Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

PHÒNG NGỪA CHUẨN – rửa TAY – TRANG PHỤC PHÒNG hộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.18 MB, 16 trang )

PHÒNG NGỪA CHUẨN – RỬA TAY – TRANG PHỤC PHÒNG HỘ
Bs. Đỗ Thị Bích Nga
Khoa KSNK – Bệnh viện ĐKTT An Giang
RỬA TAY
(Ngày rửa tay thế giới: ngày 05 tháng 05)
I. ĐẠI CƯƠNG:
Bàn tay có vai trò quan trọng trong cuộc sống, nó giúp chúng ta làm việc, chăm
sóc con cái, chăm sóc bản thân, do vậy một bàn tay sạch, khỏe mạnh là một bàn tay
an toàn về mọi phương diện. Bàn tay trở nên bẩn, chứa nhiều nầm bệnh, lúc ấy sẽ trở
thành bàn tay bệnh tật, bàn tay không an toàn và có thể gieo rắc các nầm bệnh cho
chính chúng ta và những người thân yêu của mình.
Bàn tay còn là công cụ để nhân viên y tế khám, điều trị, chăm sóc bệnh nhân
và làm mọi việc, nên đây là nguồn chứa các tác nhân gây bệnh
II. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VỆ SINH TAY:
Theo WHO ước tính trên toàn cầu có 59 triệu nhân viên y tế, tương đương với
hơn 100 triệu bàn tay chạm vào điều trị BN mỗi ngày, nếu cán bộ y tế thực hiện tốt
việc VST thì tỉ lệ nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc y tế giảm đi đáng kể (giảm
40% bệnh tiêu chảy nếu mọi người thực hiện rửa tay thường xuyên hàng ngày).
Khảo sát trong năm nay của 61/63 tỉnh, thành phố, tổng số ca nhiễm tay chân
miệng là 66 nghìn ca mắc, có 119 ca tử vong. Đây là bệnh nguy hiểm, chưa có thuốc
điều trị đặc hiệu, do đó VST và tích cực thực hiện VST chính là biện pháp hữu hiệu,
thiết thực nhất phòng bệnh và ngăn sự lây truyền của bệnh tay chân miệng.
Như vậy, rửa tay chính là một trong những biện pháp giúp ngăn ngừa các
bệnh truyền nhiễm vô cùng có hiệu quả, rẻ tiên, dễ thực hiện ở tất cả mọi nơi, mọi lúc
và ai cũng có thể thực hiện được.
Rửa tay còn là “thuốc kháng sinh” tốt nhất để giám nhiễm khuẩn liên quan
đến chăm sóc y tế.
Vì vây việc tăng cường hoạt động KSNK, khởi đầu bằng tăng cường VST
nhằm góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, làm giảm sự lây lan và phòng
tránh vk.
III. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC VST Ở VN.


Hưởng ứng chương trình “ Bảo vệ sự sống hãy vệ sinh tay” do BYT đã phát
động tổ chức ngày 4/5 2009 tại Hà Nội, nhằm thúc đẩy cải thiện thực hành về VST
của cán bộ y tế trong toàn ngành. Sau 3 năm thực hiện có 30 đăng ký tham gia và đạt
nhiều thành tựu đáng kể (BV TW Huế là 1 trong 3 BV được nhận giải thưởng của hội
đồng VST khu vực châu Á- Thái Bình Dương.
Bên cạnh thành tựu đạt được, Việt nam phải đối mặt với nhiều hạn chế, nhất là
việc đầu tư cho phương tiện VST chưa thỏa đáng, cùng với đó là tỷ lệ tuân thủ VST,
sát khuẩn tay tại nhiều BV còn thấp, vẫn còn tình trạng sát khuẩn găng tay để dùng
lại…
Tỉ lệ rửa tay còn thấp còn do thiếu sự quan tâm, thiếu kiến thức.
IV. QUY ĐỊNH BỘ Y TẾ (theo thông tư 18)
Điều 1 chương I:
Thầy thuốc, nhân viên y tế, học sinh, sinh viên tại cơ sở khám chữa bệnh phải
tuân thủ rửa tay.
Người bệnh, người nhà người bệnh, khách đến thăm phải rửa tay.
Điều 12 chương II:
Cơ sở khám chữa bệnh phải được trang bị đầy đủ và phù hợp phương tiện rửa
tay, sát khuẩn tay, hóa chất rửa tay, khăn lau tay sạch dùng 1 lần.
V. VI KHUẨN TRÊN TAY
Theo thống kê của Ts. Nguyễn Việt Hùng (vệ sinh tay) cho thấy:
- VK định cư (thường trú) trên tay của mỗi người: 4.6 x 10
6
trong 01 cm
2
,
nhiều nhất là ở bàn tay HL, BS, ĐD (BVCR).
*VK thường trú trên da
 Staphylococus coagulase (-), Staphylococus aureus.
 Enterococus, Klebsiella Enterobacter.
 Pseudomonas aeruginosa, Pseudomonas cepacia.

 Serratia marcescenes, Corynebacterium.
 Candida spp.
- VK vãng lai: nhóm khuẩn gây bệnh, tồn tại trên da khoảng 24h (tay ĐD sau
thao tác xoay trở, hay lấy M – HA cho BN: tay NV có thể bị nhiễm từ 100 – 300
vk)
VI. MỤC ĐÍCH VST :
• Giữ cho bàn tay luôn sạch.
• Loại bỏ vi sinh vật gây bệnh trên tay của NVYT để đảm bảo an toàn cho người
bệnh, nhân viên y tế và cộng đồng.
VII. PHƯƠNG PHÁP: thực hiện 6 bước theo BYT quy định.
1. Rửa tay xà phòng và nước:
- Nhằm loại bỏ chất dơ và vi sinh vật vãng lai, đồng thời giảm số lương vsv
thường trú trên tay.
- Thời gian rửa thường là 1 phút.
2. Dùng dd rửa tay không cần nước:
- Rửa tay với dd chứa cồn, sử dụng khi bàn tay không vết máu, không vết bẩn.
- Cho 3-5 ml dd rửa tay chứa cồn vào lòng bàn tay.
- Rửa theo 6 bước đến khi bàn tay khô chiếm khoảng 2 phút.
3. Rửa tay phẫu thuật:
- Nhằm loại bỏ vsv vãng lai và thường trú trên tay
- Rửa tay với xà phòng kháng khuẩn, thời gian rửa tay thường chiếm 3 phút.
(Trường hợp không có xà phòng kháng khuẩn có thể rửa với xà phòng thường, sau
đó rửa lại với dd chứa cồn từ ngón tay đến khuỷu và chờ khô.)
Các vị trí thường bỏ sót khi thực hành vệ sinh tay
Trên bàn tay có các vùng mà nếu không đế ý khi VST chúng ta hoàn toàn có
thể bỏ qua như các kẻ ngón tay, đầu ngón tay,vệ sinh đúng nhằm không để sót các
vùng “kín đáo “ trên bàn tay.
VIII. CÁC PHƯƠNG TIỆN CẦN THIẾT CHO RỬA TAY:
1. Xà phòng và dd rửa tay:
- Khuyến cáo sử dụng xà phòng dạng dung dịch, trung tính.

- Dung dịch rửa tay sát khuẩn (dùng trong phòng mổ): chứa 2-4 % chlorhexidine,
hoặc providone iodine 5-7 %.
- Dung dịch rửa tay không dùng nước: chứa 1 trong các hóa chất Alcool,
Chlorhexidine, Chlorine, Iodine, …
2. Nước rửa tay:
- Phải là nước chảy, nước máy, nước sạch trong thùng đậy kín có vòi.
- Vòi nước nên có cần gạt.
- Phương tiệt làm khô tay:
- Dùng khăn bông sử dụng 1 lần và giặt hàng ngày, hoặc khăn giấy.
- Có hộp đựng khăn sạch và đặt tại các vị trí thuận lợi.
IX. CHỈ ĐỊNH: rửa tay theo 5 thời điểm
* Nhằm bảo vệ bênh nhân không bị lây nhiễm bởi các vsv thường trú trên tay nhân
viên, phải rửa tay:
1. Trước khi tiếp xúc với bệnh nhân
2. Trước khi thực hiện các thủ thuật sạch/ vô khuẩn.
*Nhằm bảo vệ nhân viên y tế và môi trường y tế khỏi vsv có hại từ bệnh nhân, phải
rửa tay:
3. Sau khi tiếp xúc với bệnh nhân.
4. Sau khi tiếp xúc máu và dịch tiết của bệnh nhân và sau khi tháo găng.
5. Sau khi tiếp xúc với bề mặt các vật dụng chung quanh bệnh nhân kể cả khi
bệnh nhân không tiếp xúc với chúng.
TÓM LẠI:
- Giữ tay sạch bằng cách thường xuyên VST, là một trong những biện pháp phòng
ngừa then chót trong các cơ sở y tế, các nhà trẻ, trường học, những nơi công cộng và
vì an toàn thực phẩm, nhằm ngăn ngừa sự lây lan của nhiễm trùng và bệnh tật.
- Trong cơ sở y tế , VST có thể phòng ngừa nhiễm trùng chết người tiềm ẩn do lây
nhiễm từ bệnh nhân này sang bệnh nhân kia và từ bệnh nhân sang nhân viên và
ngược lai.
PHÒNG NGỪA CHUẨN

I. CÁC ĐƯỜNG LÂY TRUYỀN:
- Theo PGS.TS Lê Hoàng Ninh, viện trưởng Viện Vệ sinh y tế công cộng
TP.HCM, tỉ lệ NKBV: 4% - 7.8%, tương đương khoảng 600.000 trường hợp bị
NKBV trên tổng số 7.5 triệu BN nhập viện hằng năm.
- Lây truyền chủ yếu:
• Lây qua đường tiếp xúc.
• Lây qua đường giọt bắn.
• Lây qua đường không khí.
II. MỤC TIÊU:
- Hiểu mục đích, nguyên tắc và nội dung Phòng ngừa chuẩn.
- Áp dụng nội dung phòng ngừa chuẩn vào tiêm an toàn.
- Phân loại, phân biệt được các phương pháp phòng ngừa cách ly.
III. ĐỊNH NGHĨA PHÒNG NGỪA CHUẨN
- Là phòng ngừa cơ bản áp dụng cho mọi bệnh nhân bất kể chẩn đoán và thời
điểm chăm sóc
- Phòng ngừa tiếp xúc với máu, dịch cơ thể, chất tiết, chất bài tiết
- Giảm thiểu lây truyền nhiễm trùng cho nhân viên y tế hoặc bn khác
IV. MỤC ĐÍCH:
Ngăn ngừa các tác nhân lây truyền bệnh theo đường máu trong các CSYT.
V. NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG:
- Coi tất cả máu, dịch sinh học, các chất tiết, chất bài tiết (trừ mồ hôi) đều có nguy
cơ chứa các tác nhân lây bệnh truyền nhiễm.
- Áp dụng Phòng ngừa chuẩn nhằm làm giảm tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch cơ
thể của NB, giảm khả năng phơi nhiễm cho NVYT.
- Người bệnh nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm, phải áp dụng phòng ngừa chuẩn
kết hợp với phòng ngừa bổ sung.
VI. NỘI DUNG CHÍNH:
1. Rửa tay.
2. Sử dụng TP PHCN.
3. Vệ sinh hô hấp & chú ý khi ho.

4. Xử lý đúng dụng cụ, thiết bị chăm sóc BN.
5. Vô trùng khi thực hiện thủ thuật, phẫu thuật, tiêm an toàn.
6. Xử lý đúng đồ vải, quản lý chất thải, vệ sinh môi trường.
1. Rửa tay
- Vệ sinh tay là thành phần cơ bản của Phòng ngừa chuẩn, là biện pháp hiệu quả nhất
trong nỗ lực kiểm soát sự lây truyền tác nhân gây bệnh trong các CSYT.
- Biện pháp cơ bản để cải thiện vệ sinh bàn tay bao gồm: Cung cấp phương tiện rửa
tay, đào tạo, giám sát tuân thủ, thông tin phản hồi cho NVYT.
2. Trang phục phòng hộ:
2.1 Mang găng:
* Mục đích:
- Bảo vệ NB tránh sự lây truyền vi sinh vật gây bệnh trong quá trình làm thủ thuật,
phẫu thuật.
- Bảo vệ tay NVYT: Tạo hàng rào ngăn cách không cho máu và dịch tiếp xúc với da
tay của NVYT, ngăn cách các tác nhân hoá học gây kích ứng da và giữ nguyên được
cảm giác của da tay.
* Chỉ định:
• Găng tay vô trùng: khi làm phẩu thuật, thủ thuật.
• Găng tay sạch: khi dự kiến tiếp xúc với máu, dịch thể, chất tiết, vật dựng
nhiễm và khi tay nhân viên y tế không lành lặn.
• Găng vệ sinh: khi làm vệ sinh, làm sạch và khử khuẩn dụng cụ, thu gom chất
thải, thu gom đồ vải.

* Lưu ý khi mang găng:
- Tay không mang găng chạm vào mặt trong của găng.
- Tay mang găng chạm vào mặt ngoài của găng.
- Mang găng chỉ là biện pháp hổ trợ không thay thế cho rửa tay.
- Phải rửa tay trước và sau khi mang găng.
(Có 30% VK định cư ở BN có trên tay NVYT khi mang găng – TS. Nguyễn Việt
Hùng – vệ sinh tay trong phòng ngừa NKBV)

2.2 Khẩu trang:
* Mục đích:
- Bảo vệ NB: phòng ngừa giọt bắn từ miệng, mũi của NVYT vào vết mổ, hoặc giữ
cho vùng da và niêm mạc NB cần được bảo vệ vô khuẩn.
- Bảo vệ NVYT: phòng ngừa các bệnh lây theo đường hô hấp, máu và dịch từ NB
bắn tóe vào NVYT khi làm thủ thuật.
* Chỉ định:
- Làm việc trong khu phẫu thuật
- Khi chăm sóc cho người bệnh có vết thương hở như thay băng cho người bệnh.
- Khi làm việc trong các khu vực đòi hỏi vô khuẩn tuyệt đối
- Khám, chăm sóc cho người bệnh có nguy cơ lây theo đường hô hấp
- Khi làm thủ thuật có nguy cơ bắn toé dịch và máu vào da và niêm mạc
* Lựa chọn khẩu trang phù hợp
- Mang khẩu trang phẫu thuật: bảo vệ NB, che chắn cho NVYT.
- Mang khẩu trang sạch: khi làm các công việc có nguy cơ bắn máu, dịch cơ thể, các
chất bài tiết từ NB hoặc từ dụng cụ y tế nhiễm khuẩn cho NVYT
- Mang khẩu trang phòng lây bệnh qua đường hô hấp (N95, N99, N100): bảo vệ cho
NVYT khi chăm sóc cho NB có nguy cơ lây bệnh qua đường giọt bắn và đường
không khí.
2.3 Sử dụng phương tiện che chắn mặt :
* Mục đích:
Che cho mắt, mũi và mặt của NVYT không bị máu, dịch, các hạt văng bắn từ phía
người bệnh vào NVYT.
* Chỉ định
- Khi làm các thủ thuật có nguy cơ bắn toé máu và dịch như: đỡ đẻ, phá thai, đặt
nội khí quản,
- Có nguy cơ lây bệnh theo đường giọt bắn như SARS, H5N, H1N1
2.4 Áo choàng:
2.4 Tạp dề:
- Bảo vệ NVYT

- Che chắn cho trang phục của NVYT không bị bắn máu, dịch tiết hoặc các chất
bẩn.
* Chỉ định:
- Khi làm các thủ thuật dự đoán có máu và dịch cơ thể của NB có thể bắn toé lên
đồng phục NVYT.
- Khi cọ rửa dụng cụ y tế nhiễm khuẩn
- Khi thu gom đồ vải dính máu.
Video về cách mặc và tháo bỏ trang phục phòng hộ:
- Khi sử dụng chính xác có thể bảo vệ NVYT khỏi VSV gây bệnh
- Cần biết loại dụng cụ nào cần dùng trong tình huống nào, cần sử dụng sao cho thích
hợp.
2.5 Vệ sinh hô hấp:
* Mục đích:
- Ngăn ngừa sự phát tán của các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm theo đường hô
hấp
- Ngăn ngừa cho bàn tay không bị nhiễm khuẩn
(Cắt sự lây truyền qua đường giọt bắn, đường không khí, đường tiếp xúc).
* Áp dụng:
- khi có dấu hiệu bệnh lý đường hô hấp.
- Áp dụng cho NVYT, NB, người chăm sóc và người đến thăm NB trong các CSYT
- Là chìa khóa để ngăn ngừa sự phát tán các tác nhân lây bệnh đường hô hấp.
* Giáo dục:
Khi có dấu hiệu về hô hấp cần được giáo dục:
- Che miệng mũi bằng khăn giấy & bỏ khăn vào thùng rác.
- Dùng khẩu trang.
- Rửa tay sau khi tiếp xúc với dịch tiết.
- Đứng hay ngồi cách xa người khác 01 mét.
(video giáo dục hô hấp)
2.6 Xử lý dụng cụ y tế:
Dụng cụ chăm sóc BN sau khi sử dụng:

* Phải khử nhiễm ngay tại khoa phòng.
* Sau đó phân loại dụng cụ và xử lý tiếp:
- DC không thiết yếu (DC tiếp xúc da lành): Khử khuẩn mức độ thấp hoặc trung bình.
- DC bán thiết yếu (DC tiếp xúc niêm mạc, da không lành): Khử khuẩn mức độ cao.
- DC thiết yếu ( DC tiếp xúc mô vô trùng, mạch máu): Tiệt trùng.
NV khi tiếp xúc với dụng cụ nhiễm khuẩn cần mang phương tiện phòng hộ cá nhân
thích hợp.
* Bảo quản dung cụ đúng cách: đảm bảo vô khuẩn đến khi sử dụng cho người bệnh.
( Có bài riêng)
2.7 Tiêm an toàn:
Bổ sung vào Phòng ngừa chuẩn về nguy cơ lây truyền theo đường máu: VG B, VG C,
HIV…
2.8 Xử lý đồ vải:
Xử lý an toàn đồ vải nhiễm máu để kiểm soát nguy cơ lây truyền bệnh.
* Mục đích
- Đảm bảo đồ vải sạch
- Kiểm soát được NKBV từ đồ vải
* Quy định chung về phân loại và thu gom đồ vải
- Đồ vải của người bệnh được phân thành hai loại:
+ Đồ vải thông thường
+ Đồ vải nhiễm khuẩn là đồ vải dính máu, dịch, chất thải cơ thể
- Đồ vải thông thường và đồ vải nhiễm khuẩn phải để riêng trong từng túi.
- Không giũ tung đồ vải khi đếm tại buồng bệnh.
- Không để đồ bẩn xuống sàn nhà hoặc để sang giường bên cạnh.
- Không để đồ vải sạch lẫn với đồ vải bẩn trên cùng một xe.
* Bảo quản đồ vải sạch
• Mỗi khoa cần có kho để đồ vải sạch, có đầy đủ giá, tủ
• Đồ vải được sắp xếp gọn gàng.
• Không được lưu giữ đồ vải người bệnh đã dùng trong kho đồ vải sạch.
• Kịp thời khâu vá đồ vải khi phát hiện đồ vải rách

2.9 Vệ sinh môi trường:
- Các bề mặt, các đồ vật và môi trường trong các CSYT là nguồn chứa, nguồn phát
tán tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.
- Môi trường BV phải xanh, sạch, đẹp đảm bảo an toàn cho cả NB và NVYT.
2.10 Xử lý chất thảy:
- Chất thải y tế là nguồn chứa tác nhân vi sinh vật gây bệnh, ảnh hưởng tới môi
trường nước và không khí.
- Rủi ro do vật sắc nhọn là nguy cơ bị nhiễm tác nhân gây bệnh theo đường máu.
Do đó, chất thải y tế phải được thu gom, xử lý và tiêu hủy an toàn, nhất là xử lý
an toàn chất thải sắc nhọn.
PHÒNG NGỪA BỔ SUNG
Là phòng ngừa theo đường lây truyền, được áp dụng kết hợp với phòng ngừa chuẩn
để kiểm soát lây nhiễm khi chăm sóc người bệnh nghi ngờ hoặc xác định mắc một
bệnh nhiễm khuẩn

×