Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

hạch toán kế toán vốn bằng tiền tại công ty tnhh mtv khai thác công trình thủy lợi nam khánh hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 95 trang )

- i -
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin được bày tỏ lòng biết ơn đối với Ban Giám Hiệu cùng các
thầy cô trường Đại Học Nha Trang nói chung và các thầy cô khoa Kế toán tài chính
nói riêng đã tận tình truyền đạt và dạy dỗ cho em những kiến thức quý báu trong 4
năm qua để em có nền tảng kiến thức để hành trang cho sự nghiệp của mình
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn tới cô Mai Diễm Lan Hương, cô đã tận tình
hướng dẫn cho em trong đợt thực tập tốt nghiệp này.
Đồng thời em xin chân thành cảm ơn tới ban giám đốc, các phòng chức năng,
các anh chị trong phòng kế toán đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, cung cấp mọi thông
tin cần thiết … để giúp em hoàn thành tốt quá trình thực tập của mình.
Và cuối cùng em xin chân thành cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã luôn quan tâm
và động viên em trong quá trình học tập và hoàn thành đề tài một cách tốt nhất
Em xin chân thành cảm ơn!

Khánh Hòa, ngày 25 tháng 6 năm 2012
Sinh viên

Nguyễn Thị Huyền






- ii -
MỤC LỤC
Lời Cảm Ơn i
Mục Lục ii
Danh Mục Chữ Viết Tắt v
Danh Mục Sơ Đồ vi


Danh Mục Lưu Đồ vii
Danh Mục Bảng Biểu viii
Lời Mở Đầu 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN VỐN
BẰNG TIỀN 2
1.1 Những vấn đề chung về quản lý vốn bằng tiền 2
1.1.1 Khái niệm và vị trí vốn bằng tiền 2
1.1.2 Quản lý vốn bằng tiền 2
1.1.2.1 Mục đích 2
1.2 Hạch toán kế toán vốn bằng tiền 3
1.2.1 Đối tượng ngiên cứu, nhiệm vụ và nguyên tắc hạch toán vốn bằng tiền 3
1.2.1.1 Đối tượng hạch toán vốn bằn tiền 3
1.2.1.2 Nhiệm vụ của kế toán vốn bằng tiền 3
1.2.1.3 Nguyên tắc hạch toán 3
1.2.2 Kế toán tiền mặt tại quỹ 6
1.2.2.1 Khái niệm 6
1.2.2.2 Thủ tục chứng từ và kế toán chi tiết 7
1.2.2.3 Kế toán tổng hợp tiền mặt tại quỹ 7
1.2.2.4 Nguyên tắc hạch toán 8
1.2.3 Kế toán tiền gửi ngân hàng 8
1.2.3.1 Khái niệm 8
1.2.3.2 Thủ tục chứng từ và kế toán chi tiết 8
1.2.3.3 Kế toán tổng hợp tiền gửi ngân hàng 9
1.2.3.4 Nguyên tắc hạch toán 9
1.2.4 Kế toán tiền đang chuyển 10
1.2.4.1 Khái niệm 10
1.2.4.2 Thủ tục chứng từ và kế toán chi tiết 10
1.2.5 Kết cấu và nội dung hạch toán vốn bằng tiền 10
1.2.5.1 Hạch toán tiền mặt tại quỹ 10
- iii -

1.2.5.2 Hạch toán tiền gửi ngân hàng 13
CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN HẠCH TOÁN KẾ TOÁN VỐN
BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY TNHH MTV KTCT THỦY LỢI NAM KHÁNH HÒA.16
2.1 Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH MTV KTCT Thủy Lợi Nam Khánh Hòa. 16
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty TNHH MTV KTCT Thủy Lợi
Nam Khánh Hòa 16
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ 18
2.1.3 Tổ chức quản lý và sản xuất tại Công ty TNHH MTV KTCT thủy lợi Nam
Khánh Hòa. 19
2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức quản lý 19
2.1.3.2 Cơ cấu tổ chức sản xuất 21
2.1.4 Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Của Công
Ty 22
2.1.4.1 Các nhân tố bên ngoài 22
2.1.4.2 Các yếu tố bên trong 23
2.1.5 Đánh giá khái quát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài
chính của công ty trong thời gian (2009- 2011) 24
2.2 Thực trạng công tác kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán tại công ty
công ty khai thác công trình thủy lợi Nam Khánh 29
2.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty 29
2.2.1.1 Sơ đồ bộ máy kế toán 29
2.2.1.2 nhiệm vụ của từng bộ phận 29
2.2.1.3 Hình thức kế toán đang áp dụng tại công ty 30
2.2.1.4 Tổ chức hệ thống sổ kế toán tại đơn vị 30
2.2.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng tới đến công tác vốn bằng tiền tại công ty 32
2.2.2 Phần hành kế toán vốn bằng tiền tại công ty 32
2.2.2.1 Kế toán tiền mặt 32
2.2.2.2 Kế toán tiền gửi ngân hàng 63
2.4 Đánh giá chung về công tác hạch toán kế toán vốn bằng tiền tại công ty khai
thác công trình thủy lợi Nam Khánh Hòa 77

2.4.1 Những mặt đạt được 77
2.4.2 Những mặt còn hạn chế 78
CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN VỐN BẰNG
TIỀN TẠI CÔNG TY TNHH KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI NAM
KHÁNH HÒA 79
3.1 Biện pháp 1 Trả lương cho nhân viên trong công ty qua tài khoản tiền gửi 79
3.2.1 Thực trạng 79
- iv -
3.2.2 Giải pháp 79
3.2 Biện pháp 2 Nâng cao khả năng quản lý vốn bằng tiền tại công ty 80
3.2.1 Hiện trạng: 80
3.2.2 Giải pháp 80
3.3 Biện pháp 3 Hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán 80
3.3.1 Hiện trạng 80
3.3.2 Giải pháp 81
3.4 Biện pháp 4 Bổ sung nhân sự trong phòng kế toán 82
3.4.1 Hiện trạng 82
3.4.2 Giải pháp 82
3.5 Biện pháp 5 Một số giải pháp làm giảm chi phí để tăng hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh 82
KẾT LUẬN 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 85




























- v -

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TSCD : Tài sản cố định
TNHH MTV KTCT : Trách nhiệm hữu hạn một thành viên khai thác công trình
VNĐ : Việt Nam đồng
XDCB : Xây dựng cơ bản
BQLNH : Bình quân liên ngân hàng
01-TT : 01- tiền tệ
UBND : Ủy ban nhân dân
PGĐ : Phó giám đốc




- vi -
DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ Đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán tiền mặt Việt Nam (VNĐ) 11
Sơ Đồ1.2: Sơ đồ hạch toán tiền mặt ngoại tệ 12
Sơ Đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán tiền gửi ngân hàng (VNĐ) 14
Sơ Đồ 1.4: Sơ đồ hạch toán tiền gửi ngân hàng ( ngoại tệ) 15
Sơ Đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty 19
Sơ Đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức sản xuất 21
Sơ đồ 2.3 Cơ cấu tổ chức nhân sự tại phòng kế toán công ty 29
Sơ đồ 2.4: Tổ chức bộ máy kế toán tập trung 30
Sơ đồ 2.5: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính 31

















- vii -
DANH MỤC LƯU ĐỒ

Lưu đồ 2.1 Thu tiền thanh toán công trình 34
Lưu đồ 2.2 Thu tiền hoàn ứng của công nhân viên 37
Lưu đồ 2.3 Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 40
Lưu đồ 2.4 Thu nợ khách hàng 43
Lưu đồ 2.5 Thanh lý tài sản cố định 46
Lưu đồ 2.6 Chi tạm ứng cho công nhân viên 49
Lưu đồ 2.7 Chi tạm ứng cho nhà cung cấp, trạm cung cấp 52
Lưu đồ 2.8 Chi trả nợ cho nhà cung cấp 54
Lưu đồ 2.9 Chi trả lương, thưởng cho cán bộ nhân viên 57
Lưu đồ 2.10 Nộp tiền mặt vào tài khoản ngân hàng 59
Lưu đồ 2. 11 Chi tiền mặt mua dịch vụ 62
Lưu đồ 2.12 Thu nợ khách hàng bằng chuyển khoản 65
Lưu đồ 2.13 Nộp tiền măt vào tài khoản ngân hàng 68
Lưu đồ 2.14 Thu lãi tiền gửi 70
Lưu đồ 2.15 Nộp các khoản phải nộp bằng TGNH 73
Lưu đồ 2.16 Chi trả nợ cho nhà cung cấp 75








- viii -
DANH MỤC BẢNG BIỂU



BẢNG 1 BẢNG TỔNG HỢP MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH KẾT QUẢ
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA
THỜI GIAN QUA……………… ……………….………………25

BẢNG 2 BẢNG CHỈ SỐ KHẢ NĂNG THANH TOÁN………….………27

BẢNG 3 BẢNG CÁC CHỈ SỐ VỀ CHỈ SUẤT SINH LỜI………… ……28
- 1 -

LỜI MỞ ĐẦU

1: Sự cần thiết của đề tài
Một doanh nghiệp để phát triển và đứng vững trên thị trường cần có rất nhiều
yếu tố quyết định thành. Và một điều chắc chắn để phát triển tốt điều không phải
nói đó chính là nội lực của chính bản thân doanh nghiệp đó. Vốn bằng tiền là cơ sở,
là tiền đề cho doanh nghiệp hình thành và phát triển, là điều kiện cơ bản để doanh
nghiệp hoàn thành cũng như phục vụ qua trình sản xuất và kinh doanh. Trong điều
kiện hiện nay doanh nghiệp ngày càng mở rộng phạm vi hoạt động,do đó quy mô và
kết cấu vốn bằng tiền ngày càng nhiều và phức tạp. Việc sử dụng và quản lý khá
phức tạp có ảnh hưởng khá nhiều tới quá trình hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp
Mặt khác kế toán là công cụ để điều hành và quản lý các hoạt động tính toán
kinh tế và kiểm tra việc bảo vệ tài sản,sử dụng vốn nhằm đảm bảo sự chủ động
trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong công tác kế toán của
doanh nghiệp chia ra nhiều khâu, nhiều phần hành nhưng giữa chúng có mối quan
hệ gắn bó tạo thành một hệ thống có hiệu quả cao. Thông tin về kế toán là những
thông tin có tính hai mặt về mỗi quá trình: vốn và nguồn, tăng và giảm…. Mỗi
thông tin thu được là kết quả của quá trình có tính 2 mặt: thông tin và kiểm tra. Do

đó việc tổ chức hạch toán kế toán vốn bằng tiền là nhằm đưa ra những thông tin đầy
đủ và chính xác nhất về thực trạng và cơ cấu vốn bằng tiền, về các nguồn thu và sự
chi tiêu trong quá trình sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp để nhà quản lý
biết được năng lực của doanh nghiệp mình. Bên cạnh việc kiểm tra các báo cáo sẽ
biêt được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mình
Xuất phát từ những vấn đề nghiên cứu em xin chọn đề tài:”Hạch toán kế toán
vốn bằng tiền tại công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Nam Khánh
Hòa”.

- 2 -

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC HẠCH TOÁN
KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN
1.1 Những vấn đề chung về quản lý vốn bằng tiền
1.1.1 Khái niệm và vị trí vốn bằng tiền
Vốn bằng tiền là tài sản tồn tại trực tiếp dưới hình thức giá trị bao gồm tất cả các
loại tiền do ngân hàng nhà nước Việt Nam phát hành và các loại vàng bạc,ngoại tệ, đá
quý
Như vậy qua sự luân chuyển của vốn bằng tiền người ta có thể kiểm tra và đánh
giá chất lượng các hoạt động kinh tế tài chính của doanh nghiệp. mặt khác số hiện có
của vốn bằng tiền còn phản ánh khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp
1.1.2 Quản lý vốn bằng tiền
1.1.2.1 Mục đích
Như chúng ta đã biết bất kỳ một doanh nghiệp nào khi lưu trữ tiền cũng nhằm các
mục đích
- Mục đích tiêu dùng: chủ yếu là thanh toán tiền hàng, trả lương cho công nhân
viên,…
- Mục đích đầu cơ: dùng để lợi dụng các cơ hội tạm thời như sự sụt giá tức thời
của nguyên vật liệu… để gia tăng lợi nhuận cho mình
- Mục đích dự phòng: trong quá trình hoạt động tiền có điểm luân chuyển không

theo một quy luật nhất định, do vậy doanh ngiệp phải duy trì một vùng đệm an toàn
để thỏa mãn nhu cầu sử dụng bất ngờ như vậy, dù lưu trữ với mục đích nào thì quản
lý vốn bằng tiền cũng là vấn đề quan trọng. Quản lý vốn bằng tiền sẽ giúp cho
doanh nghiệp biết được lượng tiền cần lưu trưc trong bao lâu?và bằng phương thức
nào? Thực hiện tốt công tác này sẽ giúp làm tăng hiệu quả sử dụng vốn tránh
được các rủi ro có thể xảy ra đối với doanh nghiệp.,
1.1.2.2 Ý nghĩa
Khi doanh nghiệp tiến hành sản xuất, kinh doanh, ngoài chi phí bỏ ra cho việc
xây dựng nhà xưởng, mua nguyên vật liệu, trả lãi vay, mua sắm trang thiết bị sản
- 3 -

xuất… thì doanh nghiệp còn cần dự trữ một lượng tiền dùng cho việc chi tiêu đột xuất
làm giảm chi phí sử dụng vốn cho doanh nghiệp. Mô hình quản lý vốn bằn tiền sẽ
tránh được tình trạng thứ thiếu tiền làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp.
1.2 Hạch toán kế toán vốn bằng tiền
1.2.1 Đối tượng ngiên cứu, nhiệm vụ và nguyên tắc hạch toán vốn bằng tiền
1.2.1.1 Đối tượng hạch toán vốn bằn tiền
Đối tượng hạch toán vốn bằng tiền là các loại giấy tờ có giá trị dùng trong quan hệ
thanh toán mua bán bao gồm: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, giấy báo nợ, giấy
báo có, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, séc….
1.2.1.2 Nhiệm vụ của kế toán vốn bằng tiền
- Phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác số hiện có và tình hình luân chuyển của
vốn bằng tiền
- Theo dõi chặt chẽ việc chấp hành chế độ thu, chi và quản lý tiền mặt, tiền gửi
ngân hàng, quản lý ngoại tệ, vàng bạc đá quý.
- Tổ chức hệ thống sổ chi tiết (sổ chi tiết tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, ngoại tệ,
vàng bạc, đá quý) để ghi chép đối chiếu,kiểm tra mọi biến động của vốn bằng tiền
1.2.1.3 nguyên tắc hạch toán
Hạch toán vốn bằng tiền cần tôn trọng các nguyên tắc sau

a- Giá trị của các loại vốn bằng tiền,vàng bạc, đá quý đều phải được quy đổi theo
một đơn vị tiền tệ thống nhất, đó là Việt nam đồng (VNĐ) để ghi chép sổ sách ngoại
trừ một số công ty có vốn đầu tư nước ngoài có thể sử dụng ngoại tệ để ghi sổ kế toán
nhưng phải được bộ tài chính chấp nhận bằng văn bản
b- Nguyên tắc ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ và đánh giá
lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại ngày lập bảng cân đối kế toán ở thời điểm
cuối năm tài chính
1- Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng
ngoại tệ phải được thực hiện ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính theo một đơn vị
tiền tệ thống nhất là VNĐ, hoặc đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán (nếu
- 4 -

được chấp thuận). Việc quy đổi đồng ngoại tệ ra đồng việt nam, hoặc ra đơn vị tiền tệ
chính thức sử dụng trong kế toán và nguyên tắc doanh nghiệp phải căn cứ vào tỷ giá
giao dịch thực tế của nghiệp vụ kinh tế phát sinh hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên
thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định công bố
tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế (gọi tắt là tỷ giá giao dịch) để ghi sổ kế toán.
Doanh nghiệp đồng thời phải theo dõi nguyên tệ trên sổ kế toán chi tiết các khoản:
tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, các khoản phải thu,các khoản phải trả
và tài khoản 007 “ ngoại tệ các loại” (tài khoản ngoại bảng: theo dõi nguyên tệ).
2- Đối với tài khoản thuộc loại doanh thu, hàng tồn kho, TSCĐ, chi phí sản
xuất,chi phí khác, bên Nợ các tài khoản vốn bằng tiền, …. Khi phát sinh các nghiệp vụ
kinh tế bằng ngoại tệ phải được ghi sổ kế toán bằng đồng việt nam, hoặc bằng đơn vị
chính thức sử dụng trong kế toán theo tỷ giá thực tế hoặc tỷ giá giao dịch bình quân
liên ngân hàng tại thời điểm nghiệp vụ kinh tế phát sinh
3- Đối với bên có của các tài khoản vốn bằng tiền, khi phát sinh các nghiệp vụ
kinh tế bằng ngoại tệ phải được ghi sổ kế toán bằng đồng việt nam, hoặc đơn vị chính
thức sử dụng trong kế toán theo tỷ giá ghi trên sổ kế toán (tỷ giá bình quân gia quyền,
tỷ giá nhập trước xuất trước, nhập sau xuất trước….)
4- Đối với bên có tài khoản nợ phải trả, hoặc bên nợ của tài khoản nợ phải thu, khi

phát sinh các nghiệp vụ kinh tế bằng ngoại tệ phải được ghi sổ kế toán bằng đồng việt
nam, hoặc bằng đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán theo tỷ giá theo tỷ giá
giao dịch. Cuối năm tài chính có số nợ phải trả hoặc số dư nợ phải thu có gốc ngoại tệ
được đánh giá lại theo tỷ giá lại theo tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân
hàng do ngân hàng nhà nước Việt nam công bố tại thời điểm cuối năm tài chính.
5- Đối với bên nợ của các tài khoản nợ phải trả, hoặc bên có của tài khoản nợ phải
thu, khi phát sinh các nghiệp vụ bằng ngoại tệ phải được ghi sổ kế toán bằng đồng việt
Nam, hoặc bằng đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán theo tỷ giá ghi trên sổ
kế toán.
6- Cuối năm tài chính doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc
ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do
- 5 -

ngân hàng nhà nước Việt nam quy định tại thời điểm lập bảng cân đối kế toán cuối
năm tài chính.
7- Trường hợp mua, bán ngoại tệ bằng đồng việt nam thì hạch toán theo tỷ giá
thực tế mua,bán.
c- Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ và chênh lệch đánh giá lại
cuối kỳ liên quan hoạt động sản xuất kinh doanh
1- Toàn bộ chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ và chênh lệch tỷ giá
đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính hoặc ngày kết
thúc năm tài chính hoặc ngày kết thúc năm tài chính khác với năm dương lịch(đã
được chấp nhận) của các khoản mục tiền tệ được ghi nhận vào chi phí tài chính hoặc
doanh thu tài chính trên báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh của năm tài chính
2- Đối với doanh nghiệp vừa có hoạt động kinh doanh, vừa có hoạt động đầu tư
XDCB, nếu phát sinh chênh lệch tỷ giá hối đoái trong kỳ và chênh lệch đánh giá lại
cuối kỳ liên quan đến hoạt động đầu tư XDCB thì cũng xử lý chênh lệch này vào
chi phí tài chính, hoặc doanh thu hoạt động tài chính trên báo cáo hoạt động sản
xuất kinh doanh của năm tài chính
3- Doanh nghiệp không được chia lợi nhuận hoặc trả cổ tức trên lãi chênh lệch

tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ
d- Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ và chênh lệch do đánh giá
lại cuối lỳ liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng (giai đoạn trước hoạt động) như sau:
1- Trong giai đoạn đầu xây dựng, khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái được thực
hiện và chênh lệch đánh giá lại cuối năm tài chính của khoản mục tiền tệ có gốc
ngoại tệ phản ánh lũy kế trên bảng cân đối kế toán (chỉ tiêu chênh lệch tỷ giá hối đoái)
2- Khi kết thúc quá trình đầu tư xây dựng, chênh lệch tỷ giá hối đoái thực tế phát
sinh trong giai đoạn xây dựng(lỗ hoặc lãi tỷ giá) không tính vào giá trị TSCD mà
kết chuyển toàn bộ chi phí vào chi phí tài chính, hoặc doanh thu tài chính của năm
tài chính có TSCD và các tài sản đầu tư hoàn thành và đưa vào sử dụng hoặc phân
bổ tối đa 5 năm (kể từ khi đưa vào hoạt động)
- 6 -

3- Chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối
năm tài chính và ở thời điểm quyết toán, bàn giao TSCD đi vào sử dụng(lỗ hoặc lãi
tỷ giấ hối đoái) không tính vào trị giá TSCD hoàn thành đầu tư mà phân bổ vào chi
phí tài chính hoặc doanh thu hoạt động tài chính của các kỳ kinh doanh tiếp theo với
thời gian tối đa là 5 năm (kể từ khi công trình đưa vào hoạt động)
e- Cuối năm tài chính, kế toán tiến hành đánh giá lại số dư tài khoản “tiền
mặt”,”tiền gửi ngân hàng”,”tiền đang chuyển”, các khoản tương đương tiền,các
khoản phải thu…, các khoản phải trả có gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch bình quân
liên ngân hàng do ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm lập bảng cân
đối kế toán cuối năm tài chính. Khoản chênh lệch do đánh giá lại số dư ngoại tệ
được hạch toán vào tài khoản 413 “ chênh lệch tỷ giá hối đoái”, sau khi bù trừ
chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng hoặc giảm do đánh giá lại phải kết chuyển ngay vào
chi phí tài chính hoặc doanh thu hoạt động tài chính
h- Đối với các doanh nghiệp không kinh doanh mua bán ngoại tệ, thì các nghiệp
vụ mua bán ngoại tệ phát sinh được quy ra VND theo tỷ giá mua, bán thực tế phát
sinh ngày giao dịch. Chênh lệch tỷ giá từ giao dịch sẽ được hạch toán vào tài khoản
515” doanh thu hoạt động tài chính” hoặc 635 “ chi phí tài chính”

j- Các khoản tiền thu chi bằng ngoại tệ cần phải theo dõi chi tiết theo các loại
nguyên tệ để biết số ngoại tệ biến động trong kỳ mọi thời điểm
k- Đối với vàng,bạc, đá quý ở những đơn vị không kinh doanh thì được phản
ánh vào các tài khoản vốn bằng tiền theo giá hóa đơn hoặc theo giá được thanh
toán. Ngoài việc theo dõi cả về mặt số lượng, trọng lượng, quy cách và phẩm chất
từng thứ, từng loại
1.2.2 Kế toán tiền mặt tại quỹ
1.2.2.1 Khái niệm
Theo chế độ hiện hành, mỗi doanh ngiệp đều có một số tiền mặt nhất định tại
quỹ. Số tiền thường xuyên có mặt tại quỹ được ấn định tùy thuộc vào quy mô, tính
chất hoạt động của doanh nghiệp và được sự thỏa thuận của ngân hàng
- 7 -

Thủ quỹ là người chịu trách nhiệm mở sổ quỹ để ghi chép hàng ngày liên tục
theo trình tự phát sinh các khoản thu chi tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý và tính
ra số tồn quỹ tiền mặt tại mọi thời điểm. Riêng vàng bạc, đá quý phải theo dõi riêng
một sổ.
1.2.2.2 Thủ tục chứng từ và kế toán chi tiết
Chứng từ hạch toán tiền mặt tại quỹ bao gồm:
- Phiếu thu, mẫu số 01- TT
- Phiếu chi, mẫu số 02- TT
- Biên lai thu tiền, mẫu số 05- TT
- Bảng kê vàng bạc đá quý, mẫu số 06- TT
- Bảng kiểm kê quỹ, mẫu số 07a- TT và 07b- TT
- Các chứng từ khác: giấy báo nợ, giấy báo có, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi …
Thủ quỹ là người chịu trách nhiệm mở sổ quỹ để ghi chép hàng ngày liên tục
theo trình tự phát sinh các khoản thu chi tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý và tính
ra số tồn quỹ tiền mặt tại mọi thời điểm. Riêng vàng bạc, đá quý phải theo dõi riêng
một sổ.
Hàng ngày, thủ quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế và tiến hành đối

chiếu với số liệu của sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt. Nếu có chênh lệch, kế
toán và thủ quỹ phải kiểm tra lại để xác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp
xử lý chênh lệch.
Kế toán tiền mặt cũng căn cứ vào chứng từ thu chi để phản ánh tình hình luân
chuyển của tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt trên sổ kế toán như: sổ quỹ tiền mặt,
nhật ký thu, nhật ký chi, nhật ký chứng từ…. Riêng vàng bạc, đá quý nhận thế chấp,
ký quỹ, ký cược thì phải theo dõi riêng sau khi đã làm các thủ tục cân, đếm số
lượng, trọng lượng, giám định chất lượng và niêm phong có xác định của bên ký
gửi trên dấu niêm phong.
1.2.2.3 Kế toán tổng hợp tiền mặt tại quỹ
Để theo dõi chi tiết tình hình biến động tiền mặt tại quỹ kế toán sử dụng tài
khoản 111. Hàng ngày căn cứ vào các phiếu thu, phiếu chi, các lệnh chi, các hợp
- 8 -

đồng… thủ quỹ kiêm kế toán ngân hàng và kế toán công nợ sẽ tiến hành viết phiếu
thu, phiếu chi tương ứng.Khi phát sinh nghiệp vụ thu, chi tiền kế toán sẽ lập phiếu
thu (phiếu chi) trình giám đốc, kế toán trưởng duyệt rồi chuyển cho thủ quỹ thu
tiền,sau đó kế toán phần hành sẽ tiến hành định khoản và cập nhật số liệu vào sổ
quỹ tiền mặt và đính kèm chứng từ gốc.
Tk sử dụng:111
Trình tự hạch toán:- khi có nghiệp vụ liên quan tới tăng tiền mặt thì hạch toán
Nợ 1111: số tiền nhận
Có(131,141….): số tiền phải trả
- Khi có nghiệp vụ liên quan tới giảm tiền mặt thì hạch toán
Nợ(331,141,1121…): số tiền được nhận
Có 1111: số tiền phải trả
1.2.2.4: Nguyên tắc hạch toán
Theo nguyên tắc thồng nhất tiền sử dụng để ghi sổ chỉ được sử dụng một loại tiền
theo quy định, nghiệp vụ đã phát sinh thì phải ghi vào sổ sách trong thời gian quy
định.

1.2.3: Kế toán tiền gửi ngân hàng
1.2.3.1:Khái niệm
Tiền gửi ngân hàng là số tiền tạm thời nhàn rỗi của doanh nghiệp đang gửi tại
ngân hàng (hoặc kho bạc hay công ty tài chính). Kế toán tiềngửi ngân hàng phải mở
sổ theo dõi chi tiết từng loại tiền gửi (tiền Việt Nam,ngoại tệ, vàng bạc, đá quý) và
theo từng nơi gửi.
1.2.3.2: Thủ tục chứng từ và kế toán chi tiết
Chứng từ hạch toán tiền gửi ngân hàng
- Giấy báo nợ
- Giấy báo có
- Bảng sao kê của ngân hàng
- Séc chuyển khoản
- 9 -

Hàng ngày, khi nhận được chứng từ của ngân hàng chuyển đến, kế toán đối chiếu
với chứng từ gốc đính kèm, thông báo với ngân hàng để đối chiếu, xác minh và xử lí
kịp thời các khoản chênh lệch(nếu có).Trường hợp doanh nghiệp mở tài khoản TGNH
ở nhiều ngân hàng, thì kế toán phải tổ chức hạch toán chi tiết theo từng ngân hàng để
tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu.Để theo dõi chi tiết tiền Việt Nam gửi tại ngân, kế
toán sử dụng “ sổ tiền gửi ngân hàng”. Sổ được mở chi tiết theo từng ngân hàng gửi
tiền, mỗinơi gửi một quyển, trong đó phải ghi rõ nơi mở tài khoản và số hiệu tài khoản
giao dịch. Căn cứ ghi sổ là các giấy báo Nợ, giấy báo Có hoặc sổ phụ của ngân hàng.
Cuối tháng tính ra số tiền còn gửi tại ngân hàng chuyển sang tháng sau. Số dư trên sổ
tiền gửi được dùng để đối chiếu với số dư tại ngân hàng nơi mở tài khoản.
1.2.3.3: Kế toán tổng hợp tiền gửi ngân hàng
Đối với các doanh nghiệp, kế toán tiền gửi ngân hàng là một phần hành rất quan
trọng. Ngay khi nhận được giấy báo của ngân hàng, kế toán tiến hành kiểm tra đối
chiếu với các chứng từ gốc kèm theo và sổ sách kế toán của công ty. Các chứng từ
hạch toán tiền gửi ngân hàng là: giấy báo nợ, giấy báo có, hay các bảng sao kê. Dựa
vào các chứng từ trên, kế toán tiến hành vào sổ tiền gửi ngân hàng để theo dõi khoản

tiền của doanh nghiệp.
Tài khoản sử dụng: 112
Trình tự hạch toán:- khi có nghiệp vụ liên quan tới việc tăng tiền gửi thì hạch toán
Nợ 112: số tiền nhận
Có(111,131,141….): số tiền phải trả
- Khi có ngiệp vụ liên quan tới việc giảm tiền gửi ngân hàng thì hạch toán
Nợ (111,331,141…): số tiền được nhận
Có 112: số tiền phải trả
1.2.3.4:Nguyên tắc hạch toán
Theo các nguyên tắc do bộ tài chính quy định đó là thống nhất, đúng thời gian, khi
có nghiệp vụ kinh tế phát sinh thì phải phản ánh vào sổ sách liên quan
- 10 -

1.2.4: Kế toán tiền đang chuyển
1.2.4.1: Khái niệm
Tiền đang chuyển là các khoản tiền của doanh nghiệp đã nộp vào ngân hàng, kho
bạc nhà nước hoặc đang làm thủ tục chuyển trả cho đơn vị khác qua ngân hàng
nhưng chưa nhận được giấy báo có.
1.2.4.2:Thủ tục chứng từ và kế toán chi tiết
Chứng từ hạch toán kế toán tiền đang chuyển
- Giấy báo nộp tiền
- Bảng kê nộp séc
- Các chứng từ gốc kèm theo như séc các loại, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi
Kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc để phản ánh tình hình biến động của tiền đang
chuyển vào các tài khoản có liên quan.
Trong kỳ kế toán không nhất thiết phải ghi sổ về các khoản tiền đang chuyển chỉ vào
thời điểm cuối kỳ hạch toán kế toán mới ghi sổ kế toán các khoản tiền đang chuyển ở
thời điểm cuối kỳ để phản ánh đầy đủ các loại tài khoản của doanh nghiệp.
1.2.5:Kết cấu và nội dung hạch toán vốn bằng tiền
1.2.5.1: Hạch toán tiền mặt tại quỹ

a- Kết cấu tài khoản:
Bên NỢ :
- Các loại tiền mặt, ngân phiếu ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quỹ nhập quỹ
- Số tiền thừa ở quỹ phát hiện khi kiểm kê
Bên CÓ :
- Các khoản tiền mặt,ngân phiếu,vàng bạc, kim khí quỹ xuất quỹ
- Số tiền thiếu hụt khi phát hiện kiểm kê quỹ
Số Dư NỢ : - các khoản tiền tồn quỹ
b- Tài khoản sử dụng
TK 111:”tiền mặt” với 3 tài khoản cấp
- 1111 :”tiền
- 1112: “tiền mặt Ngoại Tệ”
- 1113: “vàng bạc, kim khí quý”
c- Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu
- 11 -

SƠ ĐỒ 1.1: SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN TIỀN MẶT(VND)
112(1121) 111(1111) 112(1121)
Rút TGNH nhập quỹ tiền mặt
Gửi tiền vào ngân hàng
121,128,221 141,144,244
222,223,228 chi tạm ứng, ký cược, kỹ quỹ
Thu hồi các khoản đầu tư bằng tiền mặt
515 635 121,128,221
Lãi lỗ 222,223,228


131,136,138 Đầu tư ngắn hạn,dài hạn
Thu hồi các khoản nợ phải thu
152,153,156

157,211,217
141,144,244 mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ
Thu hồi các khoản ký cược 133
kỹ quỹ bằng tiền mặt thuế

311, 341 311,315,331
Nhận tiền vay ngắn hạn, dài 333,334,338

hạn
Thanh toán nợ bằng tiền mặt
411,441

Nhận vốn góp,vốn cấp 621,627,641
bằng tiền 642,635,811
511,512,515,711 chi phí phát sinh bằng tiền
Doanh thu, thu nhập 133
bằng tiền thuế gtgt
- 12 -


SƠ ĐỒ 1.2: SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN TIỀN MẶT (NGOẠI TỆ)
111(1112)
131,136,138 311,315,331
Thu nợ KH bằng ngoại tệ 334,341,342
TG ghi sổ TG thực tế thanh toán nợ phải trả
515 635 515 635
Lãi lỗ lãi lỗ

511,512,711 152,153,156,621
Doanh thu,thu nhập 157,211,213,627…

khác bằng ngoại tệ mua vật tư, hàng hóa, tài sản
(TG thực tế, hoặc BQLNH) bằng ngoại tệ
Đồng thời ghi nợ TK 007 TG ghi sổ TG thực tế
515 635
413 lãi lỗ
Chênh lệch tỷ giá do đánh
giá lại số dư cuối năm Đồng thời ghi có TK 007
413
Chênh lệch tỷ giá do đánh giá
lại số dư cuối năm







- 13 -

1.2.5.2: Hạch toán tiền gửi ngân hàng
a. Kết cấu tài khoản
Bên nợ: các tài khoản tiền gửi ngân hàng
Bên có: các khoản tiền rút ra từ ngân hàng
Số dư nợ: số tiền hiện có gửi ở ngân hàng
b. Tài khoản sử dụng
TK 112 “ tiền gửi ngân hàng” với 3 tài khoản cấp 2:
- 1121 tiền việt nam: phản ánh số tiền gửi vào và rút ra hiện đang gửi tại ngân
hàng bằng VND
- 1122 ngoại tệ : Phản ánh số tiền gửi vào,rút ra và hiện đang gửi tại ngân hàng
bằng ngoại tệ

- 1123 vàng bạc,đá quý,kim khí quý: Phản ánh giá trị vàng,bạc, kim khí quý gửi
vào,rút ra,hiện có tại ngân hàng
c. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu















- 14 -

SƠ ĐỒ 1.3: SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN TIỀN GỬI NGÂN HÀNG (VND)
111 112(1121) 111
Gửi tiền mặt vào tài khoản
Rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ
121,128,221 141,144,244
222,223,228 chi tạm ứng, ký cược, kỹ quỹ
Thu hồi các khoản đầu tư bằng TGNH
515 635 121,128,221
Lãi lỗ 222,223,228


131,136,138 Đầu tư ngắn hạn,dài hạn
Thu hồi các khoản nợ phải thu
152,153,156
157,211,217
141,144,244 mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ
Thu hồi các khoản ký cược 133
kỹ quỹ bằng TGNH thuế gtgt

311, 341 311,315,331
Nhận tiền vay ngắn hạn, dài 333,334,338

hạn
Thanh toán nợ bằng tiền mặt
411,441

Nhận vốn góp,vốn cấp 621,627,641
bằng TGNH 642,635,811
511,512,515,711 chi phí phát sinh bằng TGNH
Doanh thu, thu nhập 133
bằng TGNH

- 15 -

SƠ ĐỒ 1.4: SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN TIỀN GỬI NGÂN HÀNG (NGOẠI TỆ)
112(1121)
131,136,138 311,315,331
Thu nợ KH bằng ngoại tệ 334,341,342
TG ghi sổ TG thực tế thanh toán nợ phải trả
515 635 515 635
Lãi lỗ lãi lỗ


511,512,711 152,153,156,621
Doanh thu,thu nhập 157,211,213,627…
khác bằng ngoại tệ mua vật tư, hàng hóa, tài sản
(TG thực tế, hoặc BQLNH) bằng ngoại tệ
Đồng thời ghi nợ TK 007 TG ghi sổ TG thực tế
515 635
413 lãi lỗ
Chênh lệch tỷ giá do đánh
giá lại số dư cuối năm Đồng thời ghi có TK 007
413
Chênh lệch tỷ giá do đánh giá
lại số dư cuối năm









- 16 -

CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN HẠCH
TOÁN KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY TNHH
MTV KTCT THỦY LỢI NAM KHÁNH HÒA
2.1 Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH MTV KTCT Thủy Lợi Nam Khánh Hòa.
- Tên giao dịch: Công ty TNHH MTV KTCT Thủy Lợi Nam Khánh Hòa.
- Tên giao dịch quốc tế: South Khanh Hoa Irrigation Management LTD company.

- Tên viết tắt: Công ty Thủy Lợi Nam Khánh Hòa.
- Địa chỉ: 9A Đường Tô Vĩnh Diện, Thành Phố Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa.
- Điện thoại: 058.382704 – 058.3821482 – 058.3825462
- Fax: 058.3561496
- Email:
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty TNHH MTV KTCT Thủy Lợi
Nam Khánh Hòa.
Hòa chung trong không khí thi đua phát triển kinh tế của cả nước. Nhằm đáp
ứng mục tiêu ngày càng hoàn thiện nâng cao đời sống của người dân, chăm lo
khuyến khích người dân chuyên tâm sản xuất, mang lại nhiều vụ mùa bội thu. Sự ra
đời của nhiều xí nghiệp, công ty nhà nước đảm bảo nhiệm vụ lập kế hoạch xây
dựng, khảo sát, thiết kế thi công, xây lắp các công trình thủy lợi, dân dụng Được
sự đồng ý của UBND Tỉnh Khánh Hòa theo quyết định số 2034/QĐ – UB ngày 21
tháng 9 năm 1994, căn cứ vào luật tổ chức Hội Đồng Nhân Dân, Ủy Ban Nhân Dân
(30/06/1989), sữa đổi 21/06/1994; Quy chế về thành lập và giải thể Doanh nghiệp
Nhà nước theo nghị định 338/HĐBT ngày 20/11/1991, nghị định 156/HĐBT ngày
7/05/1992 của Hội Đồng Bộ Trưởng; Căn cứ thông báo đồng ý thành lập doanh
nghiệp Nhà nước số 240/TB – TN ngày 16/09/1994 của Bộ trưởng thủy lợi, chính
thức thành lập Công ty khai thác công trình thủy lợi Nam Khánh Hòa.
Công ty khai thác công trình thủy lợi Nam Khánh Hòa được thành lập với số
vốn kinh doanh (01/01/1994) là 9245 triệu đồng, trong đó:
 Vốn cố định: 9247 triệu đồng.
- 17 -

 Vốn lưu động: 178 triệu đồng.
Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ công trình thủy
lợi; cung ứng vật tư thiết bị phục vụ cho công tác khai thác công trình thủy lợi; Xây
dựng sữa chữa các công trình thủy lợi trong địa bàn công ty quản lý.
Trong những năm đầu khi mới thành lập, trong nền kinh tế chung của cả nước
công ty đã gặp không ít những khó khăn. Trải qua nhiều biến cố thăng trầm cùng

với sự phát triễn của ngành, công ty đã không ngừng đẩy mạnh công tác đào tạo,
củng cố xây dựng lực lượng dần khẳng định vị thế của mình. Dưới sự lãnh đạo trực
tiếp của Tỉnh ủy, Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh, Sở nông nghiệp và phát triễn nông thôn
tỉnh Khánh Hòa cùng sự lao động nhiệt tình của cán bộ công nhân viên, Công ty đã
đạt được những thành tựu đáng kể như: Xây dựng công trình lớn Công trình đầu
mối Suối Hành; Công trình đầu mối trạm bơm Vĩnh Phương; Công trình đường dây
điện và trạm biến áp Suối Dầu…
Với mục tiêu đổi mới, phát triễn và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước
Công ty khai thác công trình thủy lợi Nam Khánh Hòa tiến hành chuyển đổi sang
hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Căn cứ quyết
định số 2851 QĐ/UB ngày 06/11/2009 của UBND tỉnh Khánh Hòa chuyển đổi
Công ty khai thác công trình thủy lợi Nam Khánh Hòa thành Công ty TNHH MTV
Khai thác công trình thủy lợi Nam Khánh Hòa với tổng số vốn điều lệ là
546.000.000.000 đồng, công ty là một doanh nghiệp nhà nước, có tư cách pháp
nhân và hạch toán độc lập. Việc chuyển đổi công ty sang hoạt động theo mô hình
công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nhằm tăng cường sự chủ động trong
hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện để công ty phát huy tính tự chủ, tự
chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu, tạo thế lực mới giúp công ty phát huy hết lợi thế,
khả năng hiện có trong việc sản xuất kinh doanh, đóng góp cho ngân sách nhà nước
ngày càng tăng và phát triển ổn định.
Kể từ ngày chuyển đổi cho đến nay công ty mở rộng thêm nhiều ngành nghề
kinh doanh như Tư vấn, khảo sát, thiết kế công trình kênh mương loại III (kênh nội
đồng), tư vấn giám sát công trình xây dựng, công trình thủy lợi; Thẩm định thẩm tra

×