Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

nghiên cứu ảnh hưởng của một số công thức phân bón có bổ xung phân hữu cơ vi sinh tự chế đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng của giống chè phúc vân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.42 MB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI




NGUYỄN QUANG HƯNG




NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ CÔNG THỨC
PHÂN BÓN CÓ BỔ SUNG PHÂN HỮU CƠ VI SINH
TỰ CHẾ ðẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT
LƯỢNG CỦA GIỐNG CHÈ PHÚC VÂN TIÊN TUỔI 6
TẠI XÃ PHÚ HỘ – TX PHÚ THỌ – TỈNH PHÚ THỌ



LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: TRỒNG TRỌT
Mã số: 60.62.01

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ NGỌC BÌNH
TS. NINH THỊ PHÍP


HÀ NỘI, 2011
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………



i

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa từng ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào và các thông
tin trích dẫn trong luận văn này ñều ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc./.

Tác giả luận văn



Nguyễn Quang Hưng


















Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………


ii
LỜI CÁM ƠN

ðể hoàn thành luận văn này, tôi ñã nhận ñược sự hướng dẫn tận tình của
các thầy cô giáo giảng dạy, Thầy giáo hướng dẫn khoa học, ñược sự giúp ñỡ
của các cơ quan, các ñồng nghiệp và gia ñình. Tôi xin chân thành bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc và kính trọng ñến:
TS. Ninh Thị Phíp – Bộ môn Cây công nghiệp và Cây thuốc - Khoa
Nông học – Trường ðại Học Nông nghiệp Hà Nội.
TS. Nguyễn Thị Ngọc Bình – Phó trưởng bộ môn Nông lâm kết hợp –
Viện KHKT nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc.
Ban Giám hiệu, Viện ñào tạo sau ñại học - Trường ðại học nông nghiệp Hà Nội
Tập thể lãnh ñạo và cán bộ phòng kỹ thuật Chi cục Bảo vệ thực vật
Phú Thọ.
Gia ñình, bạn bè và các ñồng nghiệp ñã ñộng viên, giúp ñỡ tôi trong thời
gian học tập và thực hiện ñề tài.
Hà Nội, tháng 11 năm 2011
Tác giả luận văn



Nguyễn Quang Hưng








Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………


iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ðOAN i
LỜI CÁM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC BIỂU ðỒ viii

1. ðẶT VẤN ðỀ 1
1.1.Tính cấp thiết của ñề tài 1
1.2. Mục ñích, yêu cầu 2
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài 2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. Giá trị của cây chè 4
2.2. Nhu cầu dinh dưỡng của cây chè 5
2.3. Vai trò các nguyên tố dinh dưỡng ñối với chè 6
2.4. Thành phần hóa học trong búp chè tươi 7
2.5. Tình hình sản xuất chè trên thế giới và Việt Nam 9
2.5.1. Tình hình sản xuất chè trên thế giới 9
2.5.2. Tình hình sản xuất chè ở Việt Nam 15

2.6. Tình hình nghiên cứu phân vi sinh trên thế giới và Việt Nam 20
2.6.1. Giới thiệu về phân hữu cơ vi sinh 20
2.6.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 21
2.6.3. Tình hình nghiên cứu trong nước 25
3. VẬT LIỆU – NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
3.1. Vật liệu, ñịa ñiểm và thời gian nghiên cứu 32
3.2. Nội dung nghiên cứu 32
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………


iv
3.3. Phương pháp nghiên cứu 33
3.3.1. Bố trí thí nghiệm 33
3.4. Chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu 34
3.4.1. Các chỉ tiêu hình thái và sinh trưởng 34
3.4.2. Các chỉ tiêu về năng suất 35
3.4.3. Các chỉ tiêu về phẩm cấp nguyên liệu: 36
3.4.4. Các chỉ tiêu về chất lượng: 36
3.4.5. Các chỉ tiêu về sâu bệnh hại 37
3.4.6. Tính hiệu quả của từng công thức bón phân bón 38
3.4.7. Xác ñịnh các chỉ tiêu lý tính, hóa tính trong ñất trước và sau khi thực
hiện ñề tài. 38
3.4.8. Phương pháp xử lý số liệu 39
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 40
4.1. Thí nghiệm 1 40
4.1.1. Ảnh hưởng của công thức bón phân ñến khả năng sinh trưởng của
cây chè 40
4.1.2. Ảnh hưởng của các công thức bón phân ñến chỉ số diện tích lá chè 41
4.1.3. Ảnh hưởng của các công thức bón phân ñến một số chỉ tiêu sinh trưởng,
các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất chè 43

4.1.4. Ảnh hưởng của các công thức bón phân ñến phẩm cấp nguyên liệu 46
4.1.5. Ảnh hưởng của các công thức bón phân ñến mức ñộ sâu bệnh hại chè49
4.1.6. Ảnh hưởng của các công thức bón phân ñến chất lượng chè thành phẩm 51
4.1.7. Ảnh hưởng của các công thức bón phân ñến hiệu quả kinh tế 56
4.1.8. Ảnh hưởng của các công thức bón phân ñến lý tính, hóa tính, vi sinh vật
ñất và ñộ ẩm ñất trước và sau khi tiến hành thí nghiệm 58
4.2. Thí nghiệm 2 66
4.2.1. Ảnh hưởng của liều lượng NPK khi bón bổ sung phân hữu cơ vi sinh
ñến khả năng sinh trưởng 66
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………


v

4.2.2. Ảnh hưởng của các công thức bón phân ñến chỉ số diện tích lá chè 67
4.2.3. Ảnh hưởng của các công thức bón phân ñến các yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất chè 68
4.2.4. Ảnh hưởng của công thức bón phân ñến phẩm cấp, chất lượng nguyên
liệu chè 72
4.2.5. Ảnh hưởng của công thức bón phân ñến sâu bệnh hại chè 73
4.2.6. Ảnh hưởng của công thức bón phân ñến chất lượng chè 74
4.2.7. Ảnh hưởng của công thức bón phan ñến hiệu quả kinh tế 79
5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 81
5.1. Kết luận 81
5.2. ðề nghị 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
PHỤ LỤC 87


Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………



vi
DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Diện tích một số nước trồng chè chính 10
Bảng 2.2: Năng suất của một số nước trồng chè chính 11
Bảng 2.3: Sản lượng của một số nước trồng chè chính 11
Bảng 2.4. Một số thị trường nhập khẩu chè năm 2009 12
Bảng 2.5. Các nước xuất khẩu chè lớn trên thế giới của năm 2009 13
Bảng 2.6. Dự kiến kế hoạch sản xuất và xuất khẩu chè xanh ñến năm 2017. 13
Bảng 2.7. Dự kiến kế hoạch sản xuất và xuất khẩu chè ñen ñến năm 2017 15
Bảng 2.8. Sản xuất chè ở một số tỉnh trong nước năm 2010 18
Bảng 2.9. Xuất khẩu chè của Việt Nam trong một số năm gần ñây 19
Bảng 2.10. Kế hoạch xuất khẩu chè của Việt Nam trong thời gian tới 20
Bảng 4.1: Ảnh hưởng của các công thức bón phân ñến chiều cao cây và ñộ
rộng tán chè 41
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của các công thức bón phân ñến chỉ số diện tích lá 42
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của các công thức bón phân ñến các yếu tố cấu thành
năng suất chè 44
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của các công thức bón phân ñến phẩm cấp nguyên
liệu chè 47
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của các công thức bón phân ñến mật ñộ, tỷ lệ sâu
bệnh hại 51
Bảng 4.6: Ảnh hưởng của công thức bón phân ñến thành phần sinh hóa
búp chè 52
Bảng 4.7: Kết quả thử nếm cảm quan chè thành phẩm của các công thức
nghiên cứu 54
Bảng 4.8: Ảnh hưởng của các công thức bón phân ñến hiệu quả kinh tế 58
Bảng 4.9: Thành phần hóa học của ñất trước và sau khi thí nghiệm 60

Bảng 4.10: Thành phần lý tính ñất trước và sau khi thí nghiệm 62
Bảng 4.11: Hoạt ñộng của vi sinh vật trước và sau khi thí nghiệm 64
Bảng 4.12: ðộ ẩm ñất qua các tháng ở ñộ sâu 20 cm 65
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………


vii

Bảng 4.13. Ảnh hưởng của các công thức bón phân ñến chiều cao cây chè,
chiều rộng tán chè 67
Bảng 4.14. Ảnh hưởng của các công thức bón phân ñến chỉ số diện tích lá 68
Bảng 4.15 : Ảnh hưởng của công thức bón phân ñến năng suất và các yếu tố
cấu thành năng suất chè 69
Bảng 4.16: Ảnh hưởng của công thức bón phân ñến phẩm cấp nguyên liệu chè 72
Bảng 4.17. Ảnh hưởng của công thức bón phân ñến sâu bệnh hại chè 73
Bảng 4.18: Chất lượng sinh hóa của chè ở các công thức bón phân 74
Bảng 4.19: Ảnh hưởng của công thức bón phân ñến kết quả thử nếm cảm quan 77
Bảng 4.20: Ảnh hưởng của các công thức bón phân ñến hiệu quả kinh tế chè 79

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………


viii
DANH MỤC BIỂU ðỒ

Biểu ñồ 4.1. Ảnh hưởng của các công thức bổ sung phân hữu cơ vi sinh ñến
năng suất chè 45
Biểu ñồ 4.2. Ảnh hưởng của công thức bón bổ sung phân hữu cơ vi sinh ñến
hiệu quả kinh tế chè 57
Biểu ñồ 4.3. Ảnh hưởng của các công thức bón phân ñến năng suất chè 71

Biểu ñồ 4.4. Ảnh hưởng của các công thức bón phân ñến hiệu quả kinh tế chè 80
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………


1

1. ðẶT VẤN ðỀ

1.1.Tính cấp thiết của ñề tài
Việt Nam có lịch sử trồng chè lâu ñời nhưng cây chè mới chỉ ñược trồng
và phát triển với quy mô lớn từ khoảng 100 năm nay. Với ñặc ñiểm là loại cây
công nghiệp dài ngày, dễ trồng và chăm sóc, nhiệm kỳ kinh tế dài 30 - 40
năm, phù hợp với ñiều kiện tự nhiên ở các vùng ñất dốc của Việt Nam, do vậy
cây chè ñã trở thành cây công nghiệp mũi nhọn, mang lại giá trị kinh tế cao,
tham gia vào thị trường xuất khẩu.
Năng suất và chất lượng chè phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giống, khí
hậu, ñất ñai, phân bón, kỹ thuật canh tác và công nghệ chế biến. Việc áp dụng
tiến bộ kỹ thuật trong thâm canh chè ở các khâu: chọn tạo ñưa giống năng
suất cao vào sản xuất, chế ñộ bón phân, áp dụng kỹ thuật hái, kỹ thuật ñốn chè
ñã giúp cho ngành chè ñạt ñược sự phát triển nhanh chóng về diện tích, năng
suất và sản lượng.
Trong nền nông nghiệp cổ truyền của các nước trên thế giới cũng như ở
các nước Asian và ở Việt Nam, phân hữu cơ không chỉ cung cấp dinh dưỡng
cho cây trồng với hàm lượng vốn có của nó mà còn ñóng vai trò quan trọng
trong việc cải thiện các ñặc tính lý hoá học của ñất thông qua vai trò của vật
chất hữu cơ. Ngày nay, mặc dù phân hoá học ñược coi là yếu tố quan trọng ñể
tăng năng suất cây trồng và xu hướng sử dụng phân hoá học ngày càng tăng.
Tuy vậy phân hữu cơ vẫn ñóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp
ở các nước nhiệt ñới cũng như ở các nước phát triển. Thực tế sản xuất hiện
nay cho thấy, người trồng chè thường bón phân chuồng kết hợp với phân vô

cơ cho chè ở thời kỳ kiến thiết cơ bản và bón phân vô cơ cho chè ở các chu kỳ
sau nhằm tiết kiệm thời gian và công lao ñộng. Bón phân vô cơ mang lại hiệu
quả nhanh, nhanh cho búp, tăng năng suất song không có nhiều ý nghĩa ñối
với việc cải tạo ñất cho canh tác bền vững. Mặc dù ñã nhận thức ñược vai trò
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………


2

của phân hữu cơ sinh học trong việc nâng cao năng suất, cải thiện ñộ phì của
ñất, song ở Việt Nam cho ñến nay mức ñộ ứng dụng loại phân bón này còn
hết sức hạn chế. Vì vậy, việc tìm ra các giải pháp thay thế một phần phân hóa
học và tận dụng phế phụ phẩm nông nghiệp tại chỗ ñang là một xu hướng mới
ñang ñược nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Và việc xây dựng một
quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ phế phụ phẩm nông nghiệp phục vụ
sản xuất chè an toàn là rất cần thiết. Dưới sự hướng dẫn của Tiến sỹ Nguyễn
Thị Ngọc Bình – Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc
và Tiến sỹ Ninh Thị Phíp – Trường ðH Nông nghiệp I Hà Nội, chúng tôi tiến
hành thực hiện ñề tài:
“Nghiên cứu ảnh hưởng của một số công thức phân bón có bổ xung phân
hữu cơ vi sinh tự chế ñến sinh trưởng, năng suất và chất lượng của giống chè
Phúc Vân Tiên tuổi 6 tại xã Phú Hộ – tx Phú Thọ – tỉnh Phú Thọ”
1.2. Mục ñích, yêu cầu
* Mục ñích:
Xác ñịnh liều lượng phân hữu cơ vi sinh thích hợp phối kết hợp với 50%
NPK (quy trình chuẩn) và liều lượng NPK thích hợp khi bổ sung phân hữu cơ
vi sinh cho cây chè Phúc Vân Tiên giai ñoạn sản xuất kinh doanh, góp phần
xây dựng quy trình sử dụng phân hữu cơ vi sinh bón cho chè.
* Yêu cầu:
- ðánh giá ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ vi sinh phối kết hợp với

phân NPK ñến sinh trưởng, năng suất, chất lượng và mức ñộ nhiễm sâu bệnh
hại của giống chè Phúc Vân Tiên thời kỳ sản xuất kinh doanh.
- ðánh giá ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ vi sinh trên nền 50%
NPK quy trình chuẩn ñến sự thay ñổi tính chất lý, hoá học của ñất.
- ðánh giá ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ vi sinh phối kết hợp với
phân NPK ñến hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè .
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………


3

1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học góp phần xây dựng quy trình bón
phân hữu cơ vi sinh cho giống chè Phúc Vân Tiên, phục vụ cho sản xuất chè
an toàn tại tỉnh Phú Thọ, ñồng thời góp phần củng cố cơ sở khoa học trong
nghiên cứu phục vụ canh tác bền vững trên ñất dốc, bảo vệ và cải tạo ñất.
- Kết quả nghiên cứu của ñề tài sẽ bổ sung nguồn tài liệu tham khảo về cây chè
trong nghiên cứu và giảng dạy.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm tăng năng suất và chất lượng chè, từ
ñó nâng cao thu nhập cho người trồng chè.
- Quy trình chế biến sẽ tận dụng toàn bộ nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp
tại chỗ, thay thế hoàn toàn phân chuồng và một phần phân vô cơ, tăng ñộ xốp
và cải thiện ñộ phì cho ñất, hơn nữa còn làm tăng dinh dưỡng cho ñất, ñảm
bảo tăng và ổn ñịnh năng suất chè, khai thác hợp lý và bảo vệ nguồn tài
nguyên ñất.
- Chuyển giao kỹ thuật chế biến phân hữu cơ vi sinh từ phế phụ phẩm nông
nghiệp tại chỗ cho nông dân sử dụng trong phạm vi nông hộ và trang trại.












Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………


4

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Giá trị của cây chè
Cây chè là cây công nghiệp lâu năm trồng một lần cho thu hoạch nhiều
năm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng chè. Xuất khẩu chè ñã
ñem lại cho Việt Nam một số lượng ngoại tệ lớn phục vụ cho các chương
trình phát triển kinh tế của ñất nước [4]
Cây chè là cây bản ñịa có truyền thống trồng trọt từ lâu ñời ở các vùng
trung du và miền núi góp phần tạo công ăn việc làm, bảo vệ môi trường, là
biện pháp sử dụng các nguồn tài nguyên của ñất nước có hiệu quả nhất ñể
phát huy thế mạnh về ñất ñai và khí hậu của nước ta.
Nước chè từ xa xưa ñến nay vẫn ñược coi là thức uống có tác dụng giải
khát phổ biến nhất trên thế giới. Chỉ một phiến lá chè nho nhỏ ñã có trên 500
thành phần hóa học, bao gồm 6 nhóm vật chất có công hiệu bảo vệ sức khỏe,
như các chất vitamin, chất purin loại kiềm, các hợp chất phenol, các tinh dầu

thơm, các axit amin và chất polysaccaroza. ðông y Trung Hoa có câu ‘Trà,
tức dược dã’ – trà chính là thuốc, thậm chí còn coi là ‘Vạn bệnh chi dược’ -
thuốc chữa vạn bệnh, vị của trà tính ‘khổ, cam, vi hàn, vô ñộc’ – trà là vị
thuốc vừa bổ dưỡng vừa chữa bệnh, không ñộc [5].
Thống kê 92 loại cổ thư trong cuốn Trung Quốc Trà Kinh, tổng kết nội
dung bảo vệ sức khỏe của trà thành 24 hiệu quả truyền thống như ngủ ít, an
thần, mắt sáng, thanh ñầu mắt, thanh giải nhiệt, tiêu cảm, giải ñộc v.v. Những
năm gần ñây, có nhiều nghiên cứu về trà, của nhiều Hội nghị quốc tế lớn ñã
chứng minh công hiệu của trà ñối với sức khỏe của con người, dưới những
góc ñộ khác nhau và nhiều phương diện khác nhau, chung qui lại là “Uống trà
có lợi cho sức khỏe của con người” [5].
ðối với nhiều người, uống chè còn là một tập quán, một thú vui, là
phương thức tu thân tĩnh dưỡng, là ñạo, là triết lý sâu xa, là sự hòa hợp con
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………


5

người với thiên nhiên và vũ trụ, giữa con người với con người. ðối với một số
quốc gia, uống chè gắn liền với phong tục tập quán, gắn liền với lễ hội, cưới
xin, chè là văn hóa giao tiếp, là cách ñối nhân xử thế [9].
2.2. Nhu cầu dinh dưỡng của cây chè
Cây trồng nói chung hút dinh dưỡng từ ñất ñể sinh trưởng và phát triển.
Ngoài các bộ phận thu hoạch ra, trong các sản phẩm phụ cũng chứa ñựng các
chất dinh dưỡng mà cây lấy từ ñất. Sau mỗi vụ thu hoạch, cây trồng lại ñể lại
cho ñất một lượng lớn các phụ phẩm hữu cơ. Thông qua các quá trình chuyển
hoá vật chất trong ñất mà các sản phẩm này trở thành nguồn dinh dưỡng ñáng
kể cho cây trồng vụ sau.
Cây chè là cây công nghiệp dài ngày, sản phẩm là búp chè chỉ chiếm 8
- 13% sinh khối của cây, lại phải thu hái nhiều lần trong 1 năm, mặt khác

năng suất chè của Việt Nam chưa cao, cho nên so với những cây công nghiệp
dài ngày khác như cà phê, cao su nhu cầu dinh dưỡng của cây chè thấp hơn.
Với năng suất 2 tấn búp khô trên 1ha/năm, chè lấy ñi từ ñất trung bình là 80kg
N, 23 kg P
2
O
5
, 48kg K
2
O và 16 kg CaO. Tuy nhiên ngoài hàm lượng búp chè
ñược hái hàng năm, chè còn ñược ñốn cành, chặt cây và mang ñi khỏi vườn,
cho nên tổng lượng các chất dinh dưỡng chè lấy ñi khỏi ñất là 144 kg N, 71
kgP
2
O
5
, 62kg K
2
O , 24kg MgO và 40 kg CaO.
Bón phân cân ñối, ñúng tỷ lệ và liều lượng làm cho năng suất chè tăng 14
- 20%, với hệ số lãi là 2,8 - 3,9 lần. Bón phân ñúng còn làm tăng hàm lượng
tanin thêm 2,0 - 6,5%, chất hoà tan tăng 1,5 - 3,5%, hương vị chè ñược cải thiện.
Xu hướng sử dụng phân bón cho chè chủ yếu vẫn là 3 nguyên tố ña
lượng chính N, P, K. Một số nước còn quan tâm tới 2 nguyên tố bán ña lượng
là Mg và S. Dạng phân bón cho chè thường là phân phối hợp theo một số tỷ lệ
nhất ñịnh, phù hợp ñiều kiện ñất ñai và năng suất búp chè của từng vùng
nhằm tăng hiệu suất sử dụng của từng loại phân bón. ðồng thời bón phân cân
ñối phần nào có ảnh hưởng tốt phẩm chất chè.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………



6

2.3. Vai trò các nguyên tố dinh dưỡng ñối với chè
 ðạm (N): là thành phần của chất hữu cơ, diệp lục tố, nguyên sinh chất,
axit nucleic, protein. ðạm giúp tăng chiều cao cây, ra nhiều lá và búp mới,
tăng năng suất chè.
 Lân (P): là thành phần của phophatides, axit nucleic, protein… quan
trọng trong quá trình trao ñổi năng lượng và protein. Lân cần thiết cho sự phát
triển của bộ rễ, kích thích chồi mới, tăng khả năng chịu hạn, tăng tuổi thọ của
cây, tăng năng suất và lượng ñượng hòa tan và tanin, tăng chất lượng chè.
Thiếu lân: lá có màu xanh ñục mờ không sáng bóng, thân cây mảnh, rễ
kém phát triển, khả năng hấp thụ ñạm kém. Chè thiếu lân trầm trọng sẽ bị trụi
cành, năng suất thấp và chất lượng kém.
 Kali (K): hoạt hóa enzym liên quan ñến quang hợp, tổng hợp
carbohydrates, protein, ñiều chỉnh pH và nước ở khí khổng. Giúp cây cứng
chắc, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, rét và hạn, giảm khô lá và rụng lá
già, tăng năng suất và tăng ñộ ngọt, ñộ ñậm trong chè búp.
Thiếu kali: cây sinh trưởng chậm, mép và chóp lá có màu xám hay nâu
nhạt sau khô dần, lá già rụng sớm, lá non ngày càng nhỏ, dễ bị sâu bệnh. Búp
thưa, vỏ cây có màng trắng bạc, cây chậm ra búp, năng suất thấp, chè kém
ngọt, chất lượng giảm.
 Magiê (Mg): cấu tạo diệp lục tố, enzym chuyển hóa carbohydrates và
axit nucleic, thúc ñẩy hấp thụ, vận chuyển lân và ñường trong cây, giúp cây
cứng chắc và phát triển cân ñối, tăng năng suất và chất lượng chè khô.
Thiếu magiê: xuất hiện những vệt màu xanh tối hình tam giác ở giữa lá, lá
già dần chuyển vàng, hạn chế khả năng ra búp, năng suất thấp, chất lượng chè
khô giảm.
 Kẽm (Zn): là thành phần của men metallo-enzymes-carbonic-
anhydrase, anxohol dehydrogenase, quan trọng trong tổng hợp axit indol

acetic, axit nucleic và protein, tăng khả năng sử dụng lân và ñạm của cây.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………


7

Thúc ñẩy sinh trưởng, phát triển, tăng năng suất và chất lượng chè. Thiếu
kẽm: cây lùn, còi cọc, lá chuyển dần bạc trắng, số búp ít.
 Bo (B): cần cho sự phân chia tế bào, tổng hợp protein, lignin trong cây,
tăng khả năng thấm ở màng tế bào và vận chuyển carbohydrates. Tăng ñộ dẻo
của búp, giảm rụng lá, tăng năng suất và chất lượng chè.

Molypñen (Mo):

là thành phần của men nitrogenase, cần cho vi khuẩn
Rhizobium cố ñịnh ñạm, tăng hiệu suất sử dụng ñạm, năng suất và chất lượng chè.

2.4. Thành phần hóa học trong búp chè tươi
Thành phần sinh hóa của chè biến ñộng rất phức tạp nó phụ thuộc vào
giống, tuổi chè, ñiều kiện ñất ñai, ñịa hình, kỹ thuật canh tác, mùa thu hoạch
Trên cơ sở nắm ñược những ñặc ñiểm chủ yếu về mặt sinh hóa của nguyên
liệu sẽ ñặt cơ sở cho một số biện pháp kỹ thuật ñể nâng cao sản lượng ñồng
thời giữ vững và nâng cao chất lượng của chè.
 Nước: là môi trường xảy ra tương tác giữa các chất, nước tham gia trực
tiếp vào nhiều phản ứng thủy phân, oxi hóa khử. Ở các giai ñoạn và các thời
kỳ khác nhau của cây chè, hàm lượng nước trong các ñọt chè tươi cũng khác
nhau, thường chiếm khoảng 75-82%.
 Hợp chất phenol (Tanin)
Tanin chè là một hỗn hợp phức tạp của các hợp chất phenol thực vật
bao gồm các chất polyhydroxylphenol ñơn giản và các chất polyphenol ña

phân tử, thường chiếm khoảng 27-34% chất khô trong chè.
Hợp chất tanin giữ vai trò chủ yếu trong quá trình tạo màu sắc, hương vị
của chè, ñặc biệt là chè ñen. Tanin có ñặc tính dễ bị oxi hóa dưới tác dụng của
enzym và ñược cung cấp oxi ñầy ñủ. Vì vậy, chè nguyên liệu chứa càng nhiều
tanin, ñặc biệt là tanin hòa tan thì sản phẩm chè ñen có chất lượng càng cao.
 Cafein
Trong các hợp chất alcaloit trong chè thì chỉ có cafein ñược chú ý nhất
sau ñó là teobromin và teofelin, xantin, adenin, cholin, tetrametyluric Hàm
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………


8

lượng cafein trong ñọt chè non một tôm 2 - 3 lá non chiếm khoảng 2 - 4%
lượng chất khô. Caffein có khả năng liên kết với tanin và các sản phẩm oxi
hóa của tanin ñể tạo nên các muối Tanat caffein. Các muối này tan trong nước
nóng, không tan trong nước lạnh và tạo nên hương thơm và sắc nước chè
xanh, giảm vị ñắng và nâng cao chất lượng thành phẩm. Ngoài ra Caffein có
tác dụng dược lý, tạo cảm giác hưng phấn cho người uống.

Protein và acid amin:

Protein trong búp chè phân bố không ñồng ñều, chiếm khoảng 15% tổng
lượng chất khô của lá chè tươi. Ngày nay, người ta ñã tìm thấy 17 acid amin có
trong chè. Trong ñó 10 acid amin cơ bản là: Theanine, Phenylalanine, Leucine,
Isoleucine, Valine, Tyrosine, Glutamine, Serine, Glutamic, Aspartic. Các acid
amin này có thể kết hợp với ñường, tanin tạo ra các hợp chất aldehyde, alcol có
mùi thơm cho chè ñen, và chúng cũng góp phần ñiều vị cho chè xanh.

 Carbohydrates: trong thành phần Carbohydrate của chè, ñáng quan tâm

nhất là là loại ñường tan. Dưới tác dụng của nhiệt và các yếu tố khác, các loại
ñường sẽ biến ñổi tạo nên hương vị ñặc trưng cho thành phẩm. Ngoài ra, các loại
ñường còn tác dụng với Protein, acid amin tạo nên hương thơm cho chè.
 Các chất màu: các chất màu trong lá chè gồm có: Anthocyanidin
(Cyanidin, Delphenidin), Carotenoid, Chlorophyll. Các hợp chất màu
chiếm khoảng 0,3% chất khô, chúng có vai trò quan trọng trong tạo màu
cho thành phẩm.
 Vitamin và khoáng: trong búp chè chứa hầu hết các loại vitamin như
vitamin A, B1, B2, PP, ñặc biệt Vitamin C có rất nhiều trong chè. Trong quá
trình chế biến chè ñen hàm lượng vitamin C giảm nhiều, còn trong chè xanh
thì giảm không ñáng kể. Thành phần khoáng chủ yếu trong chè là K, chiếm
gần 50 % tổng lượng khoáng.
 Enzym: là nhân tố quan trọng trong quá trình sinh trưởng và chế biến
chè, ñặc biệt trong chế biến chè ñen. Enzyme có vai trò quyết ñịnh chiều
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………


9

hướng biến ñổi các phản ứng sinh hóa trong giai ñoạn làm héo, vò, lên men.
Trong búp chè có 2 loại enzyme chủ yếu là:
 Nhóm enzyme thủy phân: Amilase, Protease, Glucosidase, …
 Nhóm enzyme oxi hóa - khử: Peroxidase, Polyphenoloxidase,
 Chất béo: trong lá chè, chất béo chiếm khoảng 5-6% chất khô. Chất
béo có ảnh hưởng ñến chất lượng chè, nó tham gia vào sự hình thành hương
thơm do trong thành phần chất béo cũng có một số cấu tử có mùi thơm hoặc
dưới tác dụng của nhiệt ñộ sẽ chuyển thành chất thơm. Chất béo có tính hấp
phụ mùi và giữ mùi, tính chất này của chất béo giúp cho quá trình ướp hương
bổ sung cho chè bằng hương liệu hoặc hoa tươi ñược thuận lợi.
 Dầu thơm: dầu thơm ở trong chè rất ít, hàm lượng của chúng trong lá

chè tươi: 0,007% - 0,009% và trong chè bán thành phẩm: 0,024 - 0,025%.
Hàm lượng dầu thơm trong lá chè ñược tăng dần ở những ñịa hình cao, tuổi lá
quá non chứa ít hương thơm.
 Chất tro: hàm lượng tro trong chè tươi từ 4-5% và trong chè khô từ
5-6%. Trong chè, tro chia thành hai nhóm: hòa tan trong nước và không hòa
tan trong nước.
2.5. Tình hình sản xuất chè trên thế giới và Việt Nam
2.5.1. Tình hình sản xuất chè trên thế giới
Trên thế giới, chè là một trong những loại ñồ uống thông dụng nhất và
rẻ tiền nhất. Chè ñược tiêu thụ rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới, ở các ñộ tuổi
khác nhau, ở mọi tầng lớp trong xã hội. Chè là loại ñồ uống có thị trường tiêu
thụ rộng lớn. Hàng tỷ người trên thế giới ñã dùng chè làm nước uống hàng
ngày và xu hướng hiện nay ở một số nước phương Tây, ñặc biệt các nước
theo ñạo Hồi, số người uống chè rất nhiều
Châu Phi, Nam Mỹ, vùng Trung ðông, ñặc biệt là khu vực Châu Á sản
xuất nhiều loại chè khác nhau, ñã tạo nên danh tiếng chè có chất lượng cao trên
thị trường thế giới. Phần ñông người dân ở Châu Á, Trung ðông, Châu Phi,
Nam Mĩ, Châu Âu và một số nước thuộc CIS sử dụng nước chè hàng ngày.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………


10
* Về diện tích trồng chè: tính ñến năm 2009, diện tích chè toàn thế
giới tương ñối cao ñạt 3.014.099 ha tăng 105.063 ha (3,61%) so với năm
2008 và tăng 352.367 ha (12,1%) so với năm 2005.
Trung Quốc là nước có diện tích trồng chè lớn nhất trên thế giới với
1.437.873 ha, chiếm 47,69% tổng diện tích trồng chè thế giới. Tiếp theo, các
nước Ấn ðộ, Srilanka, Kenya, Việt Nam là những nước có diện tích trồng chè
lớn trên thế giới.
Bảng 2.1: Diện tích một số nước trồng chè chính trên thế giới

ðơn vị tính: ha
Năm
Tên nước
2005 2006 2007 2008 2009
Trung Quốc 1.058.564

1.117.040

1.257.732

1.338.574

1.437.873

Ấn ðộ 521.000

555.611

567.020

474.000

470.000

Srilanka 212.720

212.720

212.720


221.969

221.969

Nhật Bản 48.700

48.500

48.200

48.000

47.300

Kenya 141.300

147.080

149.190

157.700

158.400

Inñônêxia 142.847

111.055

110.524


106.948

107.000

Việt Nam 97.700

102.100

107.400

108.800

111.600

Toàn TG 2.689.542

2.740.020

2.906.409

2.909.846

3.014.909

Nguồn: Faostat.fao.org [21]
* Về năng suất: năng suất chè trung bình của thế giới có xu hướng
giảm nhẹ cho ñến năm 2008. Năm 2009, năng suất chè khô của thế giới tăng
so với năm 2008, ñạt 1.310,2 kg/ha, tuy nhiên vẫn thấp hơn so với năm 2005
và 2006. Kenya là nước có năng suất chè cao nhất trên thế giới, tiếp ñến là
Nhật Bản, Ấn ðộ, Việt Nam và In ñô nê xia.


Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………


11
Bảng 2.2: Năng suất của một số nước trồng chè chính trên thế giới
ðơn vị tính: (kg khô/ha)
Năm
Tên nước
2005 2006 2007 2008 2009
Trung Quốc 900,9

937,6

940,6

952,8

956,8

Ấn ðộ 1.714,0

1.670,2

1.674,1

1.698,7

1.702,1


Srilanka 1.491,2

1.461,1

1.434,8

1.435,8

1.306,5

Nhật Bản 2.053,4

1.892,8

1.952,3

2.010,4

1.818,2

Kenya 2.324,8

2.111,6

2.477,4

2.192,8

1.983,0


Inñônêxia 1.244,0

1.322,4

1.359,2

1.410,5

1.495,3

Việt Nam 1.356,4

1.478,9

1.527,0

1.594,7

1.664,0

Toàn TG 1.348,0

1.420,6

1.358,4

1.260,7

1.310,2


Nguồn: Faostat.fao.org [21]
* Về sản lượng chè:
Năm 2009, tổng sản lượng chè thế giới ñạt 3.950.047 tấn, tăng 281.586 tấn
(7,68%) so với năm 2008 và 324.586 tấn (8,95%) so với năm 2005. Trong ñó, nước
ñứng ñầu về sản lượng chè thế giới là Trung Quốc với 1.375.780 tấn chiếm 34,8%
tổng sản lượng chè của thế giới, tiếp ñến là Ấn ðộ (20,2%), Kenya (7,9%), Srilanka
(7,3%), Việt Nam (4,7%) và In ñô nê xia (4,1%).
Bảng 2.3: Sản lượng của một số nước trồng chè chính trên thế giới
ðơn vị tính: Tấn
Năm
Tên nước
2005 2006 2007 2008 2009
Trung Quốc 953.660

1.047.345

1.183.002

1.275.384

1.375.780

Ấn ðộ 893.000

928.000

949.220

805.180


800.000

Srilanka 317.200

310.800

305.220

318.700

290.000

Nhật Bản 100.000

91.800

94.100

96.500

86.000

Kenya 328.500

310.580

369.600

345.800


314.100

Inñônêxia 177.700

146.858

150.224

150.851

160.000

Việt Nam 132.525

151.000

164.000

173.500

185.700

Toàn TG 3.625.461

3.892.474

3.948.146

3.668.461


3.950.047

Nguồn: Faostat.fao.org [21]
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………


12
* Tình hình xuất khẩu và nhập khẩu chè trong những năm gần ñây:
Năm 2009, tổng kim ngạch của 10 nước nhập khẩu chè lớn nhất thế
giới ñạt 3,203 tỉ ñô la Mỹ, chiếm 59,7% tổng kim ngạch nhập khẩu chè toàn
thế giới. Năm thị trường có kim ngạch nhập khẩu chè lớn nhất thế giới năm
2008 là EU (722,077 triệu ñô la), Nga (500,455 triệu ñô la), Vương quốc Anh
(368,115 triệu ñô la), Mỹ (327,365 triệu ñô la) và các Tiểu vương quốc Arập
thống nhất (297,973 triệu ñô la).
Trong khi ñó, tổng kim ngạch của 10 nước xuất khẩu chè lớn nhất thế
giới năm 2009 ñạt gần 3,4 tỉ ñô la Mỹ tương ñương với năm 2008, trong ñó 4
nước xuất khẩu chè lớn nhất thế giới năm 2008 là Srilanka (ñạt 1.175,1 triệu
ñô la), Kenya (894,027 triệu ñô la), Trung Quốc (723,933 triệu ñô la) và Ấn
ðộ (583,803 triệu ñô la).
Bảng 2.4. Một số thị trường nhập khẩu chè chính trên thế giới năm 2009
Thị trường
Sản lượng
nhập khẩu
(Tấn)
Giá trị
nhập khẩu
(1000 USD)

ðơn giá
(USD/tấn)


EU 249.930

722.077

2.899

Nga 182.419

500.455

2.748

Vương quốc Anh 145.960

368.115

2.522

Mỹ 110.816

327.365

2.953

Các tiều vương quốc Arập thống nhất
75.255

297.973


3.720

Ai Cập 80.304

227.816

2.837

Pakistan 96.932

213.187

2.199

Iran 51.733

209.810

4.056

Nhật 43.301

182.755

4.221

Arập Xêút 20.331

153.783


7.564

Toàn thế giới 1.567.688

5.012.937


Nguồn: Faostat.fao.org [21]
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………


13
Bảng 2.5. Các nước xuất khẩu chè lớn trên thế giới năm 2009
Tên nước
Sản lượng
xuất khẩu
(Tấn)
Giá trị
xuất khẩu
(1000 USD)

ðơn giá
(USD/tấn)

Srilanka 288.528

1.175.100

4.073


Kenya 331.594

894.027

2.696

Trung Quốc 305.352

723.933

2.371

Ấn ðộ 203.863

583.803

2.864

EU 29.882

301.042

10.074

Vương quốc Anh 27.741

281.126

10.134


ðức 25.301

186.395

7.367

Indonesia 92.304

171.628

1.859

Các tiểu vương quốc Arap thống nhất
23.681

153.786

6.494

Việt Nam 82.416

95.966

1.164

Toàn thế giới 1.774.815

5.357.733



Nguồn: Faostat.fao.org [21]

Bảng 2.6. Dự kiến kế hoạch sản xuất và xuất khẩu chè xanh ñến năm 2017
ðơn vị: Nghìn tấn
Chè xanh
Sản xuất Xuất khẩu
Nước
Thực
tế
2006
Dự
kiến
2017
Tăng
trưởng
1996/
2006
Tăng
trưởng

2006/
2017
Thực
tế
2006
Dự
kiến
2017
Tăng
trưởng

1996/
2006
Tăng
trưởng

2006/
2017
Thế giới 968,1

1571,1

4,7 4,5 263,5

397,1

14,1 3,8
Trung Quốc 782,4

1352 5,8 5,1 218,7

379,7

14,4 5,1
Nhật Bản 91,8 100,5 0,3 0,8 1,6 2,4 14,0 3,8
Việt Nam 66,0 106 8,9 4,4 26,0 33,5 16,8 2,3
In ñô nê xia 20,0 22,1 -5,7 0,9 9,1 13,3 7,7 3,5
Nguồn: Hiện trạng và tương lai phát triển của ngành chè trên thế giới [17]
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………



14
Triển vọng phát triển chè trên toàn thế giới ñến năm 2017 [17]:Sản
xuất chè xanh với tốc ñộ tăng trưởng nhanh hơn so với chè ñen. Dự kiến ñến
năm 2017 sản lượng chè xanh sẽ ñạt 1.571.000 tấn. Trung Quốc sẽ là nước
sản xuất và xuất khẩu chè xanh lớn nhất thế giới, tiếp theo là các nước Việt
Nam, In ñô nê xia v.v.
Chè xanh xuất khẩu với tốc ñộ khoảng 3,8% hàng năm dự kiến ñạt
397.100 tấn vào năm 2017. Trung Quốc sẽ là nước chiếm ưu thế về xuất khẩu
chè xanh với số lượng 379.700 tấn, tiếp ñến là Việt Nam với 33.500 tấn, In ñô
nê xia với 13.300 tấn và Nhật Bản là 2.400 tấn.
Sản xuất chè ñen ñến năm 2017 dự kiến sẽ ñạt 3,1 triệu tấn. Ấn ðộ vẫn
tiếp tục mở rộng sản xuất chè ñen dự kiến sản lượng ñạt 1,2 triệu tấn vào năm
2017, kế ñến là các nước Kenya, Srilanka dự kiến ñạt 344.000 và 341.000 tấn
và ở Trung Quốc với 312.000 tấn.
Vùng chè lớn Châu Á sẽ tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu chè ở
châu Phi, vào năm 2017 xuất khẩu chè ñen của châu Á dự kiến sẽ ñạt 806.000
tấn. Srilanka sẽ là nước xuất khẩu chè ñen lớn nhất với 395.000 tấn, Kenya
với 325.000 tấn, Ấn ðộ với 265.000 tấn và một số nước sản xuất chè lớn khác
như In ñô nê xia, Việt Nam.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………


15
Bảng 2.7. Dự kiến kế hoạch sản xuất và xuất khẩu chè ñen ñến năm 2017
ðơn vị: nghìn tấn
Chè ñen
Sản xuất Xuất khẩu
Nước
Thực
tế

2006
Dự
kiến
2017
Tăng
trưởng
1996/
2006
Tăng
trưởng

2006/
2017
Thực
tế
2006
Dự
kiến
2017
Tăng
trưởng
1996/
2006
Tăng
trưởng

2006/
2017
Thế giới 2565 3141 2,8 1,9 1151,1


1385 1,5 1,7
Kenya 311 344 2,0 0,9 270,4 325 1,1 1,7
Ấn ðộ 945 1175 2,0 2,0 200,9 265 2,5 2,6
Srilanka 307,3

341 1,8 1,5 310,4 395 2,9 2,2
In ñô nê xia 169,7

197 2,6 1,5 86,3 95 -1,2 0,9
Trung Quốc 156,3

312 12,2 6,5 33,6 31 -8,4 -0,7
Nguồn: Hiện trạng và tương lai phát triển của ngành chè trên thế giới [17]

2.5.2. Tình hình sản xuất chè ở Việt Nam
Việt Nam là nước có ñiều kiện khí hậu thuận lợi cho việc trồng chè với
nhiệt ñộ trung bình năm từ 18,5 – 23,7
0
C, ẩm ñộ trung bình 85 – 87%, lượng
mưa hàng năm từ 1559,9 – 2542,4 mm.
Lịch sử phát triển cây chè của Việt Nam thực sự bắt ñầu từ năm 1925
sau khi người Pháp xây dựng những ñồn ñiền chè ở Tình Cương (Phú Thọ) 60
ha, ñến nay vẫn còn mang tên ñịa danh là Chủ Chè (20 Ha) và ở ðức Phổ
(Quảng Nam) 250 ha. Trong những năm 1925 - 1940, người Pháp ñã mở thêm
các ñồn ñiền chè ở cao nguyên Trung bộ với diện tích khoảng 2.750 ha.
Theo Lê Tất Khương, Tính ñến năm 1938, Việt Nam có 13.505 ha chè với
sản lượng 6.100 tấn chè khô. Diện tích chè phân bố chủ yếu ở các vùng Trung
du, miền núi Bắc Bộ và cao nguyên Trung bộ, trong ñó trên 75% diện tích do
người Việt Nam quản lý. Năm 1939, Việt Nam ñạt sản lượng 10.900 tấn chè
khô, ñứng thứ 6 sau Ấn ðộ, Trung Quốc, Srilanka, Nhật Bản và Inñônexia [10].

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………


16
Từ 1955 ñến 1975, do ảnh hưởng của chiến tranh, tình hình sản xuất
chè hầu như không ñược cải thiện nhiều. Tuy nhiên, ở miền Bắc, ngành chè
vẫn còn mở rộng diện tích ñến 65.000 ha cho năng suất 35.000 tấn chè khô
hàng năm, trong ñó xuất khẩu 18.000 tấn. Trong giai ñoạn này, trà xanh là sản
phẩm chính cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu sang Trung Quốc.
Trong những năm 1958 - 1960, hàng loạt các nông trường chè ñược
thành lập dưới sự quản lý của các ñơn vị quân ñội. Từ những năm 1960 -
1970 chè ñược phát triển mạnh ở cả 3 khu vực: Quốc doanh, hợp tác xã
chuyên canh chè và hộ gia ñình [10].
Các cơ sở nghiên cứu chè ở Phú Hộ (Phú Thọ), Bảo Lộc (Lâm ðồng) ñược
củng cố và phát triển. Hàng loạt các vấn ñề như giống, kỹ thuật canh tác, chế biến
ñược ñầu tư nghiên cứu. Nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật ñược áp dụng rộng rãi
vào sản xuất, góp phần tăng nhanh diện tích chè lên 60.000 ha (tăng 28%); sản
lượng tăng từ 21.000 tấn chè khô lên 32.000 tấn chè khô (tăng 53,3%) [10].
Công nghệ chế biến chè cũng ñược phát triển mạnh, nhiều nhà máy chè
xanh, chè ñen ñược xây dựng ở Phú Thọ, Nghĩa Lộ, Hà Giang, Tuyên Quang,
Yên Bái, … với sự giúp ñỡ về kỹ thuật, vật chất của Liên Xô (cũ), Trung Quốc.
Phần lớn chè ñược xuất khẩu sang Liên Xô (cũ) và các nước ðông Âu [10].
Những năm từ 1980 ñến 2005, bình quân mỗi năm diện tích trồng chè
tăng 4,16%, sản lượng tăng 6,9%. Năm 1998 tổng diện tích chè là 80.000 ha,
trong ñó trồng mới 1.400 ha, sản lượng 50.000 tấn chè búp khô. Năm 2002,
diện tích ñạt 98.000 ha, sản lượng ñạt 94.200 tấn chè khô. Năm 2005 ñến
tháng 2 năm 2006, tổng diện tích chè ñạt 125.000 ha, trong ñó diện tích chè
kinh doanh ñạt 105.000 ha, sản lượng chè khô ñạt 133.350 tấn chè khô
Gần ñây, diện tích trồng chè ñược mở rộng và sản lượng chè ngày càng
tăng. Các vùng chè trước ñây với năng suất và sản lượng thấp ñang ñược thay

thế dần bởi các giống chè mới có năng suất và chất lượng cao hơn như các
giống LDP1, Phúc Vân Tiên, PH1 v.v.

×