Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Báo cáo khoa học: "TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ KHOA ĐIỆN - ĐIỆN TỬ NHÂN DỊP KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP (1998 - 2008)" pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 10 trang )


TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
KHOA ĐIỆN - ĐIỆN TỬ NHÂN DỊP KỶ NIỆM
10 NĂM THÀNH LẬP (1998 - 2008)



PGS. TS. LÊ HÙNG LÂN
Trưởng khoa Điện – Điện tử
Trường Đại học Giao thông Vận tải


Khoa Điện-Điện tử mặc dù chính thức thành lập từ tháng 11/1998 nhưng đã có lịch sử đào
tạo, nghiên cứu khoa học từ 40 năm trước, năm 1968, với sự ra đời của bộ môn Điện thuộc khoa
Cơ khí. Từ đó, cùng với thời gian, dần dần đã hình thành các bộ môn chuyên sâu về các lĩnh
vực Kỹ thuật điện, Thông tin - Tín hiệu - Viễn thông, Tự động hoá.
Trong những năm tháng chống chiến tranh phá hoại, bên cạnh công tác giảng dạy cũng đã
xuất hiện những công trình khoa học đáp ứng yêu cầu thực tế đất nước như “Xây dựng quy
hoạch thành phố Hà nội”, “Thiết kế, chế tạo toa xe điện“, “So sánh kinh tế - kỹ thuật chọn dạng
sức kéo cho đường sắt Việt nam”, v.v Những hình ảnh hào hùng khi các thày cô và sinh viên
hăng hái tham gia công tác đảm bảo thông tin cho các tuyến Hà Nội - Đồng Đăng, Hà Nội -
Vinh trong những năm 1971 - 1972 còn được gìn giữ mãi trong ký ức nhiều người.
ĐT
Đất nước hoà bình, đội ngũ giáo viên các bộ môn về Điện, Thông tin tín hiệu lại lớn mạnh
hơn một bước, không những về số lượng, mà còn được khẳng định bằng những công trình như
tài “Nghiên cứu tự động hoá hàn cầu Thăng long”, “Nghiên cứu cấp điện giao thông thành
phố”, “Điều chỉnh tự động động cơ điện tạo gió cho đài khí tượng thuỷ văn Láng”, … Bộ môn
Thông tin - Tín hiệu trong những năm 1982 - 1988 đã thực hiện hàng loạt các hợp đồng kinh tế
và chuyển giao công nghệ về hệ thống thông tin - tín hiệu với khu mỏ than Cửa ông, Hòn gai.
Bên cạnh các đề tài cấp Bộ, cấp Trường, trong giai đoạn 1992 - 1995, cán bộ giáo viên
những bộ môn trên đã có đề tài KHCN cấp Nhà nước đầu tiên với mã số KC.02-12 “Nghiên


cứu ứng dụng từng bước kỹ thuật tự động hoá đồng bộ mạng lưới đường sắt Việt nam” (chủ trì:
GS. TSKH Bạch Vọng Hà).
Ngày 3/11/1998 Khoa Điện-Điện tử được chính thức thành lập theo Quyết định số
4304/QĐ-BGD&ĐT-TCCB của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thành lập khoa Cơ
khí và khoa Điện - Điện tử. Từ đó, khoa Điện - Điện tử đã có những bước tiến vượt bậc về mọi
mặt, trong đó có lĩnh vực khoa học công nghệ.
Xác định nghiên cứu khoa học là trách nhiệm của mỗi người giáo viên, hầu hết các giáo
viên trong khoa đều được động viên tham gia vào các hoạt động nghiên cứu khoa học bằng mọi
hình thức từ tham gia các đề tài KHCN các cấp, viết bài báo, báo cáo tại các hội nghị, hội thảo
chuyên môn đến tham gia thực hiện các hợp đồng chuyển giao công nghệ.


Từ năm 1998 đến nay, bên cạnh các đề tài cấp trường (phần lớn do các giáo viên trẻ thực
hiện), cán bộ giáo viên khoa Điện-Điện tử đã và đang chủ trì thực hiện 08 đề tài cấp Nhà nước
(trong đó có 02 đề tài nhánh), 33 đề tài cấp Bộ (Phụ lục 1 và 2).
Các đề tài tập trung vào các hướng:
- Nghiên cứu ứng dụng KHCN giải quyết những bài toán cấp thiết của xã hội, đặc biệt là
những vấn đề nóng bỏng của ngành Giao thông vận tải như: Hệ thống giao thông thông minh
(đề tài cấp Nhà nước KC.03.21, KC.03.05/06-10), Chẩn đoán kỹ thuật ô tô (đề tài cấp Bộ B.99-
35-95, đề tài cấp Nhà nước KC.03.20/06-10), Giám sát phương tiện GTVT (đề tài cấp Bộ
B2002-35-36, B2007-04-52TĐ), Cân động tàu hoả (đề tài cấp Nhà nước KC.03.21/06-10), chế
tạo các thiết bị định vị vệ tinh GPS cho đường bộ và đường sắt (đề tài cấp Nhà nước
KC.06.02/06-10), chế tạo thiết bị đếm trục toa xe, Xây dựng các tiêu chuẩn tín hiệu đường sắt
(đề tài B2001-35-16) v.v ;

ĐỀ TÀI KHCN CÂP NN KC.03.05

ĐỀ TÀI KHCN CÂP NN KC.06.02

ĐT

- Nghiên cứu xây dựng các chiến lược đào tạo (đề tài cấp Bộ B99-35-92, B99-35-93,
B2008-04-57, ), chế tạo các thiết bị phục vụ giảng dạy (đề tài cấp Bộ B2007-04-27, );
- Nghiên cứu tiệm cận các vấn đề KHCN mới: truyền dữ liệu bằng nén thống kê (đề tài cấp
Bộ B98-35-70), công nghệ mạng viễn thông (đề tài cấp Bộ B.2003-35-51), công nghệ điều
khiển chạy tàu bằng vi xử lý (đề tài cấp Bộ B2002-35-35), v.v
Các kết quả nghiên cứu của các đề tài không những có ý nghĩa khoa học mà còn có tác
dụng thực tế phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu của giáo viên, sinh viên, các nghiên cứu
sinh, học viên Cao học. Thông qua việc thực hiện các đề tài KHCN trình độ đội ngũ cán bộ giáo
viên khoa đã được nâng cao một cách đáng kể. Một số giáo viên trẻ đã trưởng thành nhanh
chóng, đủ năng lực làm chủ những đề tài KHCN cấp cao.
Một số sản phẩm công nghệ cao như các thiết bị giám sát hành trình xe, phần mềm xử lý
ảnh giao thông đã tham gia các Hội chợ triển lãm công nghệ TECHMART 2005, 2006 và
được đánh giá cao do tính mở, hiệu quả và giá thành cạnh tranh. Thiết bị giám sát hành trình sử
dụng GPS đã được công ty than Đèo nai chấp nhận đưa vào ứng dụng ban đầu với 20 xe tải, góp
phần tiết kiệm tránh lãng phí cho công ty hàng trăm triệu đồng mỗi tháng. Tuy giá trị hợp đồng
không lớn (235 tr. VNĐ) nhưng đã mở ra khả năng tạo ra sản phẩm công nghệ cao, được thị


trường chấp nhận của cán bộ, giáo viên khoa. Hiện khoa cũng đang tham gia cùng Cục đường
bộ Việt nam lắp ráp thử nghiệm thiết bị cảnh báo tốc độ cho xe khách đường dài (tuyến Hà nội -
Đà nẵng) để tiến tới đưa ra quy định bắt buộc sử dụng thiết bị trên trong các xe khách phục vụ
yêu cầu an toàn và quản lý phương tiện.

Ngoài việc thực hiện các đề tài KHCN, trong 10 năm qua cán bộ giáo viên khoa Điện -
Điện tử đã công bố được khoảng 200 bài báo và các báo cáo tại các tạp chí, hội nghị, hội thảo
khoa học chuyên ngành. Đặc biệt, khoa quan tâm động viên việc đăng tải các công trình khoa
học trên các diễn đàn quốc tế vì đây chính là tiêu chí quan trọng để đánh giá uy tín, trình độ
khoa học đội ngũ giáo viên trong xu hướng hoà nhập quốc tế. Đã có trên 30 công trình của giáo
viên trong khoa là các bài báo được công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế có uy tín hoặc các
báo cáo tại các hội thảo quốc tế ở Mỹ, Anh, Nhật, Trung quốc, Việt nam, v.v (Phụ lục 3).

ĐT

Để nâng cao hiệu quả công tác nghiên cứu khoa học, điều không thể thiếu được là quan hệ
hợp tác với các đơn vị ngoài trường. Được sự giúp đỡ của lãnh đạo Nhà trường, khoa Điện -
Điện tử đã chủ động thiết lập các quan hệ hợp tác chặt chẽ trong nghiên cứu phát triển và ứng
dụng khoa học với nhiều cơ quan trong nước như Tổng công ty Đường sắt Việt nam, Cục
Đường bộ Việt nam, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông, Tập đoàn Than và Khoáng sản, Viện
Công nghệ thông tin, Viện KHCN GTVT, các trường Đại học Bách Khoa, Học viện Kỹ thuật
Quân sự, Học viện Bưu chính Viễn thông, và các trường Đại học, Viện nghiên cứu nước
ngoài như trường Đại học giao thông Tây nam, Trung quốc, Trường Đại học giao thông đường


sắt Mátcơva MIIT, Viện các vấn đề điều khiển, Viện hàn lâm khoa học CHLB Nga, trường Đại
học tổng hợp Darmstadt (CHLB Đức), Viện nghiên cứu giao thông Slovakia, trường Đại học
Keio Nhật bản, Hiệp hội các kỹ sư ô tô Nhật bản, Những cơ quan đó đã hỗ trợ đắc lực cho
khoa trong công tác xây dựng, thực hiện và ứng dụng kết quả nhiều đề tài KHCN thông qua các
hình thức hội thảo, khảo sát, tư vấn, v.v
Hộithảoquốctế về các tiêu chuẩnITS

Những hoạt động KHCN tích cực của Khoa Điện - Điện tử được được Nhà trường quan
tâm, đánh giá đúng mức, thể hiện cụ thể ở chỗ đã tạo điều kiện cho khoa tham gia 02 dự án lớn
để nâng cao năng lực nghiên cứu và các trang thiết bị phòng thí nghiệm. Đó là dự án “Công
nghệ thông tin cho các ngành không chuyên” (trên 11 tỷ đồng) và Dự án Giáo dục đại học
2 - Tiểu dự án “Tăng cường năng lực nghiên cứu Tự động hoá phục vụ GTVT” (1,7 tr. USD).
Đây là những điều kiện hết sức cần thiết cho sự phát triển năng lực nghiên cứu khoa học của cán
bộ, giáo viên khoa Điện - Điện tử.
ĐT
Nhìn nhận lại quá trình trưởng thành về nghiên cứu khoa học của khoa Điện - Điện tử trong
những năm qua có thể rút ra một số bài học, đó là:
- Nghiên cứu khoa học là yêu cầu không thể thiếu được để người giáo viên có thể đảm bảo

chất lượng giảng dạy đạt yêu cầu của xã hội;
- Muốn chất lượng công tác nghiên cứu khoa học được nâng cao, phải chú ý đảm bảo được
đồng bộ các yếu tố: giáo dục tính tự trọng, ham hiểu biết, khiêm tốn của người nghiên cứu, tích
cực tìm hiểu các nhu cầu thực tế, có được đầy đủ các thông tin nghiên cứu trên thế giới, có trang
thiết bị thí nghiệm phù hợp, có đội ngũ cán bộ đủ năng lực,
- Phong trào nghiên cứu khoa học cần có phát triển cả bề rộng lẫn bề sâu. Bên cạnh việc
động viên đông đảo cán bộ giáo viên tham gia cần có định hướng một số lĩnh vực khoa học mũi
nhọn có khả năng chiếm lĩnh vị trí hàng đầu trong nước và tương đương quốc tế.
Với những bài học như vậy, mục tiêu cơ bản các hoạt động phát triển nghiên cứu khoa học
và chuyển giao công nghệ của Khoa Điện-Điện tử trong những năm tới như sau:
1. Xây dựng khoa Điện-Điện tử trở thành một trung tâm nghiên cứu khoa học mạnh cả về
khoa học cơ bản (lý thuyết) và lẫn khoa học công nghệ ở Việt nam về các lĩnh vực Tự động hoá,
Thông tin - Viễn thông và Kỹ thuật Điện - Điện tử.


2. Tập trung phát triển KHCN ngành Tự động hoá và kỹ thuật Điện - Điện tử, đưa khoa
thành đơn vị hàng đầu ở Việt nam trong nghiên cứu ứng dụng phục vụ ngành GTVT, tạo ra khả
năng thương mại và hợp tác quốc tế, phấn đấu có nguồn thu từ các hoạt động KHCN.
3. Khuyến khích các nghiên cứu cơ bản đạt trình độ quốc tế trong một số lĩnh vực về Lý
thuyết điều khiển tự động, Lý thuyết truyền tin và xử lý số liệu, v.v Tăng số lượng các công
trình được công bố trên diễn đàn quốc tế.
4. Động viên tất cả các giáo viên trong khoa tham gia nghiên cứu khoa học, xác định được
định hướng nghiên cứu riêng.
5. Mở rộng quan hệ hợp tác trong nước cũng như quốc tế.
Thực hiện được các mục tiêu đó, khoa Điện - Điện tử sẽ đáp ứng được yêu cầu phát triển
của trường đại học Giao thông vận tải trong sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự
nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế.
Phụ lục 1. Danh mục các đề tài cấp Nhà nước (1998 đến nay)
STT TÊN ĐỀ TÀI MÃ SỐ CHỦ TRÌ THỜI GIAN


Khoa học tự nhiên

1 Nghiên cứu ổn định và chất
lượng hệ động học mờ
2.3.7/98 PTS Lê Hùng Lân 1998 - 2000

Khoa học công nghệ

2 Đề tài nhánh “Các giải pháp
điều hành điều khiển giao
thông đô thị ở các thành phố
lớn của Việt nam”
KHCN 10-02 Th.S Kiều Xuân
Đường
1996 - 1999
3 Đề tài nhánh “Nghiên cứu
Điều khiển phỏng sinh học
trong GTVT”.
Thuộc đề tài “Nghiên cứu
Điều khiển phỏng sinh học”
KC.03.09
Cơ quan chủ trì:
Học viện KTQS
PGS.TS Lê Hùng Lân 2002 - 2004
4 Nghiên cứu ứng dụng công
nghệ tự động hoá trong quản
lý, điều hành giao thông đô thị
KC.03.21 PGS.TS Lê Hùng Lân 2003 - 2005
5 Nghiên cứu thiết kế chế tạo
các thiết bị, phương tiện và

hệ thống tự động kiểm tra,
giám sát, điều hành phục vụ
an toàn giao thông đường bộ
KC.03.05/06-10 PGS.TS Lê Hùng Lân 2007 - 2009
6 Nghiên cứu thiết kế thiết bị
định vị vệ tinh phục vụ giám
sát quản lý phương tiện giao
thông đường bộ, đường sắt
KC.06.02/06-10 TS Nguyễn Thanh Hải 2007 - 2009
7 Nghiên cứu thiết kế chế tạo
hệ thống tự động hoá thông
minh chẩn đoán trạng thái kỹ
thuật của ô tô nhằm phục vụ
công tác quản lý, bảo dưỡng
và sửa chữa xe
KC.03.20/06-10 ThS Nguyễn Văn
Tiềm
2009 - 2010
8 Nghiên cứu thiết kế chế tạo hệ
thống tự động hoá cân động tàu
hoả sử dụng công nghệ mới
KC.03.21/06-10 Th.S Nguyễn Trung
Dũng
2009 - 2010
ĐT


Phụ lục 2. Danh mục các đề tài cấp Bộ (1998 - 2008)
STT TÊN ĐỀ TÀI Mã số CHỦ TRÌ
THỜI

GIAN
QUYẾT ĐỊNH
1 Nghiên cứu thiết kế thiết
bị truyền tín hiệu sử dụng
trong điều kiện nhiệt đới
Việt nam
B98-35-68 KS Kiều Xuân
Đường
1998 285/QĐ-KHKT,
ngày 30/3/1998
2 Nghiên cứu thiết kế hệ thống
điều khiển động cơ bằng
logic mờ và một số ứng dụng
trong điều khiển GTVT
B98-35-69 PTS Lê Hùng
Lân
1998 Như trên
3 Đánh giá chất lượng hệ
thống truyền số tiêu chuẩn
bằng phương pháp nén
thống kê
B98-35-70 PTS. Trần
Quốc Thịnh
1998 Như trên
4 Nghiên cứu thiết kế thiết
bị đếm trục sử dụng trong
đường sắt Việt nam
B99-35-91 KS. Trần Thị
Ngọc Thọ
1999 545/QĐ-KHKT,

ngày 27/4/1999
5 Nghiên cứu các định
hướng phát triển công
nghệ tự động và vấn đề
trang bị kiến thức điện-
Điện tử phục vụ GTVT
B99-35-92 PGS.PTS Lê
Tòng
1999 Như trên
6 Nghiên cứu xây dựng
chuyên ngành đào tạo
điện-điện tử-tin học đáp
ứng KHCN trong GTVT
cho năm 2005
B99-35-93 PTS Lê Mạnh
Việt
1999 Như trên
7 Nghiên cứu xây dựng
chương trình đào tạo
chuyên ngành tin học
trong GTVT
B99-35-94 PGS.PTS
Phạm Văn Ất,
PTS Vũ Đức
Minh
1999 Như trên
8 Nghiên cứu ứng dụng các
hệ thống thông minh
trong chẩn đoán kỹ thuật
các phương tiện, thiết bị

GTVT
B99-35-95 Th.S Phạm Thị
Thu Hương
Như trên
9 Thiết kế bộ đếm trục cho
khu gian <20km
PTS Trần
Quốc Thịnh
2000-
2001
Như trên
10 Nghiên cứu xây dựng
phương pháp quy hoạch
mạng điện thoại
Th.S Chu
Công Cẩn
2000 Như trên
11 Xây dựng cơ sở toán học
cho bộ điều khiển mờ hệ
thống treo chủ động của ô tô
Th.S Phạm Thị
Thu Hương
2000 Như trên
12 Xây dựng các tiêu chuẩn
kỹ thuật ngành tín hiệu
giao thông
B2001-35-16 Th.S Kiều
Xuân Đường
2001 870/KHKT, ngày
26/6/2001

13 Nghiên cứu ứng dụng các
giải pháp kỹ thuật để nâng
cao an toàn chạy tàu trên
các đường ngang tại thành
phố Hồ Chí Minh
B2001-35-20 TS. Võ Xuân
Tựu
2001 Như trên
ĐT


14 Xây dựng hệ thống điều
khiển chạy tàu trong khu
gian với ứng dụng kỹ
thuật vi xử lý
B2002-35-35 TS Nguyễn
Duy Việt
2002 775/QĐ-GTVT,
ngày 10/7/2002
15 Nghiên cứu ứng dụng
công nghệ định vị toàn
cầu GPS trong điều khiển,
quản lý phương tiện
GTVT
B2002-35-36 TS. Lê Hùng
Lân
2002 Như trên
16 Nghiên cứu, thiết kế, chế
tạo một số bộ phận cơ bản
cho hệ thống thiết bị tự

động kiểm tra tay lái xe
cơ giới trong các trung
tâm sát hạch tiêu chuẩn
B2002-35-41-

KS. Nguyễn
Quang Tuấn
(chuyển TS
Nguyễn Thanh
Hải)
2002-
2003
Như trên
17 Nghiên cứu giải pháp triển
khai công nghệ của hệ
thống thông tin di động thế
hệ thứ ba (3G) trên nền
tảng mạng thông tin di
động hiện có ở Việt nam
B2003-35-51 Th.S Đàm
Thuận Trinh
2003 1017/QĐ-GTVT,
ngày 17/9/2003
18 Nghiên cứu ứng dụng kỹ
thuật vi xử lý trong điều
khiển tự động đường ngang
B2003-35-52 ThS Ngô
Thanh Bình
2003 Như trên
19 Xây dựng chương trình

Nhà trường điện tử cho
trường Đại học GTVT
B2003-35-53 ThS Nguyễn
Thanh Toàn
2003 Như trên
20 Nghiên cứu thiết kế và
chế tạo xe tự hành thông
minh dựa trên các luật
điều khiển hiện đại có tối
thiểu hoá tiêu thụ năng
lượng trên xe
B2003-35-54 ThS Nguyễn
Trung Dũng
2003 Như trên
21 Nghiên cứu các phương
pháp điều khiển thông
minh đối tượng chuyển
động trong môi trường bất
định và có nhiễu
B2004-35-78 ThS Nguyễn
Văn Tiềm
Như trên
22 Nghiên cứu, thiết kế, chế
tạo thử và thí nghiệm thiết
bị cảm ứng bánh tàu ứng
dụng cho quá trình điều
khiển các phương tiện
trên ray
B2005-35-110 TS. Lê Mạnh
Việt

2005 401/QĐ-KHCN,
ngày 14/5/2008
23 Nghiên cứu thiết kế hệ
thống tự động điều chỉnh
công suất sử dụng vi điều
khiển AT 89C52 cho đầu
máy D12E
B2005-35-111 TS Trương
Tấn Hải
2005 Như trên
24 Xây dựng phương pháp
tổng hợp hệ thống điều
khiển bền vững đối tượng
bất định
B2006-04-19 ThS Lê Thị
Tuyết Nhung
2006 Như trên
ĐT


25 Thiết kế, chế tạo bộ KIT
vi xử lý đa năng phục vụ
giảng dạy và nghiên cứu
B2007-04-27 ThS Ngô
Thanh Bình
2007 Như trên
26 Xây dựng ứng dụng Web
cung cấp dịch vụ định vị
B2007-04-28 KS Đặng
Quang Thạch

2007 Như trên
27 Nghiên cứu, thiết kế
đường ngang cảnh báo tự
động dùng mạch điện
đường ray cao tần
B2007-04-29 ThS Kiều
Xuân Đường
2007 Như trên
28 Nghiên cứu thiết kế chế
tạo hệ thống điều khiển
cho máy CNC quấn dây
sử dụng hệ điều khiển
vectơ thông minh và chip
công nghệ PSoC
B2007-04-30 ThS Vũ Xuân
Hùng
2007 Như trên
29 Thiết kế hệ thống và chế
tạo thiết bị giám sát, quản
lý phương tiện vận tải trên
các mỏ lộ thiên bằng công
nghệ GPS
B2007-04-
52TĐ
PGS.TS Lê
Hùng Lân
2007-
2008
1199/QĐ-
KHCN, ngày

17/9/2007
30 Nghiên cứu, thiết kế hệ
thống điều khiển và giám sát
giao thông hầm đường bộ
phù hợp điều kiện Việt nam
B2008-04-54 ThS Nguyễn
Trung Dũng
2008 815/QĐ-KHCN,
ngày 16/5/2008
31 Ứng dụng hệ thống đa
anten MIMO trong mạng
di động
B2008-04-55 TS Trần Hoài
Trung
2008 Như trên
32 Xây dựng hệ thống tự động
đánh giá độ bền lốp ô tô
B2008-04-56 ThS. Nguyễn
Văn Tiềm
2008 Như trên
33 Nghiên cứu lựa chọn công
nghệ Điện khí hoá đường
sắt và Điện giao thông
thành phố tới năm 2025 ở
Việt nam
B2008-04-57 TS Lê Mạnh
Việt
2008 Như trên
ĐT
Phụ lục 3. Danh mục các công trình khoa học công bố quốc tế (1998 - 2008)

1. Le Hung Lan, (1998) Robust stability Criterion for Automatic Control Systems with Fuzzy
Logic Controller. Proc. of Vietnam-Japan Bilateral Symposium on Fuzzy Systems and
Applications, p.666-669.
2. Le Hung Lan, (1998) Tuning fuzzy control system with guaranteed stability, Proc. of
Vietnam-Japan Bilateral Symposium on Fuzzy Systems and Applications, p.670-672.
3. Le Hung Lan, (2001) On the absolute stability of fuzzy neuron networks. The 2
nd
Vietnam-
Japan Symposium on Fuzzy Systems and Applications. 256-260. Advances in Natural
Sciences. N.4. 27-33.
4. Le Hung Lan, (2001) Design of fuzzy PID controllers based on stability analysis. The 2
nd

Vietnam-Japan Symposium on Fuzzy Systems and Applications. 261-265.
5. Ле Хунг Лан, (2005) . Анализ робастной устойчивости систем с нечёткими
параметрами. Автоматика и Телемеханика. N.4, 98-109. = Robust stability of fuzzy


parameter systems. Automation and Remote Control. 2005, N.4, 596-605.
6. Le Hung Lan, (2006) Stability analysis for a class of Takagi-Sugeno fuzzy control system
with PID controllers. Internacional Journal of Approximate Reasoning. 2006, vol.46, N.1,
109-119 (available on the
www.sciencedirect.com).
7. Hoai Trung Tran, (2006) Invariant productive dimensions, The first European Conference
on Antenna and Propagations, Nice, France, 2006.
8. Q. K. Trinh, P. Z. Fan, and E. M. Gabidulin.(2006) Multilevel Hadamard Matrices and
Zero Correlation Zone Sequences. IEE Electronics Letters. 2006, 42(13): 748-750.
9. Q. K. Trinh, P. Z. Fan, and X. H. Tang. (2007) Sequence Sets with Zero Correlation Zones
using Mismatched Filtering. The Third International Workshop on Signal Design and Its
Applications in Communications. Chengdu, China, 23-27 Sep. 2007: 61-64.

10. Q. K. Trinh, P. Z. Fan, E. M. Gabidulin, and R. N. Mohan.(2007) On the Existence of
Multilevel Hadamard Matrices with Odd Order. The Third International Workshop on
Signal Design and Its Applications in Communications. Chengdu, China, 23-27 Sep. 2007,
pp. 123-127.
11. Van Binh Nguyen, A.S. Morris, (2007) Genetic Algorithm tuned Fuzzy logic Controller for
a Robot Arm with Two-Link Fexibility and Two-Joint Elasticity. Journal of Intelligent and
robotic System, vol. 49(1), P.3-18. 2007
12. Thanh Trung Le, Laurence W Cahill, (2007) Accurate Modeling and Analysis of
Multimode Interference Structures by Fourier Technique, published in Proc. the Tenth
international Symposium on Contemporary Photonics Technology (CPT2007), 10-12 Jan.,
Tokyo, Japan, 2007.
ĐT
13. Thanh Trung Le, Laurence W Cahill, (2007) Analysis and Design of MMI-Based
Racetrack Resonators, in Proc. The XVI International Workshop on Optical Waveguide
Theory and Numerical Modelling, Copenhagen, Denmark, 27-28 April, 2007
14. Laurence W Cahill, Thanh Trung Le, (2007) MMI devices for photonic signal processing,
Proc. IEEE 9th International Conference on Transparent Optical Networks (ICTON 2007),
July 1-5, Rome, Italy, 2007
15. Thanh Trung Le, Laurence W Cahill, (2007) A Novel Proposal for Low Power Optical
Switches Based on Microring Resonators, Proc. IEEE 6th International Conference on the
Optical Internet (COIN) joint with the Australian Conference on Optical Fibre Technology
(ACOFT), 24-27 June, Melbourne, Australia, 2007.
16. Thanh Trung Le, Laurence Cahill, (2007) Analysis and Design of Wavelength Selective
Switches Based on MMI Assisted Microring Resonators, Proc. The 12th Optoelectronics and
Communications Conference (OECC) and the 16th International Conference on Integrated
Optics and Optical Fiber Communication (IOOC), 9-13 July, 2007, Kanagawa, Japan
17. Thanh Trung Le, Laurence Cahill, (2007) “Analysis and Design of Optical Reflectors


Based on a Series of Ring Resonators”, Proc. The fourth IEEE and IFIP International

Conference on wireless and Optical communications Networks (WOCN2007), 2-4 July,
Singapore, 2007
18. Thanh Trung Le, Laurence W Cahill, (2007) Analysis and Design of Tunable Wavelength
Selective Switches Based on MMI Assisted Microring Resonators, Proceedings of the 7th
Pacific Rim Conference On Lasers and Electro-Optics, 26-31 August 2007, Seoul, Korea
19. Thanh Trung Le, Laurence W Cahill, (2007) Analysis and Design of Wavelength Selective
Switches Based on MMI Assisted Microring Resonators, Proc. Asia- Pacific Conference on
Communications, Bangkok, Thailand, 17-19 Oct., 2007.
20. Thanh Trung Le, Laurence W Cahill, (2007) Photonic Signal Processing Using MMI
Coupler-Based Microring Resonators, Proc. The 20th Annual Meeting of the IEEE on
Lasers and Electro-optics Society (LEOS), 21-25 Oct., USA, 2007
21. Q. K. Trinh, P. Z. Fan, D. Y. Peng, and M. Darnell. (2008) Construction of Optimal
Mismatched Periodic Sequence Sets with Zero Correlation Zone. IEEE Signal Processing
Letters. 2008, 15: 341-344.
22. Q. K. Trinh and P. Z. Fan. (2008) Multilevel Hadamard Matrices with Small Alphabet. IET
Electronics Letters. 2008, 44(21)
23. L. W. Cahill and T. T. Le, (2008) "Photonic Signal Processing using MMI Elements," 10th
International Conference on Transparent Optical Networks (ICTON 2008), 2008.
24. L. W. Cahill and T. T. Le, (2008) "Optical Signal Processing Based on Planar Waveguides
" presented at VII International Workshop on Optical Waveguide Theory and Numerical
Modelling, Einhoven, The Netherlands, 2008.
ĐT
25. T. T. Le and L. W. Cahill, (2008) "The modeling of MMI structures for signal processing
applications," Integrated Optics: Devices, Materials, and Technologies XII. Edited by
Greiner, Christoph M.; Waechter, Christoph A. Proceedings of the SPIE , vol. 6896, pp.
68961G- 68961G-7, 03/2008.
26. L.W. Cahill and T.T. Le, (2008) Modal propagation analysis method for the design of MMI
coupler based microring resonators, Progress in Electromagnetics Research Symposium
2008, Cambridge, USA.
27. T. T. Le and L. W. Cahill, (2008) "The Design of Multimode Interference Couplers with

Arbitrary Power Splitting Ratios on an SOI Platform," LEOS 2008, The USA, 2008
(accepted for publication).
28. Le Hung Lan, (2008) Stability of the dynamical systems with fuzzy parameters. The 5
th

Internacional Conference on Fuzzy Systems and Knowleadge Discovery. Jinan, Shandong,
China. 10/2008.
29. Le Hung Lan, (2008) Stability Margin of Control Systems with Fuzzy Parameters. The 10
th

Internacional Conference on Control, Automation, Robotics and Vision, Hanoi, 12/2008.


×