Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Bài viết về cách giao tiếp với rơ le REF615 của ABB pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.89 KB, 5 trang )

1. Lấy thông tin sự cố:
Từ màn hình hiển thị mặc định, nhấn phím hình Menu (dưới phím Clear),
nhấn phím  hoặc  để đi đến dòng Monitoring (Giám sát), nhấn  và dừng 
hoặc  dòng Recorder Data (Số liệu ghi được), nhấn phím  để vào trong ta
thấy rơ le lưu được 4 sự cố gần nhất (trong đó Fault Record 1 là sự cố gần nhất),
nhấn phím  để vào sự cố gần nhất (nhấn  để chọn sự cố khác), lần lượt nhấn
phím  để đọc những thông tin sau:
- Number = 23 (Số sự cố ghi lại được - Đây là sự cố thứ 23);
- Time = 24.03.2011 10.09.02 (Thời gian xảy ra sự cố ngày 24 tháng 3
năm 2011, lúc 10h 09 phút 02 giây);
- Max current IL1= 1,199xI
N
(Dòng sự cố pha A lớn nhất mà rơ le đo được
trong tất cả các lần sự cố);
Chú ý: I
N
được hiểu là dòng định mức thứ cấp của TI cấp cho bảo vệ là 5
hoặc 1A và khi nhân với tỷ số biến ta được dòng sự cố bên sơ cấp.
- Max current IL2= 1,199xI
N
(Dòng sự cố pha B lớn nhất mà rơ le đo được
trong tất cả các lần sự cố);
- Max current IL3= 0,000xI
N
(Dòng sự cố pha C lớn nhất mà rơ le đo được
trong tất cả các lần sự cố);
- Current IL1= 1,199xI
N
(Dòng sự cố pha A trong sự cố này - sự cố gần
nhất);
- Current IL2= 1,199xI


N
(Dòng sự cố pha B trong sự cố này - sự cố gần
nhất);
- Current IL3= 0,000xI
N
(Dòng sự cố pha C trong sự cố này - sự cố gần
nhất);
- Max current I
0
= 0,001xI
N
(Dòng sự cố chạm đất lớn nhất mà rơ le đo
được trong tất cả các lần sự cố);
- Current I
0
= 0,000xI
N
(Dòng sự cố chạm đất trong sự cố này - sự cố gần
nhất);
- Current Ng-Seq = 0,692 x I
N
(Dòng điện sự cố thứ tự nghịch trong sự cố
này - sự cố gần nhất);
- Current I
0
- Calc = 0,001xI
N
(Dòng điện chạm đất tính toán trong sự cố
này);
- PTTR thermal level = 0,00% (bảo vệ quá nhiệt cho cáp, MBA phân phối

hoặc đường dây - tương tự như 3Ith>F theo IEC hoặc 49F theo ANSI);
- PHLPTOC1 duration = 0,00% (Thời gian tồn tại của bảo vệ quá dòng 3
pha không hướng mức thấp - );
- PHHPTOC1 duration = 100,00% (Thời gian tồn tại của bảo vệ quá dòng 3
pha không hướng mức cao thứ nhất - tương tự như I>> theo IEC hoặc 50P-1
theo ANSI);
- PHHPTOC2 duration = 0,00% (Thời gian tồn tại của bảo vệ quá dòng 3
pha không hướng mức cao thứ hai - tương tự như I>> theo IEC hoặc 50P-2 theo
ANSI);
- PHIPTOC1 duration = 0,00% (Thời gian tồn tại của bảo vệ quá dòng cắt
nhanh không thời gian 3 pha không hướng - tương tự như I>>> theo IEC hoặc
50P-3 theo ANSI);
- EFLPTOC1 duration = 0,00% (Thời gian tồn tại của bảo vệ quá dòng
chạm đất không hướng ngưỡng thấp 1 có thời gian - tương tự như I
0
> theo IEC
hoặc 51N theo ANSI);
- EFLPTOC2 duration = 0,00% (Thời gian tồn tại của bảo vệ quá dòng
chạm đất không hướng ngưỡng thấp 2 có thời gian - tương tự như I
0
> theo IEC
hoặc 51N theo ANSI);
- EFHPTOC1 duration = 0,00% (Thời gian tồn tại của bảo vệ quá dòng
chạm đất không hướng ngưỡng cao 1 có thời gian - tương tự như I
0
>> theo IEC
hoặc 51N-1 theo ANSI);
- EFIPTOC1 duration = 0,00% (Thời gian tồn tại của bảo vệ quá dòng
chạm đất không hướng cắt nhanh - tương tự như I
0

>>> theo IEC hoặc 51N-2
theo ANSI);
- NSPTOC1 duration = 0,00% (Thời gian tồn tại của bảo vệ quá dòng thứ
tự nghịch không hướng có thời gian mức 1 - tương tự như I
2
>(1) theo IEC hoặc
46-1 theo ANSI);
- NSPTOC2 duration = 0,00% (Thời gian tồn tại của bảo vệ quá dòng thứ
tự nghịch không hướng có thời gian mức 2 - tương tự như I
2
> (2) theo IEC hoặc
46-2 theo ANSI);
- PDNSPTOC1 duration = 0,00% (Thời gian tồn tại của bảo vệ mất pha
trong hệ thống 3 pha - tương tự như I
2
/I
1
> theo IEC hoặc 46PD theo ANSI);
- PDNSPTOC1 rat. I
2
/I
1
= 0,00% (Thời gian tồn tại của bảo vệ mất pha
trong hệ thống 3 pha - tương tự như I
2
/I
1
> theo IEC hoặc 46PD theo ANSI);
2. Giải trừ tín hiệu các đèn LED khi bảo vệ tác động:
- Nhấn phím Clear (giải trừ), con trỏ nằm ở dòng Indications and LEDs =

Cancel (Các tín hiệu và đèn LED = Thoát), nhấn phím ↵ và dùng phím  hoặc
 để chuyển Cancel thành Clear sau đó nhấn phím ↵ để chấp nhận;
Tiếp tục nhấn phím  để chuyển con trỏ xuống dòng Alarm LEDs (Các
đèn LED cảnh báo) rồi làm nhe trên để giải trừ các đèn LED đang sáng.
Lần lượt làm như trên để xóa các thông tin sau:
Events (Xóa hết những nhiễu loạn đã được lưu trong rơ le); Disturbance
records (Xóa hết những bản ghi nhiễu loạn đã được lưu trong rơ le); TRPPTRC1
(Reset lại lệnh cắt của rơ le đầu ra số 1); TRPPTRC2 (Reset lại lệnh cắt của rơ le
đầu ra số 2); SSCBR1 acc. energy (Xóa tín hiệu giám sát điều kiện của máy cắt,
ở đây là giám sát nguồn cấp cho mạch đóng cắt); SSCBR1 rem. life (Xóa tín
hiệu giám sát điều kiện của máy cắt, ở đây là giám sát số lần đóng cắt từ xa của
máy cắt); SSCBR1 travel times (Xóa tín hiệu giám sát điều kiện của máy cắt, ở
đây là giám sát tổng số lần đóng cắt của máy cắt); SSCBR1 spr. charge t (Xóa
tín hiệu giám sát điều kiện của máy cắt, ở đây là giám sát hệ thống tích năng của
máy cắt); CMMXU1 max. demands (Xóa tín hiệu kiểm tra dòng điện của 1
trong 3 pha lớn nhất so với dòng định mức cài đặt); Fault record (Xóa hết những
bản ghi sự cố đã được lưu trong rơ le); T1PTTR1 temperature (Xóa các thông
tin về bảo vệ quá nhiệt 3 pha cho cáp, máy biến áp phân phối hoặc đường dây);.
3. Kiểm tra thông tin cài đặt:
a/ Tỷ số biến của TI:
Từ màn hình hiển thị mặc định, nhấn phím hình Menu (dưới phím Clear),
nhấn phím  hoặc  để đi đến dòng Configuation (Cài đặt cấu hình), nhấn 
và dùng  hoặc  để đến dòng Analog Inputs (đầu vào tương tự), nhấn  đến
Current (3CT, CT) (máy biến dòng 3 pha hoặc biến dòng I
0
cổ cáp), nhấn phím
 ta được Secondary Current (Dòng điện thứ cấp TI) để thay đổi giá trị này, ta
nhấn phím ↵ và dùng phím  hoặc  và phím  để thay đổi giá trị là các số,
sau đó nhấn ↵ để chấp nhận. Bằng cách trên ta có thể lần lượt thay đổi các giá trị
sau: Primary Current (Dòng điện sơ cấp TI); Amplitude corr. A (Biên độ mặc

định cho dòng điện pha A); Amplitude corr. B (Biên độ mặc định cho dòng điện
pha B); Amplitude corr. C (Biên độ mặc định cho dòng điện pha C). Sau khi đã
thay đổi xong, ta nhấn phím  1 vài lần để quay ra, đến khi rơ le thông báo
"Commit setting? Yes; No; Cancel" (Cam kết cài đặt? Có; không; thoát ra), nếu
bạn muốn nhớ thông tin đã thay đổi thì nhấn nhấn ↵ để chấp nhận (khi chữ Yes
màu đen) hoặc không thì dùng phím  chuyển màu đen sang chữ "No" rồi nhấn
↵ để chấp nhận và "Cancel" để thoát ra.
b/ Giá trị cài đặt:
Từ màn hình hiển thị mặc định, nhấn phím hình Menu (dưới phím Clear),
nhấn phím  hoặc  để đi đến dòng Setting (Cài đặt), nhấn  và dùng  để
đến dòng Setting, nhấn phím  được dòng 2 dòng: dòng trên là "Edit group: ↑ +
01" dòng dưới "Active group = 1", lúc này bạn nhấn phím ↵ để thay đổi các giá
trị cài đặt cho Group 1 (Nhóm 1). Tại dòng Current Protection (bảo vệ quá
dòng) ta có thể thay đổi các giá trị cài đặt theo như phiếu chỉnh định. Khi vào
trong thì ta thấy các dòng chữ viết tắt, ý nghĩa của chúng như bảng sau:
Ký hiệu Ý nghĩa
INRPHAR1
Xác định sự quá tải 3 pha của máy biến áp. (Để có
chức năng này cần cài đặt trong phần a/ Biên độ mặc định
cho dòng điện pha A, B, C).
EFIPTOC1 Bảo vệ quá dòng chạm đất không hướng cắt nhanh
EFHPTOC1
Bảo vệ quá dòng chạm đất không hướng ngưỡng cao 1
có thời gian
EFLPTOC1
Bảo vệ quá dòng chạm đất không hướng ngưỡng thấp
1 có thời gian
EFLPTOC2
Bảo vệ quá dòng chạm đất không hướng ngưỡng thấp
2 có thời gian

PHIPTOC1
Bảo vệ quá dòng 3 pha cắt nhanh không hướng không
thời gian
PHHPTOC1 Bảo vệ quá dòng 3 pha không hướng mức cao thứ nhất
PHHPTOC2 Bảo vệ quá dòng 3 pha không hướng mức cao thứ hai
PHLPTOC1 Bảo vệ quá dòng 3 pha không hướng mức thấp
T1PTTR1
Bảo vệ quá nhiệt 3 pha cho cáp, máy biến áp phân
phối hoặc đường dây.
NSPTOC1
Bảo vệ quá dòng thứ tự nghịch không hướng có thời
gian mức 1
NSPTOC2
Bảo vệ quá dòng thứ tự nghịch không hướng có thời
gian mức 2
PDNSPTOC1 Bảo vệ mất pha trong hệ thống 3 pha
Khi con trỏ ở dòng nào (chức năng bảo vệ nào) thì ta có thể chỉnh định
được các giá trị trong dòng đó.
Ví dụ:
+ Thay đổi giá trị cài đặt của bảo vệ quá dòng 3 pha cắt nhanh không
hướng không thời gian (ký hiệu PHIPTOC1) ta làm như sau:
Nhấn phím  ta có "Operation = On" (chức năng làm việc = Kích hoạt),
nếu muốn bỏ chức năng này, ta nhấn phím ↵ và dùng các phím mũi tên để thay
đổi nó thành Off, sau đó nhấn ↵ để chấp nhận, dùng phím  để chuyển sang giá
trị tiếp theo là "Num. of start phases = 1 out of 3" (Số pha khởi động tức là khi
sự cố mấy pha thì bảo vệ khởi động), ở đây còn có các giá trị "2 out of 3" và "3
out of 3", sau khi chính định xong nhấn ↵ để chấp nhận, dùng phím  để
chuyển sang thay đổi các giá trị tiếp theo:
- Start value = 3,00xI
N

(Giá trị khởi động = 3,00xI
N
nghĩa là dòng đặt cho
bảo vệ này bằng 3 lần dòng thứ cấp của TI);
- Start value mult = 1,00xI
N
(Giá trị khởi động đa chức năng - Không cần
để ý đến giá trị này);
- Operate delay time = 500ms (Thời gian trễ đặt cho bảo vệ);
- Reset delay time = 20ms (Thời gian trở về đặt cho bảo vệ);
+ Thay đổi giá trị cài đặt của bảo vệ quá dòng 3 pha không hướng mức cao
thứ nhất (ký hiệu PHHPTOC1) ta làm như sau:
Cũng như trên nhưng ở đây có thêm một số giá trị khác nữa:
- Operating curve type (Dạng đặc tính làm việc), trong mục này có các
dạng đặc tính sau:
IEC Def.time (Đặc tính thời gian độc lập theo tiêu chuẩn IEC);
IEC Ext. Inv (Đặc tính thời gian cực phụ thuộc theo tiêu chuẩn IEC);
IEC Very Inv (Đặc tính thời gian rất phụ thuộc theo tiêu chuẩn IEC);
IEC Norm. Inv (Đặc tính thời gian ít phụ thuộc theo tiêu chuẩn IEC);
ANSI Def.time (Đặc tính thời gian độc lập theo tiêu chuẩn ANSI);
ANSI Norm. Inv (Đặc tính thời gian ít phụ thuộc theo tiêu chuẩn ANSI);
ANSI Ext. Inv (Đặc tính thời gian cực phụ thuộc theo tiêu chuẩn ANSI);
Programable (Có thể tự mình lập trình được).
Chú ý:
- Các loại rơ le quá dòng điện có thời gian thì có 2 loại đặc tính thời gian,
loại có đặc tính thời gian độc lập thì thời gian làm việc của bảo vệ được chọn
theo nguyên tắc bậc thang, tức là bảo vệ càng đặt gần nguồn thì thời gian tác
động càng lớn. Loại có đặc tính thời gian phụ thuộc thì khi dòng điện sự cố càng
lớn, thời gian tác động của bảo vệ càng nhỏ. Thông thường ta chỉ sử dụng đặc
tính độc lập mà thôi.

- IEC = International Electrotechnical Commission (Ủy ban kỹ thuật ddienj
quốc tế);
- ANSI = American National Standards Institute (Viện tiêu chuẩn quốc gia
Hoa Kỳ).

×