VIỆC ỨNG DỤNG CỦA
TMĐT VÀO NGÂN
HÀNG HSBC
GVHD : Đoàn Ngọc Duy Linh
Danh Sách Nhóm 11
1. Đậu Công Chính
2. Nguyễn Long Quân
3. Vũ Thị Thùy Linh
4. Phan Xuân Trường
5. Võ Hoàng Vũ
6. Nguyễn Vĩnh Thiện
7. Đặng Ngin Hà
8. Lữ Ngọc Vi Vân
9. Trần Thị Mai Phương
10. Lê Nhật Minh Thùy
11. Lê Đặng Hoàng Yến
Khái niệm về TMĐT
+ Nếu một trong những công đoạn của giao dịch thương mại như tìm kiếm đối
tác, thỏa thuận hợp đồng, trao đổi hàng hóa và dịch vụ, thanh toán, được
thực hiện bằng công cụ điện tử thì giao dịch thương mại đó có thể được coi
là thương mại điện tử. Bạn gửi fax cho các khách hàng tiềm năng để chào
hàng, bạn thỏa thuận chi tiết hợp đồng qua hệ thống ngân hàng, tất cả
những việc đó đều thuộc phạm trù của thương mại điện tử với ý nghĩa tổng
quát của nó.
+Chỉ sau internet ra đời và được phổ biến rộng rãi thì thương mại điện tử
mới thực sự có bước nhảy vọt. Khái niệm thương mại điện tử hiện nay hàm ý
thương mại internet nhiều hơn. Theo thống kê của IDC và OECD, với
internet, thương mại điện tử đã đạt mức tăng trưởng từ 50 tỷ USD vào năm
1998, lên đến 111 tỷ năm 1999 và dự tính sẽ đạt mức 1000 tỷ USD vào
những năm 2003-2005. Qua hệ thống internet với hàng trăm triệu máy tính
trên khắp các châu lục, các doanh nhân ngày nay đã thật sự có một công cụ
đặc biệt hữu hiệu để giao dịch.
Phân loại thương mại
điện tử
Thương mại điện tử có thể được phân loại theo tính cách của người
tham gia:
Người tiêu dùng
C2C (Consumer-To-Comsumer) Người tiêu dùng với người
tiêu dùng
C2B (Consumer-To-Business) Người tiêu dùng với doanh
nghiệp
C2G (Consumer-To-Government) Người tiêu dùng với chính
phủ
Doanh nghiệp
B2C (Business-To-Consumer) Doanh nghiệp với người tiêu
dùng
B2B (Business-To-Business) Doanh nghiệp với doanh nghiệp
B2G (Business-To-Government) Doanh nghiệp với chính phủ
B2E (Business-To-Employee) Doanh nghiệp với nhân viên
Chính phủ
G2C (Government-To-Consumer) Chính phủ với người tiêu
dùng
G2B (Government-To-Business) Chính phủ với doanh nghiệp
G2G (Government-To-Government) Chính phủ với chính phủ
Giới thiệu Ngân hàng TNHH một thành viên
HSBC (Việt Nam)
Năm 1870 HSBC mở văn phòng đầu tiên tại Sài Gòn (nay là TP. Hồ Chí Minh). Tháng 8 năm
1995, chi nhánh TP. Hồ Chí Minh được cấp phép hoạt động và cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài
chính ngân hàng. HSBC khai trương chi nhánh Hà Nội và thành lập Văn phòng Đại diện tại Cần
Thơ vào năm 2005.
Ngày 29 tháng 12 năm 2005, HSBC mua 10% cổ phần của Ngân hàng Cổ phần Kỹ thương Việt
Nam (Techcombank), một trong các ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất tại Việt Nam xét về
vốn. Tháng 07 năm 2007, HSBC mua thêm 5% cổ phần tại Techcombank. Tháng 09 năm 2008,
HSBC hoàn tất việc nâng cổ phần sở hữu tại Techcombank từ 15% lên 20%, trở thành ngân
hàng nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam sở hữu 20% cổ phần tại một ngân hàng trong nước.
Tháng 09 năm 2007, HSBC ký hợp đồng mua 10% cổ phần của Tập Đoàn Bảo Việt, tập đoàn bảo
hiểm và tài chính hàng đầu của Việt Nam và trở thành đối tác chiến lược nước ngoài duy nhất
của Bảo Việt. Tháng 10 năm 2009, HSBC ký thoả thuận tăng tỷ lệ cổ phần nắm giữ tại Bảo Việt
từ mức 10% lên 18% với trị giá 1,88 nghìn tỷ đồng (khoảng 105,3 triệu Đôla Mỹ).
Ngày 01 tháng 01 năm 2009, HSBC chính thức đưa ngân hàng con đi vào hoạt động, trở thành
ngân hàng nước ngoài đầu tiên đưa ngân hàng con vào hoạt động tại Việt Nam sau khi nhận
được giấy phép của Ngân hàng Nhà Nước để thành lập Ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt
Nam vào tháng 09 năm 2008. Ngân hàng mới có tên Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC
(Việt Nam) đặt trụ sở chính ở tòa nhà Metropolitan, 235 Đồng Khởi, Quận 1, thành phố Hồ Chí
Minh. Với số vốn đăng kí 3.000 tỷ đồng, Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam)
thuộc 100% sở hữu của Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải, đơn vị sáng lập và thành viên
chính thức của tập đoàn HSBC.
Hiện tại, HSBC là ngân hàng nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam xét về vốn đầu tư, mạng lưới,
chủng loại sản phẩm, số lượng nhân viên và khách hàng.
Với lịch sử phát triển của HSBC cũng như sự am hiểu về thị trường Việt Nam, chúng tôi khẳng
định cam kết mang đến những dịch vụ tốt nhất và sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng