Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Báo cáo khoa học: "TÌM HIỂU TƯ TƯỞNG ĐỘC LẬP GẮN LIỀN VỚI THỐNG NHẤT CỦA HỒ CHÍ MINH VÀ Ý NGHĨA CỦA TƯ TƯỞNG ĐÓ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY" pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.54 KB, 4 trang )


TÌM HIỂU TƯ TƯỞNG ĐỘC LẬP GẮN LIỀN VỚI THỐNG NHẤT
CỦA HỒ CHÍ MINH VÀ Ý NGHĨA CỦA TƯ TƯỞNG ĐÓ
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

ThS. PHAN THẾ LƯỢNG
Bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
Khoa Lý luận chính trị
Trường Đại học Giao thông Vận tải

Tóm tắt: Sau khi nêu lên cơ sở, vị trí, nội dung cơ bản của tư tưởng độc lập gắn liền với
thống nhất của Hồ Chí Minh, tác giả đã chỉ ra ý nghĩa của tư tưởng đó trong thời đại hiện nay.
Summary: Affter
presenting establishment, position, terms Hồ Chí Minh’s theory of
independent and
unitization, I measured the mean of that theory in this time.


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Công cuộc đổi mới hơn 20 năm qua đã
đưa nền kinh tế - xã hội nước ta tiến những
bước dài: kinh tế tăng trưởng khá, thể chế
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ngày càng được định hình rõ hơn; chính
trị ổn định; quốc phòng an ninh vững chắc;
văn hóa, giáo dục đạt nhiều thành tựu; quan
hệ đối ngoại được mở rộng, vị thế nước ta
trên trường quốc tế được nâng cao… Tuy
nhiên, công cuộc đổi mới thời gian qua cũng
đã nẩy sinh nhiều bất cập: nền kinh tế đang
bộc lộ những mất cân đối vĩ mô (nhập siêu


lớn, lạm phát cao, bội chi ngân sách lớn…);
cơ cấu lao động, cơ cấu sản xuất hàng hóa và
dịch vụ chuyển dịch chậm; tính cạnh tranh,
minh bạch, khả năng dự báo của nền kinh tế
thấp; đổi mới hệ thống chính trị có độ trễ lớn
và chưa đồng bộc với đổi mới kinh tế; văn
hóa, giáo dục đang bộ lộ những điểm vênh so
với hiện thực và yêu cầu phát triển kinh tế đất
nước; phân hóa giàu nghèo, khoảng cách về
trình độ phát triển giữa các vùng, các địa
phương ngày càng lớn; môi trường, tài
nguyên, cảnh quan đang bị xâm hại nghiêm
trọng Để xẩy ra những bất cập trên có
nguyên nhân từ việc chúng ta chưa giải quyết
tốt quan hệ giữa vấn đề độc lập với vấn đề
thống nhất. Tìm trong di sản quá khứ nói
chung và tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng về
cách giải quyết mối quan hệ giữa các vấn đề
này sẽ cho ta những bài học có ý nghĩa
phương pháp luận sâu sắc góp phần khắc phục
những bất cập nêu trên.
MLN-
VTKT
II. NỘI DUNG
Độc lập gắn liền với thống nhất là vấn đề
có tính quy luật trong lịch sử tồn tại và phát
triển của dân tộc Việt Nam. Sự ra đời sớm của
các công xã nông thôn gắn liền với nền nông
nghiệp lúa nước, sự khắc nghiệt của thiên tai,
sự đe doạ thường xuyên của các thế lực ngoại



xâm đã tạo nên ở nhân dân Việt Nam, các
hình thái và cấp độ cộng đồng dân tộc Việt
Nam tư tưởng độc lập gắn liền với thống nhất.
Sự thống nhất trên cơ sở đảm bảo tính độc lập
của các bộ lạc vào khoảng thế kỷ VII trước
Công nguyên đã dẫn đến sự ra đời của Nhà
nước Văn Lang. Trải qua hơn 2000 năm lịch
sử, có những lúc đất nước bị ngoại xâm đô hộ
hoặc bị các thế lực phong kiến chia cắt, nhưng
với tư tưởng độc lập gắn liền với thống nhất
đã được quán xuyến trong nếp nghĩ của hầu
hết giới cầm quyền và phần lớn người dân
Việt, chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ
đã được bảo toàn vững chắc.
Khi Hồ Chí Minh sinh ra, đất nước ta đã
rơi vào tay thực dân Pháp. Để đòi lại quyền
độc lập, thống nhất và các quyền dân tộc cơ
bản khác, nhiều phong trào yêu nước theo các
xu hướng chính trị khác nhau đã diễn ra,
nhưng đều đi đến kết cục thất bại. Nguyên
nhân cơ bản là những người đứng đầu các
phong trào ấy chưa có đường lối và phương
cách đúng đắn để giành lại nền độc lập, thống
nhất dân tộc trong điều kiện chủ nghĩa tư bản
đã từ giai đoạn tự do cạnh tranh phát triển
sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, các nước đế
quốc đẩy mạnh việc xâm chiếm thuộc địa.
Nền độc lập, tự chủ của phần lớn các dân tộc

châu Á, châu Phi, châu Mỹ La Tinh trong đó
có Việt Nam đã bị tước đoạt. Trực trị và chia
để trị là chính sách cai trị phổ biến của chủ
nghĩa thực dân cũ. Việt Nam bị thực dân Pháp
chia ra thành Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ với
ba quy chế cai trị khác nhau. Trung Quốc bị
các nước đế quốc xâu xé thành các khu
nhượng địa, xen lẫn với các vùng tự trị nửa
vời. Vương quốc Ấn Độ bị thực dân Anh chia
ra thành các xứ là Ấn Độ, Pakixtan và
Bănglađét…
Sự xuất hiện của chủ nghĩa đế quốc và
làn sóng xâm lược thuộc địa, một mặt gây ra
thảm cảnh làm mất đi nền độc lập, thống nhất
của nhiều nước, nhưng mặt khác, nó tạo ra
những tiền đề hiện thực để các nước thuộc địa
giành lại các quyền đã mất của mình. Thời kỳ
tồn tại biệt lập của các dân tộc, các cộng đồng
người đã chấm dứt. Sự hiểu biết lẫn nhau, sự
đồng cảm của những giai cấp, dân tộc cùng
cảnh ngộ đã mở ra khả năng liên kết giữa các
dân tộc thuộc địa với nhau và với giai cấp vô
sản ở các nước chính quốc trong cuộc đấu
tranh chống chủ nghĩa đế quốc. Khả năng đó
đã nhanh chóng trở thành hiện thực sau thắng
lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm
1917. Dõi theo sự phát triển của chủ nghĩa tư
bản, với mong muốn đưa cuộc đấu tranh của
giai cấp công nhân, nhân dân lao động thế
giới đi đến thắng lợi, C. Mác và Ph. Ăngghen

chủ trương phải tạo ra sự thống nhất trong
nhận thức và hành động của giai cấp công
nhân thế giới. Khẩu hiệu của các ông là “Vô
sản thế giới liên hiệp lại”. Nhưng theo các
ông, sự thống nhất ấy phải được xây dựng trên
cơ sở tinh thần độc lập, tự chủ của giai cấp
công nhân ở mỗi nước. Các ông viết: “Cuộc
đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai
cấp tư sản, dù về mặt nội dung, không phải là
một cuộc đấu tranh dân tộc, nhưng lúc đầu lại
mang hình thức đấu tranh dân tộc. Đương
nhiên là trước hết, giai cấp vô sản mỗi nước
phải thanh toán xong giai cấp tư sản nước
mình đã” [1; 555]. Đến thời kỳ Lênin, từ hiện
thực lịch sử thời đại mới sau Cách mạng
Tháng Mười, ông đã đề ra khẩu hiệu “vô sản
MLN-
VTKT


thế giới và các dân tộc bị áp bức liên hiệp lại”.
Trên những tiền đề thực tiễn và lý luận
đó Hồ Chí Minh đã xây dựng nên tư tưởng
độc lập gắn liền với thống nhất trong cách
mạng Việt Nam.
Hồ Chí Minh quan niệm độc lập trong
chỉnh thể biện chứng gồm độc lập cho các dân
tộc thuộc địa; độc lập cho dân tộc Việt Nam;
độc lập ở các cấp độ, hình thái cộng đồng, địa
phương; độc lập cá nhân. Trong đó tối thượng

là độc lập cho dân tộc Việt Nam.
“Nước mất, nhà tan”, thấm nhuần đạo lý
đó Người viết: “Trong giờ phút nghiêm trọng,
một mất một còn, quốc gia, dân tộc phải đứng
ở trên hết mọi sự. Nếu quyền lợi của dân tộc
không còn, quyền lợi và sự nghiệp gì của cá
nhân liệu có giữ được an toàn không?” [2;
85]. Người luôn đứng từ vị trí của một người
dân đang khao khát độc lập, tự do để hướng
sự giải thoát cá nhân họ, gia đình họ, quê
hương họ vào sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Người cho rằng, giành độc lập cho dân tộc
cũng là để giành độc lập, tự do, hạnh phúc cho
các cá nhân, các gia đình, các địa phương, các
hình thái cộng đồng. Chính cách đặt vấn đề và
chỉ đạo thực tiễn như vậy đã tạo ra thế hội tụ,
nhân lên sức mạnh của toàn dân tộc trong
cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do. Sức mạnh
đó còn được nhân lên nhiều lần khi Hồ Chí
Minh đặt cuộc cách mạng giải phóng dân tộc
Việt Nam trong quỹ đạo chung của cuộc cách
mạng giải phóng dân tộc ở các thuộc địa khác
và cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân
trong các nước đế quốc.
Nội hàm khái niệm thống nhất của Hồ
Chí Minh cũng là một chỉnh thể không thể
tách rời gồm thống nhất các dân tộc bị áp bức
và giai cấp vô sản thế giới, hòa mình vào xu
thế phát triển chung, góp phần thực hiện các
mục tiêu tiến bộ chung của loài người; thống

nhất dân tộc, thống nhất lãnh thổ; thống nhất
ở các cấp độ địa phương, hình thái cộng đồng;
nhất quán trong nhận thức và hành động của
mỗi cá nhân. Trong đó trung tâm là thống nhất
dân tộc, thống nhất lãnh thổ.
Để giành và giữ độc lập dân tộc trước một
kẻ thù mạnh hơn mình về trình độ vật chất, kỹ
thuật, lại dùng một thủ đoạn xâm lược và cai trị
thâm độc là “dùng người Việt trị người Việt”,
“chia để trị”, Hồ Chí Minh đã đưa ra chiến
lược có tính quyết định là phải thống nhất lực
lượng của cả dân tộc, phải đại đoàn kết toàn
dân tộc. Người yêu cầu tinh thần đại đoàn kết
dân tộc phải được thấm nhuần trong nhận thức
và hành động của từng địa phương, từng hình
thái cộng đồng (giai cấp, tộc người, tôn giáo,
dòng họ…), từng gia đình, tập thể (công sở,
trường học, bệnh viện, đơn vị…), từng cá nhân.
Phải làm cho các chủ thể đó thấy rằng chỉ có
thống nhất dân tộc mới thống nhất được lãnh
thổ, cả hai sự thống nhất này đều là hành động
của họ, do họ và vì họ. Nhận thức sâu sắc đặc
điểm và xu thế của thời đại mới sau Cách mạng
Tháng Mười, Hồ Chí Minh đã xác định cách
mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng
thế giới, ai làm cách mạng trong thế giới đều là
đồng chí của dân Việt Nam. Yêu cầu về sự
thống nhất vượt ra khỏi khuôn khổ dân tộc
cũng đã được Hồ Chí Minh quán triệt đến từng
người dân bằng việc giáo dục cho họ chủ nghĩa

yêu nước chân chính kết hợp với chủ nghĩa
quốc tế trong sáng.
MLN-
VTKT
Với quan niệm về độc lập và thống nhất


MLN-
VTKT
trong những chỉnh thể biện chứng như vậy,
Hồ Chí Minh đã đặt vấn đề độc lập trong quan
hệ khăng khí, như một với thống nhất. Hồ Chí
Minh xác định độc lập, tự do là quyền tự
nhiên của mỗi cá nhân. Và để bảo vệ quyền
lợi của mình các cá nhân phải thống nhất với
nhau tạo nên các cấp độ địa phương, các hình
thái cộng đồng, tập thể vững chắc, có tinh
thần độc lập, tự chủ. Nhưng hiện thực và tinh
thần đó chỉ có thể được đảm bảo khi có sự
thống nhất giữa các địa phương, các cộng
đồng, các tập thể thành khối thống nhất toàn
dân tộc, có sức mạnh vĩ đại trong cuộc đấu
tranh giành và giữ nền độc lập dân tộc. Trong
điều kiện chủ nghĩa đế quốc đã trở thành một
hệ thống thế giới, cuộc đấu tranh giành và giữ
nền độc lập của mỗi dân tộc không thể tiến
hành đơn lẻ mà phải tiến hành trong mối quan
hệ thống nhất với cuộc đấu tranh tự giải
phóng của các thuộc địa khác và với giai cấp
công nhân trong các nước đế quốc. Nhận thức

sâu sắc sự cần thiết phải hành động theo lôgic
tất yếu đó, Hồ Chí Minh đã kịch liệt lên án
chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cục bộ địa
phương, cũng như chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi.
Bên cạnh đó, Người cũng hết sức lên án thái
độ coi sự thống nhất như sự đồng nhất thiếu
sinh khí, Người luôn cổ vũ và nỗ lực tạo dựng
sự thống nhất theo các nguyên tắc “tự lực
cánh sinh”, “cầu đồng, tồn dị”. Tức là, tạo
dựng khối liên minh chặt chẽ giữa các dân tộc
thuộc địa và giai cấp công nhân, nhân dân yêu
chuộng hòa bình, tiến bộ thế giới nhưng vẫn
nêu cao tinh thần độc lập dân tộc, giữ gìn bản
sắc của mỗi dân tộc; tạo dựng nền thống nhất
dân tộc trong khi vẫn bảo toàn, khuyến khích
sự tồn tại, hoạt động độc lập, tự chủ, tự cường
ở mỗi cấp độ địa phương, mỗi hình thái cộng
đồng, tập thể; tạo dựng khối thống nhất chặt
chẽ trong các cấp độ địa phương, hình thái
cộng đồng tập thể nhưng vẫn tôn trọng cá
tính, phát huy tinh thần độc lập sáng tạo, độc
lập cống hiến ở mỗi cá nhân, mỗi gia đình.
III. KẾT LUẬN
Thống nhất trong độc lập, độc lập trong
thống nhất đã làm nên tính cách mạng triệt để,
tính khoa học sâu sắc của tư tưởng độc lập
gắn liền với thống nhất của Hồ Chí Minh. Tư
tưởng đó đã trở thành mục tiêu, thành phương
cách cốt lõi làm nên thắng lợi của cuộc đấu
tranh giành và giữ nền độc lập, thống nhất của

nhân dân Việt Nam trong thời đại Hồ Chí
Minh. Vận dụng tư tưởng đó trong điều kiện
hiện nay chúng ta cần: Tiếp tục hoàn thiện thể
chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, tạo môi trường thuận lợi hơn nữa cho
các địa phương, cộng đồng, tập thể, cá nhân
phát huy tinh thần độc lập, tự chủ, tự cường;
xây dựng Nhà nước pháp quyền trên thực tế
(cần coi đây là trọng tâm của đổi mới hệ
thống chính trị) để tăng cường sự thống nhất
trong hoạt động của các bộ nghành, các địa
phương, cộng đồng, cá nhân; Đấu tranh quyết
liệt chống xu hướng hội nhập bằng mọi giá, tự
do hóa vô nguyên tắc, biến hội nhập thành hòa
tan, biến thống nhất thành đồng nhất, kiên
quyết chống chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, thiển
cận, chủ nghĩa cục bộ, địa phương, chủ nghĩa
cá nhân dưới mọi hình thức.

Tài liệu tham khảo
[1]. Mác - Ăngghen: tuyển tập, tập 1, NXB Sự thật,
Hà Nội, 1980.
[2]. Hồ Chí Minh: toàn tập, tập 4, NXB CTQG, Hà
Nội, 2000♦


×