Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Báo cáo khoa học: "Một số giải pháp thu hút và quản lý vốn đầu t- xây dựng giao thông" potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.12 KB, 3 trang )


Một số giải pháp thu hút v quản lý
vốn đầu t xây dựng giao thông

ThS. tạ văn trọng
Trờng Cao đẳng Giao thông Vận tải III

Tóm tắt: Bi báo trình by các kết quả nghiên cứu thực trạng đầu t xây dựng giao thông
v đề ra các giải pháp để thu hút v quản lý vốn đầu t xây dựng giao thông.
Summary: The article researchs on the real situation of investment in transport
construction and proposes some solutions to attract and manage investment.
Phát triển hạ tầng giao thông là nhân tố
tất yếu đáp ứng nhu cầu phát triển của một
nền kinh tế. Do vậy, trong những năm vừa qua
Nhà nớc đã quan tâm rất nhiều đến phát
triển cơ sở hạ tầng giao thông, đặc biệt ở các
khu đô thị lớn và các khu công nghiệp tập
trung
Cơ sở hạ tầng giao thông đô thị đáp ứng
nhu cầu giao thông của ngời dân và kích
thích nhu cầu về giao thơng vận chuyển
hàng hoá phát triển. Quá trình phát triển đô thị
gắn liền với sự phát triển của hạ tầng giao
thông đó là điều tất yếu và cần thiết, chính vì
thế trong nhiều năm qua Nhà nớc đã huy
động vốn đầu t phát triển mạng lới giao
thông theo nhiều phơng thức khác nhau nh:
Nhà nớc trực tiếp đầu t từ nguồn vốn ngân
sách; áp dụng phơng thức xây dựng - khai
thác - chuyển giao (BOT); Nhà nớc và nhân
dân cùng làm; thực hiện các dự án ODA Kết


quả là hạ tầng kỹ thuật Giao thông vận tải
đợc cải thiện, mạng lới đờng đợc mở rộng
và nâng cấp. Hệ thống cảng biển, sân bay
đợc phát triển. Hệ thống giao thông đô thị
đợc mở rộng và hiện đại hoá, góp phần tăng
thêm cảnh quan, cải thiện bộ mặt đô thị của
một quốc gia đang phát triển.
Việc phát triển các công trình giao thông
ở các khu công nghiệp, khu chế xuất đã thúc
đẩy mạnh mẽ quá trình thu hút vốn đầu t vào
khu công nghiệp của các doanh nghiệp trong
nớc cũng nh doanh nghiệp đầu t nớc
ngoài, góp phần đáng kể và tích cực đến tình
hình kinh tế - xã hội của quốc gia nh: tạo
thêm nhiều việc làm cho xã hội, đóng góp vào
sự tăng trởng tổng sản phẩm quốc nội(GDP)
của quốc gia, tạo cơ hội cho các doanh
nghiệp tiếp cận công nghệ sản xuất và quản
lý tiên tiến trên thế giới, tạo quan hệ giao
thơng và nâng tầm quan hệ quốc tế của đất
nớc
Ngợc lại đến lợt mình, quá trình phát
triển kinh tế không những mang lại lợi ích về
mặt kinh tế cho một quốc gia, nâng cao mức
sống cho ngời dân, mà còn tạo ra nhiều
nguồn vốn đầu t cho các công trình giao
thông. Đầu t xây dựng giao thông luôn là đòn
bẩy để phát triển kinh tế, phát triển kinh tế hỗ
trợ đắc lực nguồn vốn cho phát triển giao
thông; hai vấn đề này có mối quan hệ tơng

hỗ lẫn nhau.
Tuy nhiên, thực tế xây dựng các công
trình giao thông cha thật sự đáp ứng với nhu
cầu phát triển kinh tế lâu dài và bền vững của
đất nớc. Nguyên nhân chủ yếu là do nguồn
vốn đầu t cho các công trình giao thông còn
hạn chế, cơ chế quản lý và sử dụng vốn đầu

t cha thật sự hiệu quả.
Về vốn đầu t: nguồn vốn đầu t xây
dựng công trình giao thông cha đủ khả năng
đáp ứng nhu cầu cần thiết phát triển.Vốn đầu
t từ ngân sách còn quá ít là do nguồn ngân
sách của quốc gia rất hạn chế, trong khi còn
phải chi tiêu đáp ứng nhu cầu về giáo dục, y
tế, quốc phòng cũng là những vấn đề rất cần
thiết. Khả năng đầu t vốn của các doanh
nghiệp xây dựng công trình giao thông trong
nớc cũng gặp nhiều khó khăn, hầu hết có
quy mô vừa và nhỏ, nhiều công trình thực hiện
chậm tiến độ, ảnh hởng rất lớn đến kế hoạch
tài chính của doanh nghiệp, môi trờng đầu t
và an sinh xã hội
Nguồn vốn đầu t xây dựng giao thông
đang là vấn đề nan giải và nhiều khó khăn,
trong khi đó luôn xảy ra tình trạng thất thoát
vốn đầu t trong quá trình thực hiện dự án và
khai thác dự án. Theo tổng thanh tra nhà
nớc, năm 2003, qua thanh tra, kiểm tra 14 dự
án, công trình cấp trung ơng có vốn đầu t

hơn 8.192 tỷ đồng đã phát hiện thất thoát
1.225 tỷ đồng (tơng đơng 19,1%); công
trình nâng cấp, cải tạo cầu Nguyễn Văn Trỗi
quốc lộ 14B đã phát hiện sai phạm hơn 5 tỷ
đồng trong khi tổng vốn thực hiện dự án chỉ
gần 50 tỷ đồng. Sự thất thoát, lãng phí vốn
đầu t đợc phát hiện với tỷ lệ trung bình 6%
ở các công trình cấp địa phơng và khoảng
7% ở các công trình cấp ngành [1].
Thanh tra Nhà nớc còn cho biết qua 2
năm thực hiện thanh tra đầu t xây dựng cơ
bản theo quyết định số 273/QĐ - TTg của Thủ
tớng Chính phủ cho thấy mức độ vi phạm
quy định về thi công, giám sát và nghiệm thu
công trình tại các địa phơng là rất lớn. Trong
số 1.505/2.318 dự án, công trình do các địa
phơng tiến hành thanh tra thì có tới 53,3% dự
án thi công sai thiết kế, thi công sai chủng loại
vật t thiết bị Có 47,8% dự án vi phạm về
quyết toán công trình nh: chậm quyết toán, vi
phạm thực hiện bảo hành công trình, 27,5%
dự án không khảo sát hoặc khảo sát thiếu
chính xác, thay đổi thiết kế nhng không trình
cấp có thẩm quyền phê chuẩn [2].
Từ thực tế trên, Nhà nớc cần thực hiện
đồng thời hai nhóm giải pháp có liên quan đến
hai lĩnh vực có quan hệ mật thiết với nhau là
thu hút vốn đầu t và sử dụng vốn đầu t một
cách có hiệu quả hơn, cụ thể:
Thứ nhất: Vốn đầu t thực hiện các dự

án công trình giao thông thờng là rất lớn.Do
vậy, trong thời gian tới, để thu hút vốn đầu t,
chính phủ cần mạnh dạn thực hiện các giải
pháp sau:
1. Có chính sách cởi mở hơn trong việc
khuyến khích đầu t trực tiếp từ nớc ngoài
(FDI), mở rộng huy động vốn qua thị trờng
để xây dựng công trình giao thông. Điều này
có thể giải quyết tình trạng thiếu vốn đầu t
của các doanh nghiệp trong nớc và giảm
gánh nặng cho nguồn ngân sách còn eo hẹp
của chính phủ. Riêng năm 2003 huy động vốn
qua thị trờng đã đạt khoảng 230.000 tỷ đồng,
bằng 35%GDP [3].
2. Tiếp tục huy động vốn đầu t dới hình
thức phát hành trái phiếu nhằm vay vốn nhàn
rỗi còn rất lớn trong nhân dân để xây dựng
công trình giao thông. Đến 11/2003 tổng
lợng trái phiếu Chính phủ đã huy động đạt
khoảng 24.000 tỷ đồng [3].
3. Có chính sách để tranh thủ các nguồn
vốn ODA, tổ chức quản lý thực hiện các dự án
ODA nhanh chóng và hiệu quả, khắc phục
tình trạng ký hợp đồng vay vốn trong khi dự án
cha đợc nghiên cứu khả thi và cha thực
hiện giải phóng mặt bằng, tránh lãng phí trả
lãi vay vốn.
4. Quy hoạch mạng lới giao thông đồng
bộ, có tầm chiến lợc lâu dài và bền vững, có
nh vậy mới thật sự tạo định hớng đầu t

phát triển giao thông, thúc đẩy thu hút vốn
đầu t.

Thứ hai: Trớc thực trạng quản lý sử
dụng vốn đầu t cha chặt chẽ, còn nhiều thất
thoát và lãng phí, chính phủ cần nhanh chóng
thực hiện các biện pháp sau:
1. Xây dựng hệ thống chuẩn mực kiểm
toán trong đầu t xây dựng công trình giao
thông. Các chuẩn mực này sẽ hình thành
khung pháp lý trong quản lý vốn đầu t từ khi
hình thành chủ trơng đầu t, chuẩn bị đầu t
đến giai đoạn triển khai dự án cho đến khi kết
thúc và khai thác dự án.
2. Xây dựng hệ thống kiểm toán nội bộ
trong doanh nghiệp xây dựng giao thông. Bộ
phận này kết hợp chặt chẽ với các bên t vấn
giám sát trong quá trình thực hiện dự án, thực
hiện đúng tiến độ dự án, nh vậy không
những nâng cao chất lợng công trình mà còn
tăng cờng khả năng kiểm soát vốn của dự
án.
3. Đẩy mạnh công tac kiểm tra, giám sát
quá trình đầu t từ giai đoạn lập dự án cho
đến khi hoàn thành và đa dự án vào khai
thác sử dụng, hạn chế và ngăn chặn tối đa
thất thoát và lãng phí vốn trong quá trình đầu
t dự án, thậm chí có thể mở rộng giám sát
bởi ngời dân tại địa phơng nơi có dự án
đợc thực hiện.

Trên đây là những giải pháp cấp bách,
thiết thực, nếu đợc thực hiện sẽ thật sự tạo
điều kiện và kích thích thu hút vốn đầu t phát
triển mạng lới giao thông và sử dụng có hiệu
quả vốn đầu t góp phần tích cực và quan
trọng nhằm nâng cao sự phát triển kinh tế của
đất nớc.

Tài liệu tham khảo
[1]. Báo Lao động số 2924 ra ngày 18/2/04.
[2]. Báo Sài gòn giải phóng số 9576 ra ngày
26/2/04.
[3]. Thời báo kinh tế Việt nam ra ngày 31/12/03






×