Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

De tai thuc tap tai ACB - PGD Phạm Ngũ Lão

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (365.42 KB, 56 trang )

Hoạt động tín dụng đối với DN VVN tại PGD Nguyễn Thái Bình
1.1.Sơ lược về Ngân hàng cổ phần thương mại Á Châu (ACB)
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
 Bối cảnh thành lập:
Pháp lệnh về Ngân hàng nhà nước và Pháp lệnh về ngân hàng thương mại, hợp tác xã
tín dụng và công ty tài chính được ban hành vào tháng 5 năm 1990 đã tạo dựng một
khung pháp lý cho hoạt động ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Trong bối cảnh
đó, Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) đã được thành lập theo Giấy phép
số 0032/NH-GP do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 24/04/1993, Giấy phép
số 553/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993. Ngày
04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động.
 Sự phát triển lớn mạnh của ACB được thể hiện qua một số mốc thời gian đáng
nhớ:
 04/06/1993: ACB chính thức hoạt động.
 27/04/1996: ACB là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt
Nam phát hành thẻ tín dụng quốc tế ACB-Mastercard.
 Năm 1997 – Tiếp cận nghiệp vụ ngân hàng hiện đại: Công tác
chuẩn bị nhằm nhanh chóng đáp ứng các chuẩn mực quốc tế trong hoạt động
ngân hàng đã được bắt đầu tại ACB, dưới hình thức của một chương trình đào
tạo nghiệp vụ ngân hàng toàn diện kéo dài hai năm. Thông qua chương trình đào
tạo này, ACB nắm bắt một cách hệ thống các nguyên tắc vận hành một ngân
hàng hiện đại, các chuẩn mực trong quản lý rủi ro, đặc biệt trong lĩnh vực ngân
hàng bán lẻ, và nghiên cứu điều chỉnh trong điều kiện Việt Nam để áp dụng
trong thực tiễn hoạt động ngân hàng.
 Thành lập Hội đồng ALCO: ACB là ngân hàng đầu tiên của Việt
Nam thành lập Hội đồng Quản lý tài sản Nợ - Có (ALCO). ALCO đã đóng vai
trò quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động an toàn và hiệu quả của ACB.
 Mở siêu thị địa ốc: ACB là ngân hàng tiên phong trong cung cấp các
dịch vụ địa ốc cho khách hàng tại Việt Nam. Hoạt động này đã góp phần giúp thị
trường địa ốc ngày càng minh bạch và được khách hàng ủng hộ. ACB trở thành
ngân hàng cho vay mua nhà mạnh nhất Việt Nam.


GVHD: Ths. Phan Chung Thủy
1
Hoạt động tín dụng đối với DN VVN tại PGD Nguyễn Thái Bình
 Năm 2000 – Tái cấu trúc: Với những bước chuẩn bị từ năm 1997,
đến năm 2000, ACB đã chính thức tiến hành tái cấu trúc (2000-2004) như là một
bộ phận của chiến lược phát triển trong nửa đầu thập niên 2000. Cơ cấu tổ chức
được thay đổi theo định hướng kinh doanh và hỗ trợ. Các khối kinh doanh gồm
có Khối khách hàng cá nhân, Khối khách hàng doanh nghiệp, Khối ngân quỹ.
Các đơn vị hỗ trợ gồm có Khối công nghệ thông tin, Khối giám sát điều hành,
Khối phát triển kinh doanh, Khối quản trị nguồn lực và một số phòng ban. Hoạt
động kinh doanh của Hội sở được chuyển giao cho Sở Giao dịch. Tổng Giám
đốc trực tiếp chỉ đạo Ban Chiến lược, Ban kiểm tra – kiểm soát nội bộ, Ban
Chính sách và quản lý rủi ro tín dụng. Cơ cấu tổ chức mới sau khi tái cấu trúc
nhằm đảm bảo tính chỉ đạo xuyên suốt toàn hệ thống. Sản phẩm được quản lý
theo định hướng khách hàng và được thiết kế phù hợp với từng phân đoạn khách
hàng. Phát triển kinh doanh và quản lý rủi ro được quan tâm đúng mức. Các kênh
phân phối tập trung phân phối sản phẩm dịch vụ cho khách hàng mục tiêu.
 29/06/2000 – Tham gia thị trường vốn: Thành lập ACBS. Với sự ra
đời của công ty chứng khoán, ACB có thêm công cụ đầu tư hiệu quả trên thị
trường vốn tuy mới phát triển nhưng được đánh giá là đầy tiềm năng. Rủi ro của
hoạt động đầu tư được tách khỏi hoạt động ngân hàng thương mại.
 14/11/2003 – Thẻ ghi nợ: ACB là ngân hàng thương mại cổ phần đầu
tiên tại Việt Nam phát hành thẻ ghi nợ quốc tế ACB-Visa Electron.
 10/12/2006 – Công nghệ sản phẩm cao: Đưa sản phẩm quyền chọn
vàng, quyền chọn mua bán ngoại tệ, ACB trở thành một trong các ngân hàng đầu
tiên của Việt Nam được cung cấp các sản phẩm phát sinh cho khách hàng.
 17/06/2007 – Đối tác chiến lược: Ngân hàng Standard Chartered
(SCB) và ACB ký kết thoả thuận hỗ trợ kỹ thuật. Cũng từ thời điểm này, SCB
trở thành cổ đông chiến lược của ACB. Hai bên cam kết dựa trên thế mạnh của
mỗi bên để khai thác thị trường bán lẻ đầy tiềm năng của Việt Nam.

1.1.2. Thành tựu đạt được
 Lợi nhuận trước thuế qua các năm:
Bảng 1.1 Đơn vị: tỷ đồng
GVHD: Ths. Phan Chung Thủy
2
Hoạt động tín dụng đối với DN VVN tại PGD Nguyễn Thái Bình
Năm 2008 2556
Năm 2009 2818
Năm 2010 3105,6
Nguồn: Báo cáo bạch ACB năm 2010, số liệu năm 2010 chưa kiểm toán
Hình 1.1
Sau một thời gian kinh tế thế giới khủng hoảng, mức lãi suất năm 2008 có lúc hơn
22%/1 năm và cho đến năm 2009 thì lãi suất đã được đưa về ở mức phù hợp mà ở
đó KH và ngân hàng có thể gặp nhau và DN VVN đặc biệt là các doanh nghiệp sản
xuất hàng tiêu dùng, doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhận sự hỗ trợ rất lớn từ phía
Chính phủ nên tín dụng trong năm 2009 đã có dấu hiệu tăng trở lại. ACB là một
ngân hàng thương mại cổ phần lớn cho nên có những bước bức phá mãnh mẽ không
chỉ về cho vay tín dụng mà còn về các sản phẩm dịch vụ khác nên lợi nhuận trước
thuế của ACB trong 2 năm là 2009 và 2010 đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Đặc biệt
trong năm 2010, ACB đã có nhiều sản phẩm cũng như chính sách mới để hướng tới
KH là các DN VVN nên doanh thu cũng như lợi nhuận trước thuế của ACB đã tăng
vượt so với dự kiến ban đầu.
 Nhìn nhận và đánh giá của xã hội:
Năm 2002, ACB được Giải thưởng Chất lượng Việt Nam do Hội đồng xét duyệt
Quốc gia xét cấp
Năm 2002, nhận Bằng khen của Thủ tuớng Chính phủ về thành tích nâng cao chất
lượng hoạt động sản xuất, kinh doanh ổn định, và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch
vụ
GVHD: Ths. Phan Chung Thủy
3

Hoạt động tín dụng đối với DN VVN tại PGD Nguyễn Thái Bình
Năm 2006, ACB là ngân hàng thương mại cổ phần duy nhất nhận Bằng khen của
Thủ tướng Chính phủ trong việc đẩy mạnh ứng dụng phát triển công nghệ thông tin,
góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.Cũng trong
năm 2006 này, ACB vinh dự được Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam trao tặng Huân chương lao động hạng III.
 Nhìn nhận và đánh giá các định chế tài chính quốc tế và các cơ quan thông
tấn về tài chính ngân hàng.
Năm 2002, ACB được chọn triển khai Dự án tài trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ
(SMEFP) do Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) tài trợ.
Năm 2003, ACB đoạt được Giải thưởng Chất lượng Châu Á Thái Bình Dương hạng
xuất sắc của Tổ chức Chất lượng Châu Á Thái Bình Dương (APQO). Đây là lần đầu
tiên một tổ chức tài chính của Việt Nam nhận được giải thưởng này.
Năm 2005, ACB được Tạp chí The Banker thuộc tập đoàn Financial Times, Anh
Quốc bình chọn là Ngân hàng tốt nhất Việt .
Năm 2006, ACB được Tổ chức The Asian Banker chọn là Ngân hàng bán lẻ xuất sắc
nhất Việt Nam (Excellence in Retail Financial Services) và được Tạp chí Euromoney
chọn là Ngân hàng tốt nhất Việt Nam (Best Bank in Vietnam).
Năm 2007: ACB vinh dự nhận được giải thưởng ”Doanh nghiệp ASEAN xuất
sắc" trong lĩnh vực đội ngũ lao động. Do Hội đồng Tư vấn Doanh nghiệp
ASEAN (BAC) trao tặng.
Năm 2008: ACB được Tạp chí Euromoney bình chọn là Ngân hàng tốt nhất Việt
Nam 2007 (Best Bank in Vietnam 2007).
Năm 2009: ACB vinh dự được tạp chí Asia Money và tạp chí Finance Asia bình
chọn là Ngân hàng tốt nhấp Việt Nam năm 2009.
Năm 2010: Giải thưởng “Ngân Hàng có dịch vụ thanh toán vượt trội năm 2010” ;
Giải thưởng “Ngân Hàng vững mạnh nhất Việt Nam năm 2010” ; Giải thưởng “Ngân
Hàng tốt nhất Việt Nam năm 2010” do tạp chí Global Finance trao tăng.
1.1.3.Cơ cấu tổ chức:
GVHD: Ths. Phan Chung Thủy

4
Đại hội
đồng cổ
đông
Ban kiểm
soát
Hoạt động tín dụng đối với DN VVN tại PGD Nguyễn Thái Bình
Hình 1.2
1.1.4. Mạng lưới hoạt động:
Gồm 285 chi nhánh và phòng giao dịch tại vùng kinh tế trên toàn quốc.
 Tại TP Hồ Chí Minh: 1 sở giao dịch, 30 chi nhánh và 103 phòng giao dịch.
GVHD: Ths. Phan Chung Thủy
5
Hội đồng
quản trị
Ban giám
đốc
Hội đồng
sáng lập
Kiếm toán
nội bộ
Các hội
đồng
VP hội đồng
quản trị
Ban chiến
lược
Ban chính
sách và quản
lý tín dụng

Ban bảo
đảm chất
lượng
Phòng đầu

Phòng kế
toán
Phòng quan
hệ đối ngoại
Phòng quản
lý rủi ro
Phòng thông
tin quản trị
Khối
KHCN
Khối
KHDN
Khối
vận
hành
Khối
ngân quỹ
Khối phát
triển kinh
doanh
Khối quản
trị nguồn
nhân lực
Sở giao dịch, chi nhánh và các phòng giao dịch
Hoạt động tín dụng đối với DN VVN tại PGD Nguyễn Thái Bình

 Tại khu vực phía Bắc: có 15 chi nhánh và 59 phòng giao dịch
 Tại khu vực miền Trung: 12 chi nhánh và 23 phòng giao dịch
 Tại khu vực miền Tây: 8 chi nhánh, 10 phòng giao dịch
 Tại khu vực miền Đông: 4 chi nhánh và 20 phòng giao dịch
 Trên 1800 đại lý chấp nhận thanh toán thẻ của Trung tâm thẻ ACB đang hoạt
động
 1003 đại lý chi trả của Trung tâm chuyển tiền nhanh ACB
Công ty trực thuộc
• Công ty Chứng khoán ACB (ACBS).
• Công ty Quản lý và khai thác tài sản Ngân hàng Á Châu (ACBA).
• Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Á Châu (ACBL).
• Công ty Quản lý Quỹ ACB (ACBC)
Công ty liên kết
• Công ty Cổ phần Dịch vụ Bảo vệ Ngân hàng Á Châu (ACBD).
• Công ty Cổ phần Địa ốc ACB (ACBR).
Công ty liên doanh
• Công ty Cổ phần Sài Gòn Kim hoàn ACB- SJC (góp vốn thành lập với SJC).
1.1.5. Phương hướng hoạt động năm 2011
Tiếp tục khẳng định vị trí là ngân hàng tốt nhất Việt Nam với chiến lược cạnh tranh
bằng sự khác biệt và sự chuyên nghiệp trong tất cả các quy trình nghiệp vụ của ACB.
Định hướng trong tương lai đối tượng vẫn là khách hàng cá nhân và DN VVN. Cơ sở
hoạt động được xây dựng trên 3 điểm sau đây:
 Tăng trưởng cao bằng cách tạo ra sự khác biệt trên cơ sở hiểu biết nhu cầu khách
hàng và hướng tới khách hàng.
 Xây dựng hệ thống rủi ro đồng bộ, hiệu quả và chuyên nghiệp để đảm bảo cho
việc tăng trưởng bền vững.
 Duy trì trạng thái tài chính ở mức độ an toàn, tối ưu hóa việc sử dụng vốn cổ
đông để xây dựng ACB thành định chế tài chính vững mạnh, có khả năng vượt
qua mọi thử thách trong bối cảnh các ngân hàng nước ngoài đã dần khẳng định
được vị trí tại Việt Nam.

GVHD: Ths. Phan Chung Thủy
6
Hoạt động tín dụng đối với DN VVN tại PGD Nguyễn Thái Bình
1.2. Giới thiệu về PGD Nguyễn Thái Bình
1.2.1. Hình thành và phát triển
PGD Nguyễn Thái Bình được thành lập vào ngày 24/3/2008. Khi mới thành lập, PGD
chỉ có 7 CB – CNV, chủ yếu hoạt động trong khu vực với bán kính 1 – 2 km đối
tượng chính là các công ty và khu dân cư khu vực này. Trải qua 3 năm hình thành và
phát triển, PGD hiện có khoảng 20 CB – CNV . Kể từ khi thành lập đến nay PGD đã
tạo được lòng tin đối với khách hàng và quy mô hoạt động ngày càng mở rộng. Điển
hình là tầm hoạt động của PGD đã vươn xa hơn địa bàn hoạt động truyền thống: công
ty cổ phần nhôm – nhựa Kim Hằng thuộc địa bàn Quận 8, TPHCM – là một thương
hiệu quen thuộc của khách hàng tại các hệ thống siêu thị trên toàn quốc), tỉnh Bình
Dương - khách hàng là công ty giày Thái Bình là một trong những thương hiệu hàng
đầu của Việt Nam, tỉnh Tây Ninh là công ty TNHH Hoàng Dũng chuyên về lĩnh vực
cao su và là thành viên chính thức của Hiệp hội Cao su Việt Nam, có trụ sở tại Quận
10, TPHCM. Hiện nay, đa phần khách hàng của PGD là khách hàng doanh nghiệp và
là những khách hàng thân thiết từng gắn bó lâu dài với PGD trong nhiều năm qua.
1.2.2. Cơ cấu tổ chức
Hình 1.3
1.2.3. Nội dung hoạt động kinh doanh
Cũng giống như các chi nhánh hay PGD khác hoạt động của PGD Nguyễn Thái Bình
tập trung vào các mảng chính sau đây:
GVHD: Ths. Phan Chung Thủy
Giám đốc
Phó Giám đốc
Kiểm soát viên tín dụng Kiểm soát viên giao dịch
Nhân viên giao dịchNhân viên tín dụng
7
Hoạt động tín dụng đối với DN VVN tại PGD Nguyễn Thái Bình

 Huy động vốn: bằng nhiều hình thức khác nhau như gửi tiết kiệm có kỳ hạn và
không kỳ hạn, tiền gửi theo kỳ hạn, huy động tiền gửi theo lãi suất thả nổi.
 Cho vay, bảo lãnh, bao thanh toán, chiết khấu chứng từ.
 Thanh toán quốc tế
 Kinh doanh ngoại hối, ngoại tệ
 Dịch vụ thẻ, séc, E - banking
1.2.4. Tình hình hoạt động kinh doanh trong những năm từ 2008 - 2010
1.2.4.1. Huy động vốn
Được thành lập từ đầu năm 2008 và phát triển cho đến nay. Từ những ngày đầu thành
lập thì huy động vốn gặp khó khăn nhưng qua các năm sau tình hình có chuyển biến
rõ rệt.
Bảng 1.2 Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 %
tăng(giảm)
Năm 2010 %
tăng(giảm)
Tiền gửi
của KH
300,45 653,95 117,66 780,88 19,41
Nguồn: Báo cáo kiểm toán hợp nhất năm 2008, 2009 của ngân hàng ACB. Riêng số
liệu năm 2010 chưa kiểm toán
Năm 2008 và năm 2009 là những năm đầy biến động của nền kinh tế thế giới. Nước
ta cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Bước sang năm 2009, Chính phủ đã đưa ra nhiều
chính sách kích cầu kinh tế, đưa mức lãi suất về sát với lãi suất thực cho nên hoạt
động huy động vốn diễn ra rất sôi động. Kết hợp với vị trí thuận lợi nằm ngay gần
khu vực tài chính sầm uất cho nên PGD đã có bước nhảy vọt về huy động trong năm
2009. Chính vì lượng huy động lớn đã góp phần vào lượng huy động tiền gửi của
ACB đạt 134.502 tỷ đồng, gấp 1,6 lần trung bình của ngành ngân hàng.Năm 2010,
nền kinh tế có vẻ chậm lại và yếu tố tác động nữa là cuộc chạy đua lãi suất của các
ngân hàng diễn ra khá rầm rộ vì thế huy động vốn của PGD không giữ đà tăng trưởng

là 1.17 lần của năm 2009. Tuy nhiên huy động vốn của PGD vẫn đạt ở mức cao, tăng
19.41% so với năm 2009
GVHD: Ths. Phan Chung Thủy
8
Hoạt động tín dụng đối với DN VVN tại PGD Nguyễn Thái Bình
Hình 1.4
1.2.4.2. Sử dụng vốn
Tình hình sử dụng vốn vẫn là hoạt động tín dụng chiểm tỷ trọng gần như tuyệt đối.
Bởi vì ở cấp độ PGD thì không có những hoạt động sử dụng vốn như đầu tư chứng
khoán hay tiền gửi tại các TCTD trong và ngoài nước. Tính đến hết năm 2010 thì
tổng dư nợ cho vay của PGD (bao gồm cá nhân và DN) đạt khoảng 480 tỷ đồng. Các
sản phẩm đáp ứng đầy đủ nhu cầu đa dạng của đủ mọi thành phần kinh tế, cung cấp
nhiều sản phẩm cho vay tín dụng như: cho vay bổ sung vốn lưu động, tài trợ hoặc
đồng tài trợ các dự án đầu tư, cho vay tiêu dùng, cho vay sửa nhà, mua xe, du học, tài
trợ xuất nhập khẩu, bao thanh toán…
Bảng 1.3 Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 %tăng(giảm) Năm 2010 %tăng(giảm)
Dư nợ tín
dụng
139,33 371,17 166,4 485,44 30,79
Nguồn: Báo cáo kiểm toán hợp nhất năm 2008, 2009 của ngân hàng ACB. Riêng số
liệu năm 2010 chưa kiểm toán
Phân loại theo tiền tệ
Bảng 1.4 Đơn vị: tỷ đồng
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
GVHD: Ths. Phan Chung Thủy
9
Hoạt động tín dụng đối với DN VVN tại PGD Nguyễn Thái Bình
Giá trị
Tỷ trọng

(%)
Giá trị
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
Tỷ trọng
(%)
Cho vay bằng
VND
104,5 75 306,95 82,7 328,64 67,7
Cho vay bằng
ngoại tệ và vàng
34,83 25 64,22 17,3 156,5 32,3
Tổng cộng
139,33 100 371,17 100 485,44 100
Nguồn: Báo cáo kiểm toán hợp nhất năm 2008, 2009 của ngân hàng ACB. Số liệu
năm 2010 chưa kiểm toán
Trong năm 2008 và nửa đầu năm 2009, giá trị đồng Việt Nam được giữ ở mức khá
ổn định, đã có những lúc xảy ra hiện tượng khát tiền đồng. Tình hình kinh doanh sản
xuất cũng đã bắt đầu được khởi động lại. Một lượng lớn vốn bằng VND đã được
tung ra thị trường nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nên trong năm
2008 và 2009, tỷ trọng cho vay bằng VND luôn ở mức cao hơn so với vàng và ngoại
tệ. Trong năm 2009, cho vay bằng VND đã tăng gần 3 lần so với năm 2008. Tình
hình kinh tế năm 2010 khá ổn định và nó cũng đã đi vào giai đoạn bão hòa nên cho
vay bằng VND đã không có sự tăng đột biến như trong năm 2009. Cũng trong năm
2010, tình hình vàng thế giới luôn thiết lập những kỷ lục về giá. Vì thế, thị trường
vàng trong nước cũng không đứng yên, cũng luôn tăng lên từng giờ và đã thiết lập
nhiều kỷ lục, đã có lúc giá vàng lên gần 40 triệu/1 lượng. Đi cùng với xu thế chung
đó, tình hình cho vay bằng vàng và ngoại tệ cũng đã tăng gần 2,5 lần về mặt giá trị so
với năm 2009. Cùng với sự nỗ lực không biết mệt mỏi của đội ngũ nhân viên PGD

nên việc cho vay cũng như sử dụng các sản phẩm dịch vụ khác cũng đã góp phần làm
cho con số cho vay của PGD tăng lên một cách ấn tượng
1.2.4.3. Hoạt động nghiệp vụ khác
Hai loại nghiệp vụ hay được sử dụng tiếp theo nghiệp vụ cho vay là hoạt động ngoại
hối và thanh toán quốc tế.
 Hoạt động ngoại hối.
Trong nghiệp vụ mua bán ngoại tệ phục vụ khách hàng thanh toán xuất nhập khẩu,
ngoài khối lượng giao dịch chủ yếu bằng USD và các loại ngoại tệ mạnh khác như
EUR, JPY, GBP, AUD, v.v., nhân viên kinh doanh ngoại hối của ACB còn cung cấp
cho khách hàng một số ngoại tệ khác ít giao dịch trên thị trường thế giới như đồng
GVHD: Ths. Phan Chung Thủy
10
Hoạt động tín dụng đối với DN VVN tại PGD Nguyễn Thái Bình
Baht Thái Lan (THB), Krone Đan Mạch (DKK), Krone Thụy Điển (SEK), v.v. Dư
nợ mua bán ngoại tệ đạt khoảng 875.000 USD trong 9 tháng đầu năm 2010
 Thanh toán quốc tế.
Là một dịch vụ truyền thống của Ngân hàng, đóng góp tỷ trọng đáng kể trong tổng
thu dịch vụ của ACB. Trong những năm gần đây, ACB đã áp dụng một số chính
sách ưu đãi đối với khách hàng doanh nghiệp về tín dụng, tài trợ xuất khẩu, mức ký
quỹ thư tín dụng (L/C) nhập khẩu, chính sách bán ngoại tệ, v.v. Lượng ngoại tệ bán
phục vụ nhu cầu nhập khẩu khá ổn định. Kết quả của hoạt động thanh toán quốc tế
qua các năm như sau
Bảng 1.5 Đơn vị: USD
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Dư nợ thanh toán quốc tế 34.540 30.720 30.340
Phí dịch vụ thánh toán quốc tế 863,5 2918,4 1061,9
Nguồn: bộ phận thanh toán quốc tế PGD
1.2.4.4. Kết quả kinh doanh của PGD năm 2008 – 2010
Bảng 1.6 Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2008 2009

%
tăng/giảm
2010
Tổng tài sản 31,59 52,04 64,7 53,59
Thu nhập từ lãi và các khoản tương tự 1,05 0,96 (8,42) 1,02
Thu nhập lãi thuần 0,2728 0,28 2,63 0,315
Thuế và các khoản phải nộp 0,035 0,064 82,86 0,051
Lợi nhuận trước thuế 0,256 0,284 10,94 0,2
Lợi nhuận sau thuế 0,221 0,22 (0,45) 0,148
Nguồn: Báo cáo bạch ngân hàng ACB
Trong những năm đầu thành lập, PGD tốn khá nhiều chi phí cho nhân viên và tài sản
cố định, thêm vào đó việc kinh doanh cũng chưa thực sự vòa guồng như những năm
tiếp theo. Cho nên lợi nhuận sau thuế của PGD có xu hướng giảm. Trong khi các
khoảng chi phí trong năm 2008, 2009 tăng lên. Bước sang năm 2010 thì tình hình đã
bắt đầu khởi sắc: chi phí đã được hạn chế tối đa và thu nhập từ công việc kinh doanh
cũng bắt đầu tăng lên.
Bảng 1.7 Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2008 2009 2010
Giá trị
Tỷ
trọng Giá trị
Tỷ
trọng Giá trị
Tỷ
trọng
GVHD: Ths. Phan Chung Thủy
11
Hoạt động tín dụng đối với DN VVN tại PGD Nguyễn Thái Bình
Lương và chi phí liên

quan 6.913 43,5% 8.514 47,1% 6.789 44,8%
Chi phí khấu hao 1.289 8,1% 1.683 9,3% 1.453 9,6%
Chi phí hoạt động khác 7.707 48,4% 7.897 43,6% 6.897 45,6%
Tổng cộng
15.90
9 100,0%
18.09
4 100,0%
15.13
9 100,0%
Nguồn: Báo cáo bạch ngân hàng ACB
1.2.4.5. Định hướng hoạt động kinh doanh năm 2011:
Khách hàng hướng tới vẫn là các DN VVN, tăng cường mở rộng địa bàn hoạt động
cũng như đưa ra các sản phẩm mới. Trong năm 2011, phấn động đạt lợi nhuận cao
hơn trong năm 2011 và giảm tỷ lệ nợ xấu đến mức thấp nhất. Thường xuyên hợp tác
với một số phòng giao dịch hay chi nhánh khác để mở rộng và đa dạng khách hàng
cũng như ngành nghề hoạt động kinh doanh.
CHƯƠNG 2: Thực trạng hoạt động tín TD DN VVN tại PGD Nguyễn Thái
Bình
2.1. Giới thiệu về hoạt động TD DN VVN tại PGD
2.1.1. Đặc điểm và vai trò DN VVN trong nền kinh tế hiện nay
2.1.1.1. Đặc điểm:
 DN VVN tồn tại và phát triển ở mọi thành phần kinh tế.
 DN VVN có tính năng động và linh hoạt cao
 DN VVN có bộ máy tổ chức sản xuất và quản lý gọn nhẹ, có hiệu quả.
GVHD: Ths. Phan Chung Thủy
12
Hoạt động tín dụng đối với DN VVN tại PGD Nguyễn Thái Bình
 Vốn đầu tư ban đầu thấp, khả năng thu hồi vốn nhanh
 Cạnh tranh giữa những DN VVN là cạnh tranh hoàn hảo

Bên cạnh những đặc điểm thể hiện ưu điểm của DN VVN thì còn có một số
điểm còn hạn chế.
 Khả năng quản lý và quản trị nội bộ của các DNVVN thường mang tính gia
đình, người chủ sở hữu thường đồng thời là người quản lý, là giám đốc, là nhân
viên kỹ thuật…của doanh nghiệp,
 Lao động trong các DNVVN đa số là lao động phổ thông, ít được đào tạo cơ
bản, thiếu kỹ năng, trình độ văn hóa thấp, đặc biệt là cách doanh nghiệp quy mô
nhỏ.
 Khả năng về công nghệ thấp do không đủ khả năng tài chính cho nghiên cứu
triển khai; khả năng tiếp cận thị trường kém, đặc biệt đối với thị trường nước
ngoài
 Vị thế trên thị trường thấp, tiềm lực tài chính nhỏ nên khả năng cạnh tranh thấp.
 Ít có khả năng huy động vốn để đầu tư đổi mới công nghệ giá trị cao.
 Trong nhiều trường hợp thường bị động vì phụ thuộc vào hướng phát triển của
các doanh nghiệp lớn và tồn tại như một bộ phận của doanh nghiệp lớn.
Bảng 2.1
Khu vực
Quy mô
Doanh
nghiệp siêu
nhỏ
Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa
Số lao
động
Tổng
nguồn vốn
Số lao
động
Tổng
nguồn vốn

Số lao động
Nông lâm
nghiệp và
thủy sản
10 người trở
xuống
20 tỷ đồng
trở xuống
Từ trên 10
người đến
200 người
Từ trên 20
tỷ đồng đến
100 tỷ đồng
Từ trên 200
người đến
500 người
GVHD: Ths. Phan Chung Thủy
13
Hoạt động tín dụng đối với DN VVN tại PGD Nguyễn Thái Bình
Công
nghiệp và
xây dựng
10 người trở
xuống
20 tỷ đồng
trở xuống
Từ trên 10
người đến
200 người

Từ trên 20
tỷ đồng đến
100 tỷ đồng
Từ trên 200
người đến
500 người
Thương mại
và dịch vụ
10 người trở
xuống
10 tỷ đồng
trở xuống
Từ trên 10
người đến
50 người
Từ trên 20
tỷ đồng đến
50 tỷ đồng
Từ trên 50
người đến
100 người
Số liệu: Tổng cục thống kê năm 2009
2.1.1.2. Vai trò của DN VVN trong nền kinh tế hiện nay:
Theo số liệu thống kê, năm 2010 DNVVN hiện nay chiếm khoảng 98% trên tổng số
doanh nghiệp trên toàn quốc, với số lượng là 500.000 doanh nghiệp.Tính đến hết năm
2009, gần 85.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng gần 30% so với cùng kỳ,
đóng góp khoảng 26% tổng sản phẩm xã hội, 31% giá trị sản lượng công nghiệp,
78% tổng mức bán lẻ, 64% tổng lượng vận chuyển hàng hóa, các DNVVN ở VN đã
sử dụng 45-50% lực lượng lao động. Riêng năm 2010 đã tạo ra hơn 1 triệu việc làm,
đặc biệt là các lao động phổ thông hoặc chưa qua đào tạo. Ngoài ra, tốc độ tăng

trưởng sản xuất của khu vực DNVVN trong time qua làm đa dạng hóa các thành phần
kinh tế, góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng đáng kể của GDP và ngày càng khẳng
định vai trò lớn trong việc giải quyết các mối quan hệ: tăng trưởng kinh tế - việc làm
– lạm phát.
2.1.2. Vai trò TD DN VVN
 Tín dụng ngân hàng góp phần nâmg cao hiệu quả sủ dụng vốn, tránh tình trạng
sử dụng vốn sai mục đích.
 Tín dụng ngân hàng góp phần bảo đảm cho hoạt động của doanh nghiệp được
liên tục thuận lợi.
 Tín dụng ngân hàng góp phần nâng cao khẳ năng cạnh tranh của DN VVN.
 Tín dụng ngân hàng giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro.
 Tín dụng ngân hàng góp phần hình thành cơ cấu vốn tối ưu cho DN VVN.
2.1.3. Các hình thức TD DN VVN tại PGD
Bao gồm các hình thức sau đây: Tài trợ vốn lưu động; Tài trợ xuất khẩu; Tài trợ nhập
khẩu; Tài trợ tài sản cố định – dự án; Dịch vụ bảo lãnh; Cho vay đầu tư
GVHD: Ths. Phan Chung Thủy
14
Hoạt động tín dụng đối với DN VVN tại PGD Nguyễn Thái Bình
 Tài trợ vốn lưu động: đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn lưu động để thanh toán các
chi phí trong nước phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước. Đối
với loại hình này, KH có thể vay và trả nợ nhiều lần trong hạn mức được cấp,,
được tham gia các chương trình tài trợ đặc biệt do ACB phối hợp với các tổ chức
quốc tế thực hiện nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ.(như các chương
trình SMEDF, SMEFP, SMEHG, SMESC,…); loại hình này bao gồm:
Hình 2.1
 Tài trợ xuất khẩu: bổ sung vốn lưu động để thanh toán chi phí nguyên vật liệu
nhập khẩu phục vụ cho việc sản xuất, gia công, chế biến hàng xuất khẩu và tập
trung các giao dịch thanh toán quốc tế tại một ngân hàng để dễ theo dõi và quản
lý. Bao gồm các hình thức cụ thể như sau:
Hình 2.2

GVHD: Ths. Phan Chung Thủy
TÀI TRỢ
VỐN LƯU
ĐỘNG
Cho vay sản
xuất kinh doanh
trong nước
Cho vay bổ sung
vốn kinh doanh
trả góp
Thấu chi tài
khoản
Chương trình hỗ
trợ tài chính dành
cho các nhà phân
phối của công ty
Nestle Việt Nam
15
Hoạt động tín dụng đối với DN VVN tại PGD Nguyễn Thái Bình

Tài trợ nhập khẩu: bổ sung vốn lưu động cho doanh nghiệp nhập khẩu nguyên
liệu, vật tư, hàng hóa phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Bao gồm hình thức
cụ thể:
Hình 2.3
 Tài trợ tài sản cố định – dự án:ACB cung cấp nguồn vốn trung và dàu hạn cho
các doanh nghiệp để đầu tư tài sản cố định phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh
- Tài trợ tài sản cố định – dự án: là sản phẩm mà ACB cung cấp nguồn vốn trung
dài hạn cho các doanh nghiệp để đầu tư tài sản cố định phục vụ nhu cầu sản xuất
kinh doanh
GVHD: Ths. Phan Chung Thủy

TÀI TRỢ XUẤT
KHẨU
Tài trợ xuất khẩu
Tài trợ nhập khẩu thế
chấp bằng lô hàng nhập
16
Tài trợ xuất
khẩu trước
khi giao hàng
Cho vay bảo
đảm bằng
khoản thu từ bộ
chứng từ theo
(T/T)
CK thương
phiếu kèm
BCT theo
L/C,D/A,D/P
Cho vay bảo
đảm bằng
khoản thu từ bộ
chứng từ theo
D/A,L/C,D/P
Tài trợ xuất
khẩu trọn gói
Tài trợ thu
mua dự trữ
TÀI TRỢ
XUẤT
KHẨU

Hoạt động tín dụng đối với DN VVN tại PGD Nguyễn Thái Bình
- Cho vay mua xe thế chấp bằng chính xe mua: Là sản phẩm cho vay mua xe trả
góp tài trợ cho các doanh nghiệp có nhu cầu mua xe phục vụ hoạt động đi lại của
chính doanh nghiệp
Hình 2.4
 Dịch vụ bảo lãnh: gia tăng mức độ tin cậy của đối tác trong việc thực hiện hợp
đồng, các giao dịch mua bán, cung cấp sản phẩm
Hình 2.5
 Cho vay đầu tư: có loại hình cho vay ứng trước ngày T: đáp ứng nhu cầu vay
vốn của khách hàng để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ, đầu tư kinh doanh
chứng khoán…với tài sản đảm bảo là số tiền chứng khoán đã bán vào ngày T và
sẽ ghi có vào tài khoản của quý khách tại ACB vào ngày T +3
2.2. Những quy định chung trong hoạt động TD DN VVN tại Ngân hàng
2.2.1. Quy định pháp lý
Về các thủ tục khi xét duyệt hồ sơ tín dụng:
 Luật các tổ chức tín dụng quy định:
Điều 94: Xét duyệt cấp tín dụng, kiểm tra sử dụng tiền vay
1. Tổ chức tín dụng phải yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu chứng minh phương án
sử dụng vốn khả thi, khả năng tài chính của mình, mục đích sử dụng vốn hợp pháp,
biện pháp bảo đảm tiền vay trước khi quyết định cấp tín dụng.
2. Tổ chức tín dụng phải tổ chức xét duyệt cấp tín dụng theo nguyên tắc phân định
trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định cấp tín dụng.
GVHD: Ths. Phan Chung Thủy
Tài trợ tài sản cố định –
dự án
Tài trợ tài sản cố định –
dự án
Cho vay mua xe thế chấp
bằng chính xe mua
DỊCH VỤ BẢO

LÃNH
Trong nước Ngoài nước
17
Hoạt động tín dụng đối với DN VVN tại PGD Nguyễn Thái Bình
3. Tổ chức tín dụng có quyền, nghĩa vụ kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay và
trả nợ của khách hàng.
4. Tổ chức tín dụng có quyền yêu cầu khách hàng vay báo cáo việc sử dụng vốn vay
và chứng minh vốn vay được sử dụng đúng mục đích vay vốn.
Điều 95. Chấm dứt cấp tín dụng, xử lý nợ, miễn, giảm lãi suất
1. Tổ chức tín dụng có quyền chấm dứt việc cấp tín dụng, thu hồi nợ trước hạn khi
phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm các quy định trong hợp
đồng cấp tín dụng.
2. Trong trường hợp khách hàng không trả được nợ đến hạn, nếu các bên không có
thỏa thuận khác thì tổ chức tín dụng có quyền xử lý nợ, tài sản bảo đảm tiền vay theo
hợp đồng cấp tín dụng, hợp đồng bảo đảm và quy định của pháp luật. Việc cơ cấu lại
thời hạn trả nợ, mua bán nợ của tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định của Ngân
hàng Nhà nước.
3. Trong trường hợp khách hàng vay hoặc người bảo đảm không trả được nợ do bị
phá sản, việc thu hồi nợ của tổ chức tín dụng được thực hiện theo quy định của pháp
luật về phá sản.
4. Tổ chức tín dụng có quyền quyết định miễn, giảm lãi suất, phí cho khách hàng theo
quy định nội bộ của tổ chức tín dụng.
Về giới hạn tín dụng:
 Theo thông tư 13
Điều 8. Giới hạn cho vay, bảo lãnh, chiết khấu giấy tờ có giá
1. Dư nợ cho vay của tổ chức tín dụng bao gồm dư nợ cho vay theo hợp đồng tín
dụng; số dư nợ tổ chức tín dụng ủy thác cho tổ chức tín dụng khác cho vay; số dư các
khoản tổ chức tín dụng đã trả thay do thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối với khách
hàng.
Tổng dư nợ cho vay của tổ chức tín dụng đối với một khách hàng không được vượt

quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng.
2. Tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với một khách
hàng không được vượt quá 25% vốn tự có của tổ chức tín dụng, trong đó tổng dư nợ
GVHD: Ths. Phan Chung Thủy
18
Hoạt động tín dụng đối với DN VVN tại PGD Nguyễn Thái Bình
cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá tỷ lệ quy định tại Khoản 1
Điều này.
3. Tổng dư nợ cho vay của tổ chức tín dụng đối với một nhóm khách hàng có liên
quan không được vượt quá 50% vốn tự có của tổ chức tín dụng, trong đó tổng dư nợ
cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá tỷ lệ quy định tại Khoản 1
Điều này.
4. Tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với một nhóm
khách hàng có liên quan không được vượt quá 60% vốn tự có của tổ chức tín dụng,
trong đó tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh đối với một khách hàng không được
vượt quá tỷ lệ quy định tại Khoản 2 Điều này.
6. Tổ chức tín dụng không được cấp tín dụng không có bảo đảm, cấp tín dụng với
những điều kiện ưu đãi cho các doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm
soát và phải tuân thủ các hạn chế sau đây:
a) Tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với một doanh
nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát không được vượt quá 10% vốn tự
có của tổ chức tín dụng.
b) Tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với các doanh
nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát không được vượt quá 20% vốn tự
có của tổ chức tín dụng.
c) Tổ chức tín dụng được cấp tín dụng không có bảo đảm cho công ty trực thuộc là
công ty cho thuê tài chính với mức tối đa không được vượt quá 5% vốn tự có của tổ
chức tín dụng nhưng phải đảm bảo các hạn chế quy định tại Điểm a và Điểm b
Khoản này.
7. Tổ chức tín dụng không được cấp tín dụng cho công ty trực thuộc là doanh nghiệp

hoạt động kinh doanh chứng khoán.
8. Tổ chức tín dụng không được cho vay không có bảo đảm để đầu tư, kinh doanh
chứng khoán.
GVHD: Ths. Phan Chung Thủy
19
Hoạt động tín dụng đối với DN VVN tại PGD Nguyễn Thái Bình
9. Tổng dư nợ cho vay và chiết khấu giấy tờ có giá đối với tất cả khách hàng nhằm
đầu tư, kinh doanh chứng khoán không vượt quá 20% vốn điều lệ của tổ chức tín
dụng.
10. Trường hợp nhu cầu vốn của một khách hàng vượt quá giới hạn cho vay quy định
tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 và Khoản 5 Điều này, tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài được cấp tín dụng hợp vốn theo quy định của Ngân
hàng nhà nước.
2.2.2. Quy định tại Ngân hàng
 7/7/2005: ban hành quy chế cho vay của ACB đối với khách hàng doanh nghiệp.
Quy chế này quy định về nguyên tắc vay vốn, sử dụng vốn vay đúng mục đích;
hoàn trả vốn gốc, lãi vay đúng hạn. Ngoài ra còn quy định về điều kiện vay vốn:
KH phải có năng lực hành vi dân sự, năng lực pháo luật dân sự, mục đích sử
dụng vốn vay hợp pháp; có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn
cam kết; có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh.
 31/12/2009: ban hành WI – A.04/KHDN hướng dẫn phối hợp tác nghiệp quản
lý, giám sát và thu nợ KHDN.
 31/3/2010: ban hành quy định chính sách KHDN. Mục đích của văn bản này là
tạo sự công bằng trong ưu đãi theo đóng góp lơi nhuận của khách hàng nhằm
duy trì và thu hút số lượng khách hàng có chất lượng. Qu đó, góp phần nâng cao
khả năng tối đa hóa lợi nhuận cho khách hàng trong hệ thống.
 13/4/2010: ban hành quy định tài trợ bằng chính lô hàng. Đối tượng là các
DNSX, DNTM các loại hình phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh thương
mại phù hợp với ngành nghề kinh doanh chính của DN. Hàng hóa tài trợ là các
hàng hóa, nguyên vật liệu dễ xác định số lượng và chất lượng có tính khả lãi cao.

 1/11/2010: ban hành công văn số 1081(1082,1083)/NVQĐ – KDN.10 về triển
khai hệ thống xếp hạn tín dụng phục vụ công tác xét duyệt tín dụng.. Đánh giá
rủi ro của KHDN đồng thời phục vụ cho việc xét duyệt hồ sơ tín dụng, kết quả
tín dụng của KH được sử dụng làm 1 trong các căn cứ để đưa ra quyết định tín
dụng, xây dựng chính sách tín dụng và là một trong những tài liệu bắt buột trình
cấp tín dụng đối với KHDN tại ACB.
GVHD: Ths. Phan Chung Thủy
20
Hoạt động tín dụng đối với DN VVN tại PGD Nguyễn Thái Bình
 26/11/2010: quy định ủy thác cho vay vốn đối với KHDN. Đối tượng: DN thuộc
nhóm cấp tín dụng “bình thường” hoặc hạn chế theo định hướng chính sách và
hoạt động tín dụng được vay các khoản vay ngắn hạn; DN thuộc nhóm cấp tín
dụng “bình thường” hoặc hạn chế theo định hướng chính sách và hoạt động tín
dụng, đồng thời thỏa các điều kiện cho vay trung và dài hạn để đầu tư vào tài sản
cố định hoặc dự án của ACB được vay các khoản trung và dài hạn.
 27/12/2010: ban hành quy định “ Hướng dẫn quy trình phối hợp thực hiện sản
phẩm hỗ trợ chuỗi cung ứng giữa khối KHDN và khối phân phối”
 16/2/2011: ban hành văn bản định hướng phát triển KHDN mới theo quy mô
doanh thu hằng năm. Mục đích là tối đa hóa hiệu quả kinh doanh, đảm bảo chất
lượng tư vấn của nhân viên ngân hàng cũng như hoạt động quản lý và chăm sóc
KH, tránh lãng phí nguồn nhân lực quan hệ khách hàng trong công tác quản lý và
chăm sóc khách hàng.
2.3. Quy trình hoạt động TD DN VVN
B1: Tiếp thị hướng dẫn thủ tục và nhận hồ sơ:
Nhân viên ACB sẽ thực hiện phân công:
 Hướng dẫn thủ tục điều kiện và các loại giấy tờ cần thiết về việc vay vốn, bởi
nhân viên quan hệ KH (RA) và nhân viên tín dụng.
 Đánh dấu các mục khách hành cần nộp.
B2: Thẩm định hồ sơ vay và lập tờ trình:
 Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ vay vốn từ khách hàng nhân viên RA tiến hành:

 Gửi hồ sơ tài sản đảm bảo cho nhân viên định giá tài sản (AA) đề nghị định giá
tài sản thế chấp, A/A thẩm định tài sản đảm bảo và lập tờ trình thẩm định.
 Tiến hành thẩm định khách hàng và lập tờ trình thẩm định khách hàng theo mẫu.
 Nhân viên CA thựa hiện phân tích và lập tờ trình.
B3: Quyết định cho vay và thông báo kết quả cho khách hàng.
Quyết định cho vay: sau khi tờ trình được cấp thẩm quyền thông qua và ký vào tờ
trình thẩm định khách hàng, RA và CA tiến hành sao hồ sơ cho thư ký ban tín dụng.
Tại buổi họp ban tín dụng / Hội đồng tín dụng:
GVHD: Ths. Phan Chung Thủy
21
Hoạt động tín dụng đối với DN VVN tại PGD Nguyễn Thái Bình
 RA trình bày với các thành viên ban tín dụng về nội dung thẩm định hồ sơ vay
vốn của khách hàng và đưa ra quan điểm của mình về khoản vay mà khách hàng
đề nghị.
 Các thành biên ban tín dụng trực tiếp phỏng vấn các vấn đề liên quan đến khách
hàng vay vốn đối với RA hoặc CA.
 Thư ký ban tín dụng lập biên bản ghi nhận ý kiến của các thành viên ban tín
dụng, biên bản phải có chữ ký đầy đủ của các thành viên tham dự.
 Thông báo kết quả cho khách hàng tối đa là 2 ngày.
B4:Hoàn tất hồ sơ pháp lý về tài sản đảm bảo
 Căn cứ vào kết quả phê duyệt RA chuyển toàn bộ cho Loan CSR để chuẩn bị
giải ngân.
 Loan CSR chuyển hồ sơ tài sản đảm bảo cho nhân viên pháp lý chứng từ (LDO).
LDO chịu trách nhiệm hoàn tất thủ tục pháp lý về tài sản đảm bảo.
B5: Nhận và quản lý tài sản đảm bảo
LDO tiến hành thủ tục nhận và quản lý tài sản thế chấp theo: WI-04/TĐQL.
B6: Lập hồ sơ tín dụng và khế ước nhận nợ
 Khi khách hàng có nhu cầu rút tiền vay, CSR tiến hành soạn hợp đồng tín dụng,
khế ước nhận nợ
 Lập 3 bản: ACB giữ 2 bản, khách hàng giữ 1 bản.

B7: Tạo tài khoản vay và giải ngân.
 CSR chịu trách nhiệm thực hiện thủ tục tạo tài khoản cho khách hàng.
 Sau khi tài khoản vay có đầy đủ thông tin và nối két tài sản đảm bảo, CSR kết
hợp với nhân viên kiểm soát tín dụng hiệu lực hóa tài khoản.
 Sau đó nhân viên giao dịch (Teller) thực hiện giải ngân.
B8: Lưu trữ hồ sơ.
CSR thực hiện theo WI/NH (hướng dẫn hồ sơ)
B9: Kiểm tra theo đối khoản vay thu hồi nợ gốc.
 RA hoặc CSR thường xuyên theo dõi thông qua màn hình TCBS hoặc bảng kê
các khoản nợ gốc và lãi vay.
 RA hoặc CSR nhắc nhở đôn đốc khách hàng trả nợ và đề xuất ý kiến khi nhận
thấy khách hàng có dấu hiệu bất ổn.
GVHD: Ths. Phan Chung Thủy
22
Hoạt động tín dụng đối với DN VVN tại PGD Nguyễn Thái Bình
 Khi lãi suất thay đổi CSR lập thông báo cho sự thay đổi.
 Trong trường hợp khách hàng trả nợ trước hạn, CSR lập giấy đề nghị thu hồi nợ
vay và trình cấp thẩm quyền phê duyệt sau đó chuyển cho Teller thu nợ.
 RA kiểm tra thường xuyên việc sử dụng vốn vay và tình hình hoạt động của
khách hàng.
 Kiểm tra đánh giá tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh. AA và RA tiến hành
đánh giá tài sản.
B10: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
 Khi có nhu cầu lại nợ khách hàng phải gửi giấy đề nghị cho ACB, RA nhận giấy
đề nghị tiến hành khảo sát tình hình tài chính của khách hàng và cho ý kiến đề
xuất đồng ý hoặc không đồng ý trình lên hội đồng tín dụng.
 Thông báo cho khách hàng.
 Trình tự gia hạn nợ giống như quyết định cho vay và thông báo kết quả.
B11: Chuyển nợ quá hạn.
 Đến hạn trả nợ khách hàng không đủ điều kiện trả nợ RA lập tờ trình thẩm định

về việc xét duyệt chuyển nợ quá hạn trình cấp có thẩm quyền.
 CSR chuyển nợ lên TCBS
 CSR lập thư báo cho khách hàng về việc chuyển nợ quá hạn.
B12: Khởi kiện thu hồi nợ.
Căn cứ vào hồ sơ do CSR chuyển sang ACBA ( bộ phận xử lý thu hồi nợ).
B13: Miễn, giảm lãi.
 Khách hàng nộp hồ sơ miễn giảm lãi vay cho CSR theo mẫu của ngân hàng.
 Thực hiện miễn giảm lãi, RA kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và đối chiếu thực tế
nếu được thì lập tờ trình về việc miễn giảm.
 Cấp thẩm quyền xem xét hồ sơ và đưa ra quyết định. RA thông báo cho CSR
thực hiện miễn giảm trên TCBS.
B14: Thanh lý/ Tất toán khoản vay.
 Thanh lý đúng hạn: hồ sơ được thanh lý khi khách hàng trả đủ vốn và lãi, chi phí
khác. Teller thu hồi vốn và lãi, phí, phạt…lần cuối trên tài khoản vay.
 Loan CSR kiểm tra lại quá trình thanh toán trên tài khoản vay.
GVHD: Ths. Phan Chung Thủy
23
Hoạt động tín dụng đối với DN VVN tại PGD Nguyễn Thái Bình
 Khi khách hàng đề nghị giải chấp tài sản, loan CSR tiếp nhận và kiểm tra các dư
nợ của khách hàng và làm giấy giải chấp tài sản và trình cấp thẩm quyền phê
duyệt.
 LDO sau khi nhận giấy đề nghị giải chấp làm thủ tục giải chấp cho khách hàng.
 Thanh lý trước hạn: CSR tiếp nhận đơn yêu cầu và trình cấp thẩm quyền ký
duyệt nếu đồng ý Teller thực hiện thanh lý.
2.4. Thực trạng hoạt động TD DN VVN tại PGD
2.4.1. Tình hình hoạt động TD DN VVN
2.4.1.1. Tình hình phân bổ nguồn vốn sử dụng trong hoạt động TD DN VVN
Theo ghi nhận trong thức tế thì KH của PGD trong hoạt động tín dụng phần lớn là
DN VVN. KH là cá nhân vay đa số khoản tín dụng tối đa là 500 triệu đồng. Mà
DNVVN thì phân bố rải đều ở nhiều loại hình công ty: cổ phần, TNHH, tư nhân, liên

doanh hay công ty 100% vốn nước ngoài. Vì vậy, nguồn vốn sử dụng trong hoạt
động TD DNVVN chủ yếu phân bổ ở các thành phần doanh nghiệp như sau. Cũng
như đã phân tích ở trên thì dư nợ cho vay được lấy từ nguồn huy động tiền nhàn rỗi
của KH cá nhân lẫn doanh nghiệp
Bảng 2.2 Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2008 2009 2010
Giá trị T/trọng Giá trị T/trọng Giá trị T/trọng
Công ty cổ phần và TNHH 121,91 87,5% 326,63 88,0% 436,90 90,0%
Doanh nghiệp nhà nước 11,29 8,1% 25,98 7,0% 25,73 5,3%
Công ty 100% vốn nước ngoài 0,42 0,3% 0,74 0,2% 1,46 0,3%
Công ty liên doanh 5,71 4,1% 17,82 4,8% 21,36 4,4%
Tổng cộng 139,33 100,0% 371,17 100,0% 485,44 100,0%
Nguồn: báo cáo bạch ngân hàng ACB, số liệu 2010 chưa được kiểm toán
Nguồn vốn để cho vay tại ngân hàng luôn dồi dào và khả năng cho vay của ngân
hàng luôn được đảm bảo bởi vốn huy động luôn rất lớn. Tỷ số doanh số cho vay/vốn
huy động luôn tăng qua từng năm phản ánh nhu cầu vốn ngày càng lớn của các doanh
nghiệp và khả năng huy động của ngân hàng là ổn định.
Bảng 2.3
GVHD: Ths. Phan Chung Thủy
24
Hoạt động tín dụng đối với DN VVN tại PGD Nguyễn Thái Bình
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Nguồn: tổng hợp tính toán từ bảng 1.3 và bảng 2.2
2.4.1.2. Tình hình lãi suất
 Năm 2009
Tính đến ngày 15/10/2009, mặc dù đã có sự điều chỉnh tăng lãi suất kể từ sau ngày
1/9 nhưng mức lãi suất huy động của các NHTMNN vẫn chỉ tăng với mức tăng
không đáng kể.

Các Ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN) bao gồm Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và hai ngân hàng đã được
cổ phần hoá là Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Ngoại thương là những ngân
hàng chiếm tỷ lệ vốn huy động chủ yếu trên thị trường. Từ sau cuộc họp
ngày 1/9/2009 của Hiệp hội, 4 NH trên đã điều chỉnh tăng lãi suất, nhưng với mức
tăng không đáng kể, thực hiện mục tiêu ổn định lãi suất. Theo đó, lãi suất huy động ở
kỳ hạn 3 tháng là 7,9 – 8,1%/năm; kỳ hạn 6 tháng từ 8,3 – 8,5%/năm; kỳ hạn 9 tháng
từ 8,3 – 8,7%/năm và kỳ hạn 12 tháng từ 8,6 – 9,0%/năm. Trong đó Ngân hàng Đầu
tư và Phát triển hiện đang dẫn đầu với mức lãi suất huy động cao nhất khối này.
 Đối với ACB:
1. Lãi suất của các kỳ hạn ngắn (dưới 12 tháng)
- Kể từ sau cuộc họp ngày 1/9/2009 của Hiệp hội đến nay, tất cả các NHTMCP đều
tăng lãi suất huy động ở các kỳ hạn từ 1 tháng đến 12 tháng, với mức tăng rất lớn ở
tất cả các kỳ hạn, đặc biệt là các kỳ hạn dưới 6 tháng. Dưới đây là mức lãi suất của
ACB trong quý cuối năm 2009
+ Lãi suất huy động 1 tháng: ở mức 8.6%/năm.
+ Lãi suất huy động kỳ hạn 3 tháng: ở mức 8,6%/năm.
+ Lãi suất kỳ hạn 6 tháng: Phổ biến ở mức 9,1%/năm.
+ Lãi suất kỳ hạn 9 tháng: Phổ biến từ 9,1%/năm.
+ Lãi suất kỳ hạn 12 tháng: phổ biến từ 9,3%/năm.
2. Đối với lãi suất của các kỳ hạn dài (trên 12 tháng)
Các NHTMCP có mức lãi suất huy động quá cao ở kỳ hạn dài thời điểm đầu tháng
9/2009 (cao nhất 10,3%/năm) đã điều chỉnh giảm xuống (như NH PT Nhà TP.HCM,
GVHD: Ths. Phan Chung Thủy
25

×