Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Báo cáo khoa học: "nguồn động lực dùng trong nông – ngư- nghiệp, những khó khăn, thách thức trong quá trình hội nhập của ngành chế tạo máy ở nước ta" docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.57 KB, 5 trang )


nguồn động lc dùng trong nông ng nghiệp, những
khó khăn, thách thức trong quá trình
hội nhập của ngành chế tạo máy ở nớc ta


Ths. phạm hồng sơn
Cục hng không dân dụng Bộ GTVT
KS. Nguyễn Vũ Hà
Cục khai thác v bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

tóm tắt:Bi báo nêu tóm lợc mức độ đầu t, trang bị sử dụng nguồn động lực thực hiện
các khâu cơ giới hóa trên đồng, tới tiêu nớc, trong sản xuất nông nghiệp, đánh bắt thủy hải
sản. Trên cơ sở số liệu điều tra thực trạng từ các ngnh Nông nghiệp & PTNT, ngnh Thủy sản,
bi báo đã khái quát hóa kết quả đạt đợc, đồng thời nêu rõ khó khăn, hạn chế của ngnh chế
tạo cơ khí, từ đó kiến nghị Nh nớc có chính sách đầu t nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển
ngnh cơ khí chế tạo máy động lực phục vụ cho nông nghiệp v kinh tế biển.
Summary: This paper briefly presents the rate in investment, supply and use of power
sources to perform the mechanized operations in the fields, water irrigation, in agricultural
production and fishery catching. Using the data obtained from the investigation on current
status of the Agriculture and Rural Development and Fishery Sectors, the author generalizes
the achievements gained from the mechanical manufacturing sector as well as the constraints
and challenges faced by this sector. Based upon the investigation outputs, recommendations
are made to the Government for a proper investment policy aiming to push up the development
rate of the mechanical manufacturing of power equipment in service for agriculture and sea
economy.
CT 2

Động lực nói chung, động lực dùng trong nông nghiệp và kinh tế biển đóng vai trò quan
trọng trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Định hớng trang
bị nguồn động lực ảnh hởng lớn đến hiệu quả kinh tế trớc mắt và lâu dài đối với ngành chế


tạo máy phục vụ cho sản xuất nông - ng nghiệp.
Tính đến cuối năm 2003, cả nớc đã trang bị 320.637 máy kéo lớn 4 bánh, máy kéo nhỏ 2
bánh, xe công nông đầu ngang; gần 710.000 động cơ (điện, xăng, diesel), máy phát điện; hơn
350.000 tàu thuyền vận tải trên sông và đánh bắt thủy sản (bảng 1.1).
Bảng 1.1. Nguồn động lực dùng trong nông ng nghiệp

Canh tác
trên đồng
Dùng trong
khâu tĩnh tại
Đánh bắt,
thuỷ hải
sản

Vân chuyển trên
sông rạch, đờng
nông thôn
Động lực
dùng trong
lâm nghiệp
Tổng
cộng
10
6
mã lực
3,473 9,282 4,72 3,10 1,117 21,472
Tỉ lệ, %
16,01 42,78 21,76 14,29 5,14 100
Nguồn: Tổng Cục Thống kê, 2004



* Riêng số liệu động lực tu thuyền đánh bắt hải sản l của năm, 2005.
Nguồn động lực trên 100 ha đất trồng cây hàng năm ở các vùng tăng lên khá nhanh (lấy
năm 2003 so với 1995):
- Vùng Trung du và miền núi phía Bắc khoảng 2,7 lần;
- Vùng Đồng bằng sông Hồng: tăng 2,8 lần;
- Các Tỉnh ven biển miền Trung: tăng 3 lần;
- Tây Nguyên: 1,33 lần;
- Đông Nam bộ: tăng 2,35 lần;
- Đồng bằng sông Cửu Long: tăng 1,73 lần.
Với mức độ trang bị nh trên, cơ giới hóa một số khâu chính nh sau:
- Khâu lm đất: Đạt và vợt những chỉ tiêu định hớng do Chính phủ đề ra. Đến cuối 2006,
bình quân cả nớc cơ giới hóa khâu làm đất đạt khoảng 78%, riêng Đồng bằng sông Cửu Long
đạt cao hơn 85 ữ 86%.
- Động lực phục vụ khâu tới nớc:
Đến cuối năm 2005, cả nớc đã xây dựng và đa vào sử dụng trên 15.000 công trình thủy
lợi lớn, nhỏ, nhiều hồ chứa nớc (hàng trăm tỷ m
3
nớc), đã tới cho trên 3,2 triệu ha (và tiêu
úng cho 2,5 triệu ha). Với 172 doanh nghiệp của Nhà nớc và các thành phần kinh tế khác trực
tiếp quản lý 743 hồ chứa nớc vừa và lớn; 1.071 đập và 4.176 cống tới tiêu nớc, hơn 1.800
trạm bơm điện và 2.000 biến thế điện với tổng công suất lắp đặt là 450 MW. Số lợng máy bơm
nớc đợc trang bị là: 3.912.733 chiếc, trong đó dùng cho sản xuất nông nghiệp: trên 35% dùng
trong nuôi trồng thủy sản: 92.500 chiếc. Ngành Cơ khí chế tạo máy đã sản xuất tuốc bin từ 5 ữ
1.000 kW phục vụ trạm thủy điện thiết bị đóng mở hồ chứa nớc. Tổng lu lợng nớc đợc
bơm đến thời điểm hiện nay là 65 triệu m
3
/h, với diện tích đạt 80%.
CT 2
- Cơ giới hóa khâu tuốt đập lúa: Đến nay, cả nớc đã đầu t trang bị trên 600.000 máy

đập lúa, ngô. Vì là khâu nặng nhọc, yêu cầu thời vụ khẩn trơng nên tỉ lệ cơ giới hóa cao so với
các khâu khác. Cơ giới hóa khâu đập đạt trên 83%. Mức độ trang bị máy đập lúa trong các vùng
nh bảng 1.2.
Bảng 1.2. Trang bị máy đập lúa có động cơ ở các vùng sản xuất
ĐBSH
Đông
Bắc
Tây
Bắc
Bắc
Trung
bộ
Duyên
hải miền
Trung
Tây
Nguy
ên
Đông
Nam
bộ
ĐBS
CL
Số lợng máy
đập, chiếc
264.18
6
141.07
4
1.45

7
123.88
9
22.467 2.616 3.861
40.29
7
Bình quân trên
100 ha
40,54 26,62 0,50 22,92 6,86 0,80 0,90 2,52
Nguồn: Tổng Cục Thống kê, 2003.


Tính mức độ bình quân chiếc/100 ha về máy đập, đối với các Tỉnh Đồng bằng sông Hồng
tuy cao hơn so với Vùng trọng điểm lúa Đồng bằng sông Cửu Long, nhng do tính chất tập
trung ruộng đất, ngời làm dịch vụ đập tuốt lúa, vì vậy năng suất máy đập của từng máy khá lớn
(gầp từ 3 ữ 4 lần so với năng suất máy đập ở Đồng bằng sông Hồng).
- Cơ giới hóa khâu vận tải nông thôn:
Cơ giới hóa khâu vận tải nông thôn phát triển khá. Cả nớc đã đầu t gần 40.000 ô tô vận
tải nông thôn cùng với 70.000 xe công nông đầu ngang dùng để vận chuyển; khoảng 90% máy
đợc sử dụng để vận chuyển vật liệu xây dựng, nông - lâm sản, phân bón ở nông thôn. Vùng
nhiều sông rạch Đồng bằng sông Cửu Long các thành phần kinh tế trang bị gần 350.000
thuyền, vỏ, chẹt, dùng vận chuyển và đi lại giữa các địa phơng.
- Nguồn động lực dùng trong khâu đánh bắt thuỷ sản:
Khai thác thuỷ hải sản ở nớc ta đã đợc cơ giới hoá, do đó năng suất lao động cao, đặc
biệt là khi di chuyển ng trờng. Theo kết quả điều tra của Bộ Thuỷ sản, cho thấy: nguồn lợi
thuỷ sản giảm nhiều liên quan đến quyết định lựa chọn phơng án đầu t, trang bị và sử dụng
tàu thuyền. Mức độ trang bị (mã lực/lao động) đánh bắt thủy sản qua các năm, nhất là sau khi
có NQ. Chính phủ đã tăng đáng kể.
mã lực, 1
0

3


CT 2
Hình 1.1. Mức độ trang bị công suất tu thuyền theo thời gian từ 1996

2005

m

Theo xử lý số liệu qua 10 năm nhận đợc kết quả:

38,619
45,2002
x
1
8,4791
43,237y






+
+=
với r
2
= 0,998
Với kết quả trang bị nh trên, sản lợng đạt đợc phụ thuộc vào công suất theo hàm số sau:

y = 412,27 + 0,136 x với r
2
= 0,998

trong đó:
y là sản lợng, tấn cá đánh bắt đợc;
x là công suất đầu t cho tàu thuyền, mã lực.


Với dạng hàm số nh hình vẽ sau:

10
3
x tấn

10
3
.m.
l

Hình 1.2. Phụ thuộc giữa sản lợng khai thác v đầu t công suất
Nh vậy, nếu càng tăng công suất đánh bắt hải sản thì sản lợng tăng. Tuy nhiên nhìn một
cách tổng thể, mức độ đầu t tuy tăng nhng kết quả khai thác hạn chế. Để đánh bắt đợc 1 tấn
cá cần từ 1,1 ữ 2,3 mã lực, càng về sau càng rất cao.

Mã lực/tấn sp
CT 2
Năm
Hình 1.3. Mức độ đầu t năng lợng để khai thác hải sản qua các năm
Nguyên nhân là đội tàu khai thác hải sản phần lớn mới chỉ hoạt động gần bờ (nguồn lợi bị

cạn kiệt), còn khai thác xa bờ với tình trạng là đội tàu khai thác hiện có gần một tập hợp phơng
tiện sản xuất của rất nhiều nớc, nhiều kiểu cỡ, công nghệ chế tạo còn yếu, hoạt động theo
phơng thức hộ gia đình, đảm nhận nhiệm vụ khai thac xa bờ, công việc khá nặng nề, do đó
hiệu quả mang lại cha cao.
- Nguồn động lực dùng trong lâm nghiệp:
Sau những năm Đổi mới, các cơ sở lâm nghiệp quốc doanh chuyển từ cơ chế sản xuất
sang quản lý và hỗ trợ. Khâu làm đất còn sử dụng lao động thủ công. Một số chủ trang trại có
vốn đã trang bị máy kéo cỡ nhỏ nhập từ nớc ngoài nh Đông Phong, Công Nông 7, DFH -
170/180 (của Trung Quốc), Kubota, Yanma, Shibaura (Nhật Bản), máy kéo Bông Sen của Việt
Nam. Một số xã ở Tây Nguyên với sự hỗ trợ của dự án từ nớc ngoài đã trang bị nhiều máy kéo
kiểu Kubota liên hợp với máy công tác phục vụ khâu cơ giới hóa làm đất.
ở các lâm trờng quốc doanh các loại máy kéo công suất > 100 mã lực đợc ứng dụng vào
sản xuất. Đó là liên hợp máy T- 130, Komatshu D65A với lỡi ủi, giàn cào, gom rễ, cày ngầm và


thực hiện nhiều khâu trên đất trồng rừng, trên đất với độ dốc trên 22 độ, ngay cả với địa hình
phức tạp có đá tảng, gốc cây, bụi rậm.
Trong khâu tạo cây giống ở các lâm trờng đã thực hiện cơ giới hóa khâu làm đất 80%, vận
chuyển 90%, tới nớc 60 ữ 80%. Tỷ lệ cơ giới hóa khâu phun thuốc trừ sâu chăm sóc cây rừng
đạt 70%. Với hàng trăm máy ủi cỡ lớn và các máy san gạt đã thực hiện cơ giới hóa các khâu:
làm đờng trong rừng, vận chuyển gỗ. Trong quá trình khai thác, máy động lực đã góp phần
giảm nhẹ lao động nặng nhọc nh chặt hạ gỗ, cắt khúc, bốc dỡ, vận chuyển. Cơ giới hóa khâu
khai thác chiếm tỉ lệ 60 ữ 70%, vận chuyển gỗ đạt tỉ lệ 80%. Đến năm 2005, ngành lâm nghiệp
có khoảng trên 30.000 máy ca có động cơ, 200 máy kéo xích kéo gỗ chuyên dùng, gần 380 xe
chuyên dùng chở gỗ và hàng trăm xe cẩu các loại.
Ngành Cơ khí chế tạo máy trong nớc đã cải tiến thành công xe GMC (Mỹ) thành xe REO
dùng để vận xuất, vận chuyển trong lâm nghiệp có hiệu quả kinh tế cao, đến năm 2005 cả nớc
có khoảng 700 xe REO. Ngành cũng đã nghiên cứu cải tiến máy kéo gỗ nhỏ bằng tời của Thụy
Điển, sử dụng động cơ Trung Quốc để thay thế phục vụ sản xuất lâm nghiệp, ngoài ra còn thiết
kế chế chế tạo thành công thiết bị vận xuất, bốc dỡ, vận chuyển để khai thác từng nguyên liệu

giấy, vùng gỗ nhỏ rừng trồng bằng động lực là máy kéo MTZ và tham gia sửa chữa, chế tạo phụ
tùng cho các loại máy móc, thiết bị dùng trong lâm nghiệp.
Nhận xét
Quá trình đầu t, trang bị, sử dụng nguồn động lực trong sản xuất nông - ng nghiệp ở nớc ta
sau những năm "Đổi mới" đã tăng đáng kể. Nông dân, ng dân tự bỏ vốn mua máy móc, thiết bị
phục vụ cho gia đình và làm dịch vụ. Tuy có xu hớng chuyên nghiệp, nhng qui mô đầu t, kinh
doanh còn nhỏ. Nguồn động lực sử dụng trong ngành thủy sản phát triển nhanh, phục vụ có hiệu
quả trong khâu đánh bắt thủy hải sản. Ngành Cơ khí chế tạo máy động lực đã đáp ứng khoảng 30 ữ
35% nhu cầu trong nớc, chiếm u thế thị trờng nội địa. Sản phẩm của ngành chế tạo máy đã xuất
khẩu sang các nớc Trung Đông, châu á. Vợt qua khó khăn, ngành Cơ khí chế tạo máy, lắp ráp
máy động lực đã từng bớc lấy lại vị trí trong quá trình phát triển đi lên.
CT 2
Tuy nhiên, tồn tại hiện nay là: Nhà nớc cha quan tâm đầu t vốn nhằm cung cấp công nghệ
chế tạo máy động lực, thiếu cỡ động lực phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt cho khâu đánh
bắt thủy hải sản phần lớn còn nhập từ nớc ngoài, v.v do đó ảnh hởng đến tiến trình CNH - HĐH
nông nghiệp, nông thôn. Trình độ chế tạo máy cha tơng xứng với địa vị một nớc có nền sản xuất
nông nghiệp đa dạng, bờ biển dài, còn nhiều tiềm năng, thu nhập và GDP ngày càng tăng.
Chính vì lẽ đó, đề nghị Nhà nớc, ngành công nghiệp chế tạo máy động lực phục vụ sản
xuất nông - ng nghiệp, cần sớm hình thành chính sách tạo điều kiện để đẩy mạnh tốc độ phát
triển ngành Cơ khí phục vụ cho nông nghiệp, nông thôn.

Tài liệu tham khảo
[1]. Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch (2005). Thành tựu Khoa học - Công nghệ sau
20 năm Đổi mới trong lĩnh vực cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch. Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia.
[2]. Bộ Thủy sản (2006). Qui hoạch ngành thủy sản từ 2006 ữ 2015.
[3]. Tổng Cục Thống kê. Kết quả điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2001 (công bố 2003)



×