Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

DẠY BÀI “ CÁC NƯỚC TÂY ÂU ” THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.6 KB, 21 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
DẠY BÀI “ CÁC NƯỚC TÂY ÂU ” THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Môn lịch sử trong trường THCS là môn học có ý nghĩa và vị trí quan trọng
đối với việc đào tạo thế hệ trẻ theo mục tiêu giáo dục đã được Nhà nước xác định,
giúp học sinh nắm được những kiến thức cơ bản cần thiết về lịch sử thế giới, lịch
sử dân tộc làm cơ sở bước đầu cho sự hình thành thế giới quan khoa học, giáo dục
lòng yêu quê hương, đất nước tin vào lí tưởng độc lập dân tộc và CNXH. Hơn nữa,
học sinh biết tự hào về truyền thống dựng nước, giữ nước và nền văn hoá đậm đà
bản sắc dân tộc, biết quan tâm đến những vấn đề bức xúc có ảnh hưởng tới quốc
gia, khu vực và toàn cầu. Trên nền tảng kiến thức đã học môn lịch sử còn giúp học
sinh phát triển năng lực tư duy, hành động, có thái độ ứng xử đúng đắn trong đời
sống xã hội, chủ yếu đáp ứng yêu cầu của sự phát triển con người Việt Nam XHCN
trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Môn lịch sử 9 cũng là môn học quan trọng cần thiết, đáp ứng những yêu cầu
của giáo dục nêu trên. Với tầm quan trọng đó, năm học 2006 – 2007 môn học này
tiếp tục được đổi mới toàn diện về chương trình, sách giáo khoa và phương pháp
dạy học. Trong phạm vi bài viết này, tôi xin đưa ra một vài kinh nghiệm nhỏ góp
phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử sao cho có hiệu quả hơn – kinh
nghiệm dạy bài “Các nước Tây Âu”.
II. NỘI DUNG
1. Một số vấn đề cần lưu ý khi dạy học môn lịch sử 9
1.1. Những lưu ý trong đổi mới phương pháp dạy học môn lịch sử 9
Cũng như khi giảng dạy các môn học đổi mới ở trường THCS , việc day học
môn lịch sử 9 cũng phải thay đổi phương pháp dạy học theo hướng thầy- trò cùng
làm việc để thực hiện tốt mục tiêu chung của chương trình lịch sử và mục tiêu của
hệ thống giáo dục phổ thông muốn vậy cần lưu ý mấy điểm sau:
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
a. Khi dạy và học các phần trong chương trình lịch sử 9 ( Lịch sử Thế giới và
lịch sử Việt Nam hiện đại, lịch sử địa phương ) cần chú ý sự khác nhau về yêu cầu


nhận thức và truyền thụ nên giáo viên cần lựa chọn phương pháp dạy học thích
hợp.
b. Phần lịch sử thế giới hiện đại nhằm cung cấp cho học sinh những hiểu biết
sơ lược về tình hình thế giới sau chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay (đến năm
2000). Đây là thời kì gần thời đại chúng ta nhất, xong thực ra các em không được
tường tận chứng kiến mọi sự kiện lịch sử nên giáo viên cần phải sử dụng bản đồ,
lược đồ, tranh ảnh kết hợp với những đoạn chữ nhỏ, phần tài liệu tham khảo và câu
hỏi cuối mỗi mục hay giữa mục...Phương pháp trình bày cần linh hoạt: bằng tường
thuật, kể chuyện hoặc phương pháp hỏi đáp...để bài giảng sinh động, học sinh dễ
tiếp thu và phát huy được tính tích cực chủ động của bản thân.
- Phần lịch sử Việt Nam hiện đại là phần lịch sử viết về chính lịch sử dân tộc
mình nên gần gũi với các em nhất. Giáo viên nên tiếp tục sử dụng có hiệu quả
phương pháp dạy học ở phần lịch sử thế giới hiện đại nhưng trình bày kỹ hơn , lưu
ý nhiều hơn đến việc sử dụng đồ dùng dạy học, các sự vật, sự việc cụ thể đương
thời nhằm tăng tính lịch sử cho bài học, học sinh dễ tiếp thu và bài giảng thêm sinh
động hấp dẫn.
- Phần lịch sử địa phương gồm một số nội dung lịch sử ở ngoài trường, lớp
như hướng dẫn học sinh học lịch sử ở bảo tàng, tham quan , ngoại khoá lịch sử ...
giáo viên cần chú ý chuẩn bị cho tiết dạy thật chu đáo (nội dung, địa điểm, phương
pháp thực hiện... ) Song những địa điểm di tích lịch sử, bảo tàng... phải gần sát với
nội dung của bài học trong chương trình và phải giúp các em có nhận thức rõ rệt về
lịch sử.
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
1.2. Những thuận lợi và khó khăn khi dạy học môn lịch sử 9 theo phương pháp
mới
- Đối với học sinh THCS, nhất là học sinh lớp 9 môn học lịch sử không phải
mới mẻ. Các em đã được học từ cấp I có hệ thống theo tiến trình lịch sử nên ít
nhiều đã có những tư duy lịch sử nhất định. Do đó, các em dễ dàng nắm bắt được
về những sự kiện lịch sử và bài học được rút ra.

- Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy rất nhiều học sinh quan tâm và có hứng
thú đối với môn học. Các em tỏ ra muốn tìm hiểu sâu các sự kiện lịch sử để rút ra
bài học lịch sử bổ ích. Nhưng các em lại gặp một số trở ngại khiến cho việc học tập
môn học này chưa đạt kết quả như mong muốn. Đó là:
+ Từ trước đến nay các em đã quen với phương pháp học cũ thầy trình bày
bài học nên các em chưa thực sự tích cực, chủ động, linh hoạt trong học lịch sử,
làm cho giờ học trầm và nhàm chán.
+ Trong điều kiện thực tế của nhà trường còn thiếu thốn, các em ít có cơ hội
tiếp xúc, làm quen thường xuyên với đồ dùng thiết bị dạy học lịch sử nhất là đối
+ Trong tư tưởng của một số học sinh phân biệt môn chính môn phụ, ít giành
thời gian cho việc học môn lịch sử, học chỉ mang tính chất chống đối, học thuộc vẹt
chứ chưa có ý thức tìm hiểu để có cái nhìn sâu sắc, toàn diện về lịch sử, chưa biết
liên hệ giữa lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc.
2. Giải quyết vấn đề
Trước những đòi hỏi của môn học và thực tế của việc học lịch sử trong
trường THCS tôi luôn trăn trở làm thế nào để việc dạy học môn lịch sử ( nhất là
môn lịch sử 9 ) có hiệu quả hơn, việc học mang tính giao tiếp hơn. Vì vậy tôi đã
tiến hành thí điểm hai phương pháp dạy học cũ và mới ở hai lớp 9A, 9B với bài dạy
“Các nước Tây Âu”.
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
* Ở lớp 9A: tôi dùng phương pháp truyền thống: trình bày kết hợp với vấn
đáp. Kết quả có nhiều em thuộc bài song đó chỉ là các sâu chuỗi sự kiện lịch sử mà
không hiểu bản chất lịch sử hoặc rất mơ hồ và không rút ra được bài học.
* Ở lớp 9B: bản thân tôi chuẩn bị rất chu đáo cho giờ học: bản đồ thế giới,
biểu bảng thống kê tỷ trọng kinh tế của các nước Tây Âu so với Mĩ từ 1950 – 1975,
băng hình về nước Đức, lược đồ các nước trong Liên minh châu Âu, máy chiếu ...
đồng thời tôi hướng dẫn học sinh nghiên cứu trước bài học và sưu tầm một số tranh
ảnh tư liệu về các nước Tây Âu và Liên minh châu Âu
Trong quá trình dạy học tôi đã sử dụng những đồ dùng dạy học trên kết hợp

với phương pháp hỏi - đáp, khuyến khích các em kể về những sự kiện lịch sử liên
quan đến bài học. Kết quả thật bất ngờ: các em nắm bài rất nhanh có hệ thống và
sâu sắc, giờ học sôi nổi, các em thực sự bị cuốn hút vào bài học.
Trên cơ sở tiếp thu những yêu cầu chung trong đổi mới phương pháp dạy học
môn lịch sử, trải nghiệm qua thực tế thí điểm và thực tế giảng dạy tôi tự rút ra cho
mình một số kinh nghiệm nhỏ. Áp dụng vào bài “Các nước Tây Âu” tôi xin đưa ra
để các đồng chí hiểu cụ thể và đóng góp ý kiến để kinh nghiệm của tôi được hoàn
thiện hơn.
2.1. Sự chuẩn bị cho tiết học
Muốn dạy và học tốt môn lịch sử thì trước hết giáo viên và học sinh phải có
sự chuẩn bị tốt, phải tạo được tâm thế thoải mái, sẵn sàng chờ đợi và say mê trong
suốt giờ học. Điều đó có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiếp thu bài học của học sinh.
Do vậy cần lựa chọn phương tiện, đồ dùng, phương pháp phù hợp với từng loại bài,
từng điều kiện và từng đối tượng học sinh. Đối với bài học này cần chuẩn bị như
sau:
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
a. Về phía giáo viên: bản đồ thế giới, biểu bảng thống kê tỷtrọng kinh tế của
các nước Tây Âu so với Mĩ từ 1950 – 1970, băng hình về nước Đức, lược đồ các
nước trong Liên minh châu Âu, máy chiếu ...
b. Về phía học sinh: nghiên cứu bài trước ở nhà theo câu hỏi hướng dẫn
trong sách giáo khoa, tìm hiểu đặc điểm tên các nước Tây Âu, và tìm hiểu tổ chức
Liên minh châu Âu ( tên các nước thành viên, mục đích, hoạt động... ).
Sự chuẩn bị chu đáo của giáo viên và học sinh tạo điều kiện thuận lợi cho
việc tiến hành tiết học phong phú sinh động.
2.2. Dạy học bài mới
Để học sinh tiếp thu bài học có hiệu quả tôi đã tiến hành theo các bước như
sau:
Trước hết tôi hình thành cho học sinh khái niệm về các nước Tây Âu để học
sinh hiểu phân biệt với các nước Đông Âu và các nước khác trên thế giới, đó là các

nước Tư bản chủ nghĩa ở phía tây châu Âu. Hiện nay mặc dù tình hình đã thay đổi
các nước XHCN ở Đông Âu đã khủng hoảng và tan rã nhưng người ta vẫn quen sử
dụng khái niệm Tây Âu này.
Lần lượt tôi hướng dẫn các em đi vào tìm hiểu từng phần đơn vị kiến thức.
Mỗi phần tôi lại chia thành các phần nhỏ hơn để các em dễ nắm bắt các đơn vị kiến
thức.
A, Ở phần I – Tình hình chung
Tôi đã sử dung bản đồ thế giới cho các em quan sát, dựa vào kiến thức địa lí
về khu vực lãnh thổ trên thế giới các em đã được học để xác định vị trí địa lí của
các nước Tây Âu.
- Phía bắc và đông bắc giáp với Bắc Âu, phía đông giáp với Đông Âu, phía
nam giáp với Nam Âu và vùng châu Phi, phía tây giáp với Đại Tây Dương.
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Trên cơ sở vị trí địa lí, dựa vào những kiến thức địa lí, lịch sử đã học các em
thấy rằng đây là một khu vực rộng lớn của châu Âu và là một trung tâm văn minh
của thế giới, là cái nôi của các cuộc cách mạng công nghiệp then chốt trong lịch sử,
là đầu mối giao lưu với các nền kinh tế trong khu vực bắc, đông, nam Âu và vùng
châu Phi. Chính vì vậy Tây Âu có một vị trí quan trọng không chỉ đối với khu vực
mà còn đối với cả thế giới.
- Với vị thế như vậy sau chiến tranh thế giới thứ hai tình hình Tây Âu có
những nét chung gì tôi hướng dẫn học sinh đi vào tìm hiểu về kinh tế, chính trị.
1, Về kinh tế
Từng bước tôi đưa ra các câu hỏi gợi mở để học sinh tìm hiểu về tình hình
kinh tế của các nước Tây Âu.
G: Trong chiến tranh thế giới thứ hai tình hình các nước Tây Âu như thế
nào?
H: Nhiều nước Tây Âu bị phát xít chiếm đóng và tàn phá nặng nề
G: Sự chiếm đóng và tàn phá đó đã ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế
của các nước Tây Âu mà đặc biệt là các nước tham chiến?

H: Năm 1944 sản xuất công nghiệp của nước Pháp giảm 38%, nông nghiệp
giảm 60% so với trước chiến tranh. Italia sản xuất công nghiệp giảm khoảng 30%,
sản xuất nông nghiệp chỉ bảo đảm 1/3 nhu cầu lương thực trong nước. Các nước
đều bị mắc nợ, đến tháng 6 – 1945, nước Anh nợ tới 21 tỉ bảng Anh.
G: Em có nhận xét gì về tình hình kinh tế của các nước Tây Âu?
H: - Kinh tế bị tàn phá nặng nề, giảm sút nghiêm trọng, nhiều nước trở
thành những con nợ lớn.
Tôi cho học sinh liên hệ tới hậu quả của cuộc chiến tranh thế giới đã tàn phá
nặng nề nền kinh tế của các nước Tây Âu ( kể cả các nước thắng hay bại trận ) để
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
các em thấy được đó cũng chính là bối cảnh mà các nước Tây Âu bước vào thời kì
xây dựng đất nước, hàn gắn vết thương chiến tranh.
G: Trong điều kiện khó khăn đó các nước Tây Âu đã làm gì để khôi phục
kinh tế?
H: - Năm 1948 : 16 nước Tây Âu đã nhận viện trợ của Mĩ : Anh , Pháp ,
Ý , Tây Đức ….theo kế hoạch “ Phục Hưng Châu Âu “ hay còn gọi là kế hoạch
Mac san do Mĩ vạch ra . Kế hoạch đựơc thực hiện ( 1948 – 1951 ) với tổng số tiền
17 tỉ đô la .
G: Đưa thêm tư liệu để học sinh hiểu rõ về kế hoạch phục hưng châu Âu: còn
gọi là kế hoạch Mácsan, do tướng Mác san, lúc đó là ngoại trưởng Mĩ đề ra.
G: Vậy kế hoạch “ Phục Hưng Châu Âu “ được thực hiện nhằm mục đích
gì?
H: - Dựa vào tiềm lực kinh tế Mĩ viện trợ để chi phối lôi kéo điều khiển
các nước Tây Âu.
- Thực chất là từng bước Mĩ thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới.
G: Với sự viện trợ đó nền kinh tế các nước Tây Âu đã thay đổi ra sao?
H: - Kinh tế các nước Tây Âu được phục hồi nhưng ngày càng lệ thuộc vào
Mĩ.
G: Hãy nêu những biểu hiện của sự lệ thuộc đó?

H: - Các nước Tây Âu phải tuân theo những điều kiện do Mĩ đặt ra như
không được tiến hành quốc hữu hoá các xí nghiệp, hạ thuế quan đối với hàng hoá
của Mĩ nhập vào, phải gạt bỏ những người cộng sản ra khỏi chính phủ.
G: Lấy ví dụ như ở Pháp, Italia.
G: Em hiểu gì về những điều kiện mà Mĩ đặt ra đối với các nước Tây Âu?
H: - Không được tiến hành quốc hữu hoá các xí nghiệp : các xí nghiệp của
Tư bản vẫn giữ nguyên chủ cũ.
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Hạ thuế quan đối với hàng hoá của Mĩ nhập vào: hàng hoá của Mĩ nhập vào
Tây Âu đánh thuế thấp làm cho giá bán ra rẻ hơn.
- Gạt bỏ những người cộng sản ra khỏi chính phủ: gạt bỏ sự lãnh đạo của giai
cấp công nhân của Đảng cộng sản ra khỏi bộ máy Nhà nước.
G: Qua đó em rút ra nhận xét gì về tình hình Tây Âu lúc này?
H : - Các nước Tây Âu từ chỗ lệ thuộc nặng nề về kinh tế đã lệ thuộc cả về
chính trị.
G : Để nhận được viện trợ các nước Tây Âu phải làm theo các kế hoạch của
Mĩ đồng thời bị Mĩ khống chế cả kinh tế lẫn chính trị
G : Chiếu bảng thống kê tỷ trọng một số lĩnh vực kinh tế của các nước Tây
Âu và Mĩ trong những năm 1950 – 1975.

Năm
Tỷ trọng
kinh tế
Một số lĩnh vực
kinh tế
Các nước
Tây Âu

1950-

1970
Công nghiệp 28,8% 54,6%
1973 Công nghiệp 31%
≈ 40%
Những
năm 70
Dự trữ vàng, ngoại tệ Riêng Đức đạt 30
tỷ USD
11,6 tỷ USD
1973 Sản lượng thép, ô tô,
xuất khẩu
51,2% 14,3%
G: Quan sát bảng thống kê em rút ra nhận xét gì về kinh tế các nước Tây Âu
so với nước Mĩ trong những năm 1950 – 1975?
8

×