Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

CHẤN THƯƠNG THẬN docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.75 KB, 6 trang )

CHẤN THƯƠNG THẬN


1. Ba nguyên nhân thường gặp nhất của chấn thương thận
 Tai nạn giao thông, té từ trên cao, tai nạn thể thao.
 Chấn thương thận chiếm tỷ lệ 60- 90% các trường hợp thương tổn thận
không do phẫu thuật, tỷ lệ còn lại là do vết thương thận.
2. Các dấu hiệu lâm sàng thường gặp nhầt gợi ý đến chấn thương thận?
 Có dấu hiệu chấn thương vùng hông lưng (gãy xương sườn, máu tụ dưới da
vùng hông lưng)
 Tiểu máu đại thể
 Tiểu máu vi thể và huyết áp tâm thu < 90 mmHg
3. Bệnh nhân tiểu máu vi thể sau chấn thương thận có cần làm xét nghiệm
hình ảnh để chẩn đoán về mặt niệu khoa không?
 Không cần thiết. Bệnh nhân có tiểu máu vi thể và dấu hiệu sinh tồn ổn định
không cần đánh giá thêm về mặt niệu khoa. Nếu tiểu máu vi thể kèm theo
choáng thì phải làm UIV hoặc CT scan bụng. Hiện nay tại nhiều trung tâm
chấn thương, CT scan bụng đã thay thế vai trò của UIV vì có độ nhạy cao
hơn trong chẩn đoán chấn thương thận đồng thời phát hiện được các thương
tổn khác đi kèm trong ổ bụng.
 Tuy nhiên nếu trẻ em <16 tuổi có tiểu máu vi thể sau chấn thương bụng thì
phải làm xét nghiệm hình ảnh học. Thận của trẻ em có nguy cơ dễ bị tổn
thương sau các chấn thương kín vì thận được bảo vệ kém, dễ di động và to
hơn thận của người lớn, ngoài ra có thể có các bất thường bẩm sinh đi kèm.
4. Mức độ tiểu máu có tương quan với mức độ nặng của chấn thương hay
không?
 Không.Thận bị đụng dập có thể tiểu máu đại thể trong khi thận bị đứt
cuống có thể không có tiểu máu.
5. Kỹ thuật làm UIV ở bệnh nhân bị chấn thương thận?
 Nếu bệnh nhân ổn định thì có thể làm UIV như các trường hợp khác. Nếu
sinh hiệu của bệnh nhân không ổn định thì phải dùng thuốc cản quang với


liều lượng gấp đôi. Chụp các phim 1 phút, 5 phút, 10 phút.
6. Mục tiêu của UIV trong chấn thương thận?
 Ðể đánh giá mức độ chấn thương thận, từ đó có kế hoạch điều trị thích
đáng. Ðồng thời biết được chức năng hoạt động của thận đối diện.
7. Thề nào là chấn thương thận nhẹ?
 Chấn thương thận nhẹ chiếm 90% các trường hợp chấn thương thận. Các
sang thương bao gồm đụng dập thận hoặc rách khu trú ở lớp vỏ của thận
8. Ðiều trị chấn thương thận nhẹ?
 Nếu có tiểu máu đại thể thì phải nhập viện điều trị bảo tồn cho đến khi
nước tiểu trong. Nếu tiểu máu vi thể và UIV bình thường thì có thể điều trị
ngoại trú.
9. Thế nào là chấn thương thận nặng?
 Chấn thương thận nặng có thễ chia làm hai loại: có tổn thương cuống và
không có tổn thương cuống. Các tổng thương trong chấn thương thận nặng
lan rộng đến nơi giáp ranh giữa vỏ và tủy thận. Nếu đài bể thận bị tổn
thương thì có thể gây thoát nước tiểu ra ngoài.
 Tổn thương cuống thận bao gồm rách hoặc nghẽn tắc mạch máu của thận.
10. Ðiều trị chấn thương thận nặng?
 Ðiều trị còn nhiều bàn cãi. Tuỳ thuộc vào mức độc của các sang thương
phát hiện được trên CT scan. Nếu bệnh nhân ổn định, có thể điều trị bảo tồn
bằng cách truyền máu, truyền dịch, kháng sinh phổ rộng và nghỉ ngơi tại
giường. Theo dõi sát sự ổn định của sinh hiệu và diễn tiến của chấn thương
bằng cách chụp CT scan nhiều lần, so sánh các phim. Nếu lâm sàng không
cải thiện và có dấu hiệu chảy máu diễn tiến thì có chỉ định mổ thám sát.
11. Nếu có hiện tượng thoát nước tiểu ra ngoài, có chỉ định can thiệp phẫu
thuật hay không?
 Hiện tượng thoát nước tiểu ra ngoài cho thấy đây là tổn thương thận nặng.
Tuy nhiên nếu chỉ có sự thoát nước tiểu ra ngoài mà thôi thì không có chỉ
định can thiệp ngoại khoa. Nếu có dấu hiệu nhiễm trùng hoặc nước tiểu vẫn
tiếp tục thoát ra ngoài thì có chỉ định mổ thám sát và dẫn lưu.

 Phải đánh giá được tình trạng của niệu quản vì cá tổn thương làm đứt khúc
nối niệu quản - bể thận (cũng biểu hiện bằng sự thoát nước tiểu ra ngoài)
cần phải được sửa chữa ngay.
12. Biểu hiện trên hình ảnh học của tình trạng huyết khối động mạch thận?
 Trên UIV: không thấy hình ảnh thận
 Trên CT scan: thận không bắt thuốc cản quang
13. Ðiều trị tổn thương cuống thận do chấn thương?
 Tổn thương cuống thận cần được can thiệp phẫu thuật ngay lập tức. Nếu
tổn thương ở hai bên thì phải tiến hành phẫu thuật tái lập tuần hoàn của
cuống thận. Trường hợp tổn thương một bên và thận đối diện còn bình
thường cách điều trị còn nhiều bàn cãi. Có thể mổ nối lại mạch máu hoặc
điều trị bảo tồn. Nếu điều trị bảo tồn bệnh nhân phải được theo dõi huyết áp
chặt chẽ. Khi có biểu hiện cao huyết áp do hẹp động mạch thận thì phải mổ
cắt thận
14. Ðiều trị vết thương thận do hỏa khí?
 Tất cả những bệnh nhân bị vết thương thấu bụng do đạn bắn đều có ít nhất
tổn thương một tạng trong ổ bụng, vì vậy đều phải mổ thám sát. Nếu UV
hoặc CT scan thấy có tổn thương của nhu mô thận thì phải mổ thám sát
thận để cắt lọc
15. Có chỉ định điều trị bảo tồn trong vết thương thận do hỏa khí không?
 Nếu viên đạn không xuyên thủng phúc mạc (dịch rửa ổ bụng âm tính), CT
scan cho thấy tổn thương nông ở vỏ thận, lâm sàng bệnh nhân ổn định thì
có thể điều trị bảo tồn.
16. Các vết thương thận do dao đâm có cần điều trị ngoại khoa không?
 Ðiều trị vết thương thận do dao đâm tuỳ thuộc vào mức độ tổn thương của
nhu mô thận và tình trạng tổn thương của các tạng khác trong ổ bụng. Các
vết thương ở phía trước đường nách giữa thường xuyên thấu ổ bụng, có khả
năng tổn thương các tạng trong ổ bụng nên cần mổ thám sát. Trong lúc mổ
sẽ kiểm tra tình trạng thận.
 Các vết thương ở phía sau đường nách giữa hiếm khi gây tổn thương các

tạng trong ổ bụng. Nếu dịch rửa ổ bụng âm tính, không có dấu hiệu mất
máu nặng và CT scan cho thấy tổn thương nông ở thận thì có thể điều trị
bảo tồn.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×