Tải bản đầy đủ (.doc) (113 trang)

Những biến đổi của nguồn nước ngầm do tác động của các hoạt động kinh tế kỹ thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (560.46 KB, 113 trang )

Đánh giá hiện trạng khai thác nước dưới đất khu vực Gò Vấp – Hóc Môn
LỜI MỞ ĐẦU
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm phát triển mạnh mẽ
về chính trò, kinh tế, văn hoá và xã hội của cả nước. Trong đó khu vực nghiên cứu
bao gồm Hóc Môn và Gò Vấp là khu vực mới phát triển trong những năm gần đây,
thu hút rất nhiều lao động và dân cư đến sinh sống, làm việc. Sự phát triển này đòi
hỏi được đáp ứng về nhiều mặt, trong đó nhu cầu về cung cấp nước cho ăn uống,
sinh hoạt và sản xuất là rất quan trọng.
Ở thành phố Hồ Chí Minh, nước dưới đất tồn tại trong các đòa tầng chứa
nước (Holocen, Pleistocen, Pliocen, Miocen). Ở một vài nơi chất lượng của nguồn
nước đang biến đổi theo chiều hướng xấu, nước ngầm bò nhiễm mặn, nhiễm phèn
và nhiễm bẩn, do đó không thích hợp cho cung cấp nước. Trong khi nguồn bổ cấp
nước ngầm Tp. Hồ Chí Minh cho đến nay vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ thì
theo tài liệu quan trắc mực nước nhiều năm đã chỉ ra rằng mực nước ngầm đang bò
hạ thấp tại một số nơi trong thành phố, đặc biệt là những khu công nghiệp và
những khu vực mà hệ thống cung cấp nước sinh hoạt chưa có, nhân dân phải tự
khai thác lấy.
Chính vì những lý do nêu trên, đề tài được nêu ra nhằm góp phần giải quyết
một số vấn đề liên quan đến việc biến đổi về lượng cũng như chất lượng nước dưới
đất do các hoạt động kinh tế kỹ thuật gây ra và đưa ra một số kiến nghò, biện pháp
hợp lý để giải quyết việc sử dụng nước dưới đất khu vực trên.
II. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA
ĐỀ TÀI:
GVHD : PGS.TS Nguyễn Việt Kỳ 1
SVTH : Nguyễn Thò Ngọc Thùy – MSSV : 30402550
Đánh giá hiện trạng khai thác nước dưới đất khu vực Gò Vấp – Hóc Môn
1. Mục đích:
- Làm rõ hiện trạng khai thác và tình trạng suy giảm chất lượng, trữ lượng nước
dưới đất.
- Đề xuất các biện pháp quản lý bảo vệ và khai thác hợp lý nước dưới đất khu


vực nghiên cứu.
2. Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu đặc điểm nước dưới đất khu vực Tp. Hồ Chí Minh, hiện trạng
khai thác khu vực Quận Gò Vấp và các huyện Hóc Môn.
- Nghiên cứu hiện trạng khai thác nước và tình hình quản lý nước qua các
giai đoạn trong khu vực nói trên.
- Đánh giá sự biến động chất lượng nước và sự biến động động thái nước
dưới đất khu vực nghiên cứu dưới tác động của các hoạt động kinh tế kỹ thuật.
- Đề xuất những kiến nghò, biện pháp hợp lý để giải quyết vấn đề nước
dưới đất tầng Pleistocen khu vực nghiên cứu.
3. Phương pháp nghiên cứu :
- Nghiên cứu, vận dụng các cơ sở lý thuyết về :
+ Phương pháp phân tích lòch sử tự nhiên.
+ Phương pháp điều tra thực đòa.
+ Các phương pháp thủy động lực.
+ Ứng dụng lý thuyết về ô nhiễm nước.
+ Xác suất thống kê toán.
+ Các phương pháp nghiên cứu đòa chất thủy văn truyền thống.
- Thu thập các tài liệu liên quan.
4. Nội dung nghiên cứu:
Để thực hiện các mục đích của đề tài, các nội dung cơ bản nghiên cứu gồm:
- Làm sáng tỏ điều kiện đòa chất, đòa chất thủy văn khu vực nghiên cứu,
GVHD : PGS.TS Nguyễn Việt Kỳ 2
SVTH : Nguyễn Thò Ngọc Thùy – MSSV : 30402550
Đánh giá hiện trạng khai thác nước dưới đất khu vực Gò Vấp – Hóc Môn
- Xây dựng bản đồ tài liệu thực tế.
- Đánh giá hiện trạng khai thác nước dưới đất về chất lượng và trữ lượng.
- Khoanh ranh giới nhiễm sắt khu vực nghiên cứu.
- Lập sơ đồ thể hiện vò trí các điểm nước dưới đất bò nhiễm bẩn (dựa vào Tiêu
chuẩn nước dùng cho sinh hoạt của Việt Nam).

- Xử lý, thống kê các tài liệu thu thập được.
- Vận dụng các lý thuyết đã học để phân tích và lý giải một số hiện tượng trên.
III./ Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN:
- Ý nghóa khoa học: đề tài góp phần trong việc nghiên cứu hiện trạng khai thác,
sử dụng nước dưới đất, đánh gía sự tác động của hoạt động nhân sinh đến tài
nguyên nước.
- Ý nghóa thực tiễn: kết quả của đề tài là cơ sở khoa học đáng tin cậy để đề
xuất các giải pháp quản lý tài nguyên nước dưới đất cho khu vực Hóc Môn-Gò
Vấp.
GVHD : PGS.TS Nguyễn Việt Kỳ 3
SVTH : Nguyễn Thò Ngọc Thùy – MSSV : 30402550
Đánh giá hiện trạng khai thác nước dưới đất khu vực Gò Vấp – Hóc Môn
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1 / VỊ TRÍ ĐỊA LÝ:
- Khu vực nghiên cứu nằm ở phía Tây Bắc TP.HCM, trải dài theo hướng
Đông – Tây. Ranh giới như sau:
a) Quận Gò V ấp :
• Phía Đông giáp quận Bình Thạnh và giáp Quận 12 qua sông Bến Cát, Vàm
Thuật
• Phía Tây giáp Quận 12 qua kênh Tham Lương
• Phía Nam giáp sân bay Tân Sơn Nhất, quận Tân Bình, quận Phú Nhuận,
quận Bình Thạnh
• Phía Bắc giáp Quận 12 qua sông Bến Cát.
b) Huyện Hóc Môn :
• Phía Tây giáp huyện Bình Chánh.
• Phía Đông giáp Quận 12.
• Phía Nam giáp sân bay Tân Sơn Nhất, quận Tân Bình.
• Phía Bắc huyện Củ Chi.
1.2 / ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH:

Đòa hình khu vực nghiên cứu là sự chuyển tiếp hài hòa giữa đòa hình đồi núi
của miền trung du và đòa hình thấp trũng của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đòa
hình thay đổi từ lớn hơn 5 mét ở phía Hóc Môn đến 11 mét tại quận Gò Vâp.
Theo độ cao khu vực nghiên cứu có thể chia thành 2 vùng:
• Vùng cao chiếm khoảng 80% tổng diện tích quận Gò Vấp, đòa hình có độ
cao cao nhất là khu vực giáp sân bay Tân Sơn Nhất.
GVHD : PGS.TS Nguyễn Việt Kỳ 4
SVTH : Nguyễn Thò Ngọc Thùy – MSSV : 30402550
Đánh giá hiện trạng khai thác nước dưới đất khu vực Gò Vấp – Hóc Môn
• Vùng trũng : gồm huyện Hóc Môn và phần diện tích còn lại của quận Gò
Vấp, phân bố dọc theo kênh Tham Lương ở phía Bắc vùng nghiên cứu và sông Bến
Cát ở phía Đông vùng nghiên cứu. Bề mặt đòa hình khá bằng phẳng, độ chênh cao
của vùng này phổ biến thay đổi từ 0,4m đến 0,5m, ở vùng trũng thường bò ngập
nước vào mùa mưa.
1.3 / ĐẶC ĐIỂM ĐẤT ĐAI:
Trên đòa bàn khu vực nghiên cứu phân bố các loại đất như sau:
• Đất xám trên phù sa cổ
Loại đất này phân bố trên phù sa cổ, đòa hình cao và chiếm khoảng 70% diện
tích quận với 1.330 ha.
Đất có thành phần cơ giới nhẹ (đất thòt pha cát), nghèo dinh dưỡng, lượng hữu
cơ thấp. Độ pH từ 4,5 đến 5. Tuy nhiên, nhiều nơi do bồi dưỡng liên tục các loại
phân hữu cơ với số lượng lớn trong quá trình thâm canh rau, nên độ phì nhiêu của
đất đã được nâng lên đáng kể và độ pH cũng được nâng lên từ 5 đến 5,7. Thoát
nước tốt, khá tơi xốp, thích nghi với các cây trồng cạn, nhất là rau các loại, đồng
thời phù hợp cho các công trình xây dựng nhờ nền đất cứng.
• Đất xám
Diện tích 156 ha (chiếm 8% diện tích tự nhiên của quận Gò Vấp), phân bố
trên dạng đòa hình triền, chuyển tiếp giữa 2 đơn vò đất xám trên phù sa cổ và đất
phèn tiềm tàng sâu. Mẫu chất là phù sa cổ, nhưng ở đòa hình thấp hơn đất xám trên
phù sa cổ nên thường bò ngập nước vào mùa mưa, hàm lượng hữu cơ khá cao, thích

hợp với trồng lúa vào mùa mưa, rau vào mùa khô.
• Đất phèn tiềm tàng sâu
Diện tích 384 ha (chiếm 20% diện tích tự nhiên của quận), phân bố ven sông
Bến Cát trên dạng đòa hình thấp trũng, được hình thành trên mẫu chất là bồi tích
GVHD : PGS.TS Nguyễn Việt Kỳ 5
SVTH : Nguyễn Thò Ngọc Thùy – MSSV : 30402550
Đánh giá hiện trạng khai thác nước dưới đất khu vực Gò Vấp – Hóc Môn
phù sa trong đó có vật liệu sinh phèn. Đất có thành phần cơ giới nặng (sét), giàu
hữu cơ đạm, tuy nhiên có những hạn chế chính là:
- Đất dễ bò lầy, khả năng chòu lực kém.
- Đất phèn tiềm tàng nên độ độc sắt, nhôm khá cao khi bò oxyt hóa, ảnh
hưởng đến năng suất cây trồng.
- Nhiễm mặn nhẹ vào các tháng mùa khô. Đất thích nghi cho các cây trồng
chòu nước như lúa, cói, rau muống, đồng thời có thể trồng mía, dừa và một số loại
cây ăn trái khi được lên líp và có bờ cao.
1.4 / ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU:
Khu vực nghiên cứu thuộc khu vực TP.HCM, nằm trong vùng khí hậu nhiệt
đới gió mùa, cận xích đạo với chế độ nhiệt tương đối ổn đònh, quanh năm cao.
Hàng năm có 2 mùa rõ rệt:
- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11
- Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Hai hướng gió chủ yếu trong năm là hướng Tây Bắc chiếm tần suất 66% và
hướng Đông Nam với tần suất 22%.
Căn cứ theo số liệu khí tượng từ năm 2004 đến 2006 của trạm Tân Sơn Hòa,
TP.HCM nằm trong khu vực nghiên cứu có các đặc trưng về đặc điểm khí hậu như
sau:
a) Nhiệt độ:
Theo số liệu năm 2006 ở trạm Tân Sơn Hòa, nhiệt độ trung bình từ 27 – 28
o
C,

nhiệt độ cao nhất là 36,5
o
C, thấp nhất là 23,8
o
C. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất
29,5
o
C vào tháng 4, thấp nhất 27,2
o
C vào tháng 1.
Khí hậu ôn hoà không quá nóng hoặc không quá lạnh. Chênh lệch nhiệt độ
giữa tháng cao nhất (tháng 4) với tháng thấp nhất (tháng 1) là 2,3
o
C.
So với năm 2004, 2005, nhiệt độ trung bình năm 2006 có xu hướng tăng.
GVHD : PGS.TS Nguyễn Việt Kỳ 6
SVTH : Nguyễn Thò Ngọc Thùy – MSSV : 30402550
Đánh giá hiện trạng khai thác nước dưới đất khu vực Gò Vấp – Hóc Môn
Bảng 1.1: Nhiệt độ (
o
C) qua các năm 2004 – 2006 tại trạm Tân Sơn Hòa
Năm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Trung
bình
năm
2004 27,2 26,7 28,5 30,1 29,5 28,1 27,8 28,0 27,9 27,5 28,0 26,6 27,83
2005 26,2 27,7 28,4 29,8 29,7 28,9 27,5 28,4 27,9 27,6 27,5 26,2 27,98
2006 27,2 28,2 28,6 29,5 29,2 28,4 27,9 27,6 27,6 27,7 28,9 27,3 28,18
(Nguồn Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ)
B

b) Lượng mưa:
GVHD : PGS.TS Nguyễn Việt Kỳ 7
SVTH : Nguyễn Thò Ngọc Thùy – MSSV : 30402550
Biểu đồ 1.1: Nhiệt độ hàng tháng từ 2004-2006 tại trạm Tân Sơn Hòa
Đánh giá hiện trạng khai thác nước dưới đất khu vực Gò Vấp – Hóc Môn
Tổng lượng mưa trong năm 2006 là 1.798mm, tháng cao nhất là tháng 8 với
lượng mưa 349mm và thấp nhất là tháng 1, không có mưa. Lượng mưa tập trung
chủ yếu vào các tháng 4, 5, 8, 9 và 10, chiếm hơn 76,5% lượng mưa của cả năm.
Lượng mưa tập trung trong thời gian ngắn nên lưu lượng dòng chảy mặt rất lớn tạo
sự xói lở rất phổ biến.
Tổng lượng mưa năm 2006 (1.798mm) so với các năm 2004 (1.783mm) và
2005 (1.742mm) không có sự chênh lệch lớn. Tuy nhiên, có sự thay đổi về tháng có
lượng mưa cao nhất năm 2004 (tháng 7 với 355,9mm), năm 2005 (tháng 10 với
388,6mm) và năm 2006 (tháng 8 với 349mm)
Lượng mưa hàng tháng từ 2004 – 2006 được dẫn ở bảng 1.2
Bảng 1.2: Lượng mưa (mm) hàng tháng từ 2004 – 2006 tại trạm Tân Sơn Hòa
Năm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
2004 0,1 0 0 13,2 263,9 246,8 355,9 201,3 283,7 309,0 97,0 12,7
2005 0 0 0 9,6 143,6 273,9 228,0 146,3 182,9 388,6 264,5 105,4
2006 0 72,7 8,6 212,1 299,2 139,4 168,6 349,0 247,7 256,1 16,1 28,9
(Nguồn Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ)
c) Lượng bốc hơi:
Lượng bốc hơi hàng năm trung bình 1.169mm, cao nhất 1.223,3mm, nhỏ nhất
1.136mm. So với lượng mưa, lượng bốc hơi xấp xỉ 60%.
GVHD : PGS.TS Nguyễn Việt Kỳ 8
SVTH : Nguyễn Thò Ngọc Thùy – MSSV : 30402550
Biểu đồ 1.2: Lượng mưa hàng tháng từ 2004-2006 tại trạm Tân Sơn Hòa
Đánh giá hiện trạng khai thác nước dưới đất khu vực Gò Vấp – Hóc Môn
Các tháng mùa khô, lượng bốc hơi cao, từ 104,4 - 146,8mm.
Các tháng mùa mưa lượng bốc hơi thấp, từ 64,9 - 88,4mm.

d) Độ ẩm:
Độ ẩm không khí trung bình là 76,3%, cao nhất 100% (tháng 11), thấp nhất
33% (tháng 1). Mùa mưa độ ẩm cao từ 74 - 89%, mùa khô độ ẩm thấp từ 67 - 73%,
độ ẩm này cho thấy rất thích hợp cho động, thực vật phát triển
Bảng 1.3: Độ ẩm (%) hàng tháng năm 2006 tại trạm Tân Sơn Hòa
Tháng
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Trung bình 71 67 69 73 89 80 81 80 80 80 74 72
Cao nhất 92 92 91 93 95 96 95 97 94 96 100 97
Thấp nhất 33 38 35 39 39 50 50 51 47 46 44 48
(Nguồn Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ)
e) Số giờ nắng:
Số giờ nắng trung bình là 5,2 giờ/ngày. Số giờ nắng cao vào các tháng mùa
khô (cao nhất là tháng 3, 4: 7,1 giờ/ngày), thấp vào các tháng mùa mưa (thấp nhất
là tháng 12 : 3,9 giờ/ngày).
1.5 / THẢM THỰC VẬT:
Khu vực nghiên cứu là khu vực đã và đang trong tiến trình đô thò hoá xen lẫn
với canh tác nông nghiệp quy mô gia đình, chủ yếu là trồng rau, hoa. Cây bóng mát
không nhiều, được trồng rải rác trên các khoảnh đất trống.
1.6 / MẠNG LƯỚI THỦY VĂN :
1.6.1) Khu vực Hóc Môn :
Thành phố tiếp tục tập trung vốn, ngân sách cho các công trình thủy lợi đầu
mối như : kênh Đông, kênh N31A, tiểu dự án công trình Hóc Môn – Bắc Bình
Chánh … và nhân dân tham gia làm thủy lợi nội đồng, kết quả làm tăng năng lực
GVHD : PGS.TS Nguyễn Việt Kỳ 9
SVTH : Nguyễn Thò Ngọc Thùy – MSSV : 30402550
Đánh giá hiện trạng khai thác nước dưới đất khu vực Gò Vấp – Hóc Môn
tưới tiêu thêm 8.000 ha (trong đó 2.500 ha những năm 1999- 2001), tạo thêm nguồn
nước ngọt 9.000 ha, chống ngập úng tăng thêm 4.900 ha ( trong đó có 3.000 ha
những năm (1999 – 2001) góp phần tăng vụ tăng năng suất cây trồng.

Việc khai thác lợi ích công trình thủy lợi kênh Đông Củ Chi phục vụ sản xuất
nông nghiệp có hiệu quả tạo điều kiện nuôi trồng thủy sản , nước sinh họat cho
Thành phố, mực nước ngầm dâng cao, môi trường khí hậu cải thiện.
1.6.2) Khu vực Gò Vấp :
Về mặt không gian có thể chia mạng thủy văn có liên quan đến khu vực nghiên
cứu thành 2 hệ thống : Hệ thống sông rạch trong diện tích quận Gò Vấp và hệ thống
sông rạch ngoại vi.
* H ệ th ố ng sông r ạ ch nội vi:
Đó là hệ thống sông Bến Cát với tổng chiều dài trên toàn quận là 12km, bề
rộng đạt 60m. Trong hệ thống này tùy theo vò trí phân bố, chúng được gọi là hệ
thống rạch Bến Cát, sông Bến Cát, sông Trường Đay, kênh Tham Lương … và một
số chi lưu chằng chòt quanh chúng.
- Rạch Bến Cát bắt nguồn từ Nam huyện Củ Chi qua huyện Hóc Môn - quận 12,
đđổ nước vào ngã ba Bến Phân, bề rộng dòng chảy từ 40 - 50m, chiều sâu từ 2 - 3m.
Rạch Bến Cát chịu tác động của áp triều, mỗi ngày lên xuống 2 lần - chế độ bán
nhật triều.
Lưu lượng mùa khô 1,5 - 1,7 m
3
/s (đđo ngày 28/4/1998)
Lưu lượng mùa mưa 6,5 - 8,8 m
3
/s (đđo ngày 25/4/1998)
- Sông Bến Cát là sự nối dài của rạch Bến Cát và được tính từ ngã ba sông
Bến Phân, theo hướng Đông Nam đổ nước vào sông Sài Gòn. Bề rộng sông từ 60 -
75m đđến 65 - 85m, sâu từ 4 - 6m ở đđoạn gần ngã ba sông, sâu 7 - 8m ở đđoạn tiếp
nối với sông Sài Gòn. Sông có chế độ bán nhật triều.
GVHD : PGS.TS Nguyễn Việt Kỳ 10
SVTH : Nguyễn Thò Ngọc Thùy – MSSV : 30402550
Đánh giá hiện trạng khai thác nước dưới đất khu vực Gò Vấp – Hóc Môn
- Sông Trường Đay với chiều dài khoảng 2km, bắt đđầu từ cầu Trường Đay

đđến ngã ba Bến Phân. Nước đđược phân lưu, một phần chảy về sông Bến Cát, một
phần chảy về hướng Tây Nam, đổ về rạch Chợ Mới. Chiều rộng sông từ 20 - 30m,
sâu từ 2,5-3m, hoạt động theo chế độ bán nhật triều.
- Kênh Tham Lương là kênh được nối dài từ rạch Chợ Mới theo hướng nam
chảy vào sông Cầu Xám – Bình Chánh. Trên diện tích của Quận Gò Vấp còn có
một số hồ nhỏ, tuy nhiên quy mô không đáng kể.
* Hệ thống sông ngòi ngoại vi:
Hệ thống sông ngòi ngoại vi khu vực Gò Vấp chủ yếu là hệ thống sông Sài
Gòn nằm ở phía đông chảy theo hướng Bắc - Nam, đổ về phía Nam thành phố. Các
con sông lớn của miền Đông Nam Bộ, như sông Đồng Nai và sông Vàm cỏ Đông
nằm khá xa khu vực quận (khoảng 4 - 5km) nên không ảnh hưởng điều kiện đòa
chất thuỷ văn khu vực quận Gò Vấp.
Bề rộng sông Sài Gòn từ 250 - 350m, sâu từ 10 - 20m, tàu thuyền đi lại dễ
dàng. Lưu lượng dòng chảy lớn nhất từ 84 - 93m
3
/s, nhỏ nhất từ 20 - 25m
3
/s. Độ
cao mực nước từ -0, 34m đến +1,18m (tại Bình Dương).
Sông Sài Gòn hoạt động theo chế độ bán nhật triều, một ngày lên xuống 2
lần, biên độ thuỷ triều dao động từ 1,5 - 3,1m. Sông Sài Gòn cũng đóng vai trò
trong sự hình thành trữ lượng khai thác tầng chứa nước Pleistocen.
1.7 / ĐIỀU KIỆN KINH TẾ, XÃ HỘI:
1.7.1) Dân số:
- Quận Gò Vấp có 16 phường, tổng diện tích tự nhiên toàn quận là 19,74 km
2
.
Huyện Hóc Môn gồm 10 xã với tổng diện tích tự nhiên là 109,18 km
2
. Do quá trình

đô thò hóa nhanh nên có tỷ lệ tăng dân số nhanh trong giai đọan 2001-2003. Bước
sang giai đọan 2004-2006 tỷ lệ tăng dân số đã giảm đáng kể.
GVHD : PGS.TS Nguyễn Việt Kỳ 11
SVTH : Nguyễn Thò Ngọc Thùy – MSSV : 30402550
Đánh giá hiện trạng khai thác nước dưới đất khu vực Gò Vấp – Hóc Môn
Bảng 1.4: Tình hình tăng dân số quận Gò Vấp và huyện Hóc Môn
từ năm 1999 - 2006
Năm Quận Gò Vấp Huyện Hóc Môn
Năm 2000 331.266 207.591
Năm 2001 345.420 210.358
Năm 2002 372.593 214.952
Năm 2003 412.802 220.337
Năm 2004 443.419
Năm 2005 468.468
Năm 2006 478.033
(Nguồn Cục thống kê TP.HCM)
1.7.2) Kinh tế:
a) Về công nghiệp:
Sản phẩm chủ yếu là các mặt hàng tiêu dùng và tiểu thủ công nghiệp như dệt,
may, thêu, da. Các mặt hàng nước chấm, nước giải khát đang là thế mạnh của
ngành sản xuất chế biến lương thực, thực phẩm của quận. Ngoài ra, các sản phẩm
thủ công mỹ nghệ như chiếu, mành trúc, sơn mài... của Gò Vấp cũng khá nổi tiếng
trên thò trường.
b) Về thương mại – dòch vụ:
Quận có các chợ và các khu phố thương mại lớn như khu thương mại chợ Gò
Vấp, khu phố chợ Tân Sơn Nhất, khu thương mại Hạnh Thông Tây, khu thương mại
dòch vụ An Lộc.
c) Về du lòch:
Khu vực nghiên cứu có nhiều làng hoa, nhà vườn kinh doanh dich vụ du lòch
và nhiều làng nghề.

1.7.3 Cơ sở hạ tầng:
GVHD : PGS.TS Nguyễn Việt Kỳ 12
SVTH : Nguyễn Thò Ngọc Thùy – MSSV : 30402550
Đánh giá hiện trạng khai thác nước dưới đất khu vực Gò Vấp – Hóc Môn
a) Cấp điện:
- Hóc Môn : Đến nay đã có 100% xã, thò trấn được cấp điện từ mạng lưới điện
quốc gia theo giá qui đònh nhà nước, 99,2 % số hộ nông thôn đang sử dụng điện,
đây là thành tích nổi bật cả nước.
- Gò Vấp : Nguồn cung cấp điện cho khu vực là các trạm biến điện nguồn của
lưới truyền tải điện quốc gia. Khác với một số quận, lưới phân phối ở quận Gò Vấp
chỉ có một cấp điện thế 15KV.Đây là một thuận lợi lớn cho việc quản lý vận hành
và phát triển lưới điện.
b) Cấp nước:
- Hóc Môn : chương trình sử dụng nước sạch nông thôn ở Thành phố được
triển khai từ năm 1997. Do đặc điểm của khu vực nghiên cứu là dân cư phân tán
trên đòa bàn rộng nên hệ thống cấp nước của thành phố hầu như không có. Để khắc
phục tình trạng này thành phố đã dành nguồn vốn ngân sách (chiếm chủ yếu trong
các nguồn vốn ) để phát triển giếng lẻ bơm tay và đặc biệt là các trạm cấp nước
tập trung ở các khu dân cư tập trung. Hiện nay trên đòa bàn huyện Hóc Môn có 13
trạm cấp nước tập trung với công suất khoảng 3.000 m
3
/ngày đêm do Trung tâm
Nước Sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn quản lý . Theo thống kê năm
2006 nguồn nước sử dụng ở nông thôn như sau:
- Số hộ dân sử dụng nước sạch : 87,5 % (toàn thành là 97.1%)
- Sử dụng nước máy : 25,53 % số hộ
- Sử dụng nước giếng : 60,7 % số hộ
- Sử dụng nước mưa : 3,08 % số hộ
- Sử dụng nguồn nước khác : 3,69 % số hộ
GVHD : PGS.TS Nguyễn Việt Kỳ 13

SVTH : Nguyễn Thò Ngọc Thùy – MSSV : 30402550
Đánh giá hiện trạng khai thác nước dưới đất khu vực Gò Vấp – Hóc Môn
- Gò Vấp : Nước từ hệ thống cấp nước thành phố có chất lượng tốt nhưng rất
hạn chế. Nước từ các giếng khoan ngầm được sử dụng rộng rãi nhờ dễ khai thác và
chi phí thấp nhưng thường không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép sử dụng.
GVHD : PGS.TS Nguyễn Việt Kỳ 14
SVTH : Nguyễn Thò Ngọc Thùy – MSSV : 30402550
Đánh giá hiện trạng khai thác nước dưới đất khu vực Gò Vấp – Hóc Môn
CHƯƠNG 2 :
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT – ĐỊA CHẤT THỦY VĂN
KHU VỰC NGHIÊN CỨU
Khu vực Gò Vấp – Hóc Môn nằm trong TP.HCM. Do đó, lòch sử nghiên cứu
ĐC và ĐCTV, đặc điểm ĐC-ĐCTV của quận gắn liền với của thành phố.
2.1/ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT VÀ ĐỊA CHẤT THỦY VĂN:
Dựa vào mức độ, mục đích và thời gian nghiên cứu có thể chia thành hai giai
đọan chính sau:
2.1.1) Giai đọan trước năm 1975:
Giai đoạn này có thời gian lòch sử kéo dài trên một nửa thế kỷ trong hoàn
cảnh thành phố nằm dươí sự kiểm soát của các chế độ thực dân cũ và mới. Sự
nghiệp nghiên cứu ĐCTV được các chuyên gia người Pháp thực hiện đầu tiên gắn
liền với việc nghiên cứu đòa chất, khai thác tài nguyên và xây dựng cơ sở vật chất.
Tiếp sau đó còn có sự tham gia của các nhà nghiên cứu nước ngoài khác (Mỹ,
Nhật) và các tác giả Việt Nam. Công trình nghiên cứu đầu tiên có lẽ là “Lòch sử
cấp nước thành phố Sài Gòn “ của Brenil và Nolleret (1936). Trong thập kỷ 50 có
sự đóng góp của các tác giả Richard.C, Vielard Godon, Brashears với các nội dung
“ Vấn đề nước uống được ở Việt Nam và sự kiểm tra các hệ thống phân phối
công cộng “, “Tầm quan trọng của nước mưa ở Sài Gòn “, “Tiềm năng cấp nước
vùng Sài Gòn-Chợ Lớn “. Trong khoảng những năm từ 1969-1975 còn có ”Phát
hiện nước ngọt ở vùng rừng Sát tỉnh Gia Đònh“ của Anderson H.R, Nguyễn Đình
Viễn và Trònh Thanh Phác. Ngoài ra Rasmusseu còn có bài viết về “Tiềm năng

nước dưới đất châu thổ sông Mêkông“. Trong đó đã phác họa được những nét
GVHD : PGS.TS Nguyễn Việt Kỳ 15
SVTH : Nguyễn Thò Ngọc Thùy – MSSV : 30402550
Đánh giá hiện trạng khai thác nước dưới đất khu vực Gò Vấp – Hóc Môn
khái quát về điều kiện ĐCTV khu vực bao trùm lãnh thổ thành phố, rút ra được
những nhận xét về triển vọng nước và kiến nghò về khai thác sử dụng.
Nhìn chung số lượng nghiên cứu không nhiều, mang tính chất khái lược hoặc
tản mạn, thiếu hệ thống. Tuy nhiên cũng cần lưu ý người đọc về tính chất thực
dụng. Trong việc đầu tư vốn dưới các thời kỳ thuộc chế độ cũ khó có thể có được
công trình nghiên cứu dài hơi và có hệ thống trong lónh vực này. Trong khi đó, kỹ
nghệ khoan giếng khai thác nước ngầm lại khá phát triển. Trong khoảng 34 năm, từ
năm 1932 đến 1966 đã có ít nhất 35 lỗ khoan khai thác nước ngầm được thực hiện
trong phạm vi thành phố. Lỗ khoan sâu nhất đạt được là 52 mét, nông nhất là 17
mét, khai thác bình quân 3100 m
3
/ngày. Trong số này còn có hơn 10 lỗ khoan đang
hoạt động.
Đáng kể nhất trong việc nghiên cứu điều kiện ĐCTV là công cuộc khảo sát
nguồn nước ngầm Hóc Môn để cấp nước cho thành phố Sài Gòn thay thế cho
nguồn nước cũ đang ngày càng giảm dần do khai thác quá mức cho phép. Trước
tình hình dân số ngày càng đông thì có thể nói đây là công trình duy nhất có sự đầu
tư đáng kể của chính quyền cũ. Công tác khảo sát do công ty đòa vật lý của Nhật
Bản tiến hành dưới sự lãnh đạo của Tiến só Hyronm Tanabe theo nhiều bước từ
năm 1970 – 1973. Đây là một công trình điều tra cơ bản được tiến hành khá
nghiêm túc và đạt được kết quả nhất đònh trong việc đánh giá tiềm năng nước dưới
đất vùng Hóc Môn. Tuy nhiên cần phải thấy rằng công tác nghiên cứu ở đây mới
chỉ giới hạn ở việc đo sâu điện với khối lượng 50 điểm tới chiều sâu 150 mét trên
cơ sở 3 lỗ khoan sâu 120 mét. Đã vậy, chiều sâu nghiên cứu (khoan, bơm, đo đòa
vật lý) đều được chọn một cách máy móc và việc phân chia lớp cũng dựa trên
những nhận thức trực quan, không chú ý đến cấu trúc điạ chất và đòa tầng, do đó

cũng rất khó khăn trong việc liên hệ và đánh giá mối quan hệ của vùng nghiên cứu
GVHD : PGS.TS Nguyễn Việt Kỳ 16
SVTH : Nguyễn Thò Ngọc Thùy – MSSV : 30402550
Đánh giá hiện trạng khai thác nước dưới đất khu vực Gò Vấp – Hóc Môn
với miền cung cấp nước và miền thoát của nó. Sự vận dụng các kết quả này vào
việc đánh giá điều kiện đòa chất thủy văn chung của lãnh thổ sẽ rất hạn chế.
2.1.2) Giai đoạn sau năm 1975 :
- Năm 1975 Lê Thạc Xính đã hiệu đính và cho xuất bản tờ bản đồ Đòa chất
thủy văn phần miền Nam tỷ lệ 1:500000 trong đó có vùng nghiên cứu.
- Năm 1980 Phan Đình Điệp và Vương Văn Phổ Danh công bố công trình
“Nước ngầm ở Đồng bằng sông Cửu Long“.
- Từ năm 1978 – 1983, do Trần Hồng Phú chủ biên đã thành lập tờ bản đồ
Đòa chất thủy văn tỷ lệ 1:500.000 toàn Việt Nam. Trong đó thành phố Hồ Chí Minh
nói riêng và quận Gò Vấp – Hóc Môn nói chung được xếp vào rìa bồn actezi của
đồng bằng sông Cửu Long với 3 tầng chứa nước có tuổi là Q
I-III
, N
2
-Q
1
, N
2
.
- Năm 1981 – 1984, Tô Văn Nhụ ( Bộ Xây Dựng ) đã tiến hành khảo sát
thăm dò vùng Hóc Môn với mục tiêu trữ lượng là 50000 m
3
/ngày. Báo cáo đã làm
sáng tỏ phần nào về đặc điểm đòa chất, đòa chất thủy văn của vùng. Về khối lượng
gồm 17 điểm khoan, 12 lỗ khoan bơm hút thí nghiệm cùng nhiều điểm đo đòa vật
lý, đo carota, lấy mẫu thí nghiệm, quan trắc động thái. . . Chiều sâu nghiên cứu từ

120 mét trở lên, một số điểm sử dụng 150 mét.
- Từ năm 1983 – 1988, Đoàn Văn Tín đã thiết lập bản đồ ĐCCT-ĐCTV tỷ lệ
1:50.000 trên toàn thành phố, trong đó ở vùng công tác có 5 cụm lỗ khoan. Kết quả
tờ bản đồ này đã chi tiết hóa về đòa tầng, diện phân bố các tầng chứa nước.
- Năm 1985, Sở Thủy Lợi thành phố Hồ Chí Minh đã thành lập báo cáo
“Nghiên cứu dự báo trữ lượng nước ngầm phục vụ nông nghiệp tại thành phố Hồ
Chí Minh“. Công trình này chủ yếu đánh giá tầng chứa nước Q
I-III
.
- Từ năm 1983 – 1992, Bùi Thế Đònh và các tác giả khác của Liên Đoàn 8
đã hoàn thành tờ bản đồ ĐCCT-ĐCTV Nam Bộ tỷ lệ 1:200.000.
GVHD : PGS.TS Nguyễn Việt Kỳ 17
SVTH : Nguyễn Thò Ngọc Thùy – MSSV : 30402550
Đánh giá hiện trạng khai thác nước dưới đất khu vực Gò Vấp – Hóc Môn
- Năm 1988, Vũ Văn Nghi đã thành lập báo cáo “Tính trữ lượng khai thác
nước dưới đất nhà máy nước Hóc Môn thành phố Hồ Chí Minh“. Báo cáo được Hội
đồng xét duyệt trữ lượng khoáng sản nhà nước thông qua với trữ lượng:
Cấp B : 46.000 m
3
/ngày
Cấp C
1
: 9.150 m
3
/ngày
Cấp C
2
: 47.850 m
3
/ngày

- Năm 1991, Liên Đoàn 8 tiếp tục hoàn thành báo cáo kết quả thăm dò sơ bộ
vùng Củ Chi – Hóc Môn do Nguyễn Quốc Dũng làm chủ biên với trữ lượng đã
được hội đồng xét duyệt trữ lượng khoáng sản nhà nước thông qua là:
Cấp A + B : 53.000 m
3
/ngày
Cấp C
1
: 30.000 m
3
/ngày
- Năm 1994, Vũ Văn Nghi chủ biên thành lập báo cáo “Tính trữ lượng nguồn
nước dưới đất cho nhà máy nước Bình Chánh thành phố Hồ Chí Minh. Báo cáo
được Hội đồng xét duyệt trữ lượng khoáng sản nhà nước thông qua với trữ lượng :
Cấp A : 7.400 m
3
/ngày
Cấp B : 17.600 m
3
/ngày
Cấp C
1
: 77.000 m
3
/ngày
Cấp C
2
: 282.000 m
3
/ngày

- Năm 1995, Vũ Văn Nghi đã thành lập báo cáo “Tổng hợp đánh giá tài
nguyên nước ngầm vùng thành phố Hồ Chí Minh“ đưa ra trữ lượng cấp công
nghiệp và các cấp của vùng thành phố Hồ Chí Minh đã được tìm kiếm thăm dò là:
Cấp A+ B : 260.000 m
3
/ngày
Cấp C
1
: 144.000 m
3
/ngày
Cấp C
2
: 337.000 m
3
/ngày
- Năm 1997, Liên đoàn 8 đã hoàn thành báo cáo “Điều tra đòa chất đô thò
thành phố Hồ Chí Minh” do Trần Hồng Phú làm chủ biên, trong báo cáo này có
GVHD : PGS.TS Nguyễn Việt Kỳ 18
SVTH : Nguyễn Thò Ngọc Thùy – MSSV : 30402550
Đánh giá hiện trạng khai thác nước dưới đất khu vực Gò Vấp – Hóc Môn
một phần đề cập đến đòa chất thủy văn của vùng, đã làm sáng tỏ được điều kiện
đòa chất thủy văn về độ giàu nước, tính chất thủy hóa trong các tầng chứa. Báo cáo
cũng đã sơ bộ dự báo về trữ lượng tiềm năng nước dưới đất và khả năng cấp nước
cho thành phố.
Tóm lại, lòch sử nghiên cứu ĐCCT-ĐCTV trên lãnh thổ quận Gò Vấp – Hóc
Môn suốt gần một thế kỷ qua đã diễn ra trong 2 giai đoạn. Từ 30/4/1975 trở về
trước là giai đoạn khởi đầu với sự đóng góp chủ yếu của các nhà đòa chất nước
ngoài và đặc trưng bởi các đề tài nghiên cứu có tính chất tản mạn, thực dụng hay là
rất khái lược. Chỉ có một số công trình thăm dò nước ở Hóc Môn được đầu tư thích

đáng nhưng thực hiện còn dở dang. Nhưng những công trình nghiên cứu trong giai
đoạn này đóng góp như một màn mở đầu cho giai đoạn sau 30/04/1975. Từ ngày
30/04/1975 về sau là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của công tác nghiên cứu ĐC-
ĐCTV khu vực. Các công trình nghiên cứu thăm dò được sự đầu tư thích đáng của
nhà nước được thực hiện từng bước từ sơ lược đến chi tiết, từ diện đến điểm nên nói
chung đã hệ thống hoá được sự hiểu biết chung của thời đại về đặc điểm ĐC-
ĐCTV của lãnh thổ. Các công trình nghiên cứu ĐC-ĐCTV khu vực thực hiện trong
giai đoạn này chính là nền tảng cho việc thực hiện công tác đo vẽ bản đồ ĐC-
ĐCTV tỷ lệ 1:50.000 sau này.
2.2/ ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT:
Theo báo cáo thành lập tờ bản đồ đòa chất công trình và đòa chất thủy văn tỉ
lệ 1:50.000 khu vực thành phố Hồ Chí Minh (do Liên đoàn Đòa chất công trình và
Đòa chất thủy văn miền Nam lập năm 1989), trong vùng nghiên cứu có các mặt cắt
đòa tầng từ Mesozoi đến Kainozoi. Thuộc Mesozoi có các trầm tích Jura giữa hệ
tầng La Ngà (J
2
ln ), trầm tích phun trào Jura trên - Krêta dưới hệ tầng Long Bình
(J
3-
K
1
lb). Thuộc Kainozoi có các trầm tích Neogen, Pleistocen, Holocen .
GVHD : PGS.TS Nguyễn Việt Kỳ 19
SVTH : Nguyễn Thò Ngọc Thùy – MSSV : 30402550
Đánh giá hiện trạng khai thác nước dưới đất khu vực Gò Vấp – Hóc Môn
a) Giới Mezozoi (MZ)
Các thành tạo Mesozoi trong phạm vi thành phố đó là sự có mặt của các hệ
tầng La Ngà và hệ tầng Long Bình với các đặc điểm thành phần thạch học chủ yếu
như sau :
- Trầm tích Jura giữa hệ tầng La Ngà (J

2
ln) : đây là một tập hợp các thành
tạo trầm tích lục nguyên có thành phần chủ yếu là lớp sét kết, bột kết màu xám
xanh, xanh đen, phân lớp mỏng . Trầm tích này không hiển lộ trên bề mặt. Trong
phạm vi thành phố Hồ Chí Minh các đá của hệ tầng La ngà chỉ gặp ở hai lỗ khoan
818 và 801. Lỗ khoan 818 ở ấp Hàm Luông, Long Bình, Thủ Đức: Đá của hệ tầng
La Ngà trong lỗ khoan này phân bố ở độ sâu từ 351 – 398 m, bề dày là 47 m.
- Trầm tích phun trào Jura trên và Krêta dưới hệ tầng Long Bình( J
3
-K
1
lb) :
các trầm tích hệ tầng Long Bình chỉ lộ ra ở phạm vi nhỏ hẹp thuộc khu đồi Long
Bình ( quận Thủ Đức ) , thành phần gồm các đá phun trào andezit, dacid xen kẹp
tuf và bột kết màu xám xanh cùng các đá granit thuộc phức hệ Đèo Cả ( γK đc ).
Các trầm tích trên được phát hiện ở lỗ khoan 818 ấp Hàm Luông, xã Long Bình,
huyện Thủ Đức, phân bố ở độ sâu từ 0 – 351 m. Chiều dày chung của hệ tầng Long
Bình là 352 – 370 m. Các loại đá trên đã lộ ra ở Long Bình, Châu Thới ở phía Bắc
thành phố Hồ Chí Minh đến các vùng đồi núi phía Đông thành phố Hồ Chí Minh
thuộc Bà Ròa – Vũng Tàu. Chúng được thành tạo vào giai đoạn cuối Mesozoi
muộn. Các đá trên cấu thành móng cứng rắn của vùng, trên đó được lắp đầy các
trầm tích Neogen , Đệ Tứ.
Hình thái bề mặt đá móng được khắc họa khá rõ qua các tuyến mặt cắt.
Đáng chú ý là các tuyến hướng Tây Bắc – Đông Nam và các tuyến hướng Đông
Bắc – Tây Nam. Qua 3 tuyến dọc theo hướng cấu trúc chính Tây Bắc – Đông Nam
có thể thấy rõ bề mặt đòa hình móng đá cứng chắc của vùng có dạng một lòng chảo
mà trung tâm của nó là khoảng từ phía nam kênh Tàu Hủ đến phía nam bến phà
GVHD : PGS.TS Nguyễn Việt Kỳ 20
SVTH : Nguyễn Thò Ngọc Thùy – MSSV : 30402550
Đánh giá hiện trạng khai thác nước dưới đất khu vực Gò Vấp – Hóc Môn

Bình Khánh. Vùng nâng ở phía Tây Bắc phù hợp với diện phân bố của đới đòa hình
nổi cao Củ Chi – Hóc Môn. Trong đới này cũng còn tồn tại một dải lõm hẹp dọc
theo diện phân bố của kênh An Hạ làm tách ra hai phần gò đồi Củ Chi và gò đồi
thấp Hóc Môn.
b) Giới Kainozoi (KZ):
+ Hệ Neogen –Thống Pliocen (N
2
):
Trong các trầm tích Pliocen đã được xác đònh trong các báo cáo trước đây,
ranh giới trên được xác đònh bởi các bề mặt phong hóa mạnh mẽ của các lớp bột
phân lớp móng gắn kết chắc chứa nhiều kết vón sắt dạng hạt đậu và các ổ kết hạch
cacbonat dạng sederit rắn chắc.
Trong bản thân các trầm tích Pliocen có thể phân ra 2 phụ thống theo đặc
điểm thạch học và ranh giới bề mặt phong hóa : phụ thống Pliocen dưới (
1
2
N
) và
phụ thống Pliocen trên (
2
2
N
).
• Về thành phần độ hạt : bởi vì chúng được thành tạo chủ yếu trong môi
trường lục đòa với biểu hiện cấu trúc nhòp từ thô đến mòn, nhiều nơi phần cuối của
nhòp chỉ là cát mòn, cát bột nằm ngay trên lớp sạn sỏi, cát trung thô nên khả năng
phân cách giữa các lớp yếu, có nơi gần như không phân cách.
• Về các bề mặt phong hóa của các trầm tích Pliocen dưới và trên :
Ranh giới trên của các trầm tích
1

2
N

2
2
N
có thành phần là sét, bột cát,
đôi khi cát mòn mỏng. Phần trên cùng bò phong hóa mạnh mẽ màu nâu đỏ, vàng
xám xanh, chứa nhiều kết vón sắt và các ổ kết hạch cacbonat rắn chắc. Bề mặt
phong hóa này đïc coi là dấu hiệu để xác đònh ranh giới giữa
1
2
N

2
2
N

. Tuy
nhiên chiều dày và sự phân bố có thể khác nhau, cụ thể là :
+ Lớp sét, bột cát nằm trên cùng của hệ tầng
1
2
N

2
2
N
có chiều dày từ
2m đến 10m, mức độ duy trì theo hướng Tây Bắc về Đông Nam khá ổn đònh, chiều

sâu phân bố phân bố của lớp biến đổi trong khoảng 95,5m đến 118m , xu hướng
GVHD : PGS.TS Nguyễn Việt Kỳ 21
SVTH : Nguyễn Thò Ngọc Thùy – MSSV : 30402550
Đánh giá hiện trạng khai thác nước dưới đất khu vực Gò Vấp – Hóc Môn
chìm dần từ tây bắc về đông nam. Trên tuyến Đông Bắc – Tây Nam chúng cũng
phân bố từ độ sâu 60 – 80 mét ở phía Đông Bắc, 180 – 200 mét ở phía Đông Nam
thành phố. Do hiện tượng biến đổi trầm tích tướng đá cũng như quá trình phong hóa
bóc mòn của giai đoạn sau nên lớp này bò thay đổi bởi lớp cát mòn hay cát trung
thô. Điều đó cho thấy rõ sự liên quan trực tiếp giữa nước trong trầm tích
1
2
N

nước trong trầm tích
2
2
N
.
+ Lớp sét, bột cát nằm trên tầng trên cùng của lớp
2
2
N
được phát hiện ở
độ sâu từ 26m đến 41,5m. Lớp này bò phong hoá laterit khá mạnh. Mức độ ổn đònh
của chúng cũng kém hơn do các quá trình bóc mòn của các giai đoạn phát triển hệ
thống sông Sài Gòn cổ cũng như hiện đại. Điều đó cho thấy nước trong trầm tích
2
2
N
có liên quan trực tiếp với nước chứa trong trầm tích Pleistocen (Q

1
) và cả với
nước trong trầm tích Holocen (Q
2
) ở khu vực lòng sông Sài Gòn hiện đại.
Bề dày các trầm tích Pliocen trên mỗi tuyến tương đối ổn đònh và trùng hợp
với bề mặt của móng đá cứng rắn, điều này được thể hiện rõ trên các mặt cắt,
chiều dày của trầm tích Pliocen trên từ 72m đến 80,0m và của trầm tích Pliocen
dưới từ 50m đến 80m.
+ Hệ Đệ Tứ - Thống Pleistocen (
1
Q
):
Các trầm tích Q
1
lộ ra liên tục trên đòa hình cao 4,5 mét trở lên , phần lộ ra
lớn nhất là Củ Chi – Hóc Môn đến phía Đông thành phố Hồ Chí Minh , một phần
lộ ra đáng kể ở Thủ Đức giáp với sông Đồng Nai. Phần lớn diện tích phía nam
thành phố Hồ Chí Minh về Nhà Bè, Bình Khánh, Cần Giờ chúng bò phủ bởi các
trầm tích Holocen. Trong phạm vi từ thành phố Hồ Chí Minh về phía Tây Bắc
(vùng Hóc Môn, Củ Chi), các trầm tích chủ yếu có nguồn gốc sông, về phía Đông
và phía Nam có yếu tố hỗn hợp sông biển. Ở các vùng lộ có thể thấy mặt cắt gồm
3 lớp lớp từ dưới lên như sau :
GVHD : PGS.TS Nguyễn Việt Kỳ 22
SVTH : Nguyễn Thò Ngọc Thùy – MSSV : 30402550
Đánh giá hiện trạng khai thác nước dưới đất khu vực Gò Vấp – Hóc Môn
• Lớp 1 : Cuội sỏi lẫn cát thạch anh và sét cao lanh màu vàng, đỏ. Đôi chỗ
chứa ít thấu kính sét cao lanh màu trắng chuyển lên là cát trung thô đến mòn lẫn ít
sét, gắn kết khá chắc. Chiều dày biến đổi từ 12 mét đến 20 mét.
• Lớp 2 : Cát sạn sỏi bò laterit hóa khá mạnh mẽ, các kết vón laterit có kích

thước từ 3–7cm với nhiều hình thù méo mó, góc cạnh với khung sắt cứng chắc .
Chiều dày lớp biến đổi từ 2 mét đến hơn 10 mét.
• Lớp 3 : Cát mòn hay cát bột màu xám vàng, xám trắng mà đặc trưng là
vùng Củ Chi , đôi chỗ là bột cát , có chiều dày từ 2 mét đến 5 mét. Lớp 3 là lớp
được Bùi Phú Mỹ (1983) gọi là tầng đất xám tuổi Pleistocen muộn.
Về phía trên chúng bò phủ bất chỉnh hợp bởi các trầm tích Holocen .
+ Hệ Đệ Tứ - Thống Holocen (Q
2
):
Các trầm tích Q
2
được phân ra thành các phân vò đòa tầng với nhiều nguồn
gốc khác nhau :
+ Hệ tầng Bình Chánh: tầng gồm nhiều nguồn gốc khác nhau. Trầm tích
nguồn gốc hỗn hợp sông biển ( am
21
2

Q
bc), tại vết lộ S.1095 ấp Lan Nhì, xã Đông
Thạnh, huyện Hóc Môn thể hiện rõ hai lớp (lớp trên dày 2 m, lớp dưới dày 0.8 m).
+ Hệ tầng Cần Giờ : nguồn gốc sông biển , đầm lầy – biển và một vài thể
nhỏ trầm tích biển Cần Giờ (
32
2

Q
cg). Bề dày chung của tầng tại lỗ khoan 511 là
4.2m.
Chúng phủ bất chỉnh hợp lên các trầm tích

31
1

Q
tại các vùng dọc theo thung
lũng sông Sài Gòn , thung lũng Lê Minh Xuân và toàn bộ vùng Bình Chánh , Nhà
Bè , Duyên Hải . Các trầm tích chỉ phân bố ở độ cao từ 4 mét trở xuống .
Vùng thành phố Hồ Chí Minh đến Củ Chi, các trầm tích này phân bố rải rác
theo kênh rạch , đáng kể là kênh An Hạ có diện phân bố rộng, nối liền thung lũng
sông Sài Gòn và Lê Minh Xuân. Chiều dày từ 2 – 5 mét .
GVHD : PGS.TS Nguyễn Việt Kỳ 23
SVTH : Nguyễn Thò Ngọc Thùy – MSSV : 30402550
Đánh giá hiện trạng khai thác nước dưới đất khu vực Gò Vấp – Hóc Môn
Vùng Lê Minh Xuân đến Bình Chánh, Nhà Bè đến Cần Giờ chiều dày tăng
từ 25 mét đến 47 mét. Thành phần mặt cắt từ dưới lên có 3 lớp :
• Lớp 1 : dưới là cát thô lẫn sạn sỏi thạch anh, chuyển dần lên là cát trung
mòn lẫn ít bùn thực vật có tướng trầm tích sông, chiều dày 22 mét. Lớp này chỉ tồn
tại trong vùng thung lũng Lê Minh Xuân về đến Bình Chánh, Nhà Bè, phản ánh
một giai đoạn sông vào giai đoạn đầu Holocen.
• Lớp 2 : Bột sét màu xám xanh, vàng nâu xám, chứa ít kết vón dạng ống
hay tròn nhỏ, dày 9 mét. Các trầm tích lớp 1 và 2 thuộc hệ tầng Bình Chánh .
• Lớp 3 : Sét bột, sét màu đen xám chứa nhiều vụn thực vật và mảnh vỏ
động vật.
Lớp 2 và 3 phân bố rộng hơn, tràn lên cả thung lũng sông Sài Gòn, An Hạ,
là sản phẩm của quá trình biển tiến vào cuối Holocen, thuộc hệ tầng Cần Giờ (
32
2

Q
). Vào giai đọan này Cần Giờ xuất hiện thêm các giồng cát ven biển diện tích

nhỏ với chiều dày từ 3 – 10 mét .
2.3/ ĐẶC ĐIỂM KIẾN TẠO :
Theo báo cáo thành lập tờ bản đồ đòa chất công trình và đòa chất thủy văn tỉ lệ
1:50.000 khu vực thành phố Hồ Chí Minh (do Liên đoàn Đòa chất công trình và Đòa
chất thủy văn miền Nam lập năm 1989), đặc điểm kiến tạo của khu vực như sau :
2.3.1) Cấu trúc :
Khu vực thành phố Hồ Chí Minh nói chung và quận Gò Vấp – Hóc Môn nói
riêng thuộc phần đông bắc trũng Kainozoi Cửu Long, đồng thời cũng là phần tiếp
giáp về phía nam của đới hoạt hóa Mesozoi Đà Lạt qua đứt gãy Bà Ròa – Biên
Hòa. Do vậy vùng này thể hiện rõ hai tầng cấu trúc chủ yếu :
a) Tầng cấu trúc Mesozoi :
Tham gia vào cấu trúc này là các thành hệ lục nguyên hệ tầng La Ngà và
thành hệ trầm tích phun trào hệ tầng Long Bình. Chúng được hình thành vào cuối
GVHD : PGS.TS Nguyễn Việt Kỳ 24
SVTH : Nguyễn Thò Ngọc Thùy – MSSV : 30402550
Đánh giá hiện trạng khai thác nước dưới đất khu vực Gò Vấp – Hóc Môn
thời kỳ hoạt hoá Mesozoi và kết thúc vào pha xâm nhập phức hệ Đèo Cả – Krêta
muộn. Tầng cấu trúc Mesozoi đóng vai trò là móng cứng rắn của đồng bằng trong
vùng nghiên cứu và là các yếu tố khống chế các trầm tích Kainozoi. Bề mặt phân
bố của tầng không bằng phẳng, chúng bò chia cắt mạnh mẽ bởi các đứt gãy hướng
Tây Bắc – Đông Nam và hướng Đông Bắc – Tây Nam. Các đứt gãy hướng Tây bắc
– Đông Nam là yếu tố gây nên cấu trúc dạng bậc thang của bề mặt móng đã được
nêu ở phần đòa tầng Mezozoi, cũng theo hướng sụp lún của móng chiều dày các
trầm tích Kainozoi tăng lên rõ rệt từ Đông Bắc (Thủ Đức) về Tây Nam (vùng Bình
Chánh). Ngược lại theo hướng Tây Bắc về Đông Nam móng có dạng võng ở phần
trung tâm và nâng lên dần về phía Củ Chi và Duyên Hải.
b) Tầng cấu trúc Kainozoi :
Các thành tạo cấu trúc này phủ bất chỉnh hợp lên tầng cấu trúc Mesozoi
trong đó đã phân ra hai phụ tầng cấu trúc là phụ tầng cấu trúc Neogen và phụ tầng
cấu trúc Đệ Tứ.

• Phụ tầng cấu trúc Neogen : Bao gồm các trầm tích Neogen với nguồn gốc
châu thổ. Các đất đá được gắn kết nhẹ và bò biến vò yếu với độ dốc từ 10
O
– 15
O
.
Chiều dày chung của phụ tầng từ 200 – 240 mét và có xu hướng tăng dần theo sự
sụp lún của móng về phía Tây – Tây Nam.
• Phụ ïtầng cấu trúc Đệ Tứ : Các đất đá của phụ tầng phủ bất chỉnh hợp lên
phụ tầng Neogen với bề mặt phong hóa , bóc mòn rõ rệt. Các đất đá còn ở dạng bở
rời và thể hiện rõ hai phần có nguồn gốc khác biệt. Phần dưới là các thành tạo lục
đòa của Pleistocen, phía trên là cách thành tạo đa nguồn gốc Holocen. Giữa hai
phần này cũng có quan hệ gián đoạn, phong hóa, bóc mòn rõ rệt.
Các gián đoạn giữa các tầng và phụ tầng cấu trúc là yếu tố quan trọng để
phân chia chính xác đòa tầng và liên kết chúng. Các lớp phong hóa thể hiện khá rõ
và có thể coi như các “ tầng chuẩn “ trong liên kết đòa tầng khu vực.
GVHD : PGS.TS Nguyễn Việt Kỳ 25
SVTH : Nguyễn Thò Ngọc Thùy – MSSV : 30402550

×