Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Báo cáo khoa học: "ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG ĐÔ THỊ" pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.19 KB, 4 trang )


ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG VẬN TẢI
HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG ĐÔ THỊ

ThS. NGUYỄN VĂN ĐIỆP
Bộ môn Kinh tế vận tải
Khoa Vận tải - Kinh tế
Trường Đại học Giao thông Vận tải

Tóm tắt: Cùng với sự phát triển của đô thị, vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) là
một giải pháp rất hữu hiệu hỗ trợ cho vấn đề về giao thông của đô thị, tuy nhiên, với một đô
thị cụ thể, việc đầu tư cho hệ thống VTHKCC như thế nào cho hiệu quả nhất là điều quan
trọng. Một hệ thống VTHKCC hiệu quả khi có sự kết hợp một cách hài hoà lợi ích của xã hội,
hành khách và của doanh nghiệp vận tải.
Đối với hành khách, khi thực hiện chuyến đi, họ mong muốn là nhanh chóng, an toàn,
thuận tiện và chi phí nhỏ nhất, các chỉ tiêu mà họ quan tâm là thời gian một chuyến đi, chi phí
một chuyến đi, mức độ an toàn khi đi lại, v.v
Đối với doanh nghiệp vận tải, lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu, họ tham gia vào hệ thống
khi lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận là cao nhất.
Đối với xã hội, hiệu quả kinh tế xã hội môi trường là mục tiêu quan tâm của nhà nước,
các chỉ tiêu đưa ra để xem xét và đánh giá là Giá trị hiện tại thuần mà hệ thống mang lại cho
đô thị, tổng mức đầu tư cho hệ thống, suất đầu tư bình quân cho một nghìn dân, v.v.
Sử dụng các phương pháp điều tra, phương pháp chuyên gia để đánh giá thực trạng mà
hệ thống VTHKCC đang mang lại cho đô thị thông qua đo lường các chỉ tiêu, từ đó có có giải
pháp để tạo ra được một phương án đầu tư hiệu quả nhất.
Summary: With the development of city, the public passenger transport systerm is very
necessary, because it plays important role in living of city. However, we need a right
investment level to create a most effic systerm. In public passenger transport systerm, role of
passenger, Government, Company are different.
Passenger. They want a past, comportable, security outwart trip. They consnider norms:
The long time of toward trip, the cost of toward trip, security of toward trip.


Transport Company. The benefit is their aim, The norms that they want are: General of
benefit, ratio benefit.
Goverment. The norms that they want are: Net Pesent Value (NPV), Cost of investment
per 1000 population, Net present value per 1000 population, IRR.
VTKTt
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đô thị là nơi có mật độ dân số đông đúc, cùng với sự phát triển và mở rộng đô thị thì vấn
đề về giao thông đi lại cần được xem xét và có phương án quy hoạch hợp lý nhằm giảm tình
trạng ùn tắc ảnh hưởng đến đời sống của người dân của đô thị.
Khi đô thị phát triển đến một quy mô nhất định, chính quyền của đô thị thường nghĩ đến
phương án sử dụng vận tải hành khách công cộng để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, dự


án đưa vận tải HKCC vào khai thác sẽ được tiến hành sau đó. Tuy nhiên, đầu tư cho hệ thống
VTHKCC như thế nào cho hiệu quả, tránh sự lãng phí là điều hết sức cần thiết. Một hệ thống
VTHKCC sẽ được đánh giá trên nhiều góc độ khác nhau, hành khách có quan điểm khác đối với
nhà nước và khác với doanh nghiệp vận tải, sự quan tâm của các đối tượng này khác nhau và có
khi mâu thuẫn với nhau. Một hệ thống VTHKCC thế nào là hợp lý, được hay không được tùy
thuộc vào mức độ đạt được các mong đợi của những chủ thể trên.
II. ĐỐI VỚI HÀNH KHÁCH
Là người sử dụng hệ thống VTHKCC, họ mong muốn hệ thống vận tải mang lại cho mình
những chuyến đi nhanh chóng, an toàn, thuân tiện và chi phí nhỏ nhất. Các chỉ tiêu mà hành
khách quan tâm bao gồm:
1. Thời gian thực hiện một chuyến đi
Đi lại bằng VTHKCC, thời gian một chuyến đi được xác định như sau:
T
chuyến đi
= t
t/c
+ t

c/đ
+ t
pt
+ t
ct
+ t
kt
(1)
Trong đó:
T
chuyến đi
: Thời gian bình quân một chuyến đi bằng phương tiện VTHKCC
t
t/c
: Thời gian tiếp cận ( thời gian đi từ nhà đến điểm đỗ phương tiện gần nhất)
t

: Thời gian chờ đợi ở điểm đỗ đầu tiên để lên phương tiện
t
PT
: Thời gian HK ngồi trên phương tiện
t
ct
: Thời gian chuyển tiếp từ phương tiện này sang phương tiện khác.

VTKT
t
kt
: Thời gian kết thúc là thời gian đi từ điểm đỗ phương tiện đến nơi cần đến.
Thời gian bình quân một chuyến đi bằng VTHKCC phải nhanh hơn so với chuyến đi bằng

xe đạp, để có được điều đó cần có sự bố trí hợp lý về giãn cách thời gian giữa hai chuyến kề
nhau, hợp lý về điểm đỗ, hợp lý về thời gian hoạt động của phương tiện, v.v.
2. Thời gian hoạt động của phương tiện trong ngày
(T

)
T

= t
cuối
– t
dầu
(2)

t
cuối
: Thời gian bắt đầu chạy của chuyến cuối cùng trong ngày

T
đầu
: Thời gian bắt đầu chạy của chuyến đầu tiên trong ngày
Khoảng thời gian này càng dài càng tốt cho hành khách vì khi đó hành khách luôn dễ dàng
trong việc sử dụng VTHKCC để đi lại.
3. Chi phí bình quân cho một chuyến đi
Vận tải hành khách công cộng là một loại hình vận tải mang tính phục vụ, hoạt động mang
tính xã hội chứ không phải kinh doanh, giá thành cao nhưng giá vé mà hành khách phải trả rất
nhỏ, tuy nhiên hành khách cũng cần so sánh tính kinh tế khi lựa chọn loại hình vận tải để đi lại,
đi bằng PTVT cá nhân hay đi bằng PTVT công cộng, hành khách luôn mong muốn tối đa hóa
lợi ích kinh tế khi chọn được hình thức đi lại rẻ nhất, nếu không xét đến thời gian đi lại quy đổi
ra tiền, sử dụng VTHKCC thì chi phí bình quân cho một chuyến đi được xác định như sau:



C

= G x n (3)
Trong đó: G: Giá vé bình quân một lượt lên phương tiện.
n: Số lần chuyển đổi PT trong một chuyến đi
Hành khách có thể sử dụng vé tháng để đi lại thì chi phí cho một chuyến đi sẽ rẻ hơn, khi
đó: C

= Vé tháng/số chuyến đi bình quân trong tháng.
Chi phí đi bằng phương tiện VTHKCC phải rẻ hơn so với trường hợp đi bằng xe máy thì
mới thu hút được hành khách chuyển từ đi xe máy sang đi bằng phương tiện VTHKCC. Như
vậy, việc quy định về giá vé VTHKCC cũng cần phải xem xét đến chi phí đi bằng phương tiện
vận tải cá nhân để có được một phương án giá vé thích hợp nhằm thu hút hành khách sử dụng
VTHKCC.
4. An ninh trên phương tiện khi đi lại
Khi đi lại, hành khách đẽ bị mất cắp tư trang hành lý nếu an ninh trên phương tiện không
đảm bảo, một số kẻ lợi dụng sự đông đúc và lộn xộn đã lấy cắp đồ đạc của hành khách (móc túi,
lấy điện thoại di động, v.v) khi đó sẽ hạn chế việc lựa chọn VTHKCC để đi lại của hành khách,
an ninh trên phương tiện khi sử dụng VTHKCC được xác định qua chỉ tiêu “xác suất chuyến đi
đảm bảo an ninh”.
P
an
= Số chuyến đi đảm bảo an ninh không bị mất tư trang hành lý/Tổng số chuyến đi của
hành khách.
5. Mức độ an toàn cho hành khách khi đi lại
Sự an toàn khi đi lại là một trong những tiêu chí mà hành khách quan tâm nhất, an toàn thể
hiện hành khách ít gặp các sự cố về tai nạn giao thông, an toàn cho hành khách còn kể đến vấn
đề về thời tiết khí hậu (mưa, nắng, nóng, lạnh) không làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của

hành khách do hành khách được phương tiện bảo vệ rất hữu hiệu. Sự an toàn cho hành khách
phụ thuộc rất nhiều vào ý thức tuân thủ luật lệ an toàn giao thông và trình độ tay nghề của người
điều khiển phương tiện. Để đo mức độ an toàn, người ta dùng chỉ tiêu xác suất chuyến đi đảm
bảo sự an toàn không gặp tai nạn
giao thông và các vấn đề khác:
VTKTt
P
at
= Số chuyến đi đảm bảo an toàn/Tổng số chuyến đi của hành khách.

P
at
: Xác suất đảm bảo an toàn khi sử dụng PTVTHKCC.
6. Thời gian để làm thẻ và mua vé tháng (t
thẻ
)
Hành khách có thể sử dụng vé tháng để đi lại, khi đó họ sẽ phải làm các thủ tục để được
cấp thẻ và mua vé tháng, sự thuận tiện và nhanh chóng trong các thủ tục sẽ làm cho hành khách
không cảm thấy phiền hà và trở ngại, việc làm thẻ nhanh hay chậm sẽ được đo bằng khoảng thời
gian cần thiết để hành khách làm được thẻ, thái độ của nhân viên khi tiếp nhận hồ sơ và các giấy
tờ của hành khách, số lượng các giấy tờ liên quan mà hành khách phải trình diện để được làm
thẻ và mua vé tháng. Thời gian làm được thẻ để đi vé tháng xác định như sau:
t
thẻ
= t
nhận
- t
nộp
(4)
Trong đó: t

nhận
: Thời điểm nhận được thẻ.


t
nộp
: Thời điểm nộp hồ sơ để làm thẻ.
Chỉ tiêu này chỉ sử dụng trong trường hợp thu tiền vé của hành khách bằng phương pháp
thủ công (bán vé, thu tiền, kiểm soát). Trong trường hợp thanh toán tiền cước của hành khách
bằng thẻ tín dụng, hành khách không cần phải mất thời gian làm thẻ, thay vào đó mỗi hành
khách phải có thẻ tín dụng và có số dư trên tài khoản ít nhất bằng một mức nào đó mới được lên
phương tiện và thực hiện chuyến đi.
7. Tiện nghi trên PT
Tiện nghi trên phương tiện thể hiện mức trang bị các bộ phận trên phương tiện, chẳng hạn
ghế ngồi, vị trí đứng, chỗ bám tránh trượt cho hành khách, điều hòa nhiệt độ, đèn tín hiệu để
hành khách trao đổi thông tin khi hành khách muốn xuống ở các điểm đỗ dọc đường, âm nhạc,
phát thanh, truyền hình trên phương tiện, các thông tin về tuyến, về thời gian hoạt động v.v.
8. Sự thuận tiện về điểm đỗ
Vị trí các điểm đỗ có gần những nơi mà hành khách thường xuyên đến hay không, khoảng
cách giữa hai điểm dừng liền nhau dài hay ngắn thể hiện sự thuận tiện về điểm đỗ, đây cũng là
một khía cạnh hành khách quan tâm khi lựa chọn VTHKCC để thực hiện chuyến đi cho mình.
Đối với việc xây dựng hệ thống VTHKCC, để có được phương án bố trí điểm đỗ hợp lý cần có
sự khảo sát kỹ càng, cần có sự điều chỉnh khi có sự thay đổi về tuyến, về các công trình như
trường học, bệnh viện, siêu thị trên tuyến mà phương tiện đi qua v.v.
III. ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC
Hiệu quả kinh tế xã hội môi trường là chỉ tiêu được nhà nước mong đợi, để phản ánh hiệu
quả đó, có nhiều chỉ tiêu được đề xuất và xem xét bao gồm: Tổng giá trị hiện tại thuần mà hệ
thống mang lại cho xã hội, giá trị hiện tại thuần và mức đầu tư cho hệ thống tính bình quân cho
1000 dân đô thị, mức độ ảnh hưởng của việc đưa hệ thống vào hoạt động đến cảnh quan môi
trường đô thị v.v.

VTKT
Một hệ thống vận tải hành khách công cộng sẽ được đánh giá để thấy được nó đang ở mức
độ nào, tốt hay xấu, đáp ứng được mong muốn của các chủ thể ở ngưỡng nào. Để làm được điều
này, ta phải dùng phương pháp điều tra trực tiếp, đặc biệt là điều tra hành khách. Qua điều tra, ta
sẽ thấy được mức độ quan tâm của hành khách đối với từng chỉ tiêu trong tổng thể các chỉ tiêu,
thấy được hiện trạng hệ thống VTHKCC, từ đó chính quyền đô thị mới có cơ sở để thực hiện
các dự án đầu tư hay nâng cấp hệ thống VTHKCC cho phù hợp, thỏa mãn tối đa những mong
muốn của các chủ thể trong cộng đồng đô thị.
Tài liệu tham khảo
[1]. TS Nguyễn Đình Hương - Kinh tế giao thông đô thị - NXB Giáo dục – 2002.
[2]. TS Nguyễn Đình Trung – Phân tích và đánh giá dự án đầu tư – NXB Thống kê 2002.
[3]. Dự án Houtrans – 2004.
[4]. Dự án HAIDEP.
[5]. http: www.Vietlaw♦

×