Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

MỘT SỐ KINH NGHIỆM LỒNG GHÉP KIẾN THỨC GIÁO DỤC GIỚI TÍNH TRONG GIẢNG DẠY MÔN SINH HỌC LỚP 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.57 KB, 19 trang )

Một số kinh nghiệm lồng ghép kiến thức giáo dục giới tính trong giảng dạy môn sinh học lớp 11
Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh 1 GV: Dương Thị Oanh
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỮU CẢNH
  
Mã số:………….


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KINH NGHIỆM LỒNG GHÉP
KIẾN THỨC GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
TRONG GIẢNG DẠY MÔN SINH HỌC LỚP 11

Người thực hiện: Dương Thị Oanh
Lĩnh vực nghiên cứu:
Quản lí giáo dục…………………….
Phương pháp giảng dạy bộ môn…....
Phương pháp giáo dục…….…….….
Lĩnh vực khác…………………........
Có đính kèm:
 Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác
Năm học 2010 – 2011
Một số kinh nghiệm lồng ghép kiến thức giáo dục giới tính trong giảng dạy môn sinh học lớp 11
Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh 2 GV: Dương Thị Oanh
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN:
1. Họ và tên: Dương Thị Oanh
2. Ngày 28 tháng 6 năm 1968
3. Giới tính: Nữ
4. Địa chỉ:
- Cơ quan: Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh – Long Bình Tân – Biên Hòa


- Nhà riêng: B7/N4 – Khu phố 2 – Phường Long Bình Tân – Biên Hòa –
Đồng Nai
5. Điện thoại: 0918608870
6 . Chức vụ: Chủ tịch Công đoàn; giáo viên
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO:
1. Học vị : Cử nhân
2. Chuyên nghành: sinh học
3. Năm vào nghành: 1991
III. CÁC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TRONG NHỮNG NĂM GẦN
ĐÂY:
1. Năm học 2006 – 2007: Phương pháp dạy và học hợp tác trong nhóm nhỏ áp
dụng vào chương II: “Cấu trúc của tế bào ”– Sinh 10 chương trình nâng cao.
2. Năm học 2007 – 2008: Suy nghĩ về phương pháp đánh giá, kiểm tra kết quả
học tập của học sinh bằng trắc nghiệm khách quan.
3. Năm học 2008 – 2009: Một số ý kiến đóng góp vào phương pháp chủ
nhiệm.
4. Năm học 2009 – 2010: Áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng
dạy chương III: sinh trưởng và phát triển” – Sinh 11 chương trình nâng cao.
5. Năm học 2010 – 2011: Một số kinh nghiệm lồng ghép kiến thức giáo dục
giới tính trong giảng dạy môn sinh học lớp 11.
Một số kinh nghiệm lồng ghép kiến thức giáo dục giới tính trong giảng dạy môn sinh học lớp 11
Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh 3 GV: Dương Thị Oanh
MỤC LỤC
I. Lí do chọn đề tài ................................................................Trang 1
II. Thực trạng trước khi thực hiện các giải pháp ....................Trang 2
III. Nội dung:
1. Cơ sở lí luận ..................................................................Trang 4
2. Nội dung biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài..Trang 6
IV. Kết quả ………………………………………………… Trang 13
V. Bài học kinh nghiệm – kiến nghị……………………… . Trang 13

VI. Kết luận.............................................................................Trang 14
VII. Tài liệu tham khảo...........................................................Trang 14


Một số kinh nghiệm lồng ghép kiến thức giáo dục giới tính trong giảng dạy môn sinh học lớp 11
Tên sáng kiến kinh nghiệm:
MỘT SỐ KINH NGHIỆM LỒNG GHÉP KIẾN THỨC
GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
TRONG GIẢNG DẠY MÔN SINH HỌC LỚP 11
- - - - - * * * - - - - -
I – LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Theo qui luật tự nhiên, mọi sinh vật không ngừng phát triển và thay đổi. Con người cũng
vậy. Kể từ khi chào đời, cơ thể ngày ngày lớn lên, trí tuệ ngày càng thêm sâu sắc. Có
một khoảng thời gian đặc biệt mà các em có những bước phát triển nhảy vọt về cả thể
chất lẫn tâm hồn, giai đoạn này kéo dài trong vài năm, biến các cô bé, cậu bé trở thành
những cô gái, chàng trai. Đây là giai đoạn rất quan trọng đánh dấu sự hình thành giới
tính và nhân cách của mỗi con người , và được gọi là “giai đoạn dậy thì ”.
Sức khỏe sinh sản của các em lúc này đứng trước nhiều mối đe dọa nghiêm trọng . Nếu
không được hướng dẫn, chăm sóc một cách đúng đắn, hai nguy cơ lớn nhất ảnh hưởng
đến sức khỏe sinh sản của các em là tình trạng có thai sớm và tình trạng nhiễm
bệnh lây truyền qua đường tình dục trong đó HIV/ AIDS là bệnh lây truyền qua
đường tình dục rất nguy hiểm, nó không phải là bệnh riêng của người làm nghề mại dâm
hay tiêm chích ma túy, mà nó có thể gõ cửa từng nhà, nếu ta không biết cách đề phòng.
Giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản phải bắt đầu bằng giáo dục từ gia đình, vai trò
của cha mẹ, truyền thống, đạo đức, luật pháp của quốc gia, sau đó là kiến thức cơ bản về
cơ thể học, sinh lý học, các thông tin về tình dục và sinh sản cơ bản.
Muốn thực hiện được điều đó thì việc phổ biến các kiến thức chuyên môn về cơ thể học,
sinh lý học, tâm lý học và các quan điểm về đời sống tình dục phải được trình bày một
cách công khai.
Giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản hiện nay đã trở thành một nhu cầu cấp bách của

xã hội. Trong nhà trường giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản chưa được đưa vào dạy
một cách công khai, có bài bản; mới chỉ dừng ở mức lồng ghép vào một số tiết của một
số môn học, chỉ có tính cung cấp cho học sinh thông tin về dân số và sức khỏe sinh sản,
các biện pháp sinh hoạt tình dục an toàn để tránh lây nhiễm HIV. Còn ngoài xã hội,
trong các cơ sở tôn giáo, trong các câu lạc bộ hôn nhân và gia đình chỉ nói một cách mơ
hồ chưa giám trình bày một rõ ràng khoa học đó không phải là giáo dục giới tính đích
thực.
Trong các môn học có thể nói sinh học là môn dễ lồng ghép những kiến thức cơ bản về
việc giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản giúp các em có ý thức bảo vệ cơ thể, sống
lành mạnh.
Trong các năm học qua để giáo dục học sinh có thức bảo vệ sức khỏe tốt, trong các tiết
dạy có kiến thức liên quan tôi đã chú ý lồng ghép vấn đề này vào trong bài dạy, tôi nhận
thấy đã đạt được một số hiệu quả nhất định với hy vọng góp phần nâng cao được ý thức
cho học sinh tự bảo vệ cơ thể mình từ đó có ý thức bảo vệ bản thân và gia đình thông
qua môn học. Với mong muốn giúp học sinh tích cực và chủ động trong việc tiếp thu
chủ đề này, để các em có thể tự giải đáp những tò mò, thắc mắc của bản thân đồng thời
có những hành trang cần thiết cho việc chăm sóc sức khỏe bản thân, tôi đã tìm hiểu thu
thập thông tin, sử dụng một số phương pháp, phương tiện dạy học lồng ghép nhằm khai
thác có hiệu quả nội dung giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản cho học sinh khi giảng
dạy môn sinh lớp 11 Cơ bản.
II - THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI:
Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh 4 GV: Dương Thị Oanh
Một số kinh nghiệm lồng ghép kiến thức giáo dục giới tính trong giảng dạy môn sinh học lớp 11
1. Thực trạng về giáo dục giới tính, sinh sản sức khoẻ vị thành niên, tình dục an
toàn trong nhà trường THPT:
- Việc đưa giáo dục giới tính vào trường học là điều đã được thừa nhận. Nhưng hầu hết
các trường THPT đều lúng túng khi đưa giáo dục giới tính vào giảng dạy. Các trường
đều chọn giải pháp là lồng ghép hoặc ngoại khoá. Các giáo viên thiếu kiến thức chuyên
môn, thiếu kĩ năng giảng dạy về vấn đề nhạy cảm này. Cũng chưa có trường nào xây
dựng được chuẩn kiến thức chung về vấn đề này khi dạy lồng ghép. Nếu dạy thì cũng

chỉ thiên về lí thuyết còn thực hành thì bỏ ngỏ. Về giáo cụ trực quan là không có, giáo
viên không được tập huấn kĩ càng để giảng dạy về vấn đề giới tính.
- Trách nhiệm này hiện nay có lẽ giáo viên sinh học được mong đợi nhiều nhất. Tuy
nhiên dạy thế nào thì giáo viên phải tự biên tự diễn. Không có hướng dẫn cụ thể không
ai kiểm tra, đánh giá công tác này. Hậu quả của việc này dẫn đến học sinh thu nhận một
lượng kiến thức rời rạc, chắp vá. Bản thân các em đã nhận được kiến thức từ thông tin
đại chúng, trong khi cần một người tổng hợp, đưa ra những kiến thức có tính cơ bản,
tổng quát thì chúng ta chỉ có thể cung cấp cho các em kiến thức lồng ghép, không hệ
thống, thiếu thực hành nặng về lý thuyết. Bởi vậy bài toán giáo dục giới tính trong
trường THPT chưa có lời giải đáp thích đáng.
- Giáo dục giới tính là giáo dục kĩ năng sống. Khi giáo dục kĩ năng sống đòi hỏi có
những kĩ năng riêng thì mới đạt hiệu quả cao. Hầu hết các giáo viên THPT hiện nay
chưa được đào tạo kĩ năng này một cách chuyên nghiệp. Điều này dẫn tới hậu quả là
giáo viên né tránh hoặc khi giảng dạy không mang lại hứng thú cho học sinh. Đặc biệt
các giáo viên trẻ thường bỏ qua khi mà chưa có qui định nào bắt buộc phải dạy giáo dục
giới tính trong từng bài học cụ thể.
- Các cấp lãnh đạo cũng bỏ ngỏ khâu quản lí theo dõi giáo dục giới tính. Chưa có tổng
kết, đánh giá về hoạt động này trong nhà trường một cách chính xác, sát thực. Dạy lồng
ghép chỉ là phương án tạm thời, rất cần thiết có những chương bài chi tiết, cụ thể, phù
hợp về giáo dục giới tính. Rất cần thiết đào tạo một đội ngũ giáo viên chuyên nghiệp,
được trang bị đầy đủ kĩ năng, kiến thức, nắm bắt được tâm lí học sinh để thực hiện các
bài dạy giáo dục giới tính, giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên, tình dục an toàn một
cách hiệu quả.
2. Thực trạng về hiểu biết giới tính, sức khoẻ sinh sản vị thành niên, tình dục an
toàn của học sinh trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh:
- Tháng 11 năm 2010 vừa qua trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh tổ chức cho 28 lớp thi
tìm hiểu kiến thức sinh sản vị thành niên, cùng đồng hành với học sinh trong suốt cuộc
thi với vai trò hỗ trợ kiến thức và là thành viên của ban giám khảo, tôi nhận thấy các em
hầu như không được trang bị kiến thức về kĩ năng sống cũng như tình dục an toàn. Các
tiểu phẩm tham gia đều kết thúc bằng việc thiếu hiểu biết về an toàn tình dục nên có thai

ngoài ý muốn; khi có thai người mà các em cần đến để chia sẻ đầu tiên là bạn bè, chỉ có
1/ 28 tiểu phẩm là xuất hiện vai trò của giáo viên chủ nhiệm; 4/ 28 xuất hiện vai trò của
mẹ nhưng chỉ là “la mắng”, từ thực tế này cho thấy vai trò giáo viên, gia đình trong việc
giáo dục giới tính cho các em rất hạn chế, các em chưa tin tưởng để chia sẻ những vương
mắc đầu đời về giới tính, an toàn tình dục.
3. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề tài:
Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh 5 GV: Dương Thị Oanh
Một số kinh nghiệm lồng ghép kiến thức giáo dục giới tính trong giảng dạy môn sinh học lớp 11
a. Thuận lợi:
- So với các bộ môn khác môn sinh là bộ môn có nhiều kiến thức liên quan tới giáo dục
giới tính, sức khỏe sinh sản.
- Ứng dụng CNTT trong giảng dạy cho phép cặp nhật nhiều thông tin cũng như hình ảnh
minh họa cho bài dạy.
- Bản thân tôi là một giáo viên nữ, lớn tuổi, có gia đình nên việc giảng dạy kiến thức
sinh sản dễ dàng tự nhiên, học sinh tin tưởng.
b. Khó khăn:
- Hiện nay, trong chương trình đào tạo của Việt Nam, vấn đề giáo dục giới tính cho học
sinh chưa được quan tâm đúng mức. Chưa hề có môn giáo dục giới tính được đưa vào
nội dung giảng dạy. Vấn đề này được lồng ghép vào một số nội dung của môt số bài
trong môn sinh học, môn giáo dục công dân, môn địa lí. Tuy nhiên, những nội dung đó
vẫn còn chung chung, chưa đáp ứng được nhu cầu hiểu biết và sự cần thiết phải nắm
vững các kiến thức về giới tính của các em học sinh.
- Thái độ của các em khi nói đến những vấn đề liên quan đến giới tính còn khá dè dặt,
các em chưa hề mạnh dạn trong quá trình tìm hiểu hay tiếp thu những kiến thức đó.
Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên chuyên trách về những vấn đề này hầu như chưa trường
nào có. Các hoạt động giáo dục của nhà trường chỉ dùng lại ở một số buổi nói chuyện
với các chuyên gia về một số vấn đề sức khoẻ giới tính, phòng chống HIV/AIDS...Các
giáo viên giảng dạy các bộ môn khi đề cập đến việc dạy các kiến thức về giới tính cho
các em, một số người còn nói rằng: Giáo viên nói ra những vấn đề đó còn cảm thấy
ngượng nữa là các em học sinh.

- Xã hội hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này nên hay không nên đưa
chương trình giáo dục sức khoẻ giới tính vào chương trình giáo dục PTTH. Có ý kiến
cho rằng: không nên vẽ đường cho hươu chạy, ý khác lại cho rằng: Thà vẽ đường cho
hươu chạy còn hơn để con em chúng ta lao xuống vực. Vấn đề lớn được đặt ra ở đây là
làm thế nào để lấp lỗ hổng trong công tác giáo dục giới tính cho các em đang ở giai
đoạn vị thành niên.
Theo ý kiến của cá nhân tôi, việc cần thiết phải trang bị cho các em các kiến thức về vấn
đề giới tính là không cần phải bàn cãi. Tuy nhiên, không nên quá tham lam để đưa quá
nhiều nội dung giáo dục giới tính trong một tiết học, chỉ nên làm sao việc giáo dục giới
tính diễn ra một cách nhẹ nhàng và đều đặn qua các tiết học.
4. Số liệu thống kê:
Tiến hành khảo sát kiến thức cơ bản vê sức khỏe sinh sản vị thành niên trước khi thực
hiện đề tài ở 4 lớp 11 A (1, 2, 6,7) tại trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh với 10 câu hỏi
sau:
Câu 1: Vị thành niên gồm các giai đoạn nào sau đây:
a. Từ khi sinh ra đến tuổi dây thì.
b. 3 giai đoạn: từ 10 – 13 tuổi; từ 14 – 16 tuổi; từ 17 – 19 tuổi
c. Cả 2 ý trên đều đúng.
Câu 2: Giai đoạn từ 16 tuổi đến 19 tuổi cấu tạo sinh lí có đặc điểm:
a. Cơ thể trưởng thành, con gái hầu hết có kinh; con trai “chín về sinh dục”.
b. Lớn nhanh.
c. Hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp; có kinh( ở nữ), sinh tinh (ở nam).
Câu 3: Nếu quan hệ tình dục có giao hợp ở tuổi vị thành niên sẽ:
a. Không gây hậu quả vì cơ quan sinh dục chưa phát triển đầy đủ.
b. Có thai vì ở nữ trứng đã chín và rụng; ở nam đã hình thành tinh trùng.
Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh 6 GV: Dương Thị Oanh
Một số kinh nghiệm lồng ghép kiến thức giáo dục giới tính trong giảng dạy môn sinh học lớp 11
c. Cả 2 ý trên đều đúng.
Câu 4: Tình yêu là gì?
a. Là tình bạn thân thiết giữa một người nam và một người nữ.

b. Là tình thương mến sâu sắc, sự hòa hợp giữa hai người khác giới.
c. Là tình cảm giữa hai người không phân biệt giới tính.
Câu 5: Điểm khác biệt giữa tình bạn cùng giới và khác giới là:
a. Tình bạn giữa bạn nam và bạn nữ.
b. Có sự chân thành tin cậy, đồng cảm sâu sắc.
c. Có một khoảng cách tế nhị, không dễ biểu lộ thân mật gần gũi,
Câu 6: Thế nào là tình dục an toàn?
a. Thỏa mãn nhu cầu sinh lý.
b. Đảm bảo không nhiễm các bệnh lây lan qua đường tình dục, không gây tổn
thương cơ quan sinh dục.
c. Cả hai đều đúng.
Câu 7: Chu kỳ kinh nguyệt của một người phụ nữ:
a. Thay đổi từ 21 đến 35 ngày.
b. Chính xác 28 ngày.
c. Có một chu kỳ.
Câu 8: Bạn hãy cho biết, HIV không lây qua con đường nào sau đây?
a. Đường tình dục.
b. Giao tiếp thông thường ( ôm hôn, bắt tay…).
c. Lây từ mẹ nhiễm HIV sang con.
Câu 9: Bạn hãy cho biết, ở nước ta hiện nay tỷ lệ nhiễm HIV cao nhất nằm trong độ
tuổi nào?
a. Dưới 20 tuổi.
b. Từ 20- 29 tuổi.
c. Từ 30- 39 tuổi
Câu 10: Tác hại của việc mang thai ở tuổi vị thành niên:
a. Ảnh hưởng tới sức khỏe, tâm sinh li
b. Ảnh hưởng tới kinh tế xã hội, tương lai của bản thân.
c. Cả 2 ý trên đều đúng.
Kết quả khảo sát: (tính theo tỷ lệ %)
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Đúng 38,2 43,1 39,3 11,6 29,1 39 47,7 88,7 72,8 59,4
Sai 61,8 56,9 60,7 88,4 70,9 61 52,2 11,3 27,2 40,6
III - NỘI DUNG ĐỀ TÀI:
1 – Cơ sở lí luận:
1.1 Những kiến thức cơ bản về giáo dục giới tính cần cung cấp cho học sinh ở
trường THPT:
- Giáo dục những hiểu biết về tâm lý, sinh lý, vệ sinh tuổi dậy thì, những biến đổi và
khác biệt về tính cách em trai em gái do các hocmon từ các tuyến sinh dục gây ra.
- Giáo dục kỹ năng giao tiếp ứng xử trong quan hệ giữa bạn trai, bạn gái ở tuổi vị thành
niên với cha mẹ, anh em trong gia đình.
- Hiểu biết sâu sắc các giá trị của tình bạn, tình yêu, hiểu biết những thất bại tâm lý và
các nguy hại lâu dài phải gánh chịu nếu vượt qua trái cấm.
- Giáo dục bạn trai biết tự trọng, tôn trọng bảo vệ bạn gái, có bản lĩnh, biết tự kiềm chế
để chứng minh cho một tình yêu lành mạnh nếu nó chớm nở.
Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh 7 GV: Dương Thị Oanh

×