Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC DẠY BỒI DƯỠNG HỌC VIÊN GIỎI MÔN NGỮ VĂN LỚP 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 28 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Trung tâm GDTX TP Biên Hòa
Mã số:
(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
T SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC DẠY BỒI DƯỠNG HỌC
VIÊN GIỎI MÔN NGỮ VĂN LỚP 12
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuân
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục 
- Phương pháp dạy học bộ môn: Ngữ văn 
- Lĩnh vực khác: 

Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN
 Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác
Năm học: 2013 - 2014
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Trung tâm GDTX TP Biên Hòa
Mã số:
(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC DẠY BỒI DƯỠNG
HỌC VIÊN GIỎI MÔN NGỮ VĂN LỚP 12
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuân
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục 
- Phương pháp dạy học bộ môn: Ngữ văn 
- Lĩnh vực khác: 

Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN
 Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác


Năm học: 2013 - 2014
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Nguyễn Thị Xuân
2. Ngày tháng năm sinh: 20/12/1987
3. Nam, nữ: Nữ
4. Địa chỉ: 20B2, tổ 12, khu phố 2, Tân Hiệp, Biên Hòa, Đồng Nai
5. Điện thoại: 0613 822 538 (CQ)/(NR); ĐTDĐ: 0985 243 866
6. Fax: E-mail:
7. Chức vụ: Giáo viên
8. Đơn vị công tác: Trung tâm GDTX TP Biên Hòa
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân
- Năm nhận bằng: 2009
- Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm Ngữ văn
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Dạy học môn Ngữ văn
- Số năm có kinh nghiệm: 4
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
2
BM02-LLKHSKKN
MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC DẠY BỒI DƯỠNG
HỌC VIÊN GIỎI MÔN NGỮ VĂN LỚP 12
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Là người giáo viên, ai cũng mong muốn học viên của mình đạt được thành
tích học tập cao nhất, đặc biệt sẽ được vinh danh trong các kỳ thi học viên giỏi cấp
huyện, cấp tỉnh. Thành tích đáng tự hào đó phần nào đánh giá được năng lực dạy
học, nhiệt tâm của người giáo viên trong công việc; sự rèn luyện, nổ lực vươn lên
của các em trong học tập. Quan trọng hơn, từ bước đệm này người giáo viên nhận
thấy niềm vui, vai trò thiêng liêng của mình trong quá trình dạy học để từ đó trau

dồi, đầu tư hơn về chuyên môn; học viên sẽ có động lực, tự tin hơn trong những kỳ
thi quan trọng phía trước. Vì vậy với những người tâm huyết với nghề nghiệp, họ
luôn dồn hết sức lực và trí tuệ của mình để đạt được kết quả cao nhất.
Thực tế dạy học cho thấy, muốn đạt được kết quả cao trong công tác bồi
dưỡng học viên giỏi ở các bộ môn đã khó, học viên giỏi môn Ngữ văn lại càng khó
hơn. Bởi, số lượng học viên yêu thích, đam mê và có tố chất đối với môn Ngữ văn
không nhiều. Các em ngại học văn do phải đọc nhiều, viết nhiều, tốn nhiều thời
gian mà điểm thì không cao so với nhiều môn học khác (ít điểm 8, 9 đặc biệt là
10). Mặt khác Ngữ văn cũng không phải là môn học thời thượng để các em có thể
chọn ngành nghề sau này. Trong quá trình dạy học, giáo viên còn quá cứng nhắc,
rập khuôn (yêu cầu học viên học đúng theo từng câu văn mình cho chép), hạn chế
sự sáng tạo của các em. Không giống như các trường trung học phổ thông ngay từ
lớp 10 đã có những “hạt nhân” được lựa chọn trong kỳ thi học viên giỏi cấp tỉnh từ
đó giáo viên có thể nuôi dưỡng, phát hiện thêm ở những năm học tiếp theo. Hệ
giáo dục thường xuyên chỉ tổ chức kỳ thi học viên giỏi cho học viên lớp 12, thời
lượng ôn thông thường là 60 tiết, nguồn học viên thay đổi theo từng năm. Vì vậy
để đạt kết quả cao trong công tác bồi dưỡng rất cần những kinh nghiệm qua thực tế
giảng dạy được đúc kết.
Vì những lý do quan trọng trên tôi muốn cùng các đồng nghiệp trao đổi
“Một số kinh nghiệm trong việc dạy bồi dưỡng học viên giỏi môn Ngữ văn lớp
3
12” để có thể cùng nhau đạt được kết quả cao nhất trong công tác bồi dưỡng học
viên giỏi.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận
Học viên giỏi là những học viên đang học chương trình văn hóa phổ thông
thuộc hệ bổ túc văn hóa tại các Trung tâm giáo dục thường xuyên trong cả nước,
có năng lực vượt trội. Học viên giỏi môn Ngữ văn là những học viên có năng lực
cảm thụ tác phẩm văn chương; có tình yêu và biết rung động trước cái Chân,
Thiện, Mĩ; trí tưởng tượng phong phú, tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, cảm xúc dạt dào;

khả năng hành văn vừa đảm bảo logic vừa giàu cảm xúc.
Bồi dưỡng học viên giỏi môn Ngữ văn là cách thức tổ chức dạy học, khả
năng vận dụng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên dạy Ngữ văn để
trang bị cho học viên kiến thức về văn học, rèn luyện kĩ năng cảm thụ, kỹ năng
viết văn, phát triển trí tuệ, kích thích niềm say mê và hứng thú học tập cho học
viên.
Bồi dưỡng học viên giỏi nói chung và học viên giỏi Ngữ văn nói riêng như
đề cập ở trên có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Vì vậy việc nghiên cứu, đề xuất các
biện pháp phát hiện, bồi dưỡng học viên giỏi ở các bậc học phổ thông là vấn đề đã
được nhiều thầy cô giáo quan tâm thực hiện từ rất lâu. Đã có không ít đề tài nghiên
cứu khoa học, sáng kiến kinh nghiệm của các thầy cô giáo, các nhà khoa học thuộc
lĩnh vực giáo dục nghiên cứu về vấn đề này. Ví dụ:
- Đề tài: “Bồi dưỡng năng lực thẩm văn cho học viên giỏi văn khi học truyện
ngắn Nguyễn Tuân” (Phan Hồng Hiệp, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội ).
- Đề tài: “Một số biện pháp bồi dưỡng học viên giỏi môn Tiếng Việt” (Hồ
Đắc Thị Khánh Hồng, Trường tiểu học Hùng Vương, Đông Hà, Quảng Trị).
- Đề tài: “Bồi dưỡng học viên giỏi môn Ngữ Văn ở trường Trung học cơ sở”
(Hồ Thanh Tâm, Trường trung học Triệu Vân, Quảng trị)
4
Các công trình nghiên cứu, bài viết trên đều đã khẳng định tầm quan trọng
của công tác bồi dưỡng học viên giỏi các cấp trong việc thực hiện nhiệm vụ trọng
tâm của nền giáo dục nước nhà. Góp phần bồi dưỡng, đào tạo cho đất nước những
lớp công dân tương lai vừa có đức, vừa có tài, đủ sức gánh vác trọng trách xây
dựng và bảo vệ đất nước trong tương lai. Tuy nhiên, có thể nói ít có một chuyên đề,
một sáng kiến kinh nghiệm hay một bài nghiên cứu nào bàn về vấn đề tìm kiếm các
biện pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng đối tượng học viên giỏi môn Ngữ văn tại
Trung tâm GDTX - một trong những đối tượng là những người lao động cũng có
đóng góp không nhỏ trong sự nghiệp xây dựng quê hương, đất nước mà trực tiếp
nhất là tại các địa phương nơi những học viên này đang sinh sống.

Đề tài này trên cơ sở kế thừa những kiến thức lí luận về công tác bồi dưỡng
học viên giỏi nói chung và học viên giỏi môn Ngữ văn nói riêng, đồng thời đề xuất
một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng của công tác bồi dưỡng học viên
giỏi môn Ngữ văn tại Trung tâm GDTX TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
Để giải quyết những khó khăn, nâng cao chất lượng bồi dưỡng học viên giỏi
Ngữ văn, trong quá trình dạy học tôi đã tiến hành những công việc sau:
2.1. Phát hiện và chọn học viên có khả năng cảm thụ văn học.
Để có nguồn học viên đảm bảo “mang chuông đi đành xứ người”, khâu phát
hiện và chọn lọc học viên có khả năng cảm thụ văn học vô cùng quan trọng. Việc
chọn lọc không thể làm qua loa, chiếu lệ, “bốc” một vài em tham gia đội tuyển, bởi
việc làm này hết sức nguy hại. Ở khâu này giáo viên bồi dưỡng phải phối hợp với
giáo viên dạy ngữ văn ở các lớp chọn ra những học viên ưu tú nhất tham gia đội
tuyển cấp trường. Đây là khâu đầu tiên để chọn ra “những hạt bụi vàng” vì vậy
giáo viên không cần phải quá khắt khe trong việc chọn học viên, không chỉ những
học viên thực sự giỏi mới được học lớp ôn luyện mà đôi khi chỉ cần các em biết
cách làm một bài văn, kiến thức còn sơ sài nhưng biết cách diễn đạt cũng có thể
chọn. Để chọn được đội tuyển như ý tôi thường tiến hành chọn lọc theo tiến trình
sau như sau:
5
- Bước 1: Thông báo về việc thành lập đội tuyển, lợi ích khi các em tham gia
học đội tuyển. Công tác này sẽ giúp các em thấy được tầm quan trọng, lợi ích của
việc tham gia bồi dưỡng học viên giỏi. Tham gia học lớp bồi dưỡng học viên sẽ
được trang bị đầy đủ về kiến thức lẫn kỹ năng, có điều kiện cọ sát nhiều dạng bài,
nhiều kỳ thi tạo tiền đề cho những kỳ thi quan trọng sắp tới. Nếu học tập tốt các em
có thể được vinh danh trong kỳ thi học viên giỏi cấp Tỉnh, đó là niềm tự hào của
tất cả những học viên đang ngồi trên ghế nhà trường. Khi các em nhận thấy lớp bồi
dưỡng hết sức quan trọng sẽ kích thích tinh thần ham học, đam mê muốn chinh
phục của các em.
- Bước 2: Cho các em tự đăng ký tham dự đội tuyển – Có giới hạn. Đây

không phải chọn lọc đại trà, những học viên đăng ký học là những học viên muốn
học, có tinh thần học hỏi nhất, các em sẽ chăm chỉ học hơn bất cứ ai. Chỉ cần có sự
đam mê, tinh thần ham học hỏi dưới sự hướng dẫn của giáo viên các em có thể tạo
nên kỳ tích.
- Bước 3: Chọn thêm những học học viên có khả năng căn cứ vào chất lượng
những bài kiểm tra trên lớp. Trong số những em đăng ký học có nhiều em được
nằm trong tầm ngắm của giáo viên nhưng cũng còn một số học viên kỹ năng khá
tốt nhưng chưa tự tin đăng ký, giáo viên nên chọn thêm các em vào danh sách để
các em tự tin hơn.
- Bước 4: Tổ chức cho học viên đã chọn làm bài kiểm tra khảo sát chất lượng
trước khi tiến hành kế hoạch ôn luyện. Sau khi thành lập được đội tuyển giáo viên
tiến hành khảo sát lại chất lượng qua bài kiểm tra đầu tiên. Đề kiểm tra không khó,
không đánh đố học viên tuy nhiên phải thể hiện được cảm xúc, sự sáng tạo và
chứng kiến của bản thân. Ví dụ.
Câu 1: Anh chị quan niệm như thế nào về “Hạnh phúc” (4 điểm)
Câu 2: Cảm nhận về đoạn thơ sau: (6 điểm)
“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”
6
( Trích Tây Tiến - Quang Dũng)
Qua bài khảo sát giáo viên sẽ nhận ra ưu, khuyết điểm trong bài viết của
từng em, từ đó khắc phục dần trong quá trình học bồi dưỡng.
Theo 4 bước trên, giáo viên sẽ chọn được “đội quân tinh nhuệ nhất”. Tuy
nhiên, quá trình này không dừng lại tại đây, trong quá trình dạy học trên lớp, nếu
phát hiện thêm tài năng mới, giáo viên nên bổ sung thêm vào đội tuyển để thay thế
một số “cát lẫn vàng” trong quá trình sàng lọc.
2.2. Lập kế hoạch bồi dưỡng.
Bồi dưỡng học viên giỏi là quá trình “đãi cát tìm vàng”, yêu cầu sự đầu tư

nghiêm túc của giáo viên. Công tác này là một hành trình đòi hỏi sự bền bỉ, say sưa
của cả thầy và trò trong suốt một chặng đường dài. Chính vì tầm quan trọng như
vậy, giáo viên không thể thực hiện tùy tiện, ngẫu hứng mà cần có kế hoạch cụ thể,
rõ ràng theo từng tiết, từng tuần, từng giai đoạn. Căn cứ vào kế hoạch thời gian bồi
dưỡng của trung tâm. Đối với môn Ngữ văn kế hoạch bồi dưỡng được áp dụng ở
trung tâm là 60 tiết học . Vì vậy, tôi tiến hành lập kế hoạch như sau:
Giai đoạn Tuần Tiết Nội dung Chủ điểm Ghi chú
1
1 1
2
Kỹ năng làm bài
nghị luận xã hộị
Kỹ năng làm bài và
nhận diện đề
3
4
Luyện đề nghị luận
xã hội
Tư tưởng đạo lý
2 5
6
Luyện đề nghị
luận xã hội + Sửa
bài
Tư tưởng đạo lý
7
8
Kỹ năng làm bài
nghị luận văn học
Kỹ năng làm bài (Tây

Tiến – Quang Dũng)
3 9
10
Luyện đề nghị luận
văn học
Kỹ năng làm bài
Việt Bắc
11
12
Luyện đề nghị luận
văn học + Sửa bài
Kỹ năng làm bài
Đất Nước
4 13
14
Luyện đề nghị luận
văn học + Sửa bài
Kỹ năng làm bài
Sóng
15 Luyện đề nghị luận Tổng hợp, so sánh, đối
7
16 văn học + Sửa bài chiếu đoạn thơ, bài thơ
Hình tượng người lính
5 17
18
Luyện đề nghị luận
văn học + Sửa bài
Tổng hợp, so sánh, đối
chiếu đoạn thơ, bài thơ
Tình yêu quê hương,

đất nước
19
20
Kiểm tra trên lớp Nghị luận xã hội
Nghị luận văn học
Sàng lọc
lần 1
2
6 21
22
Luyện đề nghị luận
xã hội
Tư tưởng đạo lý
23
24
Luyện đề nghị luận
xã hội + Sửa bài
Hiện tượng đời sống
7 25
26
Luyện đề nghị luận
văn học + Sửa bài
Kỹ năng làm bài
Tuyên ngôn độc lập
27
28
Luyện đề nghị luận
văn học + Sửa bài
Kỹ năng làm bài
Người lái đò sông Đà

8 29
30
Luyện đề nghị luận
văn học + Sửa bài
Kỹ năng làm bài
Ai đã đặt tên cho dòng
sông
31
32
Luyện đề nghị luận
văn học + Sửa bài
Kỹ năng làm bài
Vợ chồng A Phủ
9 33
34
Luyện đề nghị luận
văn học + Sửa bài
Kỹ năng làm bài
Vợ nhặt
35
36
Luyện đề nghị luận
văn học + Sửa bài
Kỹ năng làm bài
Rừng xà nu
10 37
38
Luyện đề nghị luận
văn học + Sửa bài
Kỹ năng làm bài

Chiếc thuyền ngoài xa
39
40
Kiểm tra trên lớp Nghị luận xã hội
Nghị luận văn học
Sàng lọc
lần 2
11 41
42
Luyện đề nghị luận
xã hội + Sửa bài
Hiện tượng đời sống
43
44
Luyện đề nghị luận
xã hội + Sửa bài
Hiện tượng đời sống
12 45
46
Luyện đề nghị luận
văn học + Sửa bài
Kỹ năng làm bài tổng
hợp, so sánh, đối chiếu
8
3
hai hay nhiều tác phẩm
văn xuôi
47
48
Luyện đề nghị luận

văn học + Sửa bài
Kỹ năng làm bài tổng
hợp, so sánh, đối chiếu
hai hay nhiều tác phẩm
văn xuôi
13 49
50
Luyện đề nghị luận
văn học + Sửa bài
Kỹ năng làm bài
Phân tích tình huống
truyện
51
52
Luyện đề nghị luận
văn học + Sửa bài
Kỹ năng làm bài
Phân tích giá trị hiện
thực, nhân đạo
14 53
54
Luyện đề nghị luận
văn học + Sửa bài
Kỹ năng làm bài
Thành công về nghệ
thuật
55
56
Luyện đề nghị luận
văn học + Sửa bài

Kỹ năng làm bài
Nhận xét, đánh giá về
tác phẩm
15 57
58
Tổng ôn tập Kỹ năng làm bài
59
60
Tổng ôn tập Giải đáp thắc mắc, dặn

Bồi dưỡng học viên giỏi khác với dạy cơ bản trên lớp hay dạy ôn thi tốt
nghiệp, trong quá trình dạy sẽ có nhiều vấn đề nảy sinh yêu cầu thầy và trò cùng
nhau giải quyết để làm sáng tỏ vấn đề. Vì vậy, giáo viên phải linh hoạt trong từng
tiết dạy, từng giai đoạn, điều chỉnh kế hoạch để “bồi” vào những “lỗ hổng” mà các
em còn thiếu.
2.3. Rèn một số kỹ năng đối với học viên giỏi Ngữ văn
2.3.1. Kỹ năng làm bài Nghị luận văn học, bài Nghị luận xã hội
Kỹ năng làm bài Nghị luận văn học, bài Nghị luận xã hội là kỹ năng cơ bản
nhất của mỗi học viên, đối với học viên giỏi, tất cả những kỹ năng khác muốn phát
huy thì cần phải có kỹ năng đầu tiên này. Một số giáo viên khi bắt tay vào bồi
9
dưỡng thường nghĩ rằng, đây là những học viên đã giỏi nên bỏ qua bước cơ bản
cho các em tiếp xúc với những kỹ năng nâng cao hơn vì vậy thường gây ra thực tế
“khủng hoảng” cho cả giáo viên lẫn học viên.
Đã có nhiều công trình đề tài nghiên cứu về kỹ năng làm bài Nghị luận văn
học, bài Nghị luận xã hội cho học viên vì vậy trong khuôn khổ đề tài này tôi không
đi đề cập sâu vào từng bước thực hiện mà chỉ đề cập một số vấn đề cơ bản đã
hướng dẫn học viên ôn luyện hiệu quả.
a. Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ: Để cảm thụ được một câu thơ hay
đoạn thơ học viên phải phát hiện cho được những tín hiệu nghệ thuật làm nổi bật

nội dung.
Ví dụ: Cảm nhận về đoạn thơ sau:
“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
(Trích “Tây Tiến”- Quang Dũng)
Để hiểu được nội dung, cảm nhận được cái hay của đoạn thơ, các em phải
phát hiện được những tín hiệu nghệ thuật từ đó làm nổi bật nội dung như:
- Từ láy tượng hình: Khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút.
- Phép nhân hóa: Súng ngửi trời.
- Phép đối: ngàn thước lên cao/ngàn thước xuống.
- Câu thơ toàn vần bằng: Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Từ những tín hiệu nghệ thuật trên, giáo viên hướng dẫn học viên phân tích
để thấy được sự hiểm trở, hùng vĩ và khắc nghiệt của núi rừng Tây Bắc, từ đó nổi
bật lên ý chí vượt qua gian khổ của người lính Tây Tiến.
b. Nghị luận một tác phẩm văn xuôi: thông thường sẽ phân tích một nhân
vật văn học, tình huống truyện, thành công về nghệ thuật, tư tưởng nhân đạo…
hoặc cũng có thể là một chi tiết đặc sắc trong tác phẩm. Đối với mỗi dạng đề, giáo
viên cần hướng dẫn lại cho học viên nắm được cách làm bài để tránh tình trạng kể
lại tác phẩm, viết lan man không xác định đúng trọng tâm.
10
Ví dụ 1: Khi phân tích tình huống truyện của một tác phẩm, học viên cần
phải đảm bảo những kiến thức cơ bản sau:
- Tình huống truyện là gì?
- Tình huống truyện trong tác phẩm được thể hiện như thế nào?
- Ý nghĩa của tình huống truyện?
Ví dụ 2. Phân tích giá trị nhân đạo, học viên cần phải đảm bảo những kiến
thức cơ bản sau:
- Giá trị nhân đạo là gì?

- Giá trị nhân đạo biểu hiện thông qua tác phẩm?
+ Đề cao, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của con người
+ Đồng cảm sâu sắc với những nổi khổ đau, bất hạnh của con người
+ Trân trọng khát vọng được muốn được sống, được tự do của con người
+ Tố cáo những thế lực tàn bạo đã chà đạp, vùi dập con người
+ Tìm con đường giải thoát khỏi cuộc đời tăm tối cho nhân vật (Tùy thuộc
vào tác phẩm để trình bày biểu hiện này)
- Đánh giá chung về tư tưởng nhân đạo
Đây là những kiến thức hoàn toàn căn bản yêu cầu học viên giỏi ngữ văn
phải nắm chắc, chỉ có thể trên nền tảng kiến thức cơ bản các em mới có thể vận
dụng để giải quyết những dạng đề nâng cao.
c. Nghị luận xã hội: Giống như nghị luận văn học, ở câu hỏi nghị luận xã
hội giáo viên hướng dẫn học viên phân biệt các dạng bài như:
- Nghị luận về một tư tưởng đạo lý.
Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
Thân bài: Đảm bảo các ý:
- Giải thích
- Bình luận và chứng minh
- Thái độ, hành động, rút ra bài học nhận thức cho bản thân.
Kết bài: Nêu ý nghĩa của câu nói.
- Nghị luận về một hiện tượng đời sống
Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
11
Thân bài: Đảm bảo các ý:
- Hiện trạng
- Nguyên nhân
- Hậu quả
- Giải pháp
- Liên hệ, rút ra bài bài nhận thức
Kết bài: Nêu ý nghĩa của hiện tượng trên

Ngoài kỹ năng cơ bản để làm bài, yêu cầu không thể thiếu để làm một bài
nghị luận xã hội hay đó là kỹ năng vận dụng kiến thức thực tế. Để bài làm của các
em mang tính xã hội tôi thường yêu cầu các em tìm hiểu những hiện tượng đang
được cả xã hội quan tâm từ đó áp dụng vào bài làm khi cần thiết.
Ví dụ:
- Tiêu biểu cho ý chí nghị lực, tinh thần vượt khó em Nguyễn Duy Hải quê
ở Đô Lương – Nghệ An nhà rất nghèo nhưng vẫn đậu thủ khoa của trường Đại học
Ngoại thương kì thi tuyển sinh Đại học – Cao đẳng năm 2013.
- Tinh thần dân tộc, nét đẹp văn hóa được thể hiện đậm nét trong lễ viếng
tang Đại Tướng Võ Nguyên Giáp vào những ngày đầu tháng 10 năm 2013.
- Phát ngôn gây sốc của những người mẫu, diễn viên trẻ thể hiện suy nghĩ
lệch lạc trong bộ phận thanh niên hiện nay như: “yêu không có tiền thì cạp đất mà
ăn à” (người mẫu Ngọc Trinh), “Tôi mơ ước có nhiều đại gia, nhiều người giàu
quan tâm đến mình, cho tôi thật nhiều tiền” (Bà Tưng – Lê Thị Huyền Anh).
- Sự suy đồi đạo đức, đánh mất nét đẹp văn hóa của người Việt qua vụ hôi
bia ở Biên Hòa, Đồng Nai trưa ngày 04 tháng 12 năm 2013.
Học viên sẽ không đạt kết quả cao nếu không có khả năng vận dụng tốt. Vận
dụng tốt kiến thức có thể khai thác được sự thông minh, sáng tạo, bộc lộ tố chất
của một học viên giỏi thực sự. Vì thế, kỹ năng vận dụng kiến thức cơ bản cùng với
những hiểu biết xã hội không thể bỏ qua trong qua trình ôn thi học viên giỏi làm
bài nghị luận xã hội.
12
2.3.2. Kỹ năng viết một đoạn văn, một bài văn hay, độc đáo
Ngoài những kỹ năng cơ bản thì kỹ năng viết một đoạn văn, một bài văn
hay, độc đáo là không thể thiếu đối với học viên giỏi Ngữ văn. Để học viên có
được kỹ năng này bản thân học viên phải trải qua quá trình rèn luyện nghiêm túc,
tinh thần ham học hỏi và đặc biệt là những tình cảm chân thật xuất phát từ tình yêu
với những tác phẩm văn học cũng như tình yêu cuộc sống. Để khơi nguồn cho
những cảm xúc ấy tôi thường cho học viên tiếp cận với những đoạn văn, bài văn
hay. Tôi phân tích và chỉ cho các em thấy cái hay của những bài viết đó như: Đoạn

văn trên hay là do đâu? Câu văn hay hình ảnh nào thể hiện điều đó? Biện pháp
nghệ thuật được người viết sử dụng thành công như thế nào? Em học được gì
thông qua bài viết đó?
Ví dụ: Cảm nhận về hai câu thơ “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!/ Nhớ về rừng
núi nhớ chơi vơi” (“Tây Tiến” - Quang Dũng) .
Vì quá gắn bó yêu thương, từng vào sinh ra tử, cùng chia ngọt sẻ bùi, nay
“xa rồi” nên mới có được nỗi “nhớ chơi vơi” ấy. Phải lắng sâu trong cảm xúc “cố
lấy hồn tôi để hiểu hồn người”, người đọc mới hiểu hết cảm xúc của nhà thơ qua
cụm từ “nhớ chơi vơi”. Đó là nỗi nhớ rất lạ, hình như nhẹ tênh mà nặng vô cùng,
để rồi sau đó cứ tuôn chảy ào ạt như một dòng suối trong toàn bài thơ. Nỗi nhớ ấy
chảy dài theo dòng sông Mã, trùng điệp theo hình non dáng núi, theo từng chặng
đường hành quân, vào những đêm văn nghệ và để rồi nhớ đến hụt hẫng trống vắng
trong lòng người. Chúng ta phải hiểu rằng: khi nhà thơ nói “xa rồi” là lúc những
hình ảnh của một quá khứ chưa xa đang ập tới, nhấc bổng nhà thơ khỏi thực tại để
hồn thơ lơ lửng, chơi vơi trong cõi nhớ. Chính qua nỗi nhớ ấy, ta càng hiểu hơn
tấm lòng gắn bó, trân trọng những kỷ niệm đẹp của Quang Dũng. Quả đúng “thơ
là âm nhạc của tâm hồn, nhất là những tâm hồn cao cả, đa cảm” (Vôn-te).
Một số người cho rằng, hai câu thơ mở đầu này ảnh hưởng âm điệu của thơ
cổ điển và tình cảm thì dạt dào như các nhà thơ lãng mạn thời Thơ mới. Ngày trước
trong thơ ca cũng có diễn tả:
“Ra về nhớ bạn chơi vơi”
13
Để biểu thị trạng thái bâng khuâng của người đang tương tư, một nỗi buồn
man mác khó tả, Xuân Diệu – nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới cũng đã
viết:
“Tương tư nâng lòng lên chơi vơi”
Tuy nhiên, ta vẫn nhận thấy cái mới mẻ trong cách thể hiện của Quang
Dũng, ca dao và trong thơ Xuân Diệu diễn tả nỗi nhớ người yêu còn Quang Dũng
diễn tả nỗi nhớ đồng đội, nỗi nhớ về những kỷ niệm trong kháng chiến.
Chưa hết, cái hay của câu thơ còn thể hiện ngay ở vần điệu, nhịp điệu. Nhà

văn Nga Mai-a-kốp-xki rất có lý khi cho rằng: “nhịp điệu là sức mạnh chủ yếu,
năng lượng chủ yếu của câu thơ”. Quả đúng như vậy, ở bài thơ Tây Tiến, từ cảm
thán “ơi” ở hai câu đầu có ý nghĩa đặc biệt, thể hiện sự dồn nén cảm xúc cao độ
đến mức phải bật ra thành lời. Nó cất lên như một tiếng khẽ lay gọi tâm hồn, đồng
thời mở ra vần điệu chung cho cả đoạn thơ tiếp theo.
Khi cho học viên tiếp cận với đoạn văn mẫu trên, tôi đã hướng dẫn cho học
viên nhận thấy đoạn văn trên có 4 điểm hay đáng phải học hỏi:
- Phân tích thành công nỗi “nhớ chơi vơi”, đây là nỗi nhớ lạ và độc đáo: đòi
hỏi người viết phải hiểu được hoàn cảnh ra đời của bài thơ, cảm nhận sâu sắc tình
cảm của tác giả dành cho những kỷ niệm xưa.
- Đối chiếu, so sánh với những câu thơ viết về nỗi “nhớ chơi vơi” để thấy
được cái mới mẻ, sáng tạo của nhà thơ Quang Dũng: thể hiện vốn hiểu biết, kỹ
năng vận dụng thành thạo thao tác lập luận so sánh, liên tưởng qua đó làm nổi bật
nội dung câu thơ.
- Phân tích được cái hay về âm điệu từ đó chi phối toàn bộ bài thơ: từ tín
hiệu nghệ thuật làm nổi bật nội dung, cái tài sự độc đáo của tác giả.
- Vận dụng thành công những nhận xét của Vôn-te, Mai-a-kốp-xki về thơ:
thể hiện vốn hiểu biết, kiến thức về những bài nghiên cứu văn học qua đó áp dụng
vào quá trình làm bài từ đó tạo nên sự độc đáo, chiều sâu của bài viết.
Từ bốn điểm hay nói trên, học viên rút ra được những bài học kinh nghiệm
để có thể viết được một đoạn văn, bài văn hay vừa đảm bảo kiến thức, vừa có cảm
xúc và chiều sâu
14
Để viết được một đoạn văn, một bài văn hay, độc đáo giáo viên cần gợi và
tập cho học viên biết liên tưởng. Nếu có óc liên tưởng học viên sẽ dễ dàng “huy
động” kiến thức để vận dụng vào việc phân tích, chứng minh cho vấn đề cần làm
sáng tỏ.
Ví dụ: Sau khi đã đọc “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài, “Vợ nhặt” của Kim
Lân, học viên sẽ nhận ra ngay điểm giống nhau về số phận, cuộc đời của những
người lao động sau cách mạng tháng 8 năm 1945. Dù cuộc đời chịu nhiều vùi dập,

bất hạnh, khổ đau nhưng họ đã vươn lên, thoát khỏi cuộc sống đói khổ, tủi nhục
vươn tới ánh sáng cách mạng. Đây cũng chính là một trong những khía cạnh nhân
đạo của những tác phẩm sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 (điểm khác biệt của
những tác phẩm trước cách mạng và sau cách mạng). Hoặc vẻ đẹp trữ tình, thơ
mộng của con sông Đà trong tác phẩm tùy bút “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn
Tuân khiến ta liên tưởng đến vẻ đẹp dịu dàng, sâu lắng nhưng cũng vô cùng mãnh
liệt, dữ dội của dòng sông Hương trong bài bút ký “Ai đã đặt tên cho dòng sông”
của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Từ đó cảm nhận được ngòi bút tài hoa, nghệ sĩ, lối
hành văn tài hoa lịch lãm cùng vốn hiểu biết uyên thâm của hai nhà văn. Hay khi
thể hiện nỗi nhớ da diết, mãnh liệt, chiếm lĩnh thời gian, bao trùm cả không gian
Xuân Quỳnh đã viết bằng những vần thơ:
“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức”
Thì Xuân Diệu - ông hoàng của thơ tình trong “Tương tư chiều” cũng đã
từng viết:
“Anh nhớ tiếng. Anh nhớ hình. Anh nhớ ảnh.
Anh nhớ em, anh nhớ lắm! em ơi!
Anh nhớ anh của ngày tháng xa khơi
Nhớ đôi môi đang cười ở phương trời
15
Nhớ đôi mắt đang nhìn anh đăm đắm”.
Cả Xuân Quỳnh và Xuân Diệu đều dành những vần thơ để thể hiện nỗi nhớ
nhưng ta dễ nhận thấy rằng khác với một Xuân Diệu mạnh bạo, trực tiếp thể hiện
nỗi nhớ như điên cuồng của mình. Xuân Quỳnh đã mượn hình tượng con “Sóng”
để thể hiện tình yêu, nỗi nhớ. Bởi đó là nỗi nhớ của một cô gái có trái tim yêu tha
thiết, sóng là em, mà em cũng là sóng, sóng dịu êm nhưng cồn cào mãnh liệt thì

tình yêu của em cũng vậy, rất đổi mãnh liệt nhưng cũng dịu dàng, nữ tính. Đó
chính là nét duyên của người con gái và Xuân Quỳnh là vậy đó!
Tóm lại, sự độc đáo của liên tưởng sẽ giúp nhiều cho ta trong việc khơi gợi
trí nhớ. Vì thế, nếu có óc liên tưởng thì ý của bài viết sẽ phong phú, minh chứng sẽ
xác đáng, diễn đạt sẽ linh hoạt giúp ích rất nhiều cho việc viết văn.
Một bài văn hay, độc đáo là bài văn có những câu văn hay, giàu tính hình
tượng. Để viết được những câu văn này không dễ mà nó được chưng cất, thanh
lọc, mài dũa qua quá trình rèn luyện hàng tháng trời mới có được. Để có được
những câu văn khiến người đọc phải tâm đắc tôi thường hướng dẫn các em so sánh
những cách diễn đạt khác nhau, từ đó rút ra cách diễn đạt hiệu quả nhất.
Ví dụ:
1a: “Tây Tiến” là một bài thơ hay, tiêu biểu cho thơ Quang Dũng.
1b: “Tây Tiến” là một thi phẩm xuất sắc gần như đạt đến độ toàn bích, tiêu
biểu cho hồn thơ Quang Dũng.
2a: Ngay sau Cách mạng tháng tám thắng lợi Pháp đã xâm chiếm lại Việt
Nam, chúng cho rằng trước đây Đông Dương là thuộc địa của Pháp, giờ Nhật đầu
hàng đồng minh phải trao trả Đông Dương lại cho Pháp.
2b: Ngay sau Cách mạng tháng tám thắng lợi, Pháp đã bỏ qua búa rìu của
dư luận quyết tâm xâm chiếm lại Việt Nam. Chúng đã dùng luận điệu bịp bợm,
xảo trá: trước đây Đông Dương là thuộc địa của Pháp, giờ Nhật đầu hàng đồng
minh phải trao trả Đông dương lại cho Pháp.
3a: Tố Hữu là nhà thơ tiêu biểu cho thơ ca cách mạng Việt Nam.
3b: Tố Hữu – Con chim đầu đàn của nền thơ ca cách mạng Việt Nam.
16
Sau khi cho học viên đọc kỹ và so sánh hai cách diễn đạt thì học viên sẽ
nhận ra những câu (b) có cách diễn đạt giàu hình ảnh, gợi cảm và gây ấn tượng
hơn. Vậy nhờ đâu, do cách viết như thế nào mà cách viết thứ hai lại sinh động hơn.
Giáo viên giúp học viên thấy: do sử dụng linh hoạt, nhuần nhuyễn các biện pháp tu
từ; do sử dụng hợp lý các hình ảnh v.v.
Vậy để hướng dẫn học viên có kỹ năng để viết một đoạn văn, một bài văn

hay, độc đáo tôi đã cho học viên tiếp cận với những đoạn văn, bài văn hay; gợi cho
các em biết liên tưởng và cuối cùng là hướng dẫn viết những câu văn, đoạn văn
giàu tính hình tượng. Với những thao tác trên, sau những tháng bồi dưỡng các em
đều tự tin về vốn kiến thức lẫn cách hành văn của mình, từ đó tạo kết quả khả quan
cho bài thi.
2.3.3.Kỹ năng nhận diện đề thi
Kỹ năng này không phải là mới đối với học viên nhưng không phải học viên
nào cũng nhận dạng, phân loại được đề thi. Đối với học viên giỏi lại càng không
thể thiếu kỹ năng này. Vì thế cần thiết phải cung cấp, truyền đạt và rèn luyện cho
các em những kiến thức về dấu hiệu nhận biết về dạng, loại trong đề thi. Nếu nhận
diện đúng đề thi các em sẽ xác định đúng con đường đi của mình, giống như người
đã xác định được kim chỉ nam, khi ấy việc về tới đích là lẽ tất yếu. Thông thường
đề thi học viên giỏi gồm hai phần: nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Cái khó
không phải là việc nhận biết đâu là câu hỏi nghị luận xã hội, đâu là câu hỏi nghị
luận văn học mà phải nhận biết câu hỏi nghị luận xã hội ở dạng nào, câu hỏi nghị
luận văn học ở dạng nào từ đó xác định hướng làm bài. Thấy được khó khăn này
trong quá trình giảng dạy tôi đã cho các em cọ xát với nhiều dạng đề để có thể
phân biệt được trọng tâm ở mỗi dạng câu hỏi.
Ví dụ 1:
Đề 1: Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị thể hiện trong phần đầu
truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài.
Đề 2: Phân tích tư tưởng nhân đạo sâu sắc được nhà văn Tô Hoài gửi gắm
qua truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”.
17
Đề 3: Phân tích những đặc sắc về nghệ thuật thể hiện trong phần đầu truyện
ngắn “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài.
Ba đề bài trên đều là câu hỏi nghị luận văn học, liên quan đến phần đầu
truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài, tuy nhiên cách xử lý và trọng
tâm của mỗi đề lại hoàn toàn khác nhau. Là học viên giỏi các em phải phân biệt
được trọng tâm ở mỗi đề như sau:

Đề 1: Trọng tâm là “sức sống tiềm tàng” của nhân vật Mị (tránh trường hợp
phân tích nhân vật đơn thuần), khi đó bài làm sẽ phải triển khai theo trình tự
- Sức sống tiềm tàng là gì?
- Sức sống tiềm tàng biểu hiện qua tâm trạng, hành động của nhân vật Mị?
+ Hành động định ăn là ngón tự tử
+ Cuộc trỗi dậy lần thứ nhất: Mị trong đêm tình mùa xuân
+ Cuộc trỗi dậy lần thứ hai: Mị cắt dây trói cho A Phủ và cho chính bản thân
mình
- Ý nghĩa sức sống tiềm tàng của nhân vật?
- Thành công về nghệ thuật của nhà văn khi miêu tả Mị ở phương diện sức
sống tiềm tàng?
Đề 2: Trọng tâm là giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm (tránh trường hợp
phân tích tác phẩm), khi đó bài làm sẽ triển khai theo trình tự như phần [ 2.3.1.a.Ví
dụ 2]
Đề 3: Trọng tâm là những đặc sắc về nghệ thuật thể hiện trong tác phẩm
(tránh trường hợp thiên về phân tích nội dung tác phẩm), khi đó bài làm sẽ triển
khai theo trình tự:
+ Tài năng kể chuyện lôi cuốn hấp dẫn
+ Nghệ thuật tả cảnh
+ Nghệ thuật miêu tả chân dung nhân vật
+ Vốn hiểu biết sâu sắc tường tận những nét lạ trong phong tục tập quán
+ Nghệ thuật xây dựng và miêu tả tâm lý nhân vật (nghệ thuật đặc sắc nhất)
Để làm nổi bật được những luận điểm trên học viên phải dựa vào nội dung
tác phẩm để chứng minh.
18
Ví dụ 2:
Đề 1: Hãy nêu suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến sau: Đừng cố gắng trở
thành người nổi tiếng mà trước hết hãy là người có ích.
Khi đọc được câu hỏi này, học viên cần nhận ra ngay đây là dạng đề nghị
luận về một tư tưởng đạo lí (một trong hai dạng bài của kiểu bài nghị luận xã hội).

Từ đó học viên mới biết hướng làm bài như sau:
Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
Thân bài: Đảm bảo các ý:
- Giải thích
- Bình luận và chứng minh
- Thái độ, hành động, rút ra bài học nhận thức cho bản thân.
Kết bài: Nêu ý nghĩa của câu nói.
Kỹ năng nhận diện đề không khó, nhưng cần phải trải qua quá trình rèn
luyện nghiêm túc. Học viên được tiếp xúc với nhiều dạng đề thông qua quá trình
định hướng, sửa bài của giáo viên các em sẽ tự đúc kết cho mình những kinh
nghiệm trong quá trình làm bài.
2.3.4.Kỹ năng phân bố thời gian hợp lý
Đã là học viên giỏi Ngữ văn cảm xúc dạt dào, mãnh liệt khi làm bài là không
thể thiếu tuy nhiên nếu không biết tiết chế cảm xúc của mình phù hợp thì “lợi bất
cập hại” các em sẽ mắc phải lỗi “đầu voi đuôi chuột”. Để khắc phục tình trạng trên
các em cần phải có kỹ năng phân bố thời gian hợp lý. Trong quá trình làm bài các
em phải có trái tim tràn đầy cảm xúc nhưng cũng cần một cái đầu lạnh tỉnh táo để
sắp xếp bài làm theo một chỉnh thể hoàn hảo. Trong quá trình dạy tôi luôn nhắc
nhở các em về kỹ năng này, để đảm bảo phân phối thời gian hợp lý các em cần:
- Phân phối thời gian cho từng câu hỏi dựa vào số điểm của mỗi câu.
- Xác định luận điểm ở mỗi câu, phân chia thời gian hợp lý cho các luận
điểm.
- Chủ động điều chỉnh quỹ thời gian cho phù hợp trong quá trình làm bài.
19
Trong bất cứ bài thi nào, sự hoàn chỉnh đều có nhiều lợi thế. Chỉ cần một số
mẹo nhỏ trên các em sẽ khắc phục được việc “cháy” hay “ướt” bài làm không đáng
xảy ra.
2.4. Hướng dẫn học viên làm bài, sửa bài, rút ra bài học kinh nghiệm
Để nâng cao chất lượng làm bài của học viên giỏi văn ngoài những bài giảng
nắm bắt kiến thức trên lớp, các em học viên cần phải nổ lực và dành khoảng thời

gian nhất định để luyện kỹ năng làm bài. Thực tế dạy học, tôi nhận thấy rằng có
những học viên khá nhạy cảm, khi nêu vấn đề mới các em phát hiện được ngay,
nhưng khi tiến hành viết bài các em lại không thể hiện được ý mình mới phát hiện.
Các em có thể “nói” tốt nhưng “viết” hạn chế, nếu không tích cực cho các em làm
bài giáo viên rất dễ bị “đánh lừa”. Vì vậy, trong quá trình bồi dưỡng cần có những
bài kiểm tra viết trên lớp cũng như về nhà để các em rèn luyện vốn ngôn từ, cách
hành văn cũng như cách triển khai vấn đề.
Khâu sửa bài cũng vô cùng quan trọng, không thể sửa chung chung, mà qua
mỗi bài viết cần sửa cụ thể, rõ ràng để các em dễ nhận ra những khuyết điểm trong
bài làm của mình. Trong quá trình chấm, sửa bài tôi tránh phê những câu như “Bài
làm tạm, bài làm khá tốt hoặc bài chưa được tốt”, mà thường gạch dưới những câu
văn, đoạn văn tùy theo từng lỗi để nhận xét như “Câu văn chưa có sự lên kết ý,
diễn đạt vụng về, sử dụng từ chưa chính xác…” và không quên sửa lại bên cạnh
cho học viên. Mặt khác nếu có những câu, những đoạn học viên viết xuất sắc giáo
viên cũng nên có những câu khen ngợi. Mỗi bài viết đều là sự cố gắng nỗ lực của
các em vì vậy giáo viên phải trân trọng những nỗ lực đó, phải nhìn ra ưu điểm của
bài viết sau so với bài viết trước để động viên, khích lệ các em trong quá trình bồi
dưỡng. Từ khâu sửa bài, giáo viên nên chỉ ra lỗi cơ bản ở mỗi bài viết để các em dễ
dàng rút kinh nghiệm cho những bài viết sau. Quá trình này được thực hiện mỗi
ngày sẽ giúp các em nhanh chóng tiến bộ, giáo viên cũng sẽ đạt được kết quả mà
mình mong muốn.
Những phần kinh nghiệm trình bày ở trên, là những thao tác được tôi áp
dụng trong quá trình dạy bồi dưỡng học viên giỏi Ngữ văn và đã đạt được kết quả
cao.
20
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Khi áp dụng sáng kiến này vào trong quá trình dạy học kết quả thu được rất
khả quan:
- Đối với học viên: có tình yêu văn học, biết cách làm một bài nghị luận,
kỹ năng làm bài tốt.

- Đối với giáo viên: đúc kết được một số kinh nghiệm quý báu, phương
pháp dạy học phù hợp đối với đối tượng là học viên giỏi môn Ngữ văn ở hệ giáo
dục thường xuyên. Từ đó đạt được kết quả cao nhất.
- Đối với phương pháp dạy học: đóng góp vào quá trình thể nghiệm
phương pháp dạy học để tìm ra phương pháp dạy học phù hợp cho môn Ngữ văn.
- Kết quả thực nghiệm: Sau 2 năm học ( 2011-2012; 2012-2013) thực hiện
đề tài, áp dụng cho đối tượng là học viên giỏi môn Ngữ văn của Trung tâm giáo
dục thường xuyên thành phố Biên Hòa, kết quả thu được khả quan hơn rất nhiều so
với trước khi áp dụng và thực hiện đề tài. Cụ thể như sau:
+ Kết quả thi học viên giỏi môn Ngữ văn cấp Tỉnh năm học 2010-2011
(Trước khi chưa tổ chức dạy bồi dưỡng và chưa áp dụng đề tài)
STT Họ và tên Đơn vị Đoạt giải
1 Vũ Nhật Phương Trung tâm GDTX Biên Hòa Giải Ba
Tổng cộng: 01 giải
21
+ Kết quả thi học viên giỏi môn Ngữ văn cấp Tỉnh năm học 2011-2012 (Sau khi tổ
chức dạy bồi dưỡng và áp dụng đề tài)
Tổng cộng: 10 giải (10/27 giải toàn Tỉnh) gồm
01 Giải Nhất
03 Giải Nhì
02 Giải ba
04 Giải Khuyến khích
22
+ Kết quả thi học viên giỏi môn Ngữ văn cấp Tỉnh năm học 2012-2013 (Sau
khi tổ chức dạy bồi dưỡng và áp dụng đề tài)
Tổng cộng: 11 giải (11/28 giải toàn Tỉnh) gồm
01 Giải Nhất
02 Giải Nhì
04 Giải ba
23

04 Giải Khuyến khích
IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng học viên giỏi đã khó, đối với môn
Ngữ văn lại càng khó hơn. Để có được “trái ngọt” cần phải có sự kết hợp hài hòa
giữa thầy và trò. Có thầy giỏi mà trò không muốn cùng đồng hành, hoặc trò giỏi
mà thầy không đủ năng lực chuyên môn và nhiệt huyết thì kết quả sẽ không được
như mong muốn. Có thể nói đây là điều kiện “Cần và Đủ” trong công tác bồi
dưỡng học viên giỏi. Ở cương vị là người giáo viên dạy hệ giáo dục thường xuyên,
tôi nhận thấy đối tượng học viên giỏi là những học viên ở nhiều độ tuổi khác nhau,
những người vừa học, vừa làm, thời gian học tập rất ít ỏi để từ đó thêm hiểu, thông
cảm và trân trọng những cố gắng của các em. Người giáo viên không chỉ cần năng
lực chuyên môn giỏi mà quan trọng cần phải có nhiệt huyết, trách nhiệm, cái
“Tâm” với học trò. Vì khi người thầy giỏi, biết cảm thụ văn chương, biết truyền
ngọn lửa đam mê đến cho người học thì sẽ giúp cho tâm hồn các em được thanh
lọc, được bừng tỉnh, dần dần các em sẽ tìm thấy hứng thú trong các giờ văn, từ đó
mà yêu thích môn văn Muốn vậy, người thầy phải nêu cao vai trò “tự học, sáng
tạo” để tích luỹ kiến thức cần thiết để vừa có kiến thức giảng dạy vừa đáp ứng nhu
cầu của xã hội.
Trên đây là một chút kinh nghiệm tôi đúc kết được trong quá trình dạy học
viên giỏi môn Ngữ văn tại Trung tâm giáo dục thường xuyên thành phố Biên Hòa,
kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô để đề tài hoàn thiện hơn,
tôi xin chân thành cảm ơn!
24
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thi pháp học và vấn đề giảng dạy văn học trong nhà trường - Nguyễn
Thị Dư Khánh - Năm xuất bản 1995.
2. Chuyên đề dạy – Học Ngữ văn 12 - Lê Thị Ba - NXB Giáo dục.
3. Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12, tập 1 - Nhiều tác giả - NXB Giáo dục –
Năm xuất bản 2011.
4. Sách Giáo viên Ngữ văn lớp 12, tập 2 - Nhiều tác giả - NXB Giáo dục –

Năm xuất bản 2011
25

×