Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Kinh nghiệm cho tre ra măng nghịch mùa pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.87 KB, 2 trang )

Kinh nghiệm cho tre ra măng
nghịch mùa

Ở Nam bộ, măng tre càng ngày càng có giá, nhất là vào mùa khô,
trong khoảng từ tháng 1 đến tháng 6, vì đây là thời gian mýa rất ít,
hoặc không mýa nên các loài thuộc họ tre nứa đều không đẻ măng.
Giá măng tre Mạnh Tông, giống trồng phổ biến ở Nam Bộ, vào mùa
mýa chỉ 4.000 đ/kg, thậm chí lúc cao điểm chỉ còn 2000 đ/kg, trong
lúc đó giá măng mùa khô phổ biến 8.000 đ/kg. Để tăng hiệu quả
kinh tế, anh Quốc Trung Trực, ngụ tại ấp Vịnh, xã An Cõ, Châu
Thành (Tây Ninh) đã mày mò cho tre đẻ măng vào mùa khô nên bán
rất dễ với giá cao.
Năm 2001, anh Trực được TTKN Tây Ninh cấp 50 bầu giống Điền
Trúc, đồng thời anh mua thêm giống tre Mạnh Tông, Lục Trúc về
trồng trên diện tích 1 ha. Nhận thấy Điền Trúc là giống có khả năng
nhất nên đến năm 2002 anh chiết được 80 bầu và đến năm 2003 thì
anh nhân lên thêm 450 bầu, mở rộng thêm một ha trồng toàn Điền
Trúc. Theo anh thì việc chiết tre rất dễ. Tre có thể chiết quanh năm
và thuận tiện nhất là vào mùa mưa vì không cần tưới, hiệu suất ra rễ
cao hơn. Quy trình chiết tre của anh như sau: Chọn cây bánh tẻ, cắt
bớt cành lá cho phong quang, nếu thấy cây sung sức quá có thể cắt
bớt ngọn. Chọn các cành bánh tẻ, cắt đầu cành ở vào khoảng giữa
của lóng thứ 3 tính từ thân ra. Bóc và cạo sạch lá măng, cắt các cành
nhỏ ở gốc cành. Lấy đục tròn (có thể dùng dao) đục nghiêng vào
thân cách phía trên mắt 2 cm, sâu 0,5 cm, rồi đục xuống cho tét vừa
qua khỏi mắt.
Lấy bàn chải đánh răng nhúng vào dung dịch kích thích ra rễ đã pha
sẵn chà, trét vào "củ tỏi" (phần gốc cành, có chấm rễ nâu). Pha trộn
dung dịch kích thích rễ như sau: Dùng các chất kích thích ra rễ cực
mạnh + Root Bimix + Atonik + chất bám dính (theo liều lượng
khuyến cáo). Lấy đất bầu (gồm đất + xơ dừa), đã trộn với chất kích


thích ra rễ (dùng bằng một nửa liều lượng trên, không dùng chất bám
dính), bó bằng nylon nhưng cho hở 2 đầu. Khoảng 20-25 ngày sau sẽ
thấy rễ trắng mọc ra rất nhiều, cắt xuống ươm vào bầu đất, dưỡng
trong râm mát một tháng trước khi trồng.
Muốn cho tre đẻ măng trong mùa khô thì để vườn khô tự nhiên trong
khoảng một tháng thì tưới. Trước đó đã bón phân hữu cơ trộn với 1
kg N+P+K (công thức 2 kg urê + 1 kg lân + 1 kg kali)/ 1 gốc, tủ
nhiều bổi lên gốc, càng dày càng tốt. Phải tưới tràn thật đẫm + tưới
vòi bổ sung cho ướt hết bổi. Cứ 10 ngày tưới 1 lần, sau ba lần tưới
thì măng bắt đầu mọc và khai thác dần.
Chú ý:
Muốn có măng vào mùa khô thì vụ chính (vụ măng trước đó vào
mùa mưa) không được khai thác kiệt làm yếu cây. Phải để lại những
cây măng chính mọc thẳng từ dưới đất sâu, mỗi bụi nên định hình để
5-6 gốc tre mẹ. Năng suất măng mùa khô tức nhiên không bằng mùa
mưa, nhưng bù lại bán được giá cao nên thu nhập cao hơn mùa mưa.
Mùa khô vừa qua, anh đã bán được 44 triệu tiền măng với giá 8.000
đ/kg nhưng không đủ cung cấp.

×