Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Báo cáo khoa học: "MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC DẠY BÀI KHOÁ TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH CHO SINH VIÊN KHOA CƠ KHÍ TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI" ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.92 KB, 6 trang )


MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC DẠY BÀI KHOÁ
TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH CHO SINH VIÊN
KHOA CƠ KHÍ TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI


ThS. BẠCH THỊ THANH
Bộ môn Anh văn
Khoa Khoa học Cơ bản
Trường Đại học Giao thông Vận tải


Tóm tắt: Trong giáo trình tiếng Anh chuyên ngành cơ khí đang được giảng dạy tại
trường đại học GTVT các bài đọc luôn có một vị trí quan trọng. Giáo viên luôn phải tìm tòi cả
về phương pháp và kiến thức chuyên môn để khai thác những bài khoá đó và giúp sinh viên
học đạt hiệu quả cao nhất. Trong bài báo tôi sẽ đề cập một số kinh nghiệm của bản thân về
việc dạy các bài khoá trong giáo trình này.
Summary: In the book “English for Mechanical Engineering”, reading texts are often in
order to teach them well, teachers have to seek the most effective method and possess a good
understanding of the texts. I will introduce some of my experiences in teaching them.


CT 2
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thời kỳ hội nhập, nhu cầu học tiếng Anh mà đặc biệt là tiếng Anh chuyên ngành
đang trở nên ngày càng lớn đối với sinh viên các trường đại học. Để đáp ứng nhu cầu đó, từ
nhiều năm nay Bộ môn Anh văn trường Đại học Giao thông đã biên soạn giáo trình tiếng Anh
chuyên ngành và đưa vào giảng dạy tại các khoa, trong đó có khoa Cơ khí. Tôi được Bộ môn
phân công vào nhóm giảng dạy giáo trình chuyên ngành Cơ khí ngay từ đầu và tính đến nay đã
được 7 năm. Trong những năm này nhóm chúng tôi đã biên soạn cuốn giáo trình “English for
Mechanical Engineering” và tìm tòi cách giảng dạy sao cho phù hợp với nhu cầu và trình độ của


sinh viên. Qua bài báo này tôi muốn chia sẻ những gì mình đúc kết được trong quá trình giảng
dạy các bài khoá của giáo trình.
II. NỘI DUNG
Các bài khoá trong giáo trình, thời lượng học tiếng Anh và đặc điểm sinh viên khoa Cơ
khí
- Giáo trình “English for Mechanical Engineering” bao gồm 10 bài khoá với các chủ đề
khác nhau, trong đó có 8 bài học chính và 2 bài đọc thêm.



+ Bài 1: Engineering – What’s it all about? (Các ngành kỹ thuật)
+ Bài 2: Energy, Heat and Work (Năng lượng, Nhiệt và Công)
+ Bài 3: Engineering Materials (Các vật liệu kỹ thuật)
+ Bài 4: Metals (Các kim loại)
+ Bài 5: Mechanisms (Cơ cấu)
+ Bài 6: Forces in Engineering (Lực trong kỹ thuật)
+ Bài 7: Central Heating (Hệ thống sưởi trung tâm)
+ Bài 8: Design and Function (Thiết kế và Chức năng)
Hai bài đọc thêm:
+ Bài 1: Pumps (Máy bơm)
+ Bài 2: Diesel Engines ( Động cơ điêzen)
- Sinh viên học 8 bài chính trong 60 tiết, như vậy mỗi bài giáo viên có thể dạy trong 7 tiết,
trong đó sẽ có khoảng 5 tiết hoặc hơn dành cho bài đọc vì các phần bài tập luyện khác trong
giáo trình này không nhiều lắm. Như vậy thời gian để dạy các bài đọc là tương đối nhiều.
- Qua nhiều năm giảng dạy cho thấy khả năng học ngoại ngữ của sinh viên khoa Cơ khí
bao giờ cũng có phần kém hơn các khoa khác. Mặc dù đã học hai học phần tiếng Anh cơ bản
nhưng khi chuyển sang học tiếng Anh chuyên ngành nhiều em vẫn bị hổng kiến thức nền và
mắc những lỗi rất nghiêm trọng. Giai đoạn này các em cũng chưa được học các môn chuyên
môn.
CT 2

Khi học bài khoá sinh viên thường gặp những trở ngại gì?
- Khi trao đổi, trò chuyện với các giáo viên dạy tiếng Anh chuyên ngành Cơ khí và những
điều bản thân tôi nhận thấy được trong quá trình dạy, tôi thấy sinh viên thường gặp những trở
ngại sau khi học bài khoá:
+ Các em bị ngay một cảm giác “choáng” khi gặp một loạt các từ mới ngay từ bài đầu. Số
lượng từ nhiều và thuộc một lĩnh vực rất khác so với những gì các em học ở tiếng Anh cơ bản.
Sang bài thứ hai lượng từ còn nhiều hơn và lạ hơn. Qua trò chuyện với sinh viên thì thấy hầu hết
các em đều lo lắng về số lượng từ vựng trong bài khoá.
+ Một điều còn tồi tệ hơn là sau khi đã tra được hết nghĩa của từ mới rồi nhưng sinh viên
vẫn không thể hiểu nổi nhiều câu trong bài khoá. Nguyên nhân là do các em không hiểu kết cấu
của câu, không nắm được các mối liên kết văn bản.
Ví dụ : The amount of energy striking the earth from the sun is staggering when considered
as a whole, but per unit surface the quantity is small. This introduces the serious difficulty of
concentrating the heat gathered from a large surface and using it as a source for conversion to
work. (Bài 2)



- Khi được yêu cầu làm rõ các từ in đậm, hầu hết sinh viên đều không thể hiểu đúng các từ
đó đề cập đến cái gì trong đoạn văn.
+ Các em không hiểu cấu tạo các cụm danh từ phức. Trong các bài khoá chuyên ngành cơ
khí có rất nhiều cụm danh từ kiểu này.
Ví dụ: - Progress has been made on the related problem of the use of solar energy directly
as heat. (Bài 2)
- The mechanical filter consists of closely woven metal screens or metal disks (Bài 8)
- The absolute velocity of the fluid leaving the impeller is reduced in the volute, with a
resultant increase in pressure. (Bài 9)
Đây chỉ là một vài ví dụ trong rất nhiều các cụm danh từ ghép xuất hiện trong giáo trình.
Hầu hết sinh viên khi được yêu cầu dịch đều dịch theo thứ tự xuất hiện của từ, tức là dịch từ trái
qua phải hoặc không thể dịch nổi.

+ Thêm vào đó các em lại chưa có kiến thức nền tức là kiến thức chuyên môn khi đọc bài
khoá. Đối với một số bài về máy móc như máy bơm ở bài 9, phin lọc ở bài 8, nắp xi lanh ở bài
10 sinh viên gặp nhiều thuật ngữ chuyên ngành mà họ không thể hiểu được bản chất của chúng,
các em không nắm được nguyên lý hoạt động cũng như cấu tạo của những máy móc này nên
việc đọc hiểu bài khoá lại càng khó khăn hơn.
Ví dụ: “The cylinder head is cast as one piece. It is the upper sealing surface of the
combustion chamber. It may serve one, two, three, four or six cylinders. The valve guides,
which guide the valve stem during the opening and closing of the valve, are pressed into the
cylinder head…” (Bài 10)
CT 2
Khi đọc đoạn này các em chỉ có thể hiểu lơ mơ theo câu chữ tiếng Anh chứ không hiểu
được bản chất của nắp xi lanh.
Trong cuốn “Kỹ thuật dạy tiếng Anh “ (2004) tác giả Nguyễn Quốc Hùng đã đề cập đến
các yếu tố liên quan đến hiệu quả của quá trình đọc hiểu theo lý thuyết của Grabe (1991) như
sau:
· Kỹ năng nhận diện tự động (Automatic recognition skill). Người đọc phải có năng lực
nhận diện từ và dạng ngữ pháp một cách tự động.
· Kiến thức từ vựng và cấu trúc câu (Vocabulary and structural knowledge). Người đọc
phải có một khối lượng từ vựng thụ động (receptive vocabulary) tương đối lớn và hiểu biết sâu
về cú pháp và tu từ.
· Nội dung bài đọc và kiến thức nền (Content and background knowledge). Người đọc phải
có kiến thức liên quan đến nội dung đọc (text-related knowledge). Quá trình đọc hiểu đòi hỏi
người đọc phải sử dụng những kiến thức này thì mới hiểu được nội dung bài đọc.
· Kỹ năng tổng hợp và đánh giá (Synthesis and evaluation skills)



Đối chiếu với lý thuyết trên thì rõ ràng sinh viên khoa Cơ khí đã thiếu hẳn những yếu tố
cần có để có thể đọc hiểu tốt các bài khoá chuyên ngành.
Một số kinh nghiệm trong giảng dạy các bài khoá tiếng Anh chuyên ngành cơ khí.

Như chúng ta đã biết các quan điểm hiện nay của các nhà giáo dục là lấy người học làm
trung tâm. Trong tài liệu Giáo dục học Đại học (Khoa Sư phạm, Đại học Quốc gia Hà nội,
2003), PGS-TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc và TS Đặng Xuân Hải đã viết về vấn đề này, trong đó các
tác giả nêu rõ quan điểm rằng dạy học phải xuất phát từ người học, phải dựa trên đặc điểm, điều
kiện trình độ của họ. Với đặc điểm của sinh viên khoa cơ khí như đã phân tích ở trên thì phương
pháp dạy các bài đọc tiếng Anh chuyên ngành mà tôi thường áp dụng cũng có khác so với việc
dạy các bài đọc hiểu thông thường.
+ Có thể nói từ vựng là yếu tố quyết định nhất để hiểu một bài đọc. Khi dạy bài đọc trong
giáo trình này bao giờ tôi cũng cho các em tập đọc phần từ vựng ở cuối sách để biết nghĩa của
các từ mới, hướng dẫn lại cách nhận biết và đọc ký hiệu phiên âm. Mặc dù đã được học ký hiệu
phiên âm ở những học phần đầu nhưng trong thực tế hầu như các em không nắm được. Khi dạy
lại phần này tôi thấy các em rất thích thú, chịu khó ghi phiên âm để phát âm cho đúng. Điều này
không chỉ giúp các em học từ tốt hơn ở thời điểm hiện tại mà còn giúp các em trong quá trình tự
học sau này. Với bất kỳ một bài khoá nào tôi cũng yêu cầu sinh viên đọc to từng đoạn và sửa
phát âm. Theo tôi, khi biết cách đọc các em sẽ nhớ từ tốt hơn. Jeremy Harmer và John Haycraft
cũng viết về vấn đề này trong các cuốn sách của mình. Các ông đều cho rằng khi dạy từ vựng
giáo viên phải dạy phát âm của từ. ([2], trang157 ; [3], trang 47).
CT 2
+ Đối với tiếng Anh chuyên ngành thì việc biết phân tích cấu tạo từ, loại từ là rất quan
trọng. Điều này đã được Chris Kennedy và Rod Bolitho nêu rõ trong cuốn “English for Specific
Purposes”: hai khía cạnh đặc biệt quan trọng của từ vựng cần phải lưu ý khi giảng dạy tiếng
Anh chuyên ngành là cấu tạo từ (word formation) và mối quan hệ giữa các từ trong câu (word
relationship) ([4], trang 59). Chính vì vậy mà khi giảng từ vựng trong bài khoá tôi luôn hướng
dẫn sinh viên cách phân tích tiền tố, hậu tố, loại từ giúp các em hiểu bài khoá sâu sắc hơn.
+ Mặc dù sinh viên đã tra từ, sử dụng phần từ vựng ở cuối sách nhưng các em vẫn không
thể hiểu được nhiều câu trong bài khoá. Theo Halliday (1993:14-15) thì khó khăn trong việc đọc
hiểu bài khoá tiếng Anh chuyên ngành lại nằm ở ngữ pháp nhiều hơn là từ vựng, vấn đề phức
tạp của từ vựng chuyên ngành không nằm ở bản thân những từ đó mà nằm ở mối quan hệ phức
tạp của chúng với những từ xung quanh, vì vậy ông khẳng định rằng người học không thể tách
ngữ pháp ra khỏi từ vựng. Không chỉ Halliday mà Tony Dudley-Evanns ([5], trang 251) cũng có

cùng quan điểm này, ông cho rằng các thuật ngữ chuyên ngành không thể học một cách đơn lẻ
mà cần được phân tích kỹ trong văn bản. Xuất phát từ các nhận định trên và thực tế đối tượng
sinh viên khoa cơ khí có kiến thức tiếng Anh nền không được tốt nên khi dạy bài đọc tôi không
thể áp dụng cách dạy đọc hiểu thông thường như phần thảo luận trước khi đọc, đoán từ trong
ngữ cảnh, đọc nhanh lấy thông tin… Ví dụ khi học bài 6 với tiêu đề là Forces in Engineering,



trước bài đọc sinh viên được yêu cầu thảo luận và phân tích mối quan hệ của tiêu đề với các
thuật ngữ như weight (trọng lực), elasticity (lực đàn hồi), buoyancy (lực nổi), gravity (lực hút),
equilibrium (tình trạng cân bằng)…Với trình độ tiếng Anh như hiện nay làm sao các em có thể
làm được điều này. Đoán từ trong ngữ cảnh thì đúng là một sự đánh đố khi mà phần lớn các từ
trong bài đều là từ mới. Như vậy chắc chắn việc dạy các bài khoá này theo kiểu dạy đọc hiểu sẽ
không hiệu quả. Chính vì vậy, tôi thường yêu cầu học sinh suy nghĩ và phân tích kỹ các cụm
danh từ ghép, các cấu trúc ngữ pháp, phân tích sự kết dính giữa các câu, các đoạn trong toàn bộ
bài khoá rồi sau đó dịch ra tiếng Việt, sau cùng mới trả lời câu hỏi. Nhìn chung, theo quan điểm
của các nhà ngôn ngữ thì dạy đọc không phải là dạy dịch và việc dịch bài khoá là một điều nên
tránh. Nhưng đó là những bài đọc có nội dung và từ vựng về những vấn đề xã hội thông thường.
Còn đối với bài khoá chuyên ngành và đối tượng sinh viên trình độ tiếng Anh có hạn thì việc
dịch bài khoá là việc cần làm để các em hiểu bài hơn. Chris Kennedy và Rod Bolitho cũng
khuyên giáo viên nên dịch các từ tiếng Anh chuyên ngành ra tiếng mẹ đẻ của sinh viên nếu có
thể. ([4], trang 59).
+ Sơ đồ, bảng biểu cũng là yếu tố giúp sinh viên nhớ thông tin của bài khoá tốt hơn vì vậy
khi dạy tôi thường hướng dẫn các em sử dụng chúng. Ví dụ ở bài 1 (có nội dung chính là các
ngành kỹ thuật) chỉ cần nhìn vào sơ đồ, điền thông tin là các em nắm được toàn bộ các ngành kỹ
thuật và các vấn đề liên quan. Ở bài 7 các em có thể hiểu hơn về qui trình hoạt động của hệ
thống sưởi trung tâm khi nhìn vào sơ đồ và nói lại bài khoá. Tất nhiên việc sử dụng cách thức
này còn tuỳ thuộc vào từng bài.
CT 2
+ Một bài khoá tôi thường không dạy gọn trong một buổi mà thường là kéo dài trong 2

buổi (một ít học vào cuối buổi trước, còn lại sẽ được kết thúc vào buổi sau), thậm chí có bài
phải sang buổi thứ 3 mới kết thúc (1 tiết cuối buổi trước, cả buổi thứ 2 và 1 tiết đầu buổi thứ 3).
Đầu buổi hôm sau tôi yêu cầu các em phân tích lại một số cấu trúc, dịch lại hoặc nói lại các
phần đã học ở buổi trước. Tôi làm như vậy với mục đích giúp các em có thể ôn đi ôn lại nhiều
lần bài đọc đó để nhớ cấu trúc, từ vựng và nội dung bài khoá. Theo quan điểm của David Nunan
trong cuốn Language Teaching Methodology, yếu tố rải đều là rất quan trọng ([1], trang 134).
+ Như đã nêu ở trên, kiến thức nền về chuyên ngành cũng là một yếu tố hạn chế việc hiểu
bài khoá của sinh viên. Nguyên nhân là do các em chưa được học chuyên môn trước khi học
tiếng Anh chuyên ngành. Trong thời gian gần đây tôi có tham gia giảng dạy chuyên ngành tin
học, điện tử viễn thông cho sinh viên khoa Công nghệ thông tin trường đại học Phương Đông,
chuyên ngành kinh tế cho sinh viên khoa Tại chức trường đại học Hà nội và thấy rằng sinh viên
của các khoa này không gặp khó khăn về kiến thức chuyên ngành như sinh viên của Đại học
Giao thông Vận tải, thậm chí họ còn có thể giải thích những khái niệm liên quan đến chuyên
ngành của họ. Nhiệm vụ của giáo viên chỉ là giảng về kiến thức ngôn ngữ và luyện kỹ năng. Khi
hỏi các em về chương trình học thì được biết các em đã được học rất nhiều về kiến thức chuyên
môn trước khi học tiếng Anh chuyên ngành. Bộ môn Anh văn đã đề nghị khoa Cơ khí xem xét
sắp xếp lại cho môn Anh văn chuyên ngành lui lại sau, tuy nhiên việc này vẫn chưa thể thực



hiện ngay được. Trong điều kiện như vậy giáo viên trong nhóm dạy tiếng Anh chuyên ngành cơ
khí đã phải tự tìm tòi học hỏi các kiến thức chuyên môn qua việc đọc sách và chủ yếu là qua sự
giúp đỡ của các thầy dạy khoa Cơ khí. Theo Hutchinson, giáo viên tiếng Anh chuyên ngành
không nên trở thành một giáo viên dạy chuyên môn mà nên trở thành một học sinh thích thú
chuyên môn đó ([7], trang163). Nhiều giáo viên có thể ngại khi phải dạy một chuyên ngành mới
do phải mất nhiều thời gian chuẩn bị bài, phải mày mò một kiến thức mới. Tuy nhiên, bản thân
tôi lại rất thích được tiếp cận với những gì mới mẻ. Trước khi giảng các bài khoá chuyên ngành
tôi đã trực tiếp gặp các thầy trong khoa Cơ khí như thầy Vân, thầy Nghị, thầy Hùng, đây là các
thầy cũng rất giỏi tiếng Anh, và các thầy đã giải thích cho tôi một số điều liên quan đến máy
bơm, hệ thống sưởi, sự khác nhau của một số loại xử lý nhiệt. Điều này đã giúp tôi tự tin hơn

khi giảng những bài khoá này cho sinh viên.
III. KẾT LUẬN
Tiếng Anh chuyên ngành đang trở thành xu hướng tất yếu trong chương trình giảng dạy
của hầu hết các trường đại học nhằm cung cấp cho sinh viên, đặc biệt là sinh viên khối kỹ thuật,
một công cụ quan trọng giúp họ tiếp cận với thông tin cập nhật về khoa học kỹ thuật trong sách
báo, trên Internet… Cùng hoà vào xu thế đó, tiếng Anh chuyên ngành cơ khí đã được đưa vào
giảng dạy tại trường Đại học Giao thông Vận tải nhiều năm nay. Trong thời gian này các giáo
viên trong nhóm dạy tiếng Anh chuyên ngành cơ khí đã liên tục tìm tòi phương pháp giảng dạy
để có được một cách dạy của riêng mình sao cho phù hợp nhất với đối tượng sinh viên mà họ
trực tiếp giảng dạy. Trong phạm vi bài báo này tôi đã trình bày một số kinh nghiệm, cách thức
mà bản thân tôi đã áp dụng và thấy có hiệu quả khi dạy các bài khoá chuyên ngành. Hy vọng
rằng những kinh nghiệm này sẽ nhận được sự chia sẻ và đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp.
CT 2

Tài liệu tham khảo
[1]. David Nunan. Language Teaching Methodology. Prentice Hall International (UK) Ltd, 1991.
[2]. Jeremy Harmer. The Practice of English Language Teaching. Longman Group UK Ltd,1991.
[3]. John Haycraft. An introduction to English Language Teaching. Longman Group Ltd, 1978.
[4]. Chris Kennedy and Rod Bolitho. English for Specific Purposes.
[5]. Dudley-Evanns. T. Development in English for Specific Purposes.(An International Journal)
Cambridge University Press.
[6]. Robinson. P. ESP TODAY: A Practitioner’s guide. Prentice Hall International (UK) Ltd, 1991.
[7]. Hutchinson, T & Waters. A. English for Technical Communication. Longman Group, (UK) Limited,
1984.
[8] Tuyển tập các bài báo khoa học - Hội nghị khoa học lần thứ 20 năm 2006 - Trường Đại học Bách
khoa , Hà nội.♦


×