Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

sử dụng vi sinh vật để xử lý chất thải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.95 KB, 10 trang )

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đi đôi với tiến bộ khoa học kỹ thuật với những lợi ích lớn lao mà nó mang lại cho cuộc
sống con người là những mặt trái xã hội, kinh tế, môi trường mà chúng ta đang phải
gánh chịu. Không chỉ riêng đối với mỗi Việt Nam chúng ta mà cả thế giới nhân loại
hiện nay đang phải đối mặt. Nằm trong khung cảnh chung của thế giới, chất lượng môi
trường Việt Nam hiện nay đang xuống cấp một cách nghiêm trọng. Có nhiều nơi đã bị
phá hủy hoàn toàn gây mất cân bằng sinh thái, cạn kiệt nguồn tài nguyên làm ảnh
hưởng đến nền kinh tế, chất lượng cuộc sống và sự phát triển bền vững của đất nước.
Nhận thức được tính chất nghiêm trọng của vấn đề toàn cầu trước mắt, yêu cầu đặt ra là
phải có những biện pháp thiết thực, cụ thể và phải tiến hành một cách đồng bộ để bảo
vệ môi trường đảm bảo cho sự phát triển bền vững của nhân loại, hòa đồng cùng thiên
nhiên, thống nhất trong hệ sinh thái của thế giới.
Để giải quyết vấn đề môi trường có rất nhiều cách khác nhau, việc lựa chọn phương
pháp tốt nhất còn phụ thuộc vào từng điều kiện khác nhau. Tuy nhiên hiện nay sử dụng
vi sinh vật để xử lý chất thải vẫn đang là một hướng đi có triển vọng mang lại hiệu quả
cao, đảm bảo vệ sinh môi trường và thân thiện với tự nhiên.
Trong quá trình được đào tạo tại trường đh Lâm Nghiệp, cùng với chuyên ngành môi
trường của mình, chúng em được đào tạo kiến thức về kỹ thuật sinh học thông qua môn
học “ Kỹ thuật sinh học môi trường”. Đợt thực tập vừa qua dưới sự chỉ dẫn của cô giáo
Kiều Thị Dương, …Hảo, thầy Tăng Sỹ Hiệp tại trường đh Lâm Nghiệp và lâm trường
Lâm Sơn huyện Lương Sơn Hòa Bình đã giúp chúng em củng cố lại những kiến thức đã
học trên lớp và học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm thực tế trong công tác hoạt động
sản xuất lâm nghiệp, bảo vệ môi trường, đánh giá chất lượng sinh thái đồng thời có
được những giải pháp nhằm hoàn thành mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm
bảo phát triển bền vững.
Bài báo cáo này thống kê lại các số liệu và nội dung của đợt thực tập, vì còn có nhiều
hạn chế như thời gian, kinh nghiệm và kiến thức cho nên vẫn còn một số thiếu sót
không mong muốn xảy ra, kính mong thầy, cô giúp đỡ để em hoàn thiện báo cáo của
mình.
Em xin cảm ơn sự giúp đỡ tận tình, quan tâm chu đáo của các thầy, cô giáo trong đợt
thực tập vừa qua đã giúp em hoàn thành tốt nội dung thực tập.


1
II. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Mục đích
• Giúp sinh viên nắm vững những kỹ năng thực hiện công tác điều tra cơ bản phục
vụ xây dựng các giải pháp sinh học cho bảo vệ môi trường đất và nước.
• Giúp sinh viên củng cố kiến thức đã học
• Giúp sinh viên tiếp cận về những hoạt động thực tiễn liên quan đến việc bảo vệ
môi trường đất, nước tại khu vực nghiên cứu.
2. Yêu Cầu
Sau khi kết thúc đợt thực tập yêu cầu sinh viên phải nắm được :
 Phương pháp điều tra cơ bản của một địa điểm cụ thể
 Đánh giá được mức độ xói mòn trong khu vực và hiệu quả chống xói mòn của
các mô hình từ đó đề xuất mô hình trồng rừng phù hợp nhất.
 Quy trình xử lý chất thải rắn hữu cơ bằng phương pháp ủ yếm khí
III. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Nội Dung
• Điều tra điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của khu vực
• Khảo sát các mô hình canh tác trên đất dốc, tính cường độ xói mòn đất, đánh giá
hiệu quả của mô hình và đề xuất mô hình hợp lý cho địa phương.
• Ủ chất thải rắn hữu cơ bằng phương pháp yếm khí, đánh giá hiệu quả.
2. Phương Pháp Nghiên Cứu
• Phương pháp kế thừa tài liệu, phương pháp điều tra thực địa: lập OTC xác định
các chỉ tiêu có liên quan và áp dụng đúng vào quy trình ủ phân ngoài hiện
trường.
• Phương pháp đánh giá nông thôn ( RRA): phỏng vấn các hộ gia đình để thu thập
các thông tin liên quan cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội.
• Phương pháp nghiên cứu có sự tham gia (PRA): làm việc với nhà quản lý
2
IV. KẾT QUẢ
1. Điều tra điều kiện cơ bản

a. Điều kiện tự nhiên
• Tài nguyên đất đai
• Tài nguyên rừng
• Tài nguyên thực vật ( các mô hình canh tác)
• Hiệu quả kinh tế ( dựa vào thu nhập và chi phí / đơn vị diện tích canh tác )
• Hiệu quả xã hội : giải quyết công ăn việc làm, ổn định xã hội
• Hiệu quả môi trường: đánh giá dựa vào tác dụng bảo vệ đất, chống xói mòn
thông qua phương trình của thầy Vương Văn Quỳnh
(1)
Trong đó: d: cường độ xói mòn
: độ dốc mặt đất
H: chiều cao tầng cây cao
Cp: tỉ lệ che phủ mặt đất
Tc: độ tàn che tầng cây cao
Tm : tỉ lệ che phủ của lớp thảm mục trên mặt đất
K : chỉ số xói mòn của mưa
X : độ xốp lớp đất mặt
(2)
Ri : lượng mưa của tháng thứ i trong năm
Lâm trường Lâm Sơn có 3 mô hình canh tác:
3
1. Trồng xen cây nông nghiệp
2. Rừng trồng thuần loài
3. Rừng tái sinh tự nhiên
Qua điều tra các mô hình canh tác tại lâm trường, nhóm 1 và 2 điều tra nghiên cứu 2 mô
hình, lập 2 otc 01 và 02
OTC 01: rừng trồng xen canh cây nông nghiệp; thông + chè ( nông lâm kết
hợp )
OTC 02 : rừng trồng thuần loài: rừng thông
Ta sử dụng phương trình tính xói mòn ở trên để tính cường độ xói mòn đất ở mỗi mô

hình canh tác
Qua bảng số liệu điều tra Otc 01 ngày 07/04/2010 ta có :

Tháng R (mm) k
1 32.8
7,76
2 27.9
6,36
3 46
11,55
4 110.3
30,60
5 252.1
74,24
6 307.8
91,70
7 337.3
101,00
8 350.5
105,17
9 433.3
131,46
10 247.5
72,80
11 87.0
23,62
12 23.1
4,98
661,25
4

Thay vào công thức (1) các giá trị ta có được:
(tấn/ha/năm)
Đổi ra mm/ha/năm
mm/ha/năm
Nhận xét: qua kết quả cường độ xói mòn ta nhận thấy tại khu vực nghiên cứu này độ
xói mòn đất diễn ra thấp mặc dù địa hình ở đây khá dốc và lượng mưa trong các tháng
từ tháng 4 đến tháng 9 tăng lên rất nhanh. Như vậy mô hình canh tác này có tác dụng
bảo vệ đất tốt
Nguyên nhân: tuổi cây đã trưởng thành có độ che phủ tương đối , đường kính thân cây
lớn và gần như bằng nhau, độ xốp lớp đất mặt nhỏ, cây chè trồng ở phía dưới theo
đường đồng mức có tác dụng ngăn cản xói mòn bảo vệ đất.
Otc 02:
Thay giá trị vào công thức ta tính được cường độ xói mòn
(tấn/ha/năm)
Đổi ra mm/ha/năm
mm/ha/năm
Nhận xét:
Như vậy ở mô hình này cường độ xói mòn lớn hơn so với mô hình trồng xen canh
Thông và chè. Do không kết hợp trồng chè nên độ che phủ của thảm mục rất it, tạo điều
kiện cho xói mòn diễn ra mạnh hơn. Và ở đây độ xốp của lớp đất mặt cũng cao hơn, khi
có sự va đập của nước mưa kết cấu đất dễ bị phá hủy hơn.
5

×