ lệ tự tài trợ + tỷ lệ nợ = 1
Nguồn vốn chủ sở hữu được lấy từ mã số 400, loại B. Phần nguồn vốn trên
bảng cân đối kế toán. Tổng nguồn vốn được lấy từ mã số 430 trên bảng cân đối kế
toán. Nợ phải trả được lấy từ mã số 300, loại A. Nguồn vốn trên bảng cân đối kế
toán. Cả hai tỷ lệ này đều cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp,
khi khả năng tự tài trợ cao ( tỷ lệ nợ thấp ) cho thấy năng lực tự chủ về tài chính của
NVCSH
Tỷ lệ tự tài trợ = * 100%
Tổng nguồn vốn

Nợ phải trả
Tỷ lệ nợ = * 100%
Tổng nguồn vốn

doanh nghiệp cao, ít bị sức ép từ các chủ nợ, hầu hết các tài sản của doanh nghiệp
được đầu tư bằng nguồn vốn chủ sở hữu. Và doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi để
tiếp nhận các khoản tín dụng bên ngoài. Ngược lại, khi tỷ lệ nợ càng cao cho thấy
hoat động kinh doanh của doanh nghiêp ngày càng phu thuộc vào các chủ nợ và khả
năng tiếp nhận các khoản nợ vay ngày càng khó khăn hơn, một khi mà tỷ lệ nợ quá
cao doanh nghiệp không đủ nguồn lực tài chính để thanh toán kịp thời các khoản nợ
đến hạn tình trạng mất khả năng thanh toán có thể xảy ra và doanh nghiệp có khả
năng phá sản.

PHẦN II : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ VÀ KHẢ NĂNG THANH
TOÁN Ở CÔNG TY KIM KHÍ VÀ VẬT TƯ TỔNG HỢP MIỀN TRUNG.

I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY KIM KHÍ VÀ VẬT TƯ TỔNG HỢP
MIỀN TRUNG
1. Quá trình hình thành và phát triển và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh
doanh.
1.1. Quá trình hình thành và phát triển.
Công ty Kim Khí & Vật Tư Tổng Hợp Miền Trung được thành lập trên cơ sở
hợp nhất giữa Công Ty Kim Khí Đà Năng và Công Ty Vật Tư Thứ Liệu Đà Nẵng
theo quyết định số 1065 QĐITCCBDT ngày 20/12/1994 và chính thức đưa vào hoạt
động ngày 01/01/1995 theo giấy đăng ký kinh doanh 109669 của uỷ ban kế hoạch
tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng cấp ngày 29/12/1994.

Công Ty Kim Khí & Vật Tư Tổng Hợp Miền Trung đặt trụ sở chính tại 16
Thái Phiên – Đà Nẵng. công ty có tên giao dịch đối ngoại là: Central Viet Nam
Metal And General Materials Company viết tắt là CEVIMETAL. Hoạt động kinh

doanh của công ty thực hiện trong khuôn khổ của pháp luật và chịu sự quản lý trực
tiếp của công ty thép Việt Nam.
Kể từ khi thành lập và đi vào hoạt động cho đến nay công ty đã triển khai được
mạng lưới tiêu thụ trên khắp thị trường Miền Trung, mở các chi nhánh ở thị trường
Miền Nam, Miền Bắc và Tây Nguyên. Doanh số tiêu thụ hàng năm của công ty
ngày càng tăng. Công ty đã và đang duy trì và mở rộng được thị phần, từng bước
tạo được vị thế của mình trên thị trường. Điều đó cũng nhờ vào điều kiện thuận lợi
do sự sát nhập mang lại, cũng như sự nỗ lực cố gắng của toàn thể công ty. Bên cạnh
đó công ty cũng gặp nhiều khó khăn nhất định cũng như bao đơn vị khác, vấn đề
nan giãi hiện nay là tình hình chiếm dụng vốn kéo dài của khách hàng và tình trạng
cạnh tranh quyết liệt trên thương trường. Do tính đặc trưng của mặt hàng và ngành
hàng của công ty nên nhu cầu vốn của công ty rất lớn, trong đó công nợ bị chiếm
dụng cũng không nhỏ dẫn đến giảm kết quả kinh doanh và làm giảm lợi thế cạnh
tranh, làm giảm thị phần. Đây là một vấn đề nan giải của công ty.
Đúng với quá trình chuyển biến của nền kinh tế Quốc Gia, trong những năm
1996 và 1997 thụ trường có nhiều iến động trong giai đoạn này hoạt động kinh
doanh của công ty gặp nhiều khó khăn do sự có mặt của sản phẩm kên doanh thông
qua hệ thống các đại lý tại khu vực Miền Trung. Vì thế công ty đã kinh động tổ
chức kinh doanh thêm các mặt sắt thép sản xuất trong nước của các công ty liên
doanh giữa Việt Nam và nước ngoài. Bên cạnh đó những mặt hàng sắt thép nhập

khẩu từ Liên Xô và Trung Quốc. Mặc dù với nhiều cố gắng đạt mức doanh thu lớn
nhưng trong 2 năm liên tiếp công ty vẫn hoạt động kém hiệu quả. Sang đầu năm
1998 nhà máy cán thép Miền Trung đã đi vào hoạt động , công ty dần dần thay thế
các sản phẩm mua ngoài bằng các sản phẩm sản xuất nên trong năm nay kết quả
hoạt động kinh doanh của công ty có xu hướng khả quan hơn. Sang năm 1999 đến
nay tình hình kinh doanh của công ty thép liên tục tiến triển song cũng gặp nhiều
khó khăn trong vấn đề cạnh tranh và công nợ.
1.2. Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
a> Nội dung hoạt động kinh doanh tại công ty.

Công Ty Kim Khí & Vật Tư Tổng Hợp Miền Trung đi vào hoạt động với chức
năng là quan hệ trực tiếp với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác
nhau trong nước và nước ngoài để tổ chức sản xuất kinh doanh các mặt hàng kim
khí vật tư thứ liệu và vật tư khác. Đồng thời công ty tổ chức sản xuất gia công chế
biến phục hội các sản phẩm từ nguồn nguyên liệu và vật tư thứ liêụ nhằm khai thác
các nguồn vật tư thứ liệu và nhân lực phục vụ cho nhu cậu sản xuất , tiêu dùng trong
nước và xuất khẩu. Ngoài ra công ty còn tổ chức kinh doanh các dịch vụ như nhà
hàng, khách sạn, nhu cầu vật chất.
Xuất phát từ các chức năng hoạt động kinh doanh trên mà nội dung hoạ động
của công ty là tổ chức sản xuất và tiêu dùng trong nước bao gồm:
Tổ chức kinh doanh vật tư kim khí các loại như: thiết bị, phụ tùng, xăm lốp,
bình điện, hoá chất vật tư điện…
Tổ chức gia công chế biến sắt các loại phục vụ nhu cầu sản xuất cf tiêu dùng
trong nước và xuất khẩu.

Tổ chức kinh doanh nhà hàng, khách sạn, cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng
hoá.
b> Đặc điểm mặt hàng kinh doanh.
Hoạt động thương mại chiếm tỷ trọng lớn và mang lại doanh số chủ yếu cho
công ty, chủ yếu là mặt hàng kim khí cụ thể là:
Các loại thép tấm, thép lá dùng trong công nghệ đóng thuyền.
Các loại thép xây dựng
Các loại thứp phế liệu.
Phôi thép nhập từ Liên Xô, Trung Quốc.
hoạt động kinh doanh dịch vụ khách sạn tồn tại nhưng chưa hiệu quả.
c> Đặc điểm nguồn hàng của công ty.
Mặt hàng chủ yếu là các loại thép phục vụ xây dựng, mặt hàng này được cung
cấp từ:
Phía Bắc: Công ty thép Thái Nhuyên, công ty liên doanh Vinausteel, công ty thép
VSC Posco, công ty thép Nasteel Vina và công ty Vinapipe.

Phía Nam: Công ty liên doanh Vina Kyore, công ty thép Miền Trung và một số cơ
sở khác.
Nhập khẩu: Nhập phôi thép từ Liên Xô, Trung Quốc theo khung giá quy định của
công ty thép Việt Nam.
d> Đặc điểm mạng lưới kinh doanh.
Công Ty Kim Khí & Vật Tư Tổng Hợp Miền Trung mở các cơ sở kinh doanh
trên cả 3 miền bắc trung nam và khu vực Tây Nguyên. Hàng hoá được tiêu thụ
thông qua mạng lưới kênh phân phối ở các cửa hàng và văn phòng đại diện.

Hàng hoá của công ty được bán ở thị trường trong nước không có xuất khẩu.
Mạng lưới kinh doanh được tổ chức theo sơ đồ sau:
Quan hệ giữa các công ty và các đơn vị trực thuộc cũng như giữa các đơn vị
này với cấp dưới là quan hệ trực tuyến.
d> Đặc điểm về hoạt động sản xuất của công ty.
Bên cạnh hoạt động kinh doanh thương mại chiếm tỷ trọng lớn và mạng lưới
các cửa hàng, các văn phòng đại diện, các kênh phân phối trên khắp khu vực Miền
Trung và lân cận, công ty còn tiến hành hoạt động sản xuất snả phẩm nhằm thay thế
nguồn hàng mua và nhập. Hoạt động sản xuất của nhà máy còn nhiều hạn chế về
trang thiết bị kỹ thuật, cơ sở vật chất. Sản phẩm làm ta chưa phù hợp và thích nghi
được thị hiếu người tiêu dùng nên về mặt tiêu thụ sản phẩm nay còn hạn chế, chưa
đạt hiệu quả.
Về mặt giá thành sản phẩm, mặc dù định mức tiêu hao nguyên vật liệu đã được
xây dựng nhưng hao hụt thực tế đã vượt xa định mức hao hụt cho phép. Vì vậy chưa
dạt được hiệu quả mong muốn về mặt giá trị thành sản phẩm nên vấn đề đặt ra là
hạn chế được hao hụt nguyên vật liệu trong sản xuất, tiến hành trong bị kỷ thuật,
nâng cao và hoàn thiẹn hơn nữa tay nghề công nhân, trình độ quản lý nhằm mục
tiêu hạ thấp giá thành sản phẩm từng bước thay thế sản phẩm mua và nhập bằng sản
phẩm tự sản xuất.
2. Tổ chức công tác quản lý ở Công Ty Kim Khí & Vật Tư Tổng Hợp Miền Trung.
2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ở công ty.

Bộ máy quản lý tại công ty hiện nay được tổ chức theo cơ cấu hỗn hợp, trực
tuyến tham mưu. Ban lãnh đạo công ty chủ đạo xuống các phòng ban chức năng,

các chi nhánh các xí nghiệp, các cửa hàng…các bộ phận này phối hợp với nhau và
tham mưu cho giám đốc những thông tin kinh tế tài chính.
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý ở công ty.
Chú thích: Quan hệ trực tuyến.
Quan hệ chức năng.
Quan hệ tham mưu.
2.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của ban giám đốc và các phòng ban
chức năng, các chi nhánh và các xí nghiệp trực thuộc.
Giám đốc: Là người trực tiếp điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty và là người chịu trách nhiệm về kết quả cuối cùng của hoạt động snả xuất
kinh doanh ở công ty trước lãnh đạo tổng công ty thép Việt Nam.
Các phó giám đốc: Là người có trách nhiệm giải quyết các công việc trong
phạm vi được giám đốc giao, tham mưu cho giám đốc về mọi lĩnh vực liên quan.
Mỗi phó giám đốc được phân công điều hành một hoặc một số công việc thuộc lĩnh
vực nhất định và chịu trách nhiệm trước giám đốc về những công việc được giao.
Phòng kinh doanh thị trường: Tham mưu cho giám đốc về những biến động thị
trường, trên cơ sở lập báo cáo khả năng về nguồn hàng thị trường cần và đồng thời
vạch ra những chiến lược kinh doanh tổ chức công tác tiếp thị, đẩy mạnh việc mua
vào và bán ra cho công ty. Trực tiếp viết hoá đơn GTGT, phiếu nhập kho, xuất kho
theo tình hình thực tế xảy ra tại công ty.
Phòng tổ chức hành chính: Là phải tham mưu cùng ban giám đốc tổ chức hợp
lý bộ máy hoạt động của công ty, tham mưu các vấn đề về tổ chức nhân sự như chế

độ lương, điều hành cán bộ, phân công quản lý trực nhật…cho các bộ phận trong
công ty.
Phòng kế toán tài chính: Tham mưu cho giám đốc về việc lập kế hoạch tài
chính cho công ty. Phản ánh toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty qua những

con số trên hệ thống sổ sách của công ty, hạch toán theo quy định của nhà nước.
Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc trong các công ty khác hạch toán và lập báo cáo
quyết toán theo đúng quy định, trực tiếp giao dịch với ngân hàng và các tổ chức tài
chính khác.
Phòng kế hoạch đầu tư: Có nhiệm vụ thu thập số liệu, tổng hợp và phân tích
các số liệu thống kê được, trên cơ sở đó tham mưu cho giám đốc về thình hình phát
triển, đưa ra phương án kinh doanh, xây dựng các quy chế qui địnhm dự thảo các
hợp đồng kinh tế, tổ chức công tác pháp chế theo đúng qui định của pháp luật nhà nước.
Các đơn vị trực thuộc.
Các xí nghiệp: Có sơ cấu tổ chức riêng nhưng chịu sự giám sát của công ty về
phương hướng, kế hoạch kinh doanh.
Các chi nhánh:Có nhiệm vụ tiếp cận thị trường, tổ chức nhận hàng từ công ty
về bán buôn, bán lẽ trên thị trường, tim các nhuồn hàng bên ngoài để kinh doanh chi
nhánh tự tổ chức hàng hoá và kinh doanh có lãi, làm đúng theo sự phân công giám
sát của công ty.
Nhà máy cán thép Miền Trung: Làm nhiệm vụ sản xuất gia công các sản phẩm
sắt thép như: đinh, dây, các loại nẹp, thép vằn, thép cuộn…

Khách sạn Phương Nam: Phục vụ cho nhu cầu ăn, ở của cán bộ công nhân viên
trong ngành đến làm việc tại công ty.Ngoài ra còn hoạt động kinh doanh dịch vụ
như cho thuê khách sạn và phục vụ nhu cầu ăn uống ở nhà hàng.
Các kho: Có nhiệm vụ tiếp nhận, bảo quản hàng hoá để cung ứng hàng cho
công ty và các đơn vị nội bộ.
Các cửa hàng: Là nơi tiếp nhận và bán hàng trực tiếp cho khách hàng.
3. Tổ chức công tác kế toán tại công ty.
3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán.
Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo.
Quan hệ phối hợp.
3.2. Chức năng - nhiệm vụ.
Kế toán trưởng: Điều hành toàn bộ công tác chuyên môn về tổ chức, đồng thời

là người trực tiếp tham mưu và trợ lý cho ban giám đốc công ty trong ciệc quyết
định các phương án về kinh doanh, về tổ chức.
Phó phòng kế toán phụ trách tổng hợp: Thay thế kế toán trưởng khi vắng mặt
đồng thời phụ trách công tác tổng hợp quyết toán. Lập các báo cáo kế toán toàn
công ty, các báo cáo tài chính gửi lên công ty và các cơ quan có chức năng theo
quyết định.
Phó phòng phụ trách KHTC – XDCB: Trực tiếp làm công tác tài chính, xây
dựng các kế hoạch tài chính, dự toán vốn cho các dự án đầu tư XDCB theo dõi và
phụ trách một số đơn vị phụ thuộc, xây dựng kế hoạch tổ chức cho các dự án, các
công trình XDCB.

Kế toán ngân hàng: Có nhiệm vụ theo dõi vốn bằng tiền tại ngân hàng, thực
hiện việc vay vốn, thủ tục vay vốn để thanh toán cho các hợp đồng dưới sự uỷ
quyền của giám đốc, kế toán trưởng.
Kế toán tiền mặt: Theo dõi và quản lý quỹ tiền mặt tại công ty, cùng với phó
phòng KHTC xây dựng kế hoạch về chi tiêu tiền mặt để xác định mức tiền quỹ hợp
lý, lập các báo cáo về quỹ tiền mặt.
Kế toán mua hàng, hàng tồn kho, công nợ phải trả: Theo dõi việc mua, nhập
hàng hoá của công ty. Theo dõi hàng hoá nhập kho, lập báo cáo tổng hợp nhập -
xuất - tồn, tính giá của hàng hóa xuất kho, mở các sổ chi tiết để theo dõi và quản lý
hàng hoá, theo dõi tình hình thành toán với nhà cung cấp.
Kế toán thanh toán nội bộ: Theo dõi các khoản phải thu, phải trả giữa văn
phòng công ty và các đơn vị phụ thuộc, giữa côngty và tổng công ty.
Kế toán bán hàng, công nợ phải thu: Theo dõi doanh thu tại văn phòng công
ty, mở các sổ chi tiết theo dõi doanh thu bán hàng, mở các bảng kê theo dõi thình
hình bán hàng đồng thời kế toán bán hàng còn theo dõi quản lý các công nợ phải thu
, lên danh sách chi tiết về khách nợ.
Kế toán TSCĐ và chi phí: Theo dõi phản ánh các nghiệp vụ liên quan đến sự
biến động TSCĐ và tính khấu hao TSCĐ đồng thời tập hợp chi phí phát sinh trong
quá trình kinh doanh của công ty. Lập bảng hân bổ chi phí cho các đối tượng phân

bổ chi phí cho khâu lưu trữ, sản xuất lưu động.
Kế toán tổng hợp văn phòng: Có nhiệm vụ kiểm tra, xử lý tổng hợp số liệu từ
các phần hành kế toán văn phòng, cập nhật các phiếu kế toán để xử lý các bút toán
công nợ để xử lý tạo ra các báo cáo văn phòng.

Kế toán các đơn vị phụ thuộc: Các chi nhánh, các xí nghiệp và nhà máy cán
thép là các đơn vị hạch toán phụ thuộc, kế toán tại các đơn vị phụ thuộc có nhiệm
vụ tập hợp và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào các sổ sách kiên quan
về văn phòng công ty để lên báo cáo tổng hợp cho toàn công ty.
3.3. Tình hình kế toán áp dụng tại công ty.
Ghi chú: Ghi hàng ngày.
Ghi định kỳ.
Đối chiếu.
Do đặc điểm tổ chức mạng lưới kinh doanh tại công ty quy mô lớn lại phân
bổ trên nhiều khu vực khác nhau do đó để tổ chức công tác kế toán được tốt công ty
đã áp dụng hình thức kế toán, nhật ký chứng từ. Hình thức này có các loại sổ sau:
Các bảng kê, sổ nhật ký chứng từ, sổ chi tiết, sổ cái, các bảng phân bổ chi phí, các
bảng báo cáo tổng hợp.
Trình tự ghi sổ tại công ty: Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc phát sinh
tại công ty và các chứng từ cửa hàng gửi lên, kế toán cập nhật các dữ liệu cần thiết
vào máy vi tính. Máy sẽ tự động xử lý dữ liệu và chuyễn dữ liệu vào các sổ chi tiết
bảng kê thích hợp. Cuối tháng từ các bảng kê, các sổ chi tiết và các nhật ký chứng
từ tương ứng. Từ nhật ký chứng từ máy chuyển các số liệu vào sổ cái các tài khoản.
Cuối quý căn cứ vào số liệu đã tổng hợp và các báo cáo kế toán của các đơn vị phụ
thuộc gửi lên kế toán xử lý và lập ra các báo cáo kế toán cho toàn công ty.
4. Đánh giá khái quát tình hình tài chính ở công ty.
BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU TÀI SẢN
Chỉ tiêu 2001 2002 2003
Chênh lệch
% theo qui mô

chung

H1(4)
(2-1)
H2(5)
(3-2)
T1%
4/1
T2%
5/2
2001 2002 2003
TSLĐ&ĐTNH

Vốn bằng tiền

ĐTNH

Các k. phải thu
Hàng tồn kho
TSLĐ khác

TSCĐ&ĐTDH

TSCĐ
ĐTDH

C.phíXDCBDD
K.ký quỹ DH

212.233

7.113
0
157.177
43.161
4.782
17.786
16.965
653
186
0

246.086
26.597
0
153.922
48.340
17.227
16.544
15.891
653
0
0

359.337
6.354
0
208.019
141.515
3.449
18.860

18.101
759
0
0

33.853
19.484
0
-3.255
5.179
12.445
-1.242
-1.074
0
-186
0

113.251
-20.243
0
54.097
93.175
-13.778
2.316
2.210
106
0
0

16

274
-
2,07
12
206,2
-7
-6,3
0
-100
-

64,02
-76,1
-

35,14
192,75
-80
14
14
10,32
-

-

92,27
3,09
-
68,3
18,76

2,08
7,73
7,4
0,28
0,7
-

93,7
10,13
-
85,6
18,7
6,6
6,3
6,05
0,28
-
-

95
1,7
-
55
37,4
0,9
5
48
0,2
-
-


Tổng
230.019

262.630

378.197

23.611

115.567

9

78,02

100

100

100


Qua bảng phân tích cho thấy: Quy mô của công ty tăng liên tục trong 3 năm
qua. Tổng tài sản 2002 tăng lên so với 2001 là 32.611 triệu đồng (14,17%) năm
2003 tăng lên so với 2002 là 115.567 triệu đồng (44%). Sự gia tăng này gắn liền với
sự gia tăng đầu tư cơ sở vật chất và tài sản lưu động nhưng trong đó TSLĐ tăng
nhiều nhất. Để phân tích rõ hơn tình hình biến động TS cần xem xét biến động của
từng loại TS .
TSCĐ & ĐTDH quy mô gia tăng chủ yếu là do nâng cấp sữa chữa tài sản cố

định ở nhà máy cán thép Miền Trung và đầu tư mua trái phiếu chính phủ. Tuy nhiên
tỷ lệ tăng không đáng kể. Biến động về TSCĐ trong bảng phân tích trên cũng giải
thích tỷ trọng TSCĐ từ 7,73% đầu năn 2002 giảm xuống còn 5% cuối năm 2003
không phải là do quy mô TSCĐ giảm mà do tốc độ tăng tài sản nói chung.

×