Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp độc lập dân tộc dân tộc và thống nhất Tổ quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.96 KB, 4 trang )

Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp độc lập dân tộc dân tộc và thống nhất Tổ quốc
Ngày 12/6/2012. Cập nhật lúc 14
h
56'
PGS, TS. Vũ Đình Hòe
Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh
Cống hiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh về lý luận và thực tiễn cho sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội của Việt Nam là rất to lớn. Bài viết này xin chỉ tập trung vào chủ đề : Chủ tịch Hồ Chí
Minh với sự nghiệp độc lập dân tộc và thống nhất Tổ quốc.
1. Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc.
Trong lịch sử nhân loại, việc đấu tranh chống giặc ngoại xâm để giành độc lập không phải là đặc
điểm riêng có của một dân tộc nào, song thật hiếm có một dân tộc như dân tộc Việt Nam, phải
thường xuyên đấu tranh chống lại nhiều kẻ thù mạnh hơn gấp bội để giành lại quyền độc lập dân
tộc, thống nhất đất nước. Đó là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm. Quyền thiêng liêng này đã
được Lý Thường Kiệt khẳng định từ thế kỷ XI và Nguyễn Trãi viết trong Bình Ngô đại cáo vào thế
kỷ XV.
Vào nửa sau của thế kỷ XIX và những năm đầu của thế kỷ XX, hầu hết các quốc gia ở Á Phi và
Mỹ la tinh đã bị chủ nghĩa tư bản Phương Tây xâm chiếm, nước Việt Nam bị đế quốc Pháp xâm
chiếm và bị chia cắt thành ba miền với ba chế độ cai trị khác nhau. Độc lập dân tộc và thống nhất
Tổ quốc đã trở thành khát vọng, thành ước mơ cháy bỏng hun đúc thành tinh thần yêu nước của
mỗi người dân Việt Nam. Không cam chịu nô lệ, từ Nam ra Bắc lớp lớp văn thân sĩ phu và những
người yêu nước đã đứng lên chiến đấu, hy sinh vì độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, song tất
cả các phong trào đấu tranh, khởi nghĩa đó đều bị thất bại vì chưa có đường lối giải phóng dân
tộc, thống nhất Tổ quốc đúng đắn.
Cùng chung ước mơ, khát vọng về độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, Hồ Chí Minh đã sớm
nhận ra những hạn chế trong đường lối đấu tranh giành độc lập dân tộc của các thế hệ đi trước và
“không hoàn toàn tán thành cách làm của một người nào”[1]. Hồ Chí Minh quyết định sang
Phương Tây, sang các nước tư bản phát triển như Pháp, Anh và các nước khác để tìm con
đường cứu nước giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Trải qua gần 10 năm đầy gian truân và
thử thách, gắn bó chặt chẽ với phong trào công nhân và phong trào giải phóng dân tộc, Hồ Chí
Minh đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin và Người đã tìm thấy con đường cứu nước và giải phóng


dân tộc duy nhất đúng đắn. Người viết : “Luận cương của Lênin làm cho cho tôi rất cảm động,
phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao ! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong
buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đầy đau
khổ ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”[2]. Ý chí giành lại
độc lập dân tộc, tự do cho đồng bào đã chi phối toàn bộ trong tư duy lý luận và hoạt động thực
tiễn của Hồ Chí Minh.
Hồ Chí Minh khẳng định: Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác
con đường cách mạng vô sản; “chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được
các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên toàn thế giới khỏi ách nô lệ”[3]. Vì thế Hồ Chí
Minh đã bỏ phiếu tán thành việc Đảng Xã hội Pháp gia nhập Quốc tế III - Quốc tế cộng sản do
V.I.Lênin sáng lập (3-1919). Tháng 12-1920 Hồ Chí Minh trở thành một trong những người thành
lập Đảng Cộng sản Pháp, bước ngoặt trong quá trình phát triển tư tưởng và cuộc đời hoạt động
cách mạng của Người. Để giành thắng lợi trong sự nghiệp giải phóng dân tộc theo con đường
cách mạng vô sản, ngay từ những năm 20 của thế kỷ trước, Hồ Chí Minh đã khẳng định, cách
mạng muốn thắng lợi trước hết cần có đảng cách mạng. Đảng cách mạng phải lấy chủ nghĩa Mác
- Lênin “làm cốt”, phải gắn bó máu thịt với nhân dân, phải đặt quyền lợi dân tộc lên trên hết. Hồ
Chí Minh đã truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng của mình về nước, chuẩn bị cho việc
thành lập Đảng Cộng sản ở Việt Nam. Các bài viết trên báo Le Paria (1922), báo Thanh niên
(1925), báo L’Humanité, La Vieouvrière, Thông tin quốc tế… Các tác phẩm Bản án chế độ thực
dân Pháp (1925), Đường cách mệnh (1927)… của Người là những công cụ quan trọng trong việc
giác ngộ những người Việt Nam yêu nước chuyển từ yêu nước chân chính truyền thống sang yêu
nước theo lập trường cách mạng vô sản.
Trước tình hình ở Đông Dương có các tổ chức cộng sản xuất hiện, thực hiện Nghị quyết của Quốc
tế cộng sản, Hồ Chí Minh đã triệu tập và chủ trì Hội nghị hợp nhất ba tổ chức: Đông Dương Cộng
sản Đảng (6-1929), An Nam Cộng sản Đảng (9-1929) và Đông Dương Cộng sản Liên đoàn (1-
1930) thành Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930) và thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách lược
vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam do Hồ Chí Minh soạn
thảo. Ngay từ khi Đảng ra đời, Hồ Chí Minh và Đảng ta đã giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa
dân tộc và giai cấp, phân tích đúng đắn đặc điểm của xã hội, sắp xếp đúng vị trí của từng giai cấp,
tầng lớp và các cá nhân trong lực lượng cách mạng, tạo điều kiện bảo đảm cho Đảng vừa ra đời

đã nắm trọn quyền lãnh đạo cách mạng. Nét đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng là
Người luôn giành cho yếu tố dân tộc một vị trí đặc biệt. Theo đó trong tiến trình cách mạng, nhất là
ở những thời điểm có ý nghĩa quyết định như khi chuẩn bị Tổng khởi nghĩa cách mạng tháng 8
năm 1945, Hồ Chí Minh thường nhấn mạnh quyền lợi dân tộc, đặt lợi ích dân tộc lên trên hết,
trước hết. Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 8 (5-1941) do Hồ Chí Minh chủ
trì đã khẳng định: “Trong lúc này, quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới sự sinh tử, tồn
vong của quốc gia, của dân tộc. Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải
phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân
tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm cũng không đòi
lại được”
4
.
Tại lễ Tuyên ngôn độc lập 2-9-1945, Hồ Chí Minh đã trịnh trọng tuyên bố với thế giới: “Nước Việt
Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân
tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự
do, độc lập ấy”
5
.
Trong quá trình lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống Mỹ cứu nước, Hồ Chí
Minh và Đảng ta đã đoàn kết được tất cả các lực lượng trong nước, tranh thủ được sự đồng tình
ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân thế giới, kể cả nhân dân Pháp, nhân dân Mỹ, đồng thời Người cũng
vạch rõ âm mưu thủ đoạn thâm độc của kẻ thù và quyết tâm của nhân dân Việt Nam trong việc
giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước tiến len chủ nghĩa xã hội. Trước hành động leo thang
xâm lược hết sức tàn bạo của đế quốc Mỹ, Hồ Chí Minh khẳng định: “Chúng có thể đưa 50 vạn
quân, 1 triệu quân hoặc nhiều hơn nữa để đẩy mạnh chiến tranh xâm lược ở miền Nam Việt Nam.
Chúng có thể dùng hàng nghìn máy bay, tăng cường đánh phá miền Bắc. Nhưng chúng quyết
không thể lay chuyển được chí khí sắt đá, quyết tâm chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam
anh hùng. Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải
Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ !
Không có gì quí hơn độc lập tự do. Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta

đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”
6
.
Trong ngày đầu năm 1969, Hồ Chí Minh đã nêu rõ giải pháp để kết thúc cuộc chiến tranh chống
Mỹ cùng bè lũ tay sai của chúng trong bài thơ chúc Tết 1969:
…Vì độc lập, vì tự do,
Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào,
Tiến lên chiến sĩ, đồng bào,
Bắc, Nam xum họp, xuân nào, vui hơn!

Và niềm tin chiến thắng ấy đã được Hồ Chí Minh khẳng định trong Di chúc của Người.
Khi Hồ Chí Minh đi xa, miền Nam chưa được giải phóng, đất nước chưa thống nhất, song bằng
sáng tạo lý luận và hoạt động lãnh đạo thực tiễn của Người những chiến công giải phóng vĩ đại
nhất của dân tộc ta: Cách mạng Tháng Tám (1945); chiến thắng Điện Biên phủ lừng lẫy năm
châu, chấn động địa cầu tháng (1954); đặc biệt là giải phóng miền Nam khỏi ách đô hộ của chủ
nghĩa thực dân mới, kết thúc bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử và thống nhất đất nước đều
gắn liền hữu cơ, biện chứng với tư tưởng của Người về độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và
đi lên chủ nghĩa xã hội của dân tộc ta, đất nước ta sau này. Đánh giá tổng quát công lao to lớn của
Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam, dân tộc Việt Nam, Điếu văn của Ban chấp hành Trung
ương Đảng tại Lễ truy điệu Người ngày 9-9-1969 khẳng định: “Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông
đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch, người anh hùng dân tộc vĩ đại và chính Người đã làm rạng rỡ
dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta”
7
.
Hồ Chí Minh là người đi tiên phong giải phóng các thuộc địa. Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của
Hồ Chí Minh tại Khóa họp lần thứ 24, Đại hội đồng UNESCO đã tôn vinh Hồ Chí Minh là Anh hùng
giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất.
2. Tiếp tục thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
để thực hiện mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Tại lễ truy điệu vĩnh biệt Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 9-9-1969, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân cả

nước đã xin thề: Giương cao mãi ngọn cờ độc lập dân tộc, quyết chiến, quyết thắng giặc Mỹ xâm
lược, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất đất nước để thỏa lòng mong ước của
Người. Đem hết sức mình tiếp tục phấn đấu thực hiện lý tưởng xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ
nghĩa cao đẹp mà Người đã vạch ra cho giai cấp công nhân và nhân dân ta, đem lại phồn vinh cho
đất nước, hạnh phúc cho đồng bào.
Sau khi chiến thắng đế quốc Mỹ cùng bè lũ tay sai của chúng, đất nước độc lập, thống nhất tại Đại
hội lần thứ IV của Đảng (12-1976) đã khẳng định: Thắng lợi to lớn của sự nghiệp chống Mỹ, cứu
nước cũng như những trang sử chói lọi của cách mạng Việt Nam nửa thế kỷ nay mãi mãi gắn liền
với tên tuổi của Chủ tịch Hồ Chí Minh… Người đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải
phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, cho sự nghiệp của Đảng và của dân tộc, làm rạng rỡ non sông
đất nước ta, để lại cho chúng ta và các thế hệ mai sau những di sản bất diệt.
Đại hội IV, Đại hội V và các Nghị quyết Trung ương sau Đại hội IV, Đại hội V là quá trình Đảng ta
tìm tòi đường lối đổi mới để đưa đất nước tiến lên. Đến Đại hội VI (12-1986), Đại hội mở đầu sự
nghiệp đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo là sự nhận thức đúng đắn và vận
dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội vào điều kiện
cụ thể của Việt Nam. Kết quả là những sai lầm trong chủ quan, nóng vội, duy ý chí, cơ chế tập
trung quan liêu bao cấp, vi phạm qui luật về mối quan hệ giữa quan hệ sản xuất và trình độ của
lực lượng sản xuất dần dần được khắc phục đất. Từ chỗ chúng ta phải nhập khẩu lương thực
sang xuất khẩu lượng thực ngày càng nhiều và đến nay luôn ở trong tốp 3 nước dẫn đầu về xuất
khẩu lương thực trên thế giới.
Đại hội VII (6-1991), Đảng đã khẳng định lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm
nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động. Tại Đại hội này Đảng ta đã thông qua Cương
lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Cương lĩnh đã nêu ra 6 đặc
trưng của chủ nghĩa xã hội là phản ánh được tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội.
Tổng kết 10 năm công cuộc đổi mới đất nước, tại Đại hội VIII (6-1996) của Đảng đã nêu bài học
đầu tiên là: Giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong quá trình đổi mới, nắm
vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, kiên trì chủ nghĩa Mác - Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (4-2001) đã tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII và

15 năm đổi mới (1986-2000). Tại Đại hội này, Đảng ta đã khẳng định: Đảng và nhân dân ta quyết
tâm xây dựng đất nước theo con đuờng xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và
tư tưởng Hồ Chí Minh. Bài học số một của đổi mới do các Đại hội VI, VII, VIII tiếp tục được Đại hội
IX khẳng định: “Trong quá trình đổi mới, phải kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”
8
.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (4-2006) tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội IX và 20
năm đổi mới đất nước. Từ kết quả thực tiễn 20 năm đổi mới đất nước, Đại hội X đã khẳng định
bài học đầu tiên của đổi mới thành công là: “Trong quá trình đổi mới phải kiên định mục tiêu độc
lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh”
9
.
Thắng lợi của hơn 23 năm đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa là thắng lợi của tư
tưởng đường lối độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội của Hồ Chí Minh, là thắng lợi của
Đảng và nhân dân ta đã nắm vững và giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
của Hồ Chí Minh, quyết tâm xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng
chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Ngày nay đất nước ta đang đứng trước những thách thức to lớn, nhưng cũng đứng trước nhiều
cơ hội lớn để bảo vệ Tổ quốc và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Bằng kinh
nghiệm thực tiễn của hơn 23 năm đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, lấy chủ nghĩa
Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động, xuất phát từ thực tiễn
đất nước, được nhân dân ủng hộ tin tưởng và làm theo, chúng ta hoàn toàn có quyền tin tưởng
đất nước ta sẽ tiếp tục phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu “dân giầu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
__________
1. Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời sống của Hồ Chủ tịch, Nxb.Chính trị quốc gia,
H.1994, tr.12.
2,3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H.2002, t.10, tr.127, 128.

4. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H.2000,t.7, tr.113.
5. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H.2002, t.4, tr.4.
6. Sđd, t.12, tr.108.
7. Sđd, t.12, tr.516.
8. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc
gia, H.2001, tr.19.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc
gia, H.2006, tr.19.

×