Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Giáo trình tổng hợp và hướng dẫn cách phân loại ngành trong tài chính doanh nghiệp phần 4 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.74 KB, 5 trang )

Giáo trình Tài chính doanh nghiệp

Trờng Đại học Kinh tế Quốc dân
22
tài chính doanh nghiệp cũng cần có trách nhiệm đối với xã hội ngoài việc tối
đa giá trị tài sản cho các cổ đông.

1.8. Bộ máy quản lý tài chính
Quản lý tài chính là hoạt động có tầm quan trọng số một trong hoạt
động của doanh nghiệp. Quản lý tài chính thờng thuộc về nhà lãnh đạo cấp
cao của doanh nghiệp nh phó tổng giám đốc thứ nhất hoặc giám đốc tài
chính. Đôi khi chính tổng giám đốc làm nhiệm vụ của nhà quản lý tài chính.
Trong các doanh nghiệp lớn, các quyết định quan trọng về tài chính thờng
do một uỷ ban tài chính đa ra. Trong các doanh nghiệp nhỏ, chính chủ nhân
- tổng giám đốc đảm nhận quản lý hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó là cả một bộ máy - Phòng, ban tài chính với kế toán
trởng, kế toán viên, thủ quỹ - phục vụ nhằm cung cấp thông tin phục vụ cho
quá trình ra quyết định một cách chính xác và kịp thời và giúp giám đốc tài
chính điều hành chung hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
Phòng, ban tài chính có nhiệm vụ:
Trên cơ sở luật và chế độ quản lý tài chính của Nhà nớc, xây dựng
chế độ quản lý tài chính thích hợp với doanh nghiệp cụ thể.
Lập kế hoạch tài chính đồng thời và thống nhất với kết quả sản xuất -
kinh doanh của doanh nghiệp.
Lựa chọn các phơng thức huy động vốn và đầu t có hiệu quả nhất.
Tổ chức thanh toán kịp thời, đầy đủ, đúng hạn và đúng chế độ các
khoản nợ và đôn đốc thu nợ.
Tổ chức phân tích tài chính doanh nghiệp và kiểm tra tài chính.
Tham gia xây dựng giá bán và thiết lập các hợp đồng kinh tế với khách
hàng.
Trong giáo trình này, các tác giả đề cập tới các vấn đề cơ bản nhất,


chung nhất về quản lý tài chính của một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị
trờng và chú trọng nhiều hơn tới hình thái tổ chức kinh doanh khá quan
trọng và phổ biến hiện nay - đó là công ty cổ phần. Hoạt động quản lý tài
chính doanh nghiệp cần đợc tuân theo những nguyên tắc nhất định và
thờng hớng vào những khía cạnh chủ yếu nh: tầm vóc, quy mô phát triển
Chơng 1:
Tổng quan về tài chính doanh nghiệp

Trờng Đại học Kinh tế Quốc dân
23
doanh nghiệp, các hình thức nắm giữ tài sản của doanh nghiệp, thành phần
và kết cấu nguồn tài trợ của doanh nghiệp v.v
Đây chính là các nội dung sẽ đợc đề cập trong từng chơng cụ thể
của giáo trình.


Câu hỏi ôn tập


1. Vị trí của doanh nghiệp trong hệ thống tài chính?
2. Cơ sở nền tảng của hoạt động tài chính doanh nghiệp?
3. Mục tiêu nghiên cứu tài chính doanh nghiệp?
4. Khái niệm tài chính doanh nghiệp và các quan hệ tài chính doanh
nghiệp?
5. Nội dung cơ bản về quản lý tài chính doanh nghiệp?
6. Nhận xét về cơ chế quan lý tài chính đối với các doanh nghiệp Việt Nam
hiện nay.
7. Nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp? Liên hệ thực tiễn Việt Nam.
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp



Trờng Đại học Kinh tế Quốc dân
212
Chơng 10
tái cấu trúc doanh nghiệp

Trong quá trình phát triển, cấu trúc doanh nghiệp có thể đợc thay đổi
cho phù hợp với môi trờng kinh doanh, với năng lực quản lý doanh nghiệp
của các nhà quản lý, với khả năng tài chính của doanh nghiệp v.v nhằm
mục tiêu tối đa hoá giá trị tài sản cho các chủ sở hữu. Trong chơng này, vấn
đề tái cấu trúc doanh nghiệp sẽ đợc xem xét trên giác độ tài chính đối với
một số trờng hợp: sáp nhập và mua lại doanh nghiệp; thanh lý và phá sản
doanh nghiệp.
10.1. Sáp nhập và mua lại doanh nghiệp
10.1.1. Khái niệm và sự cần thiết sáp nhập và mua lại doanh nghiệp
10.1.1. 1. Các khái niệm
Mua lại và sáp nhập (meger và acquisition) thờng đợc sử dụng để
xem xét tình huống một doanh nghiệp này hợp nhất với một hoặc một số
doanh nghiệp khác.
Mua lại là vụ việc xảy ra khi một doanh nghiệp nhận đợc toàn bộ tài
sản và các khoản nợ của một hay một số doanh nghiệp khác với một giá nào
đó. Doanh nghiệp bị bán chấm dứt sự tồn tại của nó. Doanh nghiệp mua lại
có nghĩa vụ trả cho doanh nghiệp bị bán tiền hoặc chứng khoán theo giá mua
doanh nghiệp.
Sáp nhập là loại giao dịch hợp nhất các doanh nghiệp. Trong mỗi vụ
sáp nhập, toàn bộ tài sản và các khoản nợ nhập chung lại để hình thành một
doanh nghiệp mới. Sáp nhập có 2 hình thức là sáp nhập cổ phần và sáp nhập
tài sản.
- Sáp nhập cổ phần xảy ra khi doanh nghiệp bên mua cổ phần của
doanh nghiệp bên bán. Cổ phần đợc mua trực tiếp từ cổ đông không cần sự

đồng ý hay không đồng ý của ban lãnh đạo doanh nghiệp bên bán. Vấn đề
trở ngại bên mua phải đơng đầu là một số cổ đông bên bán có thể không
bán cổ phần của họ, do đó ngăn cản sự thuần nhất hoàn toàn của doanh
nghiệp mua.
Chơng 10:
Tái cấu trúc doanh nghiệp

Trờng Đại học Kinh tế Quốc dân
213
- Sáp nhập tài sản là một hình thức hợp nhất trong đó doanh nghiệp
bên mua trực tiếp tài sản từ doanh nghiệp bên bán không cần thông qua cổ
đông. Bên bán tài sản chấm dứt hoạt động sau khi nhận đợc tiền hay cổ
phần của bên mua. Bên bán chia cổ phần hoặc tiền cho cổ đông và tự giản
tán.
Doanh nghiệp này tiếp quản doanh nghiệp khác dới hình thức mua lại
hay sáp nhập đều thuộc một trong ba hình thức kết hợp sau:
+ Kết hợp theo chiều ngang, đợc tiến hành giữa các doanh nghiệp
trong cùng ngành kinh doanh.
+ Kết hợp theo chiều dọc, đợc tiến hành giữa một doanh nghiệp với
nhà cung cấp hoặc khách hàng.
+ Kết hợp theo phơng thức liên ngành, đợc tiến hành giữa hai doanh
nghiệp không cùng hoạt động trong một lĩnh vực kinh doanh.
10.1.1.2. Sự cần thiết sáp nhập hay mua lại doanh nghiệp
Một doanh nghiệp hợp nhất phải đảm bảo tăng giá trị tài sản cho cổ
đông. Do vậy, việc sáp nhập hay mua lại doanh nghiệp đợc quyết định bởi
những yếu tố cơ bản sau:
* Động lực hiệu quả kinh tế, tài chính
Hiệu quả kinh tế là động lực chủ yếu thúc đẩy doanh nghiệp này tiếp
quản doanh nghiệp khác. Giá trị tài sản có thể đợc tạo ra trong một doanh
nghiệp hợp nhất nhờ lợi thế quy mô lớn. Với quy mô lớn, doanh nghiệp có

thể tăng doanh thu, có thể giảm chi phí cố định trên một đơn vị hàng hoá,
dịch vụ. Hơn nữa, sáp nhập hay mua lại doanh nghiệp có thể loại bỏ bộ máy
quản lý kém hiệu quả. Kết quả là hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp hợp
nhất cao hơn tổng hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp riêng lẻ. Mua lại
hay sáp nhập doanh nghiệp đem lại những khoản tiết kiệm tài chính đáng kể
nh: tiết kiệm nhờ thuế, giảm chi phí phát hành chứng khoán mới, tăng khả
năng tìm kiếm nguồn tài trợ, giảm chi phí nợ, giảm chi phí phá sản Bên
cạnh đó, tình hình tài chính của doanh nghiệp hợp nhất sẽ đợc cải thiện,
doanh nghiệp có thể thực hiện đợc các dự án đầu t lớn.


Giáo trình Tài chính doanh nghiệp


Trờng Đại học Kinh tế Quốc dân
214
* Động lực phát triển với tốc độ cao
Mỗi doanh nghiệp muốn thực hiện mục tiêu tăng trởng sẽ tốn nhiều
thời gian và công sức. Điều này xảy ra ngay cả đối với doanh nghiệp độc
quyền kiểm soát phần lớn thị trờng. Bởi vậy, trong nhiều trờng hợp mua
lại hay sáp nhập, doanh nghiệp hợp nhất có khả năng tiếp cận với thị trờng
tài chính, tăng thị phần, tăng khả năng cạnh tranh, khả năng thích nghi với
môi trờng kinh doanh, đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh. Nhờ đó,
doanh nghiệp hợp nhất sẽ phát triển một cách bền vững.
10.1. 2. Vấn đề tài chính trong sáp nhập và mua lại doanh nghiệp
10.1.2.1. Phơng thức thanh toán trong giao dịch sáp nhập hay
mua lại doanh nghiệp
10.1.2.1.1. Thanh toán bằng tiền
Xác định giá trị doanh nghiệp trớc và sau sáp nhập và mua lại là vấn
đề vô cùng quan trọng. Nó càng có ý nghĩa quan trọng hơn đối với nớc ta

hiện nay, khi mà thị trờng vốn, thị trờng chứng khoán cha phát triển.
Giá trị doanh nghiệp sau hợp nhất thờng lớn hơn tổng giá trị của hai
doanh nghiệp trớc khi sáp nhập. Xác định chính xác giá trị doanh nghiệp là
vấn đề vô cùng phức tạp, nó chỉ có thể đạt tới một giá trị thoả thuận giữa các
doanh nghiệp mua lại hay sáp nhập mà thôi.
Khác với thanh toán bằng cổ phần, thanh toán bằng tiền đợc tiến
hành ngay sau khi thoả thuận trong giao dịch mua lại hay sáp nhập doanh
nghiệp đợc thông qua.
10.1.2.1.2. Thanh toán bằng cổ phần
Thay vì trả bằng tiền, các doanh nghiệp có thể thoả thuận với nhau
theo phơng thức trả bằng cổ phần. Trong trờng hợp này cần phải thiết lập
tỷ số chuyển đổi cổ phần, nhờ đó cổ đông của doanh nghiệp bị mua lại hay
sáp nhập sẽ nhận đợc một lợng cổ phần từ doanh nghiệp hợp nhất.
10.1.2.2. Xác định giá trị doanh nghiệp sau hợp nhất
Để đánh giá khả năng và tiềm lực kinh tế- tài chính của một giao dịch
mua lại hay sáp nhập doanh nghiệp, cần phải xem xét một cách toàn diện
ảnh hởng của các yếu tố bên trong và bên ngoài đối với giá trị doanh
nghiệp.

×