Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Báo cáo khoa học: "Cần thực hiện kiểm toán nội bộ ở các doanh nghiệp vận tải" pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.71 KB, 4 trang )

i. thực trạng hoạt động kiểm toán
nội bộ ở các doanh nghiệp việt nam
Thuật ngữ kiểm toán nội bộ (KTNB) chính
thức đợc đa ra từ năm 1996 với nghị định
59/CP (3/10/1996) ban hành Quy chế quản lý
tài chính và hạch toán kinh doanh đối với
doanh nghiệp nhà nớc. Thực hiện chủ
trơng đó, Bộ tài chính đã xây dựng hệ thống
văn bản pháp lý về KTNB, bao gồm:
- Quyết định 832/TC/QĐ/CĐKT
(28/10/1997) ban hành Quy chế KTNB áp
dụng cho các doanh nghiệp nhà nớc.
- Thông t 52/1998-TT-BTC (16/4/1998)
hớng dẫn thực hiện KTNB trong các doanh
nghiệp.
- Công văn 287/TC/TCDN (3/8/1998) về
bổ nhiệm kiểm toán viên nội bộ.
- Thông t 171/1998-TT-BTC (22/12/1998)
thay thế thông t 52/1998-TT-BTC.
Trớc đây, Việt nam đã có những doanh
nghiệp tự tổ chức bộ phận KTNB: Tổng Công
ty dầu khí (từ những năm 1977 - 1978), Tổng
Công ty than Việt Nam Tuy nhiên, chỉ sau
sự ra đời của hệ thống văn bản pháp lý nói
trên, KTNB mới đợc nhìn nhận chính thức với
t cách là một hoạt động độc lập, một công cụ
quản trị doanh nghiệp. Cũng từ thời điểm đó,
hoạt động KTNB đã đợc triển khai ở nhiều
doanh nghiệp nhà nớc. Hầu hết các tổng
công ty có quy mô lớn đều xây dựng bộ máy
KTNB, nh: Tổng Công ty xăng dầu, Tổng


Công ty điện lực, Tổng Công ty bu chính viễn
thông, Tổng Công ty xây dựng sông Đà, Tổng
Công ty vật liệu xây dựng Hiện nay, đã có
khoảng 100 doanh nghiệp nhà nớc trung
ơng và một số doanh nghiệp địa phơng tổ
chức bộ máy KTNB. Đồng thời, việc đào tạo
kiểm toán viên nội bộ đợc tổ chức rộng rãi
trên địa bàn cả nớc. Qua đó, kiến thức về
quản lý của một bộ phận cán bộ đợc nâng
cao hơn, một số cán bộ qua đào tạo đã đợc
cấp chứng chỉ bồi dỡng kiểm toán viên nội
bộ.

Cần thực hiện kiểm toán nội bộ
ở các doanh nghiệp vận tải



ThS. NCS. Lê Thu hằng

Trờng Đo tạo, bồi dỡng CBCC - GTVT

Tóm tắt: Kiểm toán nội bộ l công cụ quản lý kinh tế, quản trị kinh doanh hữu hiệu v cần
thiết đợc sử dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới, tuy nhiên vẫn l lĩnh vực hết sức mới mẻ ở
Việt Nam. Bi báo phân tích thực trạng, qua đó chỉ ra yêu cầu cấp thiết phải thực hiện kiểm
toán nội bộ tại các doanh nghiệp nói chung v doanh nghiệp ngnh GTVT nói riêng.
Summary: Internal audit is a powerful management tool in economic and business
management in many countries. However, it is a new concept in Vietnam. This paper provides
an inside view of the current situation of the internal control in Vietnamese enterprises, in
particular enterprises in the transport sector, and the needs of a good internal audit system.


Mặc dù đã có những kết quả bớc đầu về
việc tổ chức công tác KTNB trên phạm vi cả

nớc, nhng hoạt động này vẫn cha phát
huy đầy đủ tác dụng và cha thực sự thâm
nhập vào cuộc sống của các doanh nghiệp.
Cùng với những bất cập về nội dung, việc tổ
chức KTNB tại các doanh nghiệp cũng có
nhiều vớng mắc, lúng túng.
ở những doanh nghiệp đã thành lập bộ
phận KTNB, do không đi đúng hớng nội
dung lại thực hiện quy trình kiểm toán không
đầy đủ, nên công việc trùng lắp với kiểm tra
kế toán, làm giảm đáng kể vai trò của KTNB.
Bên cạnh đó, với những quy định hiện hành,
việc bố trí nhân lực cho đội ngũ kiểm toán viên
nội bộ vừa khó lại gây xáo trộn cho công tác
kế toán của doanh nghiệp. Thực tế, những
vấn đề này đã tạo ra rào cản cho sự phát triển
KTNB, thậm chí một số doanh nghiệp còn rơi
vào tình trạng không biết có nên tiếp tục duy
trì hoạt động này hay không.
Có hai thái cực ở các doanh nghiệp cha
thực hiện KTNB: Một số doanh nghiệp phân
vân với những câu hỏi: Có thật sự cần KTNB
hay không? Khi nào nên thành lập bộ phận
KTNB và bộ phận đó sẽ hoạt động nh thế
nào, hiệu quả ra sao? Một số doanh nghiệp
khác hoàn toàn không có ý niệm gì về KTNB.

Trong số đó, các doanh nghiệp ngnh vận tải
nói chung, vận tải ô tô nói riêng đều cha hề
tổ chức công tác ny. Ngành GTVT mới chỉ có
một vài Tổng Công ty nh: Tổng Công ty xây
dựng công trình giao thông 1, Tổng Công ty
xây dựng công trình giao thông 4 đã thành
lập bộ phận KTNB, tuy nhiên thực trạng KTNB
tại các Tổng Công ty này cũng không nằm
ngoài tình trạng chung đã nêu trên đây. Hoạt
động KTNB ở nớc ta bắt đầu triển khai có vẻ
rầm rộ, nhng nhanh chóng dừng lại và thời
điểm này đã có chiều hớng rơi dần vào im
lặng. Thực trạng đáng buồn này có 2 nguyên
nhân chủ yếu:
- Một là: Sự thiếu thốn và không đồng bộ
của các văn bản pháp lý.
Rõ ràng là với một hoạt động độc lập,
một công cụ quản lý quan trọng thì thiết chế
về KTNB hiện tại là quá nghèo nàn. Cho đến
nay, Bộ Tài chính mới chỉ cố gắng xây dựng
đợc một số chuẩn mực kiểm toán độc lập.
Lĩnh vực KTNB hoàn toàn cha có quy định
cụ thể về nội dung, quy trình và phơng pháp
kỹ thuật nghiệp vụ , điều này đã tạo ra hạn
chế đáng kể cho hoạt động KTNB. Mặt khác,
sự thành lập bộ phận KTNB tại nhiều doanh
nghiệp có nguồn gốc do quy định khi thì bắt
buộc quá cứng nhắc chứ không xuất phát từ
nhu cầu đòi hỏi của chính bản thân doanh
nghiệp (Quyết định 832/TC/QĐ/CĐKT và thông

t 52/1998-TT-BTC), lúc lại có xu hớng quá
mềm (Thông t 171/1998-TT-BTC) khiến cho
các doanh nghiệp thực sự lúng túng. Thực
trạng này đã tạo ra sự lệch lạc, méo mó trong
nhận thức của nhiều đối tợng về bản chất,
vai trò của KTNB.
- Hai là: Nhận thức của các nhà quản trị
doanh nghiệp.
Một khó khăn nổi bật trong quá trình tổ
chức thực hiện KTNB tại nhiều doanh nghiệp
nớc ta thời gian qua là nhận thức không đầy
đủ của các nhà quản lý đối với hoạt động
kiểm toán. Có tình trạng này một phần là do
sự hiểu biết về KTNB còn ít ỏi bởi tính mới mẻ
của nó. Tuy nhiên, còn một nguyên nhân chủ
yếu nữa là tiến trình đổi mới ở các doanh
nghiệp Việt Nam - trong đó có phần quan
trọng là sự đổi mới về cách nghĩ, về phơng
thức và phong cách quản lý của các nhà quản
trị doanh nghiệp - là quá chậm chạp. Tất cả
những điều đó đã khiến họ không đánh giá
đầy đủ đợc tầm quan trọng của KTNB, càng
không thể khai thác hết lợi ích của công cụ
quản lý hữu ích này. Thậm chí, có nơi còn cho
rằng KTNB là một bộ máy thừa trong khi xu
hớng hiện tại là tinh giản biên chế. Có không
ít ngời nghĩ rằng KTNB là bộ phận chuyên
nhòm ngó mọi hoạt động của các bộ phận
khác Tất cả những nhận thức này làm cho


các nhà quản lý không thấy sự cần thiết phải
có KTNB để soi xét hoạt động của chính mình
và doanh nghiệp mình. Ngay tại các đơn vị đã
tổ chức KTNB có tình trạng các bộ phận trong
doanh nghiệp không có con mắt nhìn thiện
cảm, không có tinh thần hợp tác khiến hiệu
quả hoạt động KTNB không cao. Thực tế đó
lại càng góp phần làm giảm vai trò, tác dụng
của KTNB vốn đã bị đánh giá không đúng đắn
và kết quả công tác KTNB nh hiện nay ở
phần đông các doanh nghiệp cũng là điều dễ
hiểu.
ii. cần thiết phải thực hiện KTNB
trong các doanh nghiệp nói chung,
doanh nghiệp vận tải nói riêng
Lịch sử phát triển kinh tế thế giới cho
thấy: KTNB là chức năng không thể thiếu, là
nhiệm vụ buộc phải làm trong hoạt động của
doanh nghiệp. Thực chất, bản chất nguyên
thuỷ của KTNB không hề xa lạ, không phải
hoàn toàn mới mẻ đối với mỗi doanh nghiệp.
Việc tự soát xét, kiểm tra, đánh giá tính hiệu
lực và hiệu quả hoạt động của mình là chức
năng, là yêu cầu khách quan tồn tại trong mỗi
tổ chức dù ở hình thức giản đơn nhất. Khi quy
mô của doanh nghiệp còn nhỏ, hoạt động còn
đơn giản và có đầy đủ các điều kiện để kiểm
soát trực tiếp thì công việc này do các nhà
quản lý doanh nghiệp trực tiếp thực hiện. Tuy
nhiên, điều đó cũng thờng chiếm mất nhiều

thời gian của các nhà quản lý, ảnh hởng tới
những việc điều hành khác và khi phát hiện ra
các sai sót thì thờng là khá muộn. Do vậy,
khi quy mô của doanh nghiệp phát triển đến
một mức nào đó, và (hoặc) hoạt động của
doanh nghiệp và môi trờng kinh doanh trở
nên phức tạp, nhà quản lý không đủ sức tự
mình đảm đơng công việc này thì phải giao
cho những cá nhân chuyên nghiệp thực hiện
với vai trò trợ giúp hữu hiệu. Đó chính là các
kiểm toán viên nội bộ đợc chuyên môn hoá
trong việc thẩm định và đánh giá mọi hoạt
động của doanh nghiệp. Nh vậy, KTNB đã
phát triển thành một nghề, một công cụ quản
lý độc lập có đối tợng, có phơng pháp, có
kỹ thuật nghiệp vụ riêng biệt. Nhờ đó, nó phát
huy đợc đầy đủ thế mạnh và hỗ trợ cho các
nhà quản lý doanh nghiệp một cách nhiều
nhất, có hiệu quả nhất.
ở nớc ta, do trải qua thời kỳ dài hoạt
động theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung đã
tạo ra hậu quả tính quan liêu bao cấp nặng
nề, các doanh nghiệp hoạt động mang tính
thụ động, ỷ lại và trông chờ vào cấp trên, hiệu
quả kinh doanh thấp, phân phối thu nhập
mang nặng tính bình quân , sự phát triển của
mỗi doanh nghiệp và cả nền kinh tế quốc gia
bị kìm hãm. Trong bối cảnh đó, công tác kiểm
tra, đánh giá hoạt động của doanh nghiệp
trớc đây bị lầm tởng là việc của nhà nớc

và cũng chỉ mang nặng tính hình thức. Các
quy luật kinh tế khách quan bị xa rời tất yếu
dẫn đến hệ thống công cụ quản lý kinh tế tại
doanh nghiệp cũng không có nhiều ý nghĩa và
ít đợc quan tâm. Điều này là hoàn toàn
không thích ứng khi nớc ta chuyển đổi cơ chế
quản lý kinh tế.
Từng bớc dịch chuyển sang cơ chế kinh
tế thị trờng, mỗi doanh nghiệp buộc phải tự
đổi mới, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về mọi
hoạt động và hiệu quả hoạt động của mình.
Hội nhập với kinh tế khu vực và quốc tế không
chỉ là phơng hớng mà đang là thực tế đòi
hỏi những bớc đi cụ thể của cả quốc gia, của
từng doanh nghiệp Việt nam. Mỗi ngày, chúng
ta lại phải đối mặt gần hơn, trực tiếp hơn với
những yêu cầu cao hơn và sự cạnh tranh mỗi
lúc thêm gay gắt về mọi lĩnh vực: thông tin,
công nghệ, chất lợng, giá cả sản phẩm, dịch
vụ, trình độ sản xuất và quản lý Thực tế đó
khiến các doanh nghiệp không còn có thể tiếp
tục hô khẩu hiệu đổi mới mà vẫn án binh bất
động, hoặc giật gấu vá vai hay đánh bùn
sang ao, duy trì sự tồn tại yếu ớt bằng cách
này hay cách khác đợc nữa.
Giờ đây, những doanh nghiệp yếu kém

phải nhanh chóng giải thể để nhờng chỗ cho
doanh nghiệp có chí hớng và có sức vơn
lên trong cơ chế thị trờng thực sự. Đối với bộ

phận các doanh nghiệp có khả năng trụ lại,
câu trả lời duy nhất cho sự tồn tại và phát triển
là hiệu quả hoạt động của chính doanh
nghiệp. Để làm đợc điều đó, trớc hết các
doanh nhân phải có trình độ, có đầu óc thật
sự, biết nhìn xa trông rộng, biết và có khả
năng sử dụng các công cụ quản lý một cách
hữu hiệu. Với lý do đó, KTNB - chức năng để
đo lờng và đánh giá hiệu quả, hiệu lực mọi
hoạt động trong doanh nghiệp - nhất thiết phải
đợc sử dụng với t cách là một công cụ quản
lý, một hoạt động độc lập với hệ thống phơng
pháp, kỹ thuật nghiệp vụ riêng do các kiểm
toán viên nội bộ đảm nhiệm.
Khẳng định này không chỉ là suy lý logic
mà còn đợc củng cố mạnh mẽ bởi hai luận
điểm sau:
Thứ nhất: Đây không phải là sự phát triển
của riêng Việt Nam mà chỉ là bớc đi tuân
theo con đờng phát triển tất yếu khách quan
của nền kinh tế và hệ thống công cụ quản lý
mà thế giới đã trải qua.
Thứ hai: Việt Nam trong tiến trình hội
nhập về kinh tế cũng phải hội nhập về cách
thức quản lý (các chuẩn mực, các công cụ
quản lý ) mà các doanh nghiệp khu vực và
quốc tế đang sử dụng. Nh thế, các doanh
nghiệp thuộc mọi lĩnh vực của Việt Nam cũng
nh trong ngành giao thông vận tải nói riêng
đều không nằm ngoài những quy luật và đòi

hỏi này.
Tài liệu tham khảo
[1]. Alvin A. Rens, James K. Loebbecke. Kiểm
toán, NXB Thống kê, 1995.
[2]. Bộ GTVT - GTVT Việt Nam bớc vào thế kỷ
21, 1999.
[3]. Đặng Văn Thanh, Lê Thị Ho. Kiểm toán nội
bộ, NXB Tài chính, 1998.
[4]. Victor Z. Brink and Herbert Witt. Kiểm toán nội
bộ hiện đại, NXB Tài chính, 2000



×