Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Báo cáo khoa học: "Thực trạng của vấn đề tỷ giá hối đoái trong thời gian qua" pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.24 KB, 7 trang )


Thực trạng của vấn đề tỷ giá hối đoái
trong thời gian qua

TS. đỗ thị ngọc điệp
Bộ môn Kinh tế vận tải
Khoa Vận tải Kinh tế - Trờng Đại học GTVT

Tóm tắt: Bi viết giới thiệu kết quả phân tích tỷ giá hối đoái trong thời gian qua, gồm ba
vấn đề cơ bản:
1.Tình hình chung của các nớc trong khu vực v trên thế giới.
2. Chính sách đồng đô la yếu v nền kinh tế Mỹ.
3. Tỷ giá hối đoái v sự ảnh hởng của nó tới nền kinh tế Việt Nam.
Summary: This article presents the results of the exchange rate analysis. Including three
basic parts:
1. The common situation of the countries in the region and in the world.
2. The policy of USD and US economy.
3. The exchange rate and its effects on Vietnamese economy.

KT-ML
i. tình hình chung của các nớc
trong khu vực v trên thế giới
Chính sách tỷ giá hối đoái gắn kết chặt
chẽ với mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội
trong nền kinh tế mở. Bởi vậy thông qua chính
sách tỷ giá, chính phủ các nớc có thể điều
tiết, quản lý nền kinh tế.
Hiện nay trong số 186 nớc là thành viên
của tổ chức tiền tệ thế giới có:
103 nớc áp dụng chính sách tỷ giá cố
định.


40 nớc chính sách tỷ giá thả nổi hoàn
toàn.
43 nớc còn lại áp dụng chính sách thả
nổi có quản lý.
Những nghiên cứu lý thuyết về tỷ giá hối
đoái hiện đại đều nhấn mạnh đến việc đánh
đổi giữa độ tin cậy và tính linh hoạt giữa các
chính sách tỷ giá hối đoái khác nhau.
Chế độ tỷ giá hối đoái cố định là một chế
độ tỷ giá hối đoái đợc Nhà nớc tuyên bố sẽ
duy trì không thay đổi tỷ giá giữa đồng nội tệ
với một đồng ngoại tệ nào đó hoặc với một rổ
các đồng ngoại tệ nào đó. Tỷ giá hối đoái cố
định sẽ là tối u nếu các chính phủ có thể
thực hiện đợc việc điều chỉnh ở mức giá đã
lựa chọn. Nếu đợc nh vậy lợi ích do tỷ giá
cố định đem lại đợc coi là nhiều hơn cái giá
phải trả nhng nhà nớc phải duy trì một mức
nhất định về dự trữ ngoại hối. Nh vậy chi phí
về quản lí tài sản sẽ lớn, phụ thuộc vào chính
sách tiền tệ của quốc qia khác. Đó là điều đôi
khi gây bất lợi do việc gắn đồng bản tệ vào
một hay một số đồng ngoại tệ.

Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi là một chế
độ mà trong đó tỷ giá hối đoái đợc xác định
và vận động một cách tự do theo quy luật thị
trờng, trực tiếp là theo quy luật cung cầu
ngoại tệ trên thị trờng ngoại tệ. Nhà nớc
không phải có trách nhiệm cũng nh không

cần thiết phải can thiệp vào thị trờng ngoại
hối mà chỉ chủ yếu thực hiện theo yêu cầu
của khách hàng. Nhìn chung, tình hình thị
trờng trong nớc sẽ không bị ảnh hởng bởi
các luồng vốn từ bên ngoài, nhng tính rủi ro
và bất ổn luôn tồn tại nên hiệu quả đem lại
không bao giờ đạt nh mong đợi.
Chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt là một
chế độ tỷ giá hối đoái có sự kết hợp giữa hai
chế độ tỷ giá hối đoái ở trên. Trong đó, tỷ giá
hối đoái sẽ đợc xác định trên thị trờng theo
quy luật cung cầu về tiền tệ, chính phủ chỉ can
thiệp vào thị trờng khi tỷ giá có những biến
động mạnh. Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có
sự quản lý của nhà nớc đợc coi là chế độ tỷ
giá thích hợp với cơ chế thị trờng hiện nay. Vì
chế độ tỷ giá này cho phép tổ chức điều hành
thực hiện một chính sách tiền tệ độc lập và nó
vừa tuân theo quy luật cung cầu trên thị
trờng, vừa phát huy vai trò quản lý điều tiết
linh hoạt của nhà nớc để đạt mục tiêu, yêu
cầu phát triển kinh tế.
KT-ML
Chế độ tỷ giá rất đa dạng với nhiều hình
thức khác nhau. Việc điều hành chính sách tỷ
giá vừa để đạt các mục tiêu vĩ mô, vừa giúp
bảo vệ nền kinh tế trong những tình huống
ngắn hạn nhất định. Xu hớng hiện nay các
nớc đang dần chuyển sang áp dụng chế độ
tỷ giá linh hoạt bởi tính u việt của nó trong

giai đoạn các nền kinh tế phát triển nhanh và
năng động.
Trên thế giới vẫn tồn tại rất nhiều quốc gia
kiên quyết lựa chọn chế độ tỷ giá cố định cho
dù nó có mang lại những điều bất hợp lý. Đơn
cử nh Argentina đã áp dụng chế độ tỷ giá cố
định và đạt đợc những thành công đáng kể từ
khi ra đời vào năm 1991 cho đến năm 1998 (tỷ
giá của Argentina là 1 peso = 1USD). Tuy
nhiên, từ năm 1998 một loạt các cú sốc, cả
trong nớc lẫn từ bên ngoài, đã đẩy nền kinh
tế Argentina vào một thời kỳ suy thoái kéo dài,
tất yếu dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế
năm 2002 - 2003. Kết quả là nớc này phải
phá giá đồng nội tệ ở một mức quá lớn gây
nên tình trạng lạm phát nghiêm trọng và gần
nh nớc này không có khả năng trả nợ nớc
ngoài. Nhng quan điểm hiện nay Argentina
vẫn áp dụng chế độ tỷ giá gắn với đồng tiền
khác, một rổ tiền tệ, vì họ cho rằng, các lợi ích
nó đem lại vẫn nhiều hơn những thiệt hại gây
ra.
Bài học từ các n
ớc Châu á trong giai
đoạn hậu khủng hoảng tài chính tiền tệ năm
1997 (trừ Malayxia) đã có vai trò quan trọng
trong việc tạo ra một nhận thức mới về chế độ
tỷ giá tại các nớc đang phát triển. Cuộc
khủng hoảng đã buộc các nền kinh tế Châu á
chịu ảnh hởng của khủng hoảng phải từ bỏ

các mức theo tỷ giá hối đoái của mình nh
trờng hợp của Thái Lan, Indonesia,
Philippine đã cố định tỷ giá một thời gian quá
dài dẫn đến nền kinh tế không phản ứng kịp
với những biến động của thị trờng quốc tế.
Kết quả là buộc các nớc này phải phá giá
đồng nội tệ. Hiện nay gần nh các nớc Đông
Nam á đều áp dụng chính sách tỷ giá thả nổi
không hoàn toàn.
ii. chính sách đồng đô la yếu v nền
kinh tế mỹ
1. Những điều kiện để đa đến phá giá
đồng đô la
Nền kinh tế Mỹ tăng trởng ổn định cho
tới cuối năm 2001, những nguy cơ bất ổn bắt
đầu xuất hiện. Đến năm 2003 thâm hụt ngân

sách của Chính phủ Mỹ đã trở nên rất lớn do
nguồn thu ngân sách nhà nớc không đủ đáp
ứng nhu cầu chi. Chính phủ Mỹ phải vay tiền
để bù đắp số thâm hụt đó.
Nợ các tổ chức, các cá nhân của Chính
phủ Mỹ ngày càng tăng, bên cạnh đó nền kinh
tế lại tăng trởng thấp, kéo theo tỷ lệ thất
nghiệp cao. Hàng hoá Mỹ sản xuất ra tiêu thụ
chậm ngay cả ở thị trờng trong nớc. Ngời
dân Mỹ có xu hớng thích sử dụng hàng hoá
nớc ngoài do giá cả có tính cạnh tranh hơn.
Môi trờng đầu t tại Mỹ không còn hấp
dẫn đối với các nhà đầu t, một nguyên nhân

có thể nói đến là do chi phí tiền lơng nhân
công quá cao. Điều này đa đến giảm nhu
cầu đầu t trực tiếp nớc ngoài tại Mỹ, nhu
cầu việc làm bị cắt giảm và cuối cùng là thất
nghiệp tăng lên.
Với các nhà t bản Mỹ, khi đầu t trong
nớc kém hiệu quả thì họ có xu hớng mang
vốn đầu t ra nớc ngoài để thu đợc hiệu
quả cao hơn. Sự chuyển vốn ra nớc ngoài tại
Mỹ ngày càng tăng cao làm cho khó khăn
kinh tế lại thêm chồng chất.
KT-ML
Lợng USD trong dự trữ và trong thanh
toán của Mỹ ngày càng thấp, do chính phủ và
các cá nhân nớc ngoài đều có xu hớng dự
trữ đô la cho nền kinh tế nớc mình, do đặc
tính giá trị cao và thông dụng của đồng đô la.
Điều này gây khó khăn lớn cho nền kinh tế
Mỹ.
Từ những nguyên nhân trên Chính phủ
Mỹ đa đến quyết định phá giá đồng USD một
cách từ từ để đạt đợc những mục tiêu sau.
2. Mục tiêu của chính sách phá giá
đồng đô la

Khi áp dụng chính sách phá giá mong
muốn đạt tới những mục tiêu:
- Phá giá sẽ làm giảm lợng ngoại tệ phải
vay để bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nớc,
giảm lợng nợ nớc ngoài của chính phủ .

- Đồng đô la Mỹ sẽ có tỷ giá thấp hơn với
đồng ngoại tệ so với trớc đây làm cho đồng
ngoại tệ ví dụ nh Yên (Nhật) đầu t vào trong
nớc hiệu quả hơn. Nền kinh tế sẽ trở lại sôi
động, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế
tăng lên, kết quả là tăng trởng kinh tế cao
hơn. Khi đầu t tăng lên, tạo ra nhiều cơ hội
việc làm thu hút lao động và cuối cùng là giảm
đợc tỷ lệ thất nghiệp.
- Tác động tích cực hơn cả là đồng đô la
yếu làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng
hoá sản xuất trong nớc trên thị trờng quốc
tế và qua đó tăng xuất khẩu, hạn chế nhập
khẩu và kích thích sản xuất hàng xuất khẩu,
phát triển mạnh các ngành nghề hớng ngoại.
Những mục tiêu của chính phủ Mỹ rất có
khả năng đạt đợc nhờ chính sách phá giá
nhng sự phát triển kinh tế chịu ảnh hởng
của rất nhiều yếu tố. Bởi vậy chúng ta đi tới
phân tích những thành công và hạn chế của
nền kinh tế Mỹ khi áp dụng chính sách này.
3. Kết quả mà nền kinh tế Mỹ đạt đợc
Chính phủ Mỹ bắt đầu áp dụng chính
sách đồng đô la yếu vào năm 2003, thực tế
đến tháng 11 năm 2003, đồng đô la Mỹ mất
giá kỷ lục so với hầu hết các loại ngoại tệ trên
các thị trờng tài chính quốc tế, kể cả các
đồng tiền trong khu vực nh: đô la úc
(1 AUD = 0,7229 USD ), đô la Singapore
(1 USD = 1,7218 SGD), đô la Hồng Kông

Riêng đối với EURO lại lên giá so với USD
(1 EURO = 1,192 USD = 18,808 VNĐ ).
Cuối năm 2004 các số liệu cho thấy đầu

t vào Mỹ đạt khoảng 210 tỷ USD tăng
khoảng 300% so với năm 2003, vốn trên thị
trờng thế giới liên tục đầu t vào Mỹ. Nền
kinh tế có dấu hiệu tăng trởng từ 1%->2%/năm,
cùng với đó là tình trạng thất nghiệp đợc giảm
bớt. Để tăng thêm hiệu quả, từ năm 2004 đến
đầu năm 2005 các ngân hàng của Mỹ đã 7
lần tăng lãi suất tiền gửi để huy động thêm
tiền mặt nhằm làm giảm bớt sự thiếu hụt tiền
trong thanh toán. Sự kết hợp của nhiều biện
pháp đã nhanh chóng thúc đẩy sự đổi thay bộ
mặt nền kinh tế Mỹ.
Nền kinh tế nhìn chung tăng trởng nh
vậy nhng từng ngành lại có sự phát triển
khác nhau. Đáng kể đến có ngành du lịch,
cuối năm 2004 lợng khách quốc tế đến du
lịch tại Mỹ tăng 20% so với cùng kì năm ngoái
đem lại doanh thu lớn cho ngành du lịch và
thơng mại.
Sau hơn một năm áp dụng chính sách
đồng đô la yếu nền kinh tế Mỹ bớc đầu đạt
đợc những thành công trớc mắt nh vậy.
Nền kinh tế Mỹ đóng vai trò quan trọng và có
ảnh hởng tới nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là
các nớc có nền kinh tế mở. Đồng đô la có giá
trị thấp và ảnh hởng trực tiếp đến nền kinh tế

các nớc khác. Khi áp dụng chính sách trên,
tỷ giá đô la và các đồng tiền khác đã có nhiều
biến động.
KT-ML
Ví dụ :
Nh trong năm 2003 - 2004 trung bình
tỷ giá
GBP/USD = 1,6 -> 1,7; EURO/USD = 0,8 -> 0,9
Đầu năm 2005 trung bình tỷ giá
GBP/USD =1,9 ; EURO/USD = 1,34
Dự tính vào quý II năm 2005 dự tính tỷ
giá EURO/USD sẽ tăng đến 1,35.
Chính sách đồng đô la yếu đã ảnh hởng
không tốt tới nền kinh tế của các nớc khác
trên thế giới đặc biệt là các nớc Châu Âu, vì
vậy EU cũng đã có một số biện pháp nhằm
làm hạn chế sự xuống giá của đồng đô la
nhng đến nay chính sách này cũng đã đem
lại nhiều thành công cho nền kinh tế Mỹ. Phá
giá đem lại nhiều thành công cho kinh tế Mỹ
nhng nó cũng đem lại những hậu quả hay
những tác động bất lợi của phá giá.
Mỹ là quốc qia có nền kinh tế phát triển,
bởi vậy khi phá giá làm hạn chế hàng nhập
khẩu thì không gây ảnh hởng lớn tới sản
xuất. Tuy nhiên mặt bằng giá chung và chi phí
sản xuất vẫn tăng lên, ảnh hởng đến các chủ
thể kinh tế khác nhau, gây tổn thơng cho
ngời tiêu dùng và nhập khẩu.
Phá giá cùng với những biến động của thị

trờng năng lợng đã đẩy giá dầu thô tại Mỹ
tăng cao kỉ lục. Trong năm 2004, giá dầu giao
tại thị trờng Newyork có lúc lên tới
53 USD/thùng, trong quý I năm 2005 đã tăng
đến 56 USD/ thùng, trong quý II tăng đến trên
60 USD/thùng. Đây cũng là trở ngại lớn cho
việc phát triển nền kinh tế Mỹ bởi Mỹ là quốc
gia sử dụng rất nhiều các sản phẩm từ dầu mỏ
và phần lớn dầu thô Mỹ đều đợc nhập khẩu.
iii. Tỷ giá hối đoái v sự ảnh hởng
của nó tới nền kinh tế của Việt Nam
Thị trờng ngoại hối nớc ta chịu ảnh
hởng trực tiếp và mạnh mẽ của thị trờng
ngoại hối quốc tế. Trong nền kinh tế mở hiện
nay những biến động dù lớn hay nhỏ của thị
trờng thế giới đều ảnh hởng trực tiếp đến thị
trờng ngoại hối của Việt Nam. Vấn đề cập
nhật thông tin về tỷ giá càng trở nên cần thiết
và quan trọng hơn nữa.
Kể từ ngày 26 tháng 2 năm 1999, tỷ giá

hối đoái chính thức đợc Ngân hàng Nhà nớc
công bố hàng ngày, đợc xác định trên cơ sở
tỷ giá bình quân mua bán thực tế trên thị
trờng ngoại tệ liên ngân hàng của ngày giao
dịch gần nhất trớc đó. Tỷ giá đợc hình
thành trên thị trờng nên nó mềm dẻo linh
hoạt và phù hợp với thông lệ quốc tế, góp
phần tăng cờng sự hoà nhập của nền kinh tế
nớc ta vào cộng đồng kinh tế thế giới.

Nếu tính từ đầu năm 1999 đến hết tháng
11 năm 2003, chúng ta áp dụng tỷ giá linh
hoạt có quản lý của nhà nớc đã gần đợc
5 năm và đã thu đợc những kết quả khả
quan. Trong 5 năm qua chúng ta đã áp dụng
chế độ biên độ dao động của tỷ giá hối đoái ở
mức thấp, trên dới 0.1% và hiện nay biên độ
này có nới lỏng hơn. Qua thực tế quan sát cho
thấy, đồng Việt Nam hàng năm mất giá
khoảng 2% và đến nay tốc độ mất giá có cao
hơn (khoảng 2.8% so với cuối năm 2002). Vì
thế, đối với đồng Việt Nam, đô la Mỹ lại lên
giá, tỷ giá trên thị trờng tự do ngày
22/11/2003 là 15.730 VNĐ/USD. Tuy nhiên,
trong tháng 11/2003 tỷ giá hối đoái VNĐ/USD
có lúc lên đến 16.000 VNĐ/USD trên thị
trờng tự do, sau đó thì giảm xuống và đến
cuối tháng 11 năm 2003 là 15.760.
KT-ML
Vào những tháng cuối năm 2004, đầu
năm 2005, đồng USD liên tục mất giá so với
đồng EURO, Yên Nhật (JPY) và một số đồng
ngoại tệ chủ đạo khác. Bên cạnh đó giá vàng
tiếp tục tăng cao và diễn biến bất thờng đã
tác động mạnh đến các luồng chu chuyển
tiền tệ, lãi suất, tỷ giá, tác động tới sự chu
chuyển giữa VNĐ với các ngoại tệ mạnh qua
kênh ngân hàng ở thị trờng ngoại hối và thị
trờng tiền tệ trong nớc. Tính từ đầu tháng
1/2004 đến giữa tháng 12/2004 VNĐ đã mất

giá gần 0.8% so với USD; 5.51% so với JPY;
10.96% so với GBP và 8.98% so với EURO.
Nh vậy, trong năm 2004 tỷ giá
VNĐ/USD là khá ổn định, dao động trong
khoảng 15.700 -> 15.900. Có nhiều nguyên
nhân có thể kể đến nh :
- Đồng USD mất giá trên thị trờng quốc
tế.
- Nguồn cung USD trong nớc dồi dào.
Nguồn cung này từ các hoạt động đầu t trực
tiếp nớc ngoài, từ hoạt động du lịch, từ xuất
khẩu dầu mỏ, từ kiều hối và thu nhập của
ngời Việt Nam đi xuất khẩu lao động chuyển
về Một phần rất lớn lợng USD đợc kiều
bào gửi về quê hơng đóng góp không nhỏ
cho lợng dự trữ ngoại hối của nớc ta, năm
2004, ớc tính đợc khoảng 3 tỷ USD. Nhà
nớc rất khuyến khích hoạt động này và từng
bớc đơn giản hoá thủ tục gửi ngoại tệ về
nớc qua Ngân hàng Nhà nớc để nhà nớc
có thể dễ dàng quản lý nguồn ngoại tệ này.
Sự linh hoạt của chính sách tỷ giá thả nổi
có sự điều tiết, quản lý vĩ mô của nhà nớc.
Đây là yếu tố quan trọng trong việc xác định,
điều hành tỷ giá, ngân hàng nhà nớc hầu
nh chỉ can thiệp gián tiếp và tôn trọng tính thị
trờng.
Sự ổn định của tỷ giá có lợi cho cả xuất
khẩu và cả nhập khẩu nhất là vay nợ nớc
ngoài của Việt Nam, kiềm chế đợc lạm phát,

cải thiện cán cân thanh toán. Nếu chính sách
tỷ giá thay đổi nếu khuyến khích xuất khẩu sẽ
làm hạn chế nhập khẩu và ngợc lại, nó
không thể làm thoả mãn cả hai vấn đề đợc.
Trong điều kiện hiện nay của nền kinh tế nớc
ta, sản xuất hàng hoá, đặc biệt là hàng dành
cho xuất khẩu phần lớn dựa vào nguyên liệu
nhập khẩu. Thậm chí có ngành nghề chúng ta
chỉ nhập khẩu nguyên liệu về gia công rồi lại
xuất khẩu. Vì vậy với tình hình này sự ổn định
của tỷ giá là có lợi hơn cả.

Chúng ta cùng phân tích một ví dụ nhỏ
về sự thay đổi của tỷ giá đối với ngành năng
lợng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Dầu
mỏ đóng một vai trò hết sức quan trọng trong
nền kinh tế và mọi mặt của xã hội. Nớc ta là
quốc gia xuất khẩu dầu thô nhng cũng là
nớc nhập khẩu các sản phẩm từ dầu mỏ do
chúng ta cha có khả năng chế biến dầu thô.
Giả sử đồng tiền mà chúng ta sử dụng trong
thanh toán là USD và trên thị trờng đồng tiền
này ổn định. Khi tỷ giá VNĐ/USD tăng tức là
giá trị VNĐ giảm sẽ có lợi cho tổ chức hay cá
nhân hoạt động trong lĩnh vực này. Tuy nhiên
khi đó giá nhập khẩu các sản phẩm từ dầu mỏ
tăng ảnh hởng tới hầu hết các hoạt động của
đời sống xã hội. Diễn biến ngợc lại nếu nh
ta xác định tỷ giá VNĐ/ USD giảm đi. Nh vậy
lợi ích ta thu đợc từ việc thay đổi tỷ giá là nhỏ

và có thể là không có.
Nớc ta là nớc nhập siêu, bởi vậy nếu
VNĐ mất giá nhanh sẽ có thế là gánh nặng
đối với nợ nớc ngoài, sẽ dẫn đến nạn lạm
phát gây mất ổn định trong nớc. Bởi vậy khi
tỷ giá VNĐ/USD đợc giữ ở mức ổn định, tỷ
giá là đồng Việt Nam vẫn xuống giá một cách
tơng đối so với các đồng tiền khác trên thế
giới là điều kiện thuận lợi cho tiến trình hội
nhập kinh tế thế giới của Việt Nam.
Để có thể bình ổn đợc tỷ giá, một
nguyên nhân có thể nhắc đến, đó là hệ thống
ngân hàng của nớc ta hoạt động có hiệu quả
trong thời gian qua. Năm 2004, giá vàng trên
thị trờng thế giới tăng kỷ lục làm cho giá
vàng trong nớc cũng tăng cao. Tính chung
trong năm 2004 giá vàng trong nớc tăng
khoảng 10,2%, mức tăng cao nhất trong nhiều
năm qua, bên cạnh đó chỉ số giá cả cũng tăng
cao đặc biệt là đối với hàng tiêu dùng. Nhng
tỷ lệ tăng trởng kinh tế năm 2004 vẫn đạt
7.7% (năm 2003 tỷ lệ này là 7.8%). Một phần
thành công này nhờ hệ thống ngân hàng huy
động đợc số vốn ngoại tệ quan trọng để đầu
t cho phát triển kinh tế.
Lãi suất ngoại tệ ở Việt Nam phù hợp với
lãi suất trên thị trờng quốc tế. Tính từ đầu
năm 2004 cho tới hết quý I năm 2005 lãi suất
chủ đạo đồng đô la đã 7 lần tăng lên từ mức
1.0%/năm, lần lợt lên 1.25% tới

2.25%/năm. Theo đó, lãi suất trên thị trờng
liên ngân hàng Singapore và thị trờng liên
ngân hàng London cũng biến động theo. Tất
yếu, lãi suất tiền gửi USD và lãi suất cho vay
USD trong nớc cũng tăng lên. Các ngân
hàng thơng mại trong nớc cũng đã lần lợt
điều chỉnh tăng lãi suất huy động vốn USD, kì
hạn cao nhất cuối năm lên tới 2.5%/năm. Lãi
suất cho vay ngoại tệ cũng đợc điều chỉnh
tăng lên, nhng mức tăng chậm hơn lãi suất
huy động vốn USD. Lãi suất cho vay USD đã
khá cao và tuỳ thuộc vào sự chấp nhận vay
vốn USD của các doanh nghiệp.
Tuy nhiên do lãi suất vay vốn USD vẫn
chỉ bằng 1/3 ->1/2 lãi suất vay vốn VNĐ, trong
điều kiện tỷ giá biến động thấp, nên nhu cầu
vay vốn USD tăng nhanh hơn nhu cầu vay
vốn VNĐ, làm cho tỷ trọng d nợ cho vay
bằng USD trong tổng d nợ cho vay của các
ngân hàng thơng mại tăng lên cao, tập trung
là ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Trong
khi đó, do lo ngại chỉ số giá hàng tiêu dùng
tăng cao, tâm lý lạm phát, nên đông đảo
ngời dân vẫn gửi tiết kiệm USD vào ngân
hàng, làm cho tỷ trọng USD trong tổng nguồn
vốn huy động các ngân hàng thơng mại mặc
dù có giảm nhẹ, nhng vẫn ở mức khá.
KT-ML
Lãi suất ngoại tệ trong nớc theo sát diễn
biến lãi suất ngoại tệ trên thị trờng thế giới,

trong khi vốn ngoại tệ có xu hớng d thừa thì
vốn nội tệ VNĐ lại có xu hớng khan hiếm,
nên tạo sức ép lên lãi suất huy động vốn và
cho vay VNĐ. Các ngân hàng đều đã tăng lãi

suất tiền gửi và kết hợp nhiều biện pháp
khuyến mại tặng quà hấp dẫn. Mức lãi suất
huy động vốn VNĐ cao nhất của các ngân
hàng thơng mại trong những ngày đầu quý II
năm 2005 đã ở mức 0.77% -> 0.79% tháng.
Các biện pháp đều nhằm mục tiêu huy động
đủ vốn cho đầu t phát triển và bình ổn thị
trờng tỷ giá.
Một công cụ truyền thống trong điều
hành chính sách tiền tệ một cách vĩ mô của
Ngân hàng Nhà nớc chính là dự trữ bắt buộc,
nhằm tác động vào mức độ tăng tiền, kiềm
chế tốc độ tăng trởng tín dụng theo mục tiêu
điều hành chính sách tiền tệ trong từng thời kì
theo diễn biến của các chỉ số kinh tế vĩ mô.
Mục đích điều chỉnh tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc
lần gần đây nhất nhằm đạt đợc yêu cầu nói
trên, nhằm rút bớt khối lợng trong lu thông
về Ngân hàng Nhà nớc với mức độ thu về
gấp 2 lần so với mức trớc đó. Riêng đối với
tiền gửi ngoại tệ, tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng cao
còn nhằm kiềm chế các ngân hàng thơng
mại tăng lãi suất và không khuyến khích tăng
cờng huy động vốn ngoại tệ, hạn chế tình
trạng đô la hoá tài sản nợ trong hệ thống ngân

hàng.
KT-ML
Trong năm 2005, thị trờng ngoại hối và
thị trờng hàng hoá thế giới tiếp tục biến động
mạnh và diễn biến phức tạp, tác động lớn đến
nền kinh tế nớc ta. Vấn đề đặt ra là làm sao
bình ổn đợc tỷ giá trong điều kiện hiện nay
và trong tơng lai.
Giải pháp hoàn thiện chính sách tỷ giá
hối đoái trong thời gian tới của Việt Nam:
Xác định tỷ giá phải tuân theo quy luật
của thị trờng.
Lựa chọn chế độ tỷ giá linh hoạt tuân
theo quy luật thị trờng có sự điều tiết vĩ mô
của nhà nớc.
Củng cố, phát triển thị trờng ngoại tệ
liên ngân hàng.
Nâng cao dự trữ bắt buộc ngoại tệ của
nhà nớc.
Khuyến khích các công ty xuất khẩu đa
dạng hoá cơ cấu tiền tệ trong thanh toán, giao
dịch.
Dự báo:
Căn xứ vào tình hình hiện nay nh kinh tế
phát triển cao không có biến động lớn tỷ giá
VNĐ/USD năm 2010 có thể đạt tới
19000 ->19400. Tỷ giá VNĐ 1 năm không
đợc mất giá 3 -> 4% năm.
Từ đó ta có các giải pháp đổi mới chính
sách tỷ giá hối đoái.

Nới rộng biên độ dao dộng của tỷ giá để
tăng tính linh hoạt.
Hoàn thiện hệ thống ngân hàng.
Thu hẹp chênh lệch giữa tỷ giá chính
thức và tỷ giá tự do.
Chính sách tỷ giá cần linh hoạt hơn.
Tài liệu tham khảo
[1]. Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 324 tháng 5 năm
2005. Viện Kinh tế Việt Nam - Viện Khoa học xã
hội Việt nam.
[2]. Tạp chí tài chính số 1 (483) 2005. Viện Kinh tế
tài chính.
[3]. Kinh tế học vĩ mô. Giáo trình dùng trong các
trờng đại học, cao đẳng khối kinh tế. Nhà xuất
bản Giáo dục 2004.
[4]. N.GREGORY MANKIW, Giáo s kinh tế học-
Trờng đại học tổng hợp HARVARD. Những
nguyên lý của kinh tế học (tập 2 Kinh tế học vĩ
mô)


×