Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Thu thập tài liệu về biến đổi khí hậu toàn cầu và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sự suy thoái các nguồn tài nguyên thiên nhiên và đói nghèo ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.06 KB, 15 trang )

Thu thập tài liệu về biến đổi khí hậu toàn cầu và ảnh hưởng của biến đổi
khí hậu đến sự suy thoái các nguồn tài nguyên thiên nhiên và đói nghèo ở
Việt Nam.
I - MỞ ĐẦU
Hiện nay chúng ta đang sống trong một thế giới có nhiều biến đổi lớn:
khí hậu biến đổi, nhiệt độ trái đất đang nóng lên, mực nước biển đang dâng
lên, dân số tăng nhanh, sự xâm nhập của các loài ngoại lai ngày càng nhiều,
các sinh cảnh đang bị co hẹp lại và phân cách nhau, tốc độ mất mát các loài
ngày càng gia tăng, sức ép của công nghiệp hoá và thương mại toàn cầu
ngày càng lớn, trao đổi thông tin ngày càng rộng rãi, nhanh chóng, thuận lợi.
Tất cả những thay đổi đó đang ảnh hưởng lớn đến công cuộc phát triển của
tất cả các nước trên thế giới và cả nước ta, trong đó có việc làm cạn kiệt tài
nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường.
Biến đổi toàn cầu gồm có nhiều lĩnh vực: lý sinh học, khí hậu, kinh tế, xã
hội, dân số, thể chế, thông tin, văn hoá, v.v… ? đây em muốn nói về một số
khía cạnh của biến đổi toàn cầu mà phần chính là do các hoạt động của con
người gây ra và có liên quan nhiều đến môi trường thiên nhiên và nguồn tài
nguyên thiên nhiên mà chúng ta đang khai thác để tồn tại và phát triển.
Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí
hậu. Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự biến động trạng thái trung bình của khí
quyển toàn cầu hay khu vực theo thời gian từ vài thập kỷ đến hàng triệu
năm. Những biến đổi này được gây ra do quá trình động lực của trái đất, bức
xạ mặt trời, và gần đây có thêm hoạt động của con người. BĐKH trong thời
gian thế kỷ 20 đến nay được gây ra chủ yếu do con người, do vậy thuật ngữ
BĐKH (hoặc còn được gọi là sự ấm lên toàn cầu-global warming) được coi
là đồng nghĩa với BĐKH hiện đai. Những nghiên cứu gần đây cho thấy việc
phát xả khí nhà kính (chủ yếu là CO2 và Metan CH4) là nguyên nhân hàng
đầu của BĐKH, đặc biệt kể từ 1950 khi thế giới đẩy nhanh tốc độ công
nghiệp hóa và tiêu dùng, liên quan với điều đó là sự tăng cường sử dụng
nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ, sản xuất xi măng, phá rừng và gia
tăng chăn nuôi đại gia súc (phát xả nhiều phân gia súc tạo ra nguồn tăng


Metan), khai hoang các vùng đất ngập nước chứa than bùn..
Qua bài tiểu luận này em xin đưa ra một số vấn đề về biến đổi khí hậu
toàn cầu và qua đó chỉ ra ảnh hưởng của BĐKH đến suy thoái các nguồn tài
nguyên thiên nhiên và đói nghèo ở Việt Nam.
II – ĐẶT VẤN ĐỀ
Một số phác thảo kịch bản BĐKH ở Việt Nam đã được công bố tại Hội thảo
BĐKH toàn cầu và giải pháp ứng phó của Việt Nam tại Hà Nôi tháng
2/2008, được trình bày tóm tắt dưới đây.
Bảng 1.Thông báo Quốc gia về Biến đổi khí hậu ở Việt Nam (so với năm
1990)
Năm Nhiệt độ tăng thêm(0C) Mực nước biển tăng thêm (cm)
2010 0,3-0,5 9
2050 1,1-1,8 33
2100 1,5-2,5 45
Nguồn: Nguyễn Khắc Hiếu, 2008 [1]. Chú ý rằng số liệu trên chưa tính đến
tính ì của khí hậu và đặc điểm sụt hạ địa chất địa phương
Bảng 2.Kịch bản BĐKH các vùng của Việt Nam (nhiệt độ tăng thêm 0C so
với năm 1990)
Năm Tây
Bắc
Đông
Bắc
Đồng
bằng
BB
Bắc
Trung
Bộ
Nam
Trung

Bộ
Tây
nguyên
Nam
Bộ
2050 1,41 1,66 1,44 1,68 1,13 1,01 1,21
2100 3,49 4,38 3,71 3,88 2,77 2,39 2,80
Nguồn:Nguyễn Khắc Hiếu, 2008 [1].
Bảng 3. Kịch bản nước biển dâng ở Việt Nam so với năm 1990
Kịch bản / năm 2050 2100
A1F1 13,7 39,7
A2 12,5 33,1
A1B 13,3 31,5
B2 12,8 28,8
A1T 12,7 27,9
B1 13,4 26,9
Nguồn: Nguyễn Khắc Hiếu, 2008 [1] chú ý số liệu chưa tính đến biên độ sụt
hạ địa chất địa phương
Tính trung bình của cả 6 kịch bản thì đến cuối thế kỷ 21 nhiệt đô có khả
năng tăng thêm 2,80C, mực nước biển dâng cao thêm 37cm chưa tính đến sự
tan băng mà chỉ tính đến sự dãn nở nước đại dương.IPCC cũng dự báo rằng
cuối thế kỷ 21 mực nước biển có thể tăng thêm tối đa 81 cm [2]. Tuy nhiên
các nhà khoa học Anh cho rằng con số đó chưa phản ánh đúng, nước biển
cuối thế kỷ 21 có thể tăng thêm đến 163 cm- tức là gấp đôi số liệu dự báo
của IPCC.
Xu thế chung của BĐKH ở Việt Nam:
Nhiệt độ ở các vùng phía Bắc tăng nhanh hơn các vùng phía Nam
Nhiệt độ ở các vùng ven biển tăng chậm hơn các vùng sâu hơn trong lục địa
Đến cuối thế kỷ 21 nhiệt độ có thể tăng thêm từ 4,0 đến 4,50C theo kịch bản
cao nhất và 2,0 đến 2,20C theo kịch bản thấp nhất

Biên độ dâng cao mực nước biển ở nước ta là khá lớn theo tất cả các kịch
bản, măc dù vậy vẫn chỉ là tương đương hoặc thấp hơn chút ít so với dự báo
của IPCC năm 2007
BĐKH kéo theo hiện tượng El Nino, làm giảm đến 20-25% lượng mưa ở
khu vực miền Trung-Tây Nguyên, gây ra hạn hán không chỉ phổ biến và kéo
dài mà thậm chí còn gây khô hạn thời đoạn ngay trong thời gian El Nino.
Tác động này ở Nam Trung Bộ lớn hơn Bắc Trung Bộ, Bắc Tây Nguyên lớn
hơn Nam Tây Nguyên. Một trong những nguyên nhân nóng lên toàn cầu là
do con người khai thác tài nguyên rừng bừa bãi không hợp lý, không có quy
hoạch.
Việt Nam là một nước có ¾ diện tích là đồi núi chính vì thế tài nguyên
thiên nhiên phong phú nổi bật là tài nguyên rừng. Rừng là nguồn tài nguyên
quý giá của đất nước ta, rừng không những là cơ sở phát triển kinh tế - xã
hội mà còn giữ chức năng sinh thái cực kỳ quan trọng, rừng tham gia vào
quá trình điều hoà khí hậu, đảm bảo chu chuyển oxy và các nguyên tố cơ
bản khác trên hành tinh, duy trì tính ổn định và độ màu mỡ của đất, hạn chế
lũ lụt, hạn hán, ngăn chặn xói mòn đất, làm giảm nhẹ sức tàn phá khốc liệt
của các thiên tai, bảo tồn nguồn nước và làm giảm mức ô nhiễm không khí.
Nhưng ngày nay nguồn tài nguyên rừng đang bị đe dọa nghiêm trọng, ở
nước ta hiện nay diện tích rừng đang bị thu hẹp do rất nhiều nguyên nhân
nhưng chủ yếu là do ý thức của con người. Nạn chặt phá rừng tràn lan làm
nguồn tài nguyên rừng bị suy thoái, hiện tượng sa mạc hóa xảy ra ở nhiều
nơi với nhiều mức độ khác nhau. Tình trạng đó tạo ra hàng loạt tác động tiêu
cực tới môi trường như hạn hán, lũ lụt ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của
con người ảnh hưởng tới nền kinh tế xã hội. Ngoài ra nó còn phá vỡ cân
bằng hệ sinh thái làm môi trường biến đổi sâu xa và lâu dài. Hiểu rõ về hiện
trạng rừng ở Việt nam tìm ra các biện pháp bảo vệ và ngăn chặn suy thoái tài
nguyên rừng đang là vấn đề cấp thiết cần được giải quyết.
Ở nước ta trong thời kì 1943-1995 diện tích rừng bị giảm mạnh từ 43%
xuống còn 28,2% do nhiều nguyên nhân như chiến tranh, tình trạng du canh

phá rừng làm nương rẫy. Trong những năm gần đây diện tích rừng đã không
ngừng tăng trở lại (năm 2006 dự báo độ che phủ của rừng khoảng 38 %,
trong khi đầu những năm 90 chỉ còn khoảng 27-28 %)
Tài nguyên rừng bị suy thoái do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu kể
đến các nguyên nhân tiêu biểu sau đóng vai trò chính của việc góp phần làm
suy thoái tài nguyên rừng Việt Nam.
Chuyển đổi mục đích sử dụng đất: Ngày nay với sự phát triển của nền
kinh tế kéo theo là nền công nghiệp hóa hiện đại hóa với nghiều khu công
nghiệp với nhu cầu về đất sử dụng cho mục đích dân sinh và công nghiệp
ngày càng tăng làm ảnh hưởng không nhỏ tới diện tích đất rừng… Chuyển
đổi mục đích sử dụng đất chính là sự mở rộng đất nông nghiệp, đất sản xuất,
là mở rộng đất canh tác nông nghiệp bằng cách lấn sâu vào đất rừng, là
nguyên nhân quan trọng nhất làm suy thoái tài nguyên rừng, suy thoái đa
dạng sinh học. Phá rừng ngập mặn để nuôi tôm là hậu quả làm suy thoái
rừng. Rừng ngập mặn đóng một vai trò quan trọng đối với cuộc sống của
hàng triệu người dân nghèo ven biển Việt Nam. Đặc biệt rừng ngập mặn ở
Nam Bộ là những căn cứ kháng chiến vững chắc, nơi cất giấu vũ khí chuyển
từ miền Bắc vào trong cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ hai. Do vị trí
chuyển tiếp giữa môi trường biển và đất liền, nên hệ sinh thái rừng ngập
mặn có tính đa dạng sinh học rất cao. Rừng ngập mặn là bức tường xanh
vững chắc bảo vệ bờ biển, đê biển, hạn chế xói lở và các tác hại của bão lụt.
Do chưa hiểu hết giá trị nhiều mặt của hệ sinh thái rừng ngập mặn, hoặc do
những lợi ích kinh tế trước mắt, đặc biệt là nguồn lợi từ tôm nuôi xuất khẩu
nên rừng ngập mặn Việt Nam đã bị suy thoái nghiêm trọng.

×