Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

Polyphenol và hoạt độ ức chế một số serine proteinase từ thân hạt gỗ vang và một số cây thuốc khác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.33 MB, 75 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Đại học quốc gia hà nội
Trờng đại học khoa học tự nhiên
---------------------------
Nguyễn Minh Thắng
Polyphenol và hoạt độ ức chế một số serine
proteinase từ thân, hạt gỗ vang (caesalpinia
sappan L.) và một số cây thuốc khác
Luận văn thạc sĩ khoa học

Hà Nội Năm 2009
Nguyễn Minh Thắng Luận văn cao học khoá 2007-2009
Đại học quốc gia hà nội
Trờng đại học khoa học tự nhiên
---------------------------
Nguyễn Minh Thắng
Polyphenol và hoạt độ ức chế một số serine
proteinase từ thân, hạt gỗ vang (caesalpinia
sappan L.) và một số cây thuốc khác
Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm
Mã số: 60 42 30
Luận văn thạc sĩ khoa học
Ngời hớng dẫn
GS. TSKH. Phạm Thị Trân Châu
Hà Nội - 2009
2
Nguyễn Minh Thắng Luận văn cao học khoá 2007-2009
Lời cảm ơn
Để có thể hoàn thành luận văn này, trớc tiên, tôi muốn bày tỏ lỏng biết
ơn sâu sắc tới GS. TSKH. Phạm Thị Trân Châu, Viện Vi sinh vật và Công
nghệ Sinh học, Đại học Quốc gia Hà Nội đã định hớng nghiên cứu, trực tiếp hớng


dẫn và chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu.
Tôi cũng mong muốn đợc gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban lãnh đạo
và cán bộ Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học, Đại học Quốc gia Hà Nội đã
tạo điều kiện thuận lợi về trang thiết bị và cơ sở vật chất giúp tôi hoàn thành
nghiên cứu này.
Qua đây, tôi muốn đợc bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô
giáo Bộ môn Sinh lý thực vật và Hoá sinh đã giúp đỡ và trang bị những kiến thức
hữu ích cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trờng.
Tôi cũng xin đợc cảm ơn các thầy cô giáo và cán bộ Khoa Sinh học, Trờng
Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc Gia Hà Nội
Đề tài luận văn đợc thực hiện với sự hỗ trợ kinh phí từ đề tài NCCB
621306.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, những
ngời đã luôn cổ vũ, động viên tôi vợt qua mọi khó khăn trong quá trình học tập
và nghiên cứu.
Hà Nội, ngày tháng năm 2009
Học viên
Nguyễn Minh Thắng
3
Nguyễn Minh Thắng Luận văn cao học khoá 2007-2009
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
ChIA Hoạt độ ức chế chymotrypsin
DC Dịch chiết
E Enzyme
EDTA Ethylenediaminetetraacetate
EtOH Ethanol
IU Đơn vị ức chế
PA Hoạt độ thuỷ phân protein
PIA Hoạt độ ức chế proteinase
PMSF Phenylmethylsulphonyl fluoride

PPI Các chất kìm hãm proteinase có bản chất protein
PsA Hoạt độ phân giải proteinase của Pseudomonase aeruginosa
PsIA Hoạt độ ức chế PsA
SDS Sodium dodecyl sulphate
StA Hoạt độ phân giải protein của Staphylococcus aureus
TCA Acid trichloroacetic
TEAF Toluene: Ethyl acetate: Acetone: acid Formic
TEMED Tetramethyl ethylene diamine
TI Chất ức chế trypsin
TIA Hoạt độ ức chế trypsin
UV ánh sáng tử ngoại
Vis ánh sáng nhìn thấy
4
Nguyễn Minh Thắng Luận văn cao học khoá 2007-2009
Mục lục
Mở đầu....................................................................................................................................1
Chơng 1. Tổng quan tài liệu................................................................................2
1.1 Các hợp chất thực vật thứ sinh......................................................................2
1.3.1 Các hợp chất phenol (hợp chất phenolic) [2, 19, 20, 22].................................3
1.1.2 Flavonoid [2, 19, 22]............................................................................................5
Tannin [2, 56, ]..............................................................................................................8
1.2 Proteinase và các chất ức chế proteinase...........................................10
1.2.1 Sơ lợc về Proteinase..........................................................................................10
1.2.2 Serine Proteinase...............................................................................................12
1.2.2.1 Serine Proteinase..........................................................................................12
1.2.2.2 Protease của Pseudomonas...........................................................................13
1.4.2.2 Các chất ức chế proteinase...........................................................................14
1.3 Tơng tác của flavonoid với các protein enzyme [22].....................16
1.5.1 Các lực tơng tác phân tử trong phức chất protein-flavonoid [12].................17
1.5.2 Tính đặc hiệu của tơng tác protein-flavonoid.................................................18

1.5.3 ảnh hởng của các flavonoid với sự thuỷ phân protein....................................19
1.4 Cây thuốc việt nam và khả năng chữa các bệnh mụn nhọt,
mẩn ngứa.........................................................................................................................20
1.4.1 Sơ lợc về các bệnh mụn nhọt, mẩn ngứa.........................................................20
1.4.1 Cây gỗ vang (T\ô mộc)......................................................................................21
1.4.1.1 Đặc điểm phân loại, phân bố, thành phần hóa học và c\ông dụng...............21
1.4.2.2 Các nghiên cứu trên thế giới.........................................................................22
1.4.2.3 Các nghiên cứu tại Việt Nam.......................................................................23
1.2.3 Các nghiên cứu tại Việt Nam............................................................................23
Chơng 2. NGUYÊN LIệU Và PHƯƠNG PHáP NGHIÊN CứU............................25
2.1 Nguyên liệu............................................................................................................25
2.3 Phơng pháp nghiên cứu.....................................................................................25
2.3.2 Tách chiết flavonoid toàn phần........................................................................26
2.3.3 Định lợng polyphenol theo phơng pháp Folin-Ciocalteau.............................26
Sắc ký phân chia các thành phần polyphenol..........................................................27
2.3.5 Xác hoạt độ ức chế proteinase..........................................................................29
2.3.6 Điện di protein trên gel Polyacryamide..........................................................32
2.3.7 Sắc ký cột silicagel.............................................................................................33
2.3.7 Sắc ký cột silicagel.............................................................................................34
Chơng 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận.............................................34
5
Nguyễn Minh Thắng Luận văn cao học khoá 2007-2009
3.1 Hàm lợng polyphenol tổng số và hoạt tính ức chế proteinase
ở một số cây thuốc...................................................................................................34
3.1.1 Điều tra sơ bộ PIA các mẫu nghiên cứu..........................................................34
3.1.2 Hàm lợng polyphenol tổng số và flavonoid trong dịch chiết ethanol...........38
3.1.3 Hoạt độ ức chế proteinase của dịch chiết polyphenol tổng số và flavonoid. 40
3.3 Định tính các thành phần polyphenol và flavonoid trong
một số cây thuốc.......................................................................................................43
3.2.1 Sắc ký dịch chiết flavonoid các mẫu nghiên cứu............................................43

3.2.2 Sắc ký các thành phần polyphenol mẫu T\ô mộc trên bản mỏng.................44
3.4 Thăm dò PIA của các băng polyphenol sau khi sắc ký bản
mỏng..................................................................................................................................45
3.3.2 PIA các băng flavonoid mẫu T\ô mộc.............................................................46
3.4 Hàm lợng tannin của các mẫu T\ô mộc...................................................50
3.5 Thăm dò hoạt độ PIA b\ằng phơng pháp điện di PA trên gel
polyacryamide............................................................................................................50
3.5.1 Hoạt độ phân giải proteinase của P. aeruginosa và S. aureus.......................50
3.5.1 Nghiên cứu PIA b\ằng phơng pháp điện di.........................................52
3.5.2 Nghiên cứu PIA b\ằng phơng pháp điện di.....................................................52
3.6 Hoạt tính kháng khuẩn các mẫu T\ô mộc..............................................53
3.7 Phân chia các thành phần flavonoid trên cột silicagel...........54
Kết luận.........................................................................................................................58
Tài Liệu Tham Khảo.................................................................................................61
6
Nguyễn Minh Thắng Luận văn cao học khoá 2007-2009
Mở đầu
Các enzyme thủy phân protein có vai trò vô cùng quan trọng trong toàn
bộ sinh giới, hiện nay số chuỗi polypeptide có hoạt tính thuỷ phân protein đã
biết lên hơn 140.000 [50]. Tuy nhiên các enzyme này cũng có liên quan đến rất
nhiều bệnh ở ngời nh các bệnh viêm nhiễm, ung th, tim mạch Theo thống
kê, có tới 80 bệnh di truyền khác nhau ở ngời có nguyên nhân là do đột biến các
gene mã hóa các protease [72], sự di căn của ung th cũng có sự tham gia của
các protease [51]. Các enzyme thuỷ phân cũng tham gia tích cực trong quá trình
viêm và sự hình thành mụn nhọt ở ngời.
Khả năng phân giải protein của các proteinase rất lớn nên cần có những
cơ chế điều hòa chặt chẽ, trải qua quá trình tiến hóa lâu dài đã xuất hiện nhiều
cơ chế kiểm soát proteinase bao gồm điều hòa biểu hiện, quá trình tiết ra
ngoài tế bào, hoạt hóa, phân hủy proteinase hoặc kìm hãm hoạt độ thủy phân
protein của chúng. Nói đến các chất kìm hãm proteinase, các nhà khoa học th-

ờng đề cập đến các PPI là các chất ức chế proteinase có bản chất protein, có các
cấu trúc đặc trng. Các PPI có mặt rộng rãi trong sinh giới từ virus, vi khuẩn cho
tới động vật [49]. Thực vật tạo ra PPI khi bị côn trùng tấn công, khi bị tổn thơng
hay dới các điều kiện stress [19, 49]. Tuy nhiên thực vật còn có một cơ chế
khác chống lại các tác nhân gây hại trên là hệ thống các chất trao đổi thứ sinh,
trong đó có các hợp chất phenol. Các phenol này không những có hoạt tính
kháng sinh mạnh mà còn có khả năng ức chế nhiều loại enzyme.
Các chất thực vật thứ sinh có hoạt tính sinh học là thành phần chính có
mặt trong các vị thuốc cổ truyền. Nhằm tìm hiểu mối liên hệ giữa các hợp chất
phenol từ thực vật và khả năng ức chế proteinase của một số cây thuốc chữa
mụn nhọt, mẩn ngứa, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Polyphenol và
hoạt độ ức chế serine-proteinase từ thân, hạt cây gỗ Vang (Caesalpinia
sappan L.) và một số cây thuốc khác.
1
Nguyễn Minh Thắng Luận văn cao học khoá 2007-2009
Chơng 1
Tổng quan tài liệu
1.1 Các hợp chất thực vật thứ sinh
Các con đờng biến đổi và tổng hợp các chất dinh dỡng chủ yếu:
carbohydrate, protein, chất béo và acid nucleic là thiết yếu và giống nhau ở mọi
sinh vật ngoại trừ một số thay đổi rất nhỏ. Quá trình thống nhất, và là nền tảng
của mọi sinh vật sống này đợc gọi là các quá trình trao đổi sơ cấp. Trên thực tế
thực vật còn tổng hợp một lợng lớn các hợp chất hữu cơ không có vai trò trực
tiếp trong sinh trởng và phát triển của chúng, các hợp chất này đợc gọi là hợp
chất thứ sinh.
Các hợp chất thứ sinh đợc phát hiện riêng lẻ ở từng nhóm, từng loài nhất
định, thậm chí khác nhau ở từng cá thể, hàm lợng cũng thay đổi từng loài, từng
cơ quan, bộ phận và điều kiện sinh thái của cây. Chức năng và lợi ích của các
hợp chất này đối với thực vật phần lớn đã đợc chỉ ra nh: tham gia bảo vệ cây,
điều hòa sinh trởng, hấp dẫn côn trùng, thụ phấn, phát tán hạt... tuy nhiên cũng

còn có nhiều chức năng khác cha đợc biết đến [60].
Quá trình trao đổi thứ cấp này cung cấp phần lớn sản phẩm có giá trị
trong y dợc bởi vì các hợp chất thứ sinh thờng có hoạt tính sinh học nh: kích
thích hoặc ức chế sinh trởng, kháng khuẩn, chống oxy hóa, kìm hãm sự phát
triển của các khối u...
Trớc đây các hợp chất thứ sinh đã từng bị xem là những chất thải đơn
giản trong trao đổi chất ở thực vật, ngày nay với những nghiên cứu mới ngời ta
đã xác định đợc khoảng 140.000 các hợp chất này, tìm ra con đờng trao đổi chất
có liên quan cũng nh các enzyme sản xuất và điều hòa các con đờng này. Tuy
nhiên cho đến nay chỉ khoảng 20 - 30% tổng số các loài thực vật đợc đợc
nghiên cứu về các hợp chất hóa sinh thực vật, do đó thực tế có thể có tới hơn
200.000 hợp chất nh vậy [62].
2
Nguyễn Minh Thắng Luận văn cao học khoá 2007-2009
Hợp chất thứ sinh có có 3 con đờng trao đổi chính [18]:
Acid shikimic: phenol, lignin, alkaloid.
Acid mevalonic: terpen, steroid, alkaloid.
Deoxyxylulose: terpen, steroid, alkaloid.
1.1.1 Các hợp chất phenol [11, 47]
Đây là nhóm hợp chất lớn nhất trong các hợp chất thứ sinh thực vật. Các
nhà khoa học đã phát hiện ra hơn 8.000 hợp chất phenol tự nhiên [24]. Đặc
điểm cấu trúc chung của nhóm này là trong phân tử có vòng thơm (vòng
benzene) gắn trực tiếp với một hay nhiều nhóm hydroxyl (OH). Vì vậy chúng là
những rợu bậc bốn và đợc đặc trng bằng tính acid yếu.
1.1.1.1 Phân loại
Dựa vào thành phần và cấu trúc của phenol, ngời ta chia chúng thành 3
nhóm là phenol đơn giản, phenol phức tạp và nhóm polyphenol. Phân loại này
dựa trên bộ khung carbon của các hợp chất trong đó C
6
là nhóm phenyl, C

1

nhóm methyl, C
2
là nhóm acetyl, C
3
là nhóm thế có 3 carbon, C
4
là nhóm thế có
4 carbon.
C
6
(phenol đơn giản, benzoquinone), C
6
-C
1
(acid phenolic), C
6
-C
2
(acetophenone, phenylacetic acid), C
6
-C
3
(acid hydroxycinnamic, coumarin,
phenylpropene, chromone), C
6
-C
4
(naphthoquinone), C

6
-C
1
-C
6
(xanthone), C
6
-
C
2
-C
6
(stilbene, anthraquinone), C
6
-C
3
-C
6
(flavonoid, isoflavonoid), (C
6
-C
1
)
2
(tannin thủy phân), (C
6
-C
3
)
2

(lignan, neolignan), (C
6-
C
3
-C
6
)
2
(biflavonoid), (C
6
-
C
3
)
n
(lignin), (C
6
)
n
(catechol melanin), (C
6
-C
3
-C
6
)
n
(tannin ngng tụ) [23, 25, 30].
Nhóm hợp chất polyphenol là nhóm đa dạng nhất trong các hợp chất
phenol, có cấu trúc phức tạp do sự liên kết hoặc trùng hợp của các đơn phân.

Ngoài gốc phenol còn có các nhóm phụ dị vòng mạch nhánh hoặc đa vòng.
3
Nguyễn Minh Thắng Luận văn cao học khoá 2007-2009
Hình 1.1. Một số hợp chất phenol
1.1.1.2 Tính chất hoá học
Các hợp chất phenol có cấu tạo và tính chất đa dạng nhng do có những
thành phần cấu trúc chung nên chúng có một số tính chất chung:
Phản ứng của nhóm hydroxyl.
Phản ứng phá vòng benzene.
Phản ứng tạo phức với kim loại.
Phản ứng este hoá.
1.1.1.3 Vai trò của các hợp chất phenol trong thực vật
Thực vật tổng hợp rất nhiều các chất thứ sinh so với động vật vì chúng
không thể lẩn trốn đợc kẻ thù mà phải dựa vào hệ thống phòng thủ hóa học này.
4
Nguyễn Minh Thắng Luận văn cao học khoá 2007-2009
Nhìn chung vai trò bảo vệ của các hợp chất phenol dựa trên đặc tính kháng
khuẩn, kháng dinh dỡng của chúng.
Các phenol còn có vai trò then chốt trong hình thành các sắc tố của hoa
nh đỏ, xanh, tím; đặc tính chống oxy hóa (antioxidant) hay tạo phức với kim
loại; tạo ra các tín hiệu thông tin giữa phần ở trên cũng nh dới mặt đất, giữa các
cây với các sinh vật khác; phenol còn là các tác nhân che chắn tia tử ngoại (UV)
từ mặt trời. Khả năng che chắn tia UV giúp cho thực vật có thể chuyển từ sống
dới nớc lên cạn hoàn toàn.
Các nghiên cứu còn cho thấy trao đổi các hợp chất phenol không chỉ là
bảo vệ chống lại các yếu tố sinh học, vô sinh mà còn có tham gia quá trình điều
hoà ở cấp độ phân tử giúp cây sinh trởng và phát triển bình thờng [25, 30].
Các flavonoid nh flavonol và anthoxyane có vai trò quan trọng trong việc
điều chỉnh sự phân bố năng lợng ánh sáng ở lá cây, làm tăng hiệu quả quang
hợp. Một số hợp chất polyphenol tham gia tạo màu sắc tự nhiên của hoa, quả,

hấp dẫn côn trùng thụ phấn cho hoa.
1.1.2 Flavonoid [8, 11, 47]
Flavonoid là sản phẩm của con đờng acid shikimic, chúng có khung
carbon chung là C
6
- C
3
- C
6
. Flavonoid gồm hai vòng benzene A, B và vòng
pyran C, trong đó A kết hợp với C tạo thành khung chroman.
O
A
C
B
1'
2'
3'
4'
5'
6'
2
3
4
5
6
7
8
9
10

1

Flavonoid là một trong các nhóm polyphenol thờng gặp ở thực vật, với
hơn 4.500 hợp chất, phần lớn dễ tan trong nớc và có màu vàng nên đợc gọi là
5
Cấu trúc flavonoid
Nguyễn Minh Thắng Luận văn cao học khoá 2007-2009
flavonoid (flavus - tiếng Latin, có nghĩa là màu vàng). Tuy nhiên không phải
các flavonoid đều có màu vàng, một số sắc tố xanh, đỏ, tím hoặc không màu
cũng đợc xếp vào nhóm flavonoid nếu chúng có chung đặc điểm cấu tạo hoá
học.
1.1.2.1 Phân loại
Trong tự nhiên, flavonoid tồn tại ở hai dạng: dạng tự do và dạng liên kết
với đờng (glycoside). Các glycoside khi thuỷ phân bằng acid hay enzyme sẽ
giải phóng ra đờng và aglycone.
Flavonoid đợc chia thành các nhóm phụ dựa theo mức độ oxy hoá của
khung chroman hay sự có mặt của các nối đôi giữa C2, C3 và nhóm carbonyl ở
C4 của vòng C nh: flavone, flavonol, catechin, leucoanthocyanidin,
anthocyanidin, chalcone và aurone...
Công thức cấu tạo của một số aglycone flavonoid:
OOH
O
R
1
OH
R
2
OOH
O
R

1
OH
R
2
R
OH
Flavon
Flavonol
1.1.2.2 Tính chất vật lý và hóa học
Tính chất vật lý
Tính chất vật lý là cơ sở để lựa chọn những phơng pháp phân lập, phân
tích và xác định các hợp chất flavonoid. Các dẫn chất flavon có màu vàng rất
nhạt, flavol vàng nhạt đến vàng, chalcone và auro vàng đậm đến đỏ cam. Các
chất thuộc nhóm isoflavone, flavanol, isoflavanone, flavanone,
leucoantoxyanidin, catechin không màu. Các dẫn chất anthocyanidin có màu
thay đổi tùy theo pH môi trờng.
6
Flavone
Nguyễn Minh Thắng Luận văn cao học khoá 2007-2009
Tính tan trong dung môi: khả năng hòa tan của flavonoid không giống
nhau, tùy thuộc vào số nhóm OH và các nhóm thế khác của chúng. Flavonoid
glycoside không tan trong ether, tan đợc trong nớc nóng, tốt nhất là cồn nóng.
Các dẫn xuất 7-hydroxy thờng dễ tan trong kiềm loãng.
Một đặc điểm quan trọng của flavonoid là có khả năng hấp thụ tia tử
ngoại. Nguyên nhân của sự hấp thụ này là do hệ thống nối đôi liên hợp tạo ra
bởi hai vòng benzene A, B và vòng pyran C. Flavonoid có hai dải hấp thụ cực
đại, giải 1 ở bớc sóng > 290nm, giải 2 ở bớc sóng 220 - 280nm.
Tính chất hoá học
Flavonoid đa dạng về cấu trúc hóa học, vì vậy khả năng phản ứng hóa học
của chúng là rất lớn và phụ thuộc vào nhiều yếu tố: vị trí các nhóm OH, hệ

thống nối đôi liên hợp và các nhóm thế. Dới đây là các phản ứng hoá học cơ bản
của flavonoid.
Phản ứng của nhóm OH: gồm phản ứng oxy hoá, phản ứng tạo
thành liên kết hydrogen, phản ứng este hoá.
Phản ứng của vòng thơm: phản ứng diazo hoá.
Phản ứng của nhóm carbonyl: phản ứng Shinoda, phản ứng tạo
phức với kim loại. Đây là phản ứng khử, có sự tham gia của kim loại nh Fe, Zn,
Mg và HCl. Sản phẩm có màu da cam, hồng hoặc đỏ. Phản ứng này đặc trng
cho các flavonoid có nhóm C=O ở vị trí C4 và nối đôi giữa C2 và C3. Điển hình
là flavonol, flavanone, flavanonol.
1.1.2.3 Tác dụng sinh học của flavonoid
Tác dụng sinh học của các flavonoid rất đa dạng và phong phú. Các cơ
chế hóa học của chúng có nhiều điểm còn cha sáng tỏ, tuy nhiên cơ chế đóng
vai trò quyết định là tác dụng chống oxy hóa. Nhờ đó flavonoid có thể triệt tiêu
gốc tự do có hại trong cơ thể, giúp cơ thể động vật và con ngời phòng chống
bệnh tật.
7
Nguyễn Minh Thắng Luận văn cao học khoá 2007-2009
Tác dụng chống oxy hoá
Flavonoid có khả năng kìm hãm các quá trình oxy hoá dây chuyền sinh
ra bởi gốc tự do hoạt động. Tuy nhiên hoạt tính này thể hiện mạnh hay yếu phụ
thuộc vào đặc điểm cấu tạo hoá học của từng chất flavonoid cụ thể. Do bản chất
cấu tạo polyphenol nên flavonoid ở trong tế bào thực vật hoặc trong cơ thể động
vật chịu tác động của các biến đổi oxy hoá khử, bị oxy hoá từng bớc và tồn tại ở
dạng hydroxyl, semiquinone, quinone. Semiquinone hoặc quinone là những gốc
tự do bền vững, gọi là gốc phenoxyl, kí hiệu là A
r
O
*.
Chúng có thể nhận điện tử

và hydrogen từ chất cho khác nhau để trở lại dạng hydroquinone. Các chất này
có khả năng phản ứng với các gốc tự do hoạt động sinh ra trong quá trình sinh
lý và bệnh lý để triệt tiêu chúng.
Sự có mặt của các nhóm hydroxyl nhân thơm của các flavonoid cũng nh
các polyphenol làm cho chúng có khả năng tơng tác với các protein. Tơng tác
này có thể làm hoạt hoá hay ức chế hoạt động của enzyme. Tác dụng của
flavonoid lên các enzyme là một trong những cơ sở hoá sinh để định hớng cho
việc sử dụng các chất flavonoid để chữa bệnh.
Tác dụng chống ung th
Các công trình nghiên cứu trên thế giới đã khẳng định flavonoid có khả
năng chống ung th. Các flavonoid có tác dụng kìm hãm các enzyme oxy hóa,
kìm hãm quá trình đờng phân, quá trình hô hấp, kìm hãm quá trình giảm phân,
hạn chế sự phá vỡ cân bằng các quá trình trao đổi chất bình thờng trong tế bào.
Tác dụng làm bền thành mạch
Nhiều flavonoid có hoạt tính của vitamin P có tác dụng làm tăng sức bền
và tính đàn hồi của thành mao mạch. Củng cố và làm giảm tính thấm thành
mạch, bảo vệ thành mạch trong các bệnh làm tăng tính thấm thành mạch nh đái
đờng, trĩ, giãn tĩnh mạch...
1.1.3 Tannin [21]
8
Nguyễn Minh Thắng Luận văn cao học khoá 2007-2009
Từ tannin đợc dùng đầu tiên vào năm 1796 để chỉ những chất có khả
năng kết hợp với protein của da sống làm, cho da thuộc không bị phân hủy. Về
mặt hóa học, tannin đợc cấu tạo từ acid tannic và acid gallic, phổ biến trong cây
ở dạng tự do hoặc ở dạng kết hợp với đờng (glycoside). Tannin tan nhiều trong
nớc nhất là nớc nóng, tan trong các dung môi hữu cơ phân cực nh ethanol, hầu
nh không tan trong các dung môi phân cực kém.
1.1.3.1 Phân loại tannin
Về phân loại có thể chia tannin thành 2 nhóm là tannin thủy phân đợc
(pyrogallic tannin) và tannin ngng tụ (condensed tannin).

Tannin thủy phân là dẫn xuất của acid gallic và acid protocatechic. Hai
acid gallic kết hợp với nhau tạo thành acid digallic. Acid này có vai trò trong
việc tạo thành tannin.
Khi thủy phân bằng acid hoặc bằng tannase thì giải phóng ra phần đờng,
thờng là glucose, đôi khi gặp đờng hamamelose. Phần không phải đờng là các
acid trên.
Tannin ngng tụ đợc tạo thành do sự ngng tụ của các đơn vị flavan-3ol
hoặc flavan 3,4-diol. Tannin loại này còn đợc gọi là proanthocyanidin. Dới tác
dụng của acid hoặc enzyme dễ tạo thành chất đỏ tannin hay phlobaphen.
Phlobaphen rất ít tan trong nớc, là sản phẩm của sự trùng hợp kèm theo oxy
hóa, do đó tannin pyrocatechic còn đợc gọi là phlobatannin. Phlobaphen là đặc
trng của một số dợc liệu nh vỏ canh ki na, vỏ quế. Tannin ngng tụ khó tan trong
nớc hơn tannin thủy phân.
9
Nguyễn Minh Thắng Luận văn cao học khoá 2007-2009

(a) (b)
Hình 1.2 Tanin thủy phân (a) và tannin ngng tụ (b)
1.1.3.2 Tính chất và tác dụng sinh học
Tannin có tính chất làm se, các chất này hoặc liên kết và làm tủa protein,
hoặc làm co protein. Tính chất làm se của tannin là cảm giác khô và chát trong
miệng sau khi uống rợu vang đỏ hoặc các trái cây cha chín.
Tannin có ảnh hởng đa dạng đến các hệ thống sinh học. Chúng là các yếu
tố tạo phức với ion kim loại, các chất làm tủa protein và chất chống oxy hóa
sinh học tiềm năng. Do tannin có thể giữ các vai trò sinh học khác nhau, và do
sự biến đổi lớn về cấu trúc giữa các tannin, nên rất khó để phát triển các mô
hình cho phép dự đoán chính xác ảnh hởng của tannin trong bất kỳ hệ nào.
Các loại tannin có khả năng kháng nhiều loại vi khuẩn. Các tannin
monomer có khả năng kháng khuẩn khác nhau, giảm dần theo thứ tự: catechin >
ellagetannin > tannic acid > epi-catechin > gallotannin [39]. Nhiều tác giả

cho thấy tannin ngng tụ có khả năng tơng tác làm giảm khả năng sống sót của
giun sán ký sinh trong dạ dày động vật ăn cỏ. Ngoài ra tannin còn gắn với
protein trong thức ăn làm giảm bớt sự phân hủy bởi vi khuẩn trong dạ cỏ [40,
44].
1.2 Proteinase và các chất ức chế proteinase
1.2.1 Sơ lợc về proteinase
10
Nguyễn Minh Thắng Luận văn cao học khoá 2007-2009
Protease là các enzyme xúc tác cho các quá trình thủy phân các liên kết
peptide của phân tử protein hay chuỗi polypeptide. Các protease thủy phân các
liên kết peptide bên trong chuỗi polypeptide đợc gọi là các endoprotease (hay
còn gọi là các proteinase) và đợc chia thành 5 loại trên cơ sở các nhóm hóa học
tham gia vào quá trình xúc tác: proteinase serine (EC3.4.21), proteinase cystein
(EC3.4.22), proteinase aspartic (EC3.4.23), proteinase kim loại (EC3.4.24) và
endopeptidase threonine (EC3.4.25).
Trong cơ thể, các proteinase đảm nhiệm nhiều chức năng sinh lý nh: hoạt
hóa zymogen, đông máu và phân hủy sợi fibrin của cục máu đông, giải phóng
hormone và các peptide có hoạt tính sinh học từ các tiền chất, vận chuyển
protein qua màng... Ngoài ra, các proteinase có thể hoạt động nh các yếu tố phát
triển của cả tế bào ác tính và tế bào bình thờng, tăng sự phân chia tế bào, sinh
tổng hợp ADN... Ví dụ nh điều khiển quá trình appotosis là một loạt các cystein
proteinase quan trọng có tên là caspase. Caspase đợc Yuan và tập thể tìm ra
năm 1993 [66], hiện nay đã phát hiện đợc 12 loại caspase ở ngời [31]. ức chế
quá trình appotosis giúp các tế bào ung th thoát khỏi sự kiểm soát của cơ thể,
tuy nhiên thúc đẩy appotosis góp phần vào sự bất thờng của các tế bào gan, tim,
phổi, thần kinh trong các bệnh có liên quan. Do đó ức chế caspase có thể là ph-
ơng pháp trị liệu cho nhiều bệnh hiểm nghèo.
Proteinase serine: là những proteinase có nhóm OH của gốc amino acid
serine trong trung tâm hoạt động, và có vai trò xúc tác trong phản ứng thuỷ
phân protein. Nhóm này có các enzyme quan trọng nh trypsin, chymotrypsin,

subtilisin, proteinase của P. aeruginosa và nhiều loài vi khuẩn khác.
Các proteinase serine thờng hoạt động mạnh ở vùng kiềm và có tính đặc
hiệu tơng đối rộng. Tính đặc hiệu của chúng thể hiện về phía gốc amino acid
chứa nhóm -CO- của liên kết bị phân giải. Ví dụ nh trypsin thuỷ phân các liên
kết peptide chứa nhóm -CO- của các amino acid kiềm (Lys, Arg), chymotrypsin
thuỷ phân các liên kết peptide có nhóm -CO- của các amino acid thơm.
11
Nguyễn Minh Thắng Luận văn cao học khoá 2007-2009
Proteinase cystein: Các proteinase của nhóm này có nhóm -SH trong
trung tâm hoạt động. Nhóm -SH có vị trí đặc biệt trong chức năng của phân tử
enzyme vì nó có khả năng phản ứng cao, tham gia nhiều loạt biến đổi hoá học
nh acid hoá, phosphoryl hoá, oxy hoá, ankyl hoá. Vai trò của nhóm -SH trong
phân tử enzyme thể hiện ở nhiều mặt: tạo thành phức chất enzyme-cơ chất, sự
kết hợp với cơ chất và cofactor, duy trì các cấu dạng hoạt động của enzyme.
Thuộc nhóm này có các enzyme nh papain, chymopapain, bromelain, calpain...
Các proteinase cystein thờng hoạt động ở pH trung tính, có tính đặc hiệu rộng.
Enzyme chỉ hoạt động khi nhóm -SH trong trung tâm hoạt động của nó không
bị bao vây.
Proteinase aspartic: là những proteinase có chứa gốc aspartic trong
trung tâm hoạt động. Các proteinase aspartic thờng hoạt động mạnh ở pH acid.
Chúng có tính đặc hiệu đối với các amino acid ở gần và xa vị trí cắt trên phân tử
protein cơ chất. Các amino acid này thờng là các amino acid thơm hoặc amino
acid kị nớc.
Proteinase kim loại: là những proteinase cần có kim loại cho hoạt động
xúc tác của chúng. Hầu hết các proteinase kim loại có chứa kẽm trong trung
tâm hoạt động, một số sử dụng coban. Các enzyme này thờng bị bất hoạt bởi
EDTA do EDTA tạo phức với kim loại.
Các proteinase kim loại thờng hoạt đông mạnh nhất ở vùng pH trung tính
và có tính đặt hiệu về phía gốc amino acid chứa nhóm -NH- của liên kết
peptide.

1.2.2 Proteinase serine
1.2.2.1 Proteinase serine
Proteinase serine là proteinase đã đợc nghiên cứu kĩ nhất trong 5 loại
proteinase, cho đến nay đã biết đến hơn 50.000 chuỗi polypeptide có hoạt tính
thuỷ phân protein thuộc loại peptidase serine và đợc xếp vào 40 họ (family)
trong 12 phân nhánh (clan) [50].
12
Nguyễn Minh Thắng Luận văn cao học khoá 2007-2009
Hầu hết các peptidase serine là các endopeptidase tuy nhiên cũng có vài
họ là các exopeptidase. Nhóm serine của các peptidase có đặc điểm chung là có
gốc amino acid serine ái nhân trong trung tâm hoạt động của phân tử enzyme,
gốc serine này sẽ tấn công nhóm carboxyl trong liên kết peptide của cơ chất để
tạo thành dạng trung gian acyl-enzyme. Tính ái nhân mạnh của gốc serine đợc
hỗ trợ bởi nhóm bộ ba tạo thành từ gốc serine với aspartic và histidine trong
trung tâm hoạt động. Nhóm bộ ba các gốc tơng tự tạo thành khu vực ái nhân
mạnh cũng có trong trung tâm hoạt động của nhiều nhóm enzyme khác nh
asparaginase, esterase, acylase, và -lactamase. Một vài nhóm peptidase serine
khác chỉ có serine cùng với lysine hoặc histidine, số khác lại có nhóm bộ ba
mới là hai gốc histidine và serine. Tuy nhiên trong mọi trờng hợp, gốc serine
hầu hết bị bất hoạt bởi propylfluorophosphate và phenylmethanesulfonyl
fluorid [49].
Subtilisin, một proteinase serine đợc sử dụng trong công nghiệp tẩy rửa,
đợc sản xuất hàng tấn trên năm và chiếm tới 40% lợng enzyme bán ra trên toàn
thế giới. Ngoài ra, các protease còn có các ứng dụng khác nh thực phẩm, giày
da, dợc phẩm, phân tích, quản lý chất thải, công nghiệp thu hồi bạc [73].
1.2.2.2 Protease của Pseudomonas aeruginosa
Chi Pseudomonas là thủ phạm gây nên các bệnh viêm nhiễm có mủ xanh
ở các vết thơng đặc biệt là vết thơng do bỏng, nó có thể gây ra viêm đờng hô
hấp, viêm tai, viêm giác mạc, viêm tiết niệu, viêm ruột, và có thể gây nhiễm
trùng huyết dẫn tới tử vong. Một khả năng nổi bật của loài vi khuẩn này là

chúng có khả năng sinh trởng mạnh trong các môi trờng khác nhau, vi khuẩn
này dễ dàng xâm nhập vào cơ thể ngời có bị các bệnh suy nhợc và các bệnh
thiếu hụt miễn dịch. Nghiên cứu các chủng vi khuẩn phân lập từ các bệnh nhân
xơ nang (cystic brosis), bệnh di truyền khởi phát ở trẻ em và đợc biết dới tên
gọi "sinh chất nhầy", cho thấy có những sự tái tổ hợp gene lớn bên cạnh những
thành phần bảo thủ trong hệ gene Pseudomonas aeruginosa [37].
13
Nguyễn Minh Thắng Luận văn cao học khoá 2007-2009
Các loài thuộc chi Pseudomonas có khả năng sản xuất mạnh các enzyme
thuỷ phân trong đó có các proteinase. Proteinase của Pseudomonase lần đầu tiên
đợc Zant phát hiện vào năm 1957 [13]. So với các vi khuẩn khác thì P.
aeruginosa là một trong những nguồn vi khuẩn giàu proteinase ngoại bào. Theo
Morihara, P. aeruginosa có ít nhất 3 loại proteinase khác nhau: proteinase trung
tính, elastase và proteinase kiềm.
Các proteinase kiềm của P. aeruginosa đã đợc nghiên cứu khá nhiều.
Enzyme này đợc tổng hợp khi nuôi P. aeruginosa trên môi trờng có Ca, Ca


thể thay thế bằng St.
Một protease của P. aeruginosa đợc nghiên cứu khá kĩ là protease IV
(thuộc nhóm serine protease), protease này đợc cho là góp phần rất lớn trong
các nhiễm khuẩn màng sừng, nhiễm khuẩn ở các bệnh nhân xơ nang [20, 54].
Protease IV cũng có khả năng phân hủy nhiều protein quan trọng nh: các kháng
thể, bổ thể, fibrinogen, plasminogen ở các động vật có vú cũng nh các protein ở
côn trùng [12].
Nghiên cứu in vitro, elastase của P. aeruginosa có thể phân cắt dạng
proenzyme của các proteinase kim loại trong chất nền (matrix
metalloproteinase, MMP-2) trong nguyên bào sợi màng sừng để trở thành dạng
hoạt động phân hủy nhiều loại collagen, do đó có thể thấy vai trò của elastase
trong sự phát sinh các nhiễm khuẩn màng sừng, viêm và sự hình thành ung nhọt

[38]. Tuy nhiên các nghiên cứu mới trên động vật cho thấy elastase và cả
proteinase kiềm không thực sự cần thiết cho sự hình thành và duy trì các nhiễm
khuẩn màng sừng [27].
ở Việt Nam nghiên cứu cũng cho thấy dịch nuôi cấy Pseudomonas có ít
nhất 5 protein (polypeptide) có hoạt tính phân giải protein ở pH kiềm, trong đó
có 4 băng PA bị ức chế bởi các chất ức chế proteinase serine nh PMSF, McoTI
(chất ức chế trypsin từ hạt gấc), TI đậu tơng [5].
1.2.2.3 Các chất ức chế proteinase
14
Nguyễn Minh Thắng Luận văn cao học khoá 2007-2009
Các chất ức chế enzyme là các chất làm giảm tốc độ phản ứng do enzyme
xúc tác. Các chất này có thể tác dụng theo nhiều cách khác nhau, đặc hiệu hay
không đặc hiệu, có thể kìm hãm thuận nghịch hay không thuận nghịch. Các
chất kìm hãm có bản chất rất khác nhau, tuy nhiên có thể phân thành hai loại là
các chất kìm hãm có bản chất là protein và các chất phân tử nhỏ tự nhiên hay
nhân tạo.
Các chất kìm hãm có bản chất protein (PPI) đã đợc nghiên cứu từ rất
lâu, nghiên cứu về PPI xuất hiện đồng thời với các nghiên cứu về proteinase.
Hiện nay đã xác định đợc hàng nghìn PPI và đợc nghiên cứu rộng rãi trên toàn
thế giới. Theo định nghĩa, PPI là những protein có tác dụng làm giảm thuận
nghịch hoạt độ của các proteinase [1].
Theo cơ sở dữ liệu MEROPS, hiện nay có hơn 1.600 PPI thuộc 67 họ
trong 34 phân nhánh [50].
Các PPI rất phổ biến trong tự nhiên, chúng phân bố rất rộng trong hạt
thực vật, sự có mặt của chúng trong hạt là các tác nhân chống tiêu hoá đối với
nhiều loại động vật đặc biệt là đối với côn trùng (ức chế các proteinase ở ruột
giữa). Rất nhiều loài vi khuẩn cũng tạo ra các chất ức chế proteinase giúp chúng
tồn tại trong ống tiêu hoá ví dụ nh ecotin của E. coli có thể ức chế một vài loại
proteinase tuyến tuỵ.
Các PPI có ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong nông nghiệp,

đã có nhiều nghiên cứu chuyển gene mã hoá PPI vào thực vật nhằm nâng cao
sức đề kháng của cây trồng với các loài côn trùng và sâu hại. PPI cũng góp phần
vào khả năng chống nấm và virus. ở Việt Nam, công trình nghiên cứu của GS.
TSKH. Phạm Thị Trân Châu và tập thể đã cho ra đời chế phẩm thuốc trừ sâu
sinh học Momorsetatin từ hạt gấc (đề tài cấp nhà nớc KHCN-02-08B).
Một ứng dụng quan trọng và có nhiều triển vọng của PPI là trong lĩnh
vực y học. Hoạt tính protease không bình thờng có liên quan tới rất nhiều bệnh
hiểm nghèo nh tim mạch, ung th, AIDS, do đó PPI là một hớng nghiên cứu mới
có nhiều triển vọng.
15
Nguyễn Minh Thắng Luận văn cao học khoá 2007-2009
Các chất ức chế protease phân tử nhỏ là hợp chất hoá học nhân tạo
hoặc có trong tự nhiên. Các chất này cũng đợc chia thành hai loại là các chất
kìm hãm thuận nghịch và chất kìm hãm không thuận nghịch.
Các chất kìm hãm không thuận nghịch thờng đợc sử dụng để nghiên cứu
trung tâm hoạt động của enzyme, ví dụ nh sử dụng DFP (di-isopropyl
phosphofluoridate) và TPCK (tosyl-L-phenylalanine chloromethyl ketone) đã
xác định đợc Ser-195 và His-57 của chymotrypsin [2].
Các hợp chất polyphenol nói chung cũng có các tơng tác với protein, đặc
biệt là các enzyme, trong đó có các proteinase, chúng có khả năng ức chế các
enzyme theo nhiều cách khác nhau.
1.3 Tơng tác của flavonoid với các protein enzyme [11]
Ngoài vai trò sinh hóa ở thực vật, tơng tác của thực vật với côn trùng,
flavonoid đã đợc nghiên cứu trong suốt các thập kỷ qua vì chúng có thể có các
tác động tới sức khỏe của con ngời qua bữa ăn. Flavonoid, đặc biệt là các
flavanol, flavonol, anthocyanin, những chất dồi dào trong bữa ăn rất có giá trị
sinh học, và là một cơ chế chống ung th, các bệnh tim mạch, thoái hóa thần
kinh mà cha hoàn toàn đợc hiểu rõ. Tuy nhiên tất cả các cơ chế đều có liên quan
đến một trong hai đặt tính cơ bản của flavonoid là khả năng khử (tính chống
oxy hóa bởi sự cho điện tử hoặc proton) và khả năng tơng tác với protein. Tơng

tác flavonoid-protein rất quan trọng trong thực vật nh quá trình tổng hợp
flavonoid, cơ chế bảo vệ qua trung gian hóa học là flavonoid, tuy nhiên phần
này chủ yếu đề cập tới tơng tác flavonoid-protein ở động vật và ngời liên quan
đến khả năng chữa trị bệnh. Các nghiên cứu hóa sinh tập trung theo hai hớng là
giá trị dinh dỡng nhằm ngăn ngừa các bệnh lão hóa và khả năng chữa bệnh để
phát triển các loại thuốc mới.
Tơng tác flavonoid-protein có liên quan đến tác dụng sinh học của các
flavonoid, ngoài ra còn có tơng tác xảy ra trớc khi đợc hấp thụ ở ruột. Tuy nhiên
cho đến nay, các nghiên cứu sự vận chuyển của flavonoid tới các mô còn rất sơ
lợc.
16
Nguyễn Minh Thắng Luận văn cao học khoá 2007-2009
1.3.1 Các lực tơng tác phân tử trong phức chất protein-flavonoid
Nhân phenol là cấu trúc cơ bản tơng tác với protein (liên kết không cộng
hóa trị). Các tơng tác này có thể chia thành hai nhóm: tơng tác van der Waals,
tơng tác tĩnh điện.
Thêm vào các liên kết không cộng hóa trị và các liên kết thuận nghịch
còn có các liên kết tạo thành do các phản ứng oxy hóa khử giữa protein và
flavonoid. Các điện tử oxy hóa của flavonoid có thể đợc tạo ra do sự tự oxy hóa
(sự oxy hóa do các dioxygen đợc xúc tác bởi các ion kim loại ở nồng độ rất
thấp, dạng vết), sự hấp thụ (quét dọn) các dạng gốc tự do (hoạt tính chống oxy
hóa) và sự oxy hóa do enzyme. Với khả năng a điện tử và khả năng oxy hóa, các
sản phẩm của sự oxy hóa flavonoid (các gốc aryloxyl, các quinone và các hợp
chất quinonoid) có thể phản ứng với các gốc amino acid có tính ái nhân và có
khả năng oxy hóa, do đó biến đổi protein không thuận nghịch bởi các liên kết
cộng hóa trị hay sự oxy hóa.

Hình 1.3 Sơ đồ tơng tác phân tử của flavonoid với protein
17
Nguyễn Minh Thắng Luận văn cao học khoá 2007-2009

Hinh 1.4 Mạng lới các liên kết hydrogen trong phức chất của (S)-4,7-
dihydroxyflavanone và enzyme chalcone isomerase
1.3.2 Tính đặc hiệu của tơng tác protein-flavonoid
Khả năng tơng tác của flavonoid là do tính chất của nhân phenol, phức
hợp protein-polyphenol đợc tìm thấy rất nhiều, tuy nhiên tính đặc hiệu cần đợc
tập trung nghiên cứu.
Các protein cuộn tự do có nhiều vị trí tơng tác với polyphenol, ví dụ nh
các protein tuyến nớc bọt giàu gốc proline, khả năng tơng tác với các
polyphenol nhỏ (gallate, catechin) khá yếu nhng tăng lên rất nhanh khi số lợng
nhân phenol tăng lên (flavanol-3-O-gallate, oligomeric procyanidin,
polygalloylglucose), do có nhiều tơng tác phân tử dọc theo chuỗi protein có các
gốc kị nớc là proline. Tơng tự nh vậy, các catechin polymer hoá oxy hoá hay
các aldehyde ngng tụ tạo nên ái lực cao hơn với xanthine oxidase. Xu hớng này
phản ánh tính chất của các liên kết hydrogen và các tơng tác van der Waal, đây
là các tơng tác không đặc hiệu dọc theo phân tử protein hay trên bề mặt các
phân tử protein hình cầu.
Ngợc lại, các tơng tác với các protein có hoạt tính (enzyme, receptor) là
các tơng tác đặc hiệu của một số flavonoid (flavone, isoflavone, flavonol dạng
aglycone). Nguồn gốc của các tơng tác đặc hiệu flavonoid-protein là do cấu trúc
18
Nguyễn Minh Thắng Luận văn cao học khoá 2007-2009
tơng tự của chúng với các hợp chất có hoạt tính sinh học nh coenzyme, hormone
dạng steroid hay các chất dẫn truyền thần kinh (neurotransmitter).
1.3.3 ảnh hởng của các flavonoid đối với sự thuỷ phân protein
Sự hình thành các phức chất không hoà tan của tannin với protein và sự
ức chế các enzyme tiêu hoá của tannin đã đợc nghiên cứu từ lâu, tuy nhiên
nghiên cứu về cấu trúc và tính bền vững của phức chất này còn hiếm... Tơng tác
của các flavonoid khác không phải là tannin với các protein trong thực phẩm
cũng rất hiếm. Với các enzyme tiêu hoá, một số flavone hydroxyl hoá và các
flavonol dạng aglycone (ví dụ nh quercetin) có khả năng ức chế trypsin với IC

50
trong khoảng 10 tới 60 àM.
Nghiên cứu mới đây cho thấy một isoflavonoid là 7-hydroxy-3-(4-
hydroxybenzyl)chroman và broussonin A từ cây Tri mẫu (Anemarrhena
asphodeloides) có khả năng ức chế khá tốt protease tơng tự chymotrypsin
(chymotrypsin-like protease) của proteasome [57]. Proteasome là phức hệ
protease đa xúc tác đợc tìm thấy trong các tế bào prokaryote cũng nh trong nhân
và bào tơng của tất cả các sinh vật eukaryote, proteasome cũng có mặt ở cổ
khuẩn, là hệ thống phân hủy protein của con đờng ubiquitine hóa phụ thuộc vào
ATP (ATP-dependent ubiquitine conjugate pathway). Proteasome tham gia vào
việc phân hủy các protein nội bào cuộn gập sai, các protein không còn cần thiết,
có đời sống ngắn ví dụ nh các cyclin điều hòa chu trình tế bào. Các rối loạn của
proteasome có thể dẫn tới nhiều bệnh tật, sự suy yếu hệ thống hệ thống
proteasome xuất hiện ở các bệnh nhân Huntington, Alzheimer...[58].
Các chất ức chế proteasome đợc sử dụng trong điều trị nhiều loại ung th
đa u (multiple myeloma cancer), ung th bạch cầu Bortezomib là một chất ức
chế proteasome tìm ra năm 1995 và đợc chứng nhận bởi Cơ quan kiểm soát
thực phẩm và dợc phẩm Hoa Kỳ (FDA) trong chữa trị đa u tuỷ (multiple
myeloma) vào năm 2003 và điều trị một loại ung th bạch cầu (mantle cell
lymphoma) vào năm 2006 [71]. Tuy nhiên cũng có nhiều tác dụng phụ nguy
hiểm đã đợc ghi nhận [16, 48]. Vì vậy các hợp chất flavonoid có khả năng ức
19

×