Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Giáo án Sinh học lớp 6 : Tên bài dạy : RÊU - CÂY RÊU doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.36 KB, 6 trang )

RÊU - CÂY RÊU
I/Mục tiêu: Sau bài này, HS phải:
 HS nêu rõ được đặc điểm cấu tạo của rêu , phân biệt rêu với tảo và
cây có hoa .
 Hiểu được rêu sinh sản bằng gì và túi bào tử cũng là cơ quan sinh sản
của rêu .
 Thấy đuợc vaio trò của rêu trong tự nhiên .
II/Đồ dùng dạy học:
 GV : Mẫu vật : cây rêu; Tranh : Cây rêu và cây rêu mang túi bào
tử; Dụng cụ : kính lúp
 HS : Cây rêu
III/Tiến trình dạy học:
+Hoạt động 1: Tìm hiểu rêu sống ở đâu ?
 Mục tiêu: HS phát biểu nơi sống của rêu, đặc điểm bên ngoài →
Rêu sống nơi ẩm ướt
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
 Giới thiệu 1 số loài rêu
 Nhận xét môi trường sống của một
số loài rêu ?
 Rêu mọc đơn độc hay từng đám ?
GV : so sánh môi trường sống giữa
rêu và tảo ?
HS nêu nơi sống của rêu.

HS nêu được Rêu thường sống
thành đám, những nơi ẩm ướt.

→ Rêu sống trên cạn; tảo sống
trong nước.
*Tiểu kết: Rêu sống trên cạn, những nơi ẩm ướt như: Chân tường, trên


đất hay trên thân các cây gỗ to…
+Hoạt động 2: Quan sát cây rêu
 Mục tiêu: Phân biệt được các bộ phận của cây rêu và đặc điểm
chính của mỗi bộ phận.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
-GV : giới hướng dẫn HS cách tách
một hoặc hai cây rêu ra để quan sát dưới
kính lúp
- Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo cơ quan
HS : quan sát cây rêu dưới kính lúp
kết hợp đối chiếu hình 38.1 sgk để
nhận biết các bộ phận của cây rêu
HS lên ghi chú tranh câm .
dinh dưỡng
- quan sát đặc điểm cấu tạo của rễ , thân
, lá và đọc sgk/126 để hoàn thành phiếu
học tập :
Loại
cây
Thân Lá Rễ
Tảo
Rêu
Cây có
hoa

GV diễn giảng đặc điểm cơ quan sinh
dưỡng của rêu trên tranh
 Cơ quan sinh dưỡng của rêu gồm
những bộ phận nào ?
Tại sao rễ của cây rêu chỉ được xem là

rễ giả ?
Vậy rễ thật có cấu tạo như thế nào ?
HS xác định : các bộ phận làm
nhiệm vụ dinh dưỡng , các bộ phận
làm nhiệm vụ sinh sản
HS : thảo luận nhóm theo nội dung
phiếu học tập.
Đại diện nhóm thông báo kết quả
thảo luận
Các nhóm khác nhận xét , bổ sung









Qua kết quả trên ta thấy cây rêu và cây
có hoa giống và khác nhau ở những
điểm nào ?
Do những đặc điểm nào về cấu tạo mà
rêu chỉ mọc được ở những nơi ẩm ướt
và không vươn cao được ?
So với tảo rêu có điểm gì tiến hoá hơn
mà được xếp vào nhóm thực vật bậc cao
?
(Giống : đã phân hoá thành rễ ,
thân và lá

Khác : Rêu : thân , lá , rễ chưa có
mạch dẫn
Đậu : thân , lá , rễ có mạch
dẫn)
HS tự rút ra những đặc điểm chính
trong cấu tạo cây rêu.
*Tiểu kết: Thân ngắn không phân cành
Lá nhỏ, mỏng
Rễ giả có khả năng hút nước
Chưa có mạch dẫn.
 Hoạt động 3 : Túi bào tử và sự phát triển của cây rêu
+Mục tiêu: Biết được rêu sinh sản bằng bào tử và túi bào tử là cơ quan
sinh sản nằm ở ngọn rêu
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
GV yêu cầu HS quan sát tranh cây
rêu có túi bào tử phân biệt các
phần của túi bào tử (Túi bài tử có 2
phần mũ ở trên và cuống ở dưới
,trong túi có bào tử )
GV yêu cầu HS quan sát tiếp H.
38.2 và đọc 
Thảo luận theo nội dung :
 Cơ quan sinh sản của rêu là bộ
phận nào ?
 Rêu sinh sản bằng gì ?
 Trình bày sự phát triển của rêu ?
Quá trình hình thành bào tử diển ra
như thế nào
HS quan sát tiếp H. 38.2 và đọc 
Thảo luận theo yêu cầu của GV.

Đại diện nhóm thông báo kết quả
thảo luận , các nhóm khác nhận xét
bổ sung .


*Tiểu kết: Cơ quan sinh sản là túi bào tử nằm ở ngọn cây.
Rêu sinh sản bằng bào tử. Bào tử chín rơi xuống đất → gặp
đất ẩm → nảy mầm thành cây rêu con.
 Hoạt động 4: Vai trò của rêu
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
-GV yêu cầu HS đọc đoạn  mục
4 → trả lời câu hỏi: Rêu có lợi ích
gì?
-GV giảng giải thêm : Hình thành
đất, Tạo than…
HS đọc thông tin → tự rút ra vai
trò của rêu.
Tiểu kết: Vai trò của rêu (sgk)
IV/Kiểm tra, đánh giá :
*Vài HS đọc phần kết luận ở SGK
HS làm bài tập điền từ SGV
V/Dặn dò:
 Học bài theo nội dung bài ghi và SGK.
 Trả lời các câu hỏi 1, 2 tr.127 ở SGK.
 Chuẩn bị trước bài Quyết – Cây dương xỉ. Chuẩn bị một số
cây dương xỉ già.

×