Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về nhà hàng, khách sạn tỉnh Quảng Trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.58 MB, 60 trang )

MỞ ĐẦU
Hiện nay trên thế giới với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ
đă được ứng dụng vào phát triển kinh tế - xă hội hết sức hiệu quả. GIS là một hệ
thống phần mềm được ứng dụng rất rộng răi và hết sức thiết thực trong lĩnh vực
quản lý tài nguyên và môi trường, phục vụ cho phát triển kinh tế - xă hội nói chung
và ngành du lịch nói riêng. Trong thời gian qua, việc ứng dụng GIS vào công tác
quản lý và phát triển du lịch ở Việt Nam đang trong giai đoạn đầu nhưng đă thể hiện
nhiều tính năng ưu việt. Với những khả năng mạnh về lưu trữ, phân tích và xử lý
các dữ liệu không gian, GIS đáp ứng được hầu hết các yêu cầu đặt ra trong quá trình
khai thác và sử dụng tài nguyên du lịch, giúp ngành du lịch Việt Nam phát triển có
hiệu quả hơn. Riêng ở tỉnh Quảng Trị, công tác quản lý tài nguyên du lịch nói chung
và quản lý hệ thống nhà hàng, khách sạn nói riêng nếu có sử dụng hệ thống phần
mềm này th́ì sẽ đem lại nhiều lợi ích thiết thực như: có thể hệ thống hoá, số hoá
hiện trạng nhà hàng, khách sạn của địa phương cần quản lý. Từ đó việc đánh giá và
kết hợp chúng nhằm quản lý nhà hàng và khách sạn mang đầy đủ các thông tin kèm
theo về các chỉ tiêu, đặc trưng của từng nhà hàng và khách sạn sẽ giúp cho các nhà
quản lý có những biện pháp thích hợp đồng thời giúp du khách được thuận tiện hơn
trong việc lựa chọn cơ sở lưu trú khi tham quan du lịch.
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Tỉnh Quảng Trị nằm ở vùng du lịch Trung Bộ, trên con đường di sản miền
Trung có điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển một ngành du lịch đặc thù có
sức hấp dẫn riêng đối với du khách. Đặc biệt, Quảng Trị nằm trên con đường
“Trường Sơn huyền thoại”, nhờ nằm trên con đường này mà Quảng Trị được đưa
vào 1 trong 21 trọng điểm du lịch Quốc gia. Bên cạnh đó, Quảng Trị nằm trên tuyến
hành lang kinh tế Đông - Tây, là cửa ngỏ đầu tiên vào Việt Nam trên tuyến hành
lang, hàng năm đã thu hút một lượng lớn khách du lịch quốc tế từ các nước Đông
Dương và các nước khác đi qua tuyến đường này. Quảng Trị có khoảng trên 500
điểm di tích lịch sử, văn hóa, tôn giáo, danh lam thắng cảnh,… có thể khai thác và
phát triển du lịch.
1
Theo kết quả thống kê, năm 2007 lượng du khách đến tỉnh Quảng Trị là


354.348 người, trong đó khách quốc tế là 28.348 người. Số khách do các cơ sở lưu
trú phục vụ là 332.348 người, trong đó khách quốc tế là 16.348 người. Thời gian
lưu trú của khách trung bình chỉ khoảng 1,5 ngày đêm/người. Đây là một chỉ số rất
thấp trong hoạt động du lịch, sẽ ảnh hưởng đến nguồn thu từ hoạt động này. Nguyên
nhân của thực trạng trên có rất nhiều: hệ thống cơ sở hạ tầng thấp kém chưa đảm
bảo yêu cầu phục vụ du khách, chưa có sự kết hợp giữa du lịch và vui chơi giải trí,
khả năng lưu giữ khách … trong đó một phần rất quan trọng là thiếu thông tin về hệ
thống các cơ sở lưu trú và ăn uống tại Quảng Trị. Hiện nay, số cơ sở lưu trú trong
toàn tỉnh là 142 cơ sở, trong đó khách sạn là 36 cái, số phòng khách sạn là 800
phòng… Tuy nhiên du khách không tiếp cận được với các nguồn thông tin này,
hoặc chủ yếu biết được thông tin là do các cơ sở lữ hành tại Quảng Trị cung cấp sau
khi du khách đã đến Quảng Trị. Vì vậy, khi trước khi tiến hành đi du lịch, du khách
đã chọn nơi lưu trú chủ yếu ở Huế (cùng trên tuyến du lịch Bắc Trung Bộ).
Việc kết hợp công nghệ GIS cùng với các thông tin chi tiết các vùng miền du
lịch, đặc biệt là các thông tin về cơ sở lưu trú và ăn uống là rất cần thiết cho du
khách và các cơ sở kinh doanh du lịch khi thiết kế và tổ chức tour. Đây sẽ là điều
kiện thuận lợi để tổ chức quảng bá, thu hút và lưu giữ du khách góp phần thúc đẩy
phát triển ngành du lịch của tỉnh Quảng Trị, một tỉnh có nhiều tiềm năng nhưng du
lịch vẫn chưa phát triển. Việc “Điều tra, xây dựng cơ sở dữ liệu về hệ thống nhà
hàng, khách sạn phục vụ cho việc thành lập bản đồ du lịch tỉnh Quảng Trị” là một
việc làm rất cần thiết để hoàn thiện bản đồ du lịch và thúc đẩy phát triển ngành du
lịch tỉnh Quảng Trị.
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ
Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về nhà hàng, khách sạn phục vụ cho việc tra
cứu thông tin trên bản đồ du lịch tỉnh Quảng Trị nhằm khai thác và phát triển du
lịch tại địa phương.
Đề tài này tiến hành điều tra khảo sát, thu thập thông tin và xây dựng hệ
thống cơ sở dữ liệu nhằm cung cấp thông tin cho du khách khi lựa chọn địa điểm ăn
uống và nghỉ ngơi khi đến Quảng Trị. Tổng số nhà hàng, khách sạn được điều tra,
xây dựng cơ sở dữ liệu là 61 cơ sở (36 khách ạn và 25 nhà hàng) với 14 lớp thông

2
tin cần thiết cho du khách. Đây sẽ là nguồn dữ liệu quan trọng được tích hợp vào
bản đồ du lịch nhằm quảng bá, thu hút và lưu giữ du khách góp phần thúc đẩy phát
triển ngành du lịch của tỉnh Quảng Trị.
3. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài này tiến hành điều tra khảo sát, thu thập thông tin và xây dựng hệ
thống cơ sở dữ liệu của tất cả các nhà hàng, khách sạn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Nhưng do thời gian, kinh phí có hạn cũng như tình hình phát triển du lịch của tỉnh
nên chúng tôi đã tập trung vào nghiên cứu ở thành phố Đông Hà và thị xã Quãng
Trị một cách chi tiết hơn các huyện còn lại.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện đề tài này chúng tôi đă sử dụng các phương pháp nghiên cứu
sau:
- Phương pháp phân tích hệ thống:
Đây là phương pháp cơ bản được sử dụng trong hầu hết các đề tài về du lịch.
Cơ sở của phương pháp này là dựa vào phân tích và xử lư số liệu, tài liệu đă được
điều tra thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau từ Sở Văn hoá, Thể thao và Du
lịch tỉnh Quảng Trị, các cơ quan liên quan, từ tài liệu trên mạng và kế thừa các
thông tin có được từ các đề tài nghiên cứu đi trước.
- Phương pháp nghiên cứu thực địa:
Đây là một phương pháp truyền thống được sử dụng để đi khảo sát, điều tra
nghiên cứu thực tế nhằm thu thập được những số liệu chính xác về hệ thống nhà
hàng, khách sạn ở địa bàn nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê du lịch:
Thống kê du lịch nghiên cứu mặt lượng trong mối liên hệ chặt chẽ với mặt chất của
các hiện tượng và quá tŕnh kinh tế - xă hội trong ngành du lịch, nghiên cứu biểu
hiện về lượng của các quy luật trong lĩnh vực, đặc biệt là:
+ Thống kê số lượng các điểm nhà hàng, khách sạn có trên địa bàn Tỉnh, tập
trung chủ yếu ở Đông Hà và Quảng Trị.
3

+ Thống kê đặc trưng và số lượt khách đến nhà hàng, khách sạn, doanh thu
du lịch…
- Phương pháp sử dụng công nghệ xây dựng bản đồ:
+ Sử dụng các phần mềm có sẵn để xây dựng và cập nhật dữ liệu.
+ Sử dụng máy định vị GPS để thu thập dữ liệu.
+ Các phần mềm phục vụ số hóa bản đồ như Mapinfo.
5. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung chính của đề tài gồm có 3 chương
sau:
Chương 1. Khái quát các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động du lịch và hệ thống
nhà hàng, khách sạn ở tỉnh Quảng Trị
Chương 2. Hiện trạng phát triển du lịch và hoạt động của hệ thống nhà hàng,
khách sạn ở tỉnh Quảng Trị
Chương 3. Xây dựng cơ sở dữ liệu hệ thống nhà hàng, khách sạn ở tỉnh
Quảng Trị.
4
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
VÀ HỆ THỐNG NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN Ở TỈNH QUẢNG TRỊ
1.1. CÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN
1.1.1. Vị trí địa lý
Tỉnh Quảng Trị kéo dài từ 16º12’ – 17º10’vĩ Bắc và 106º24’ – 107º25’ kinh
Đông và được giới hạn: phía Bắc giáp tỉnh Quảng Bình; phía Nam giáp tỉnh Thừa
Thiên Huế; phía Tây giáp CHDCND Lào; phía Đông giáp biển Đông.
Với vị trí đó, Quảng Trị nằm trên con đường di sản miền Trung có điều kiện
thuận lợi để phát triển một ngành du lịch đặc thù có sức hấp dẫn riêng. Hơn nữa
Quảng Trị nằm trên hành lang kinh tế Đông Tây và có các hệ thống giao thông quan
trọng đi qua như Quốc lộ 1A, đường sắt xuyên Việt, đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 9
qua Lào và Thái Lan..., về đường biển có cảng Cửa Việt và đang có dự án xây dựng
cảng Mỹ Thuỷ. Vì vậy, du khách có thể đến với Quảng Trị được dễ dàng hơn.

1.1.2. Địa chất – địa hình
a. Địa chất:
Trong phạm vi tỉnh Quảng Trị phân bố các thành tạo địa chất có tuổi từ
Proterozi đến Đệ tứ, gồm các đá magma xâm nhập, phun trào, các thành tạo trầm
tích và biến chất. Hoạt động kiến tạo xảy ra mạnh mẽ, đặc biệt là hoạt động tân kiến
tạo, tổ hợp với quá trình ngoại sinh đã tạo nên sự đa dạng của cảnh quan với các tài
nguyên thiên nhiên độc đáo, trở thành các điểm du lịch hấp dẫn.
Sự phong phú và đa dạng của các thành tạo địa chất là cơ sở tạo nên tính đa
dạng của cảnh quan - một trong nững yếu tố tạo nên sức hấp dẫn cho du lịch. Các
thành tạo và quá trình địa chất cũng có thể trực tiếp tạo nên các tài nguyên du lịch
như hang động Karst, các khối đá có hình thái đẹp được thiên nhiên chạm khắc, các
vách núi trên đá chắc tạo cảm giác mạnh cho du lịch mạo hiểm; các bãi biển với
tính đa dạng cảnh quan do phân bố thành phần vật chất khác nhau. Các quá trình địa
chất còn tạo điều kiện cho sự hình thành và xuất lộ các nguồn nước nóng khoáng -
một dạng tài nguyên du lịch có giá trị. Mỗi thành tạo địa chất có vai rò khác nhau
5
trong việc tạo nên giá trị tài nguyên du lịch, chúng cần được đánh giá một cách
đúng đắn cho quy hoạch phát triển du lịch.
b. Địa hình:
Cũng như nhiều tỉnh khác ở Trung Bộ , Quảng Trị là tỉnh có sự đa dạng về địa
hình, bao gồm cả địa hình núi cao trung bình, núi thấp, đồi, đồng bằng ven biển,
biển và đảo ven bờ.
Cấu trúc dạng tuyến theo phương Tây Bắc – Đông Nam là đặc trưng cho địa
hình QuảngTrị. Tại đây đường chia nước - đường sống núi của dãy Trường Sơn
không ở biên giới mà nằm sâu trong lãnh thổ Việt Nam, song vẫn giữ phương kéo
dài chung là Tây Bắc – Đông Nam. Địa hình dãy Trường Sơn có tính bất đối xứng
khá rõ, từ 1500 – 1700m hoặc 1000 – 1400m ở đỉnh đến 1000 – 1300m, 600 –
900m, 200 – 500m, 100 – 200m và < 100m ở phần sườn phía nam. Hoạt động xâm
thực bào mòn của sông suối đã phá vỡ tính liên tục của các tầng độ cao trên, hình
thành các dãy núi trung bình, núi thấp và đồi, phân bố kế tiếp nhau từ chiều Tây

sang Đông, tạo nên tính đa dạng cảnh quan tỉnh Quảng Trị.
Dải đồng bằng Quảng Trị có chiều ngang chỉ rộng chừng 10 – 20 km, kéo dài
dạng tuyến theo phương Tây Bắc – Đông Nam khá điển hình. Cấu trúc của hệ đầm
phá – đê cát cũng được phát triển trong mối liên quan với hệ đứt gãy cùng phương,
tạo nên móng đá gốc sâu dần về phía Đông. Đặc điểm hình thái chung của dải đồng
bằng Quảng Trị là có độ dốc rất nhỏ, nhiều nơi còn tồn tại các dải trũng giáp chân
sườn đồi núi (nguyên là hệ thống đầm phá cổ), phía Đông của đồng bằng thường
được giới hạn với biển bởi đê cát thiên nhiên cao từ 5 – 8m đến vài chục mét, các
cửa sông đều hẹp và thường bị thu lại đáng kể vào mùa khô bởi sự kéo dài của các
doi cát biển.
Địa hình do phun trào bazan cũng là một đặc thù của vùng Quảng Trị. Các khối
bazan với đại hình dạng vòm hoặc nghiêng thoải, phân bố ở Khe Sanh, Gio Linh,
Vĩnh Linh, đảo Cồn Cỏ… Qúa trình phong hóa feralit trên các thành tao bazan đã
tạo nên tầng phong hóa với lớp đất đỏ dày, hiện đã được khai thác trồng cây công
nghiệp dài ngày.
6
1.1.3. Khí hậu – thuỷ văn
a. Khí hậu:
Dãy Trường Sơn đã phân chia lãnh thổ Quảng Trị thành 2 vùng khí hậu:
Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn theo sự phân hóa chế độ mưa - ẩm. Đường
ranh giới giữa 2 vùng khí hậu đông và tây Trường Sơn chính là đường sóng núi của
dãy Trường Sơn chạy từ Động Vàng Vàng, Động Sa Mùi, Động Voi Mẹp qua vùng
núi thấp phía đông Khe Sanh đến Động Ba Lê, Động Ngài.
Trong vùng khí hậu tây Trường Sơn (Khe Sanh, Tà Rụt), mùa mưa bắt đầu từ tháng
V (một số năm là tháng IV) và kết thúc là tháng XI, kéo dài 7 (hoặc 8) tháng, mà ít
mưa kéo dài 5 (4) tháng. Ở vùng khí hậu đông Trường Sơn ( Đông Hà) mùa mưa
bắt đầu từ tháng VIII và kết thúc vào tháng XII, kéo dài 5 tháng; mùa ít mưa kéo dài
7 tháng.
Tính mùa của nền nhiệt ẩm sẽ quy định nhịp điệu mùa của hoạt động du lịch
của mỗi vùng: Tây Trường Sơn, Đông Trường Sơn. Ngay cùng ở phía Đông

Trường Sơn được thể hiện rõ mùa du lịch nghỉ dưỡng ven biển và nghỉ dưỡng ven
núi.
Hai vùng khí hậu phân biệt nhau theo sự phân hóa mưa - ẩm, nhưng trong
mỗi vùng còn tồn tại sự phân hóa tương đối rõ nét trong chế độ nhiệt - ẩm theo độ
cao địa hình. Lãnh thổ Quảng Trị gồm 3 vùng: vùng đồng bằng ven biển, vùng
trung du và núi thấp và vùng núi cao. Như vậy, ở vùng khí hậu đông Trường Sơn
có 3 loại địa hình vừa nêu và ở vùng khí hậu tây Trường Sơn chỉ có 2 loại địa hình:
vùng núi thấp và vùng núi cao.
Theo quan điểm điều kiện địa hình chi phối điều kiện khí hậu, ta có thể phân
chia vùng khí hậu Đông Trường Sơn thành 3 tiểu vùng khí hậu: Tiểu vùng khí hậu
đồng bằng ven biển; Tiểu vùng khí hậu trung du và núi thấp và Tiểu vùng khí hậu
núi cao. Tây Trường Sơn có 2 tiểu vùng: Tiểu vùng núi thấp tây Trường Sơn; Tiểu
vùng núi cao tây Trường Sơn.
Trong các tiểu vùng khí hậu trên, đáng chú ý là Tiểu vùng khí hậu đồng bằng
ven biển đông Trường Sơn với nền nhiệt cao, chịu tác động của gió Lào. Nơi đây lại
tập trung nhiều trung tâm các huyện lỵ, tỉnh lỵ với lượng dân cư đông. Do đó, cần
7
tìm kiếm các khu vực có điều kiện để tránh những ngày thời tiết khắc nghiệp nơi
đây.
Tiểu vùng khí hậu núi cao Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn có độ cao
đại hình xấp xỉ 1000m trở lên, tương ứng với mức giảm nhiệt độ trung bình trên 5ºC
và lượng mưa trung bình đạt trên 2800mm/năm. Ở vùng núi cao, nhiệt độ trung
bình năm có thể đạt 16 – 20ºC, nhiệt độ tối thấp có thể đạt giá trị thấp đáng kể,
nhưng nhiệt độ tối cao chắc chắn đạt giá trị không cao. Không gian ở đây thoáng
rộng , nhưng gió mạnh đạt mức độ không cao, vì bão sau khi đổ bộ vào đất liền bị
tan đi nhanh chóng. Đó là các khu vực rất thích hợp với việc xây dựng các trung
tâm nghỉ mát.
b. Thủy văn:
Quảng Trị có 12 con sông lớn tập trung thành 3 hệ thống chính là: Sông Bến
Hải, sông Thạch Hãn và sông Ô Lâu với trên 60 phụ lưu khác có chiều dài trên 10

km. Theo tính toán lý thuyết mạng lưới sông ngòi Quảng Trị có thể cung cấp nguồn
điện năng khoảng 3 tỷ kw/h.
1.1.4. Thổ nhưỡng – thực vật
a. Thổ nhưỡng:
Tỉnh Quảng Trị có 11 nhóm đất, 32 đơn vị đất và 54 đơn vị phụ. Các nhóm
đất chính như sau:
Nhóm bãi cát, cồn cát và đất cát biển. Bao gồm: Bãi cát ven sông, ven biển
(Cb): 150 ha, Cồn cát trắng (Cc): 21.731 ha, Cồn cát vàng (Cv): 3.582 ha, Đất cát
biển (C):9.267 ha.
+ Đất mặn: Diện tích 1.430 ha
+ Đất phèn: Đất phèn ít và trung bình - mặn ít (Sj): Diện tích 418 ha
+ Nhóm đất phù sa (P): Diện tích 40.492 ha
+ Đất lầy và đất than bùn: Diện tích 405 ha
+ Đất xám bạ màu trên phù sa cổ: Diện tích 1.404 ha
+ Đất đen trên bazan (R): Diện tích 79 ha
8
+ Đất đỏ vàng: Diện tích 357.191 ha
+ Đất mùn vàng đỏ trên núi: Diện tích 10.871 ha
+ Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D) : Diện tích 1.902 ha
+ Đất xói mòn trơ sỏi đá (E): Diện tích 4018 ha.
b. Thực vật:
Quảng Trị nằm trong vùng địa lý sinh học Bắc Trung Bộ, địa hình phức tạp,
hiểm trở đã tạo nên các hệ sinh thái phong phú từ miền đồng bằng, ven biển đến các
vùng gò đồi – núi đá. Các hệ sinh thái phong phú là cở sở hình thành tính đa dạng
sinh học cao ở đây.
Các kiểu thảm thực vật và những đặc trưng cơ bản
* Các kiểu thảm thực vật trên đất địa đới:
- Kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi đá vôi: Phân bố chủ
yếu ở tây bắc Hướng Hóa, thường gặp ở độ cao 500 m đến 600 m và che phủ phần
lớn diện tích đất rừng trong khu vực.

- Kiểu rừng kín thường xanh cây lá rộng á nhiệt đới núi trung bình: Phân bố
chủ yếu ở độ cao từ 700 – 1.500 m, như ở dãy núi trung bình động Voi Mẹp, trên
khối núi thuộc động A Pông ở Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông.
- Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp: Kiểu quần xã thực
vật này ở Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông thường ít bị tác động, về căn bản vẫn
giữ được tính nguyên sinh.
- Kiểu phụ thứ sinh nhân tác rừng kín thường xanh nhiệt đới phục hồi sau
khai thác: Rừng ở đây bị tác động mạnh qua việc khai thác gỗ xây dựng và thưong
mại.
- Kiểu phụ thứ sinh nhân tác rừng kín tường xanh mưa ẩm nhiệt đới phụ hồi
sau nương rẫy: Kiểu rừng này có nguồn gốc từ rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt
đới, nhưng do các hoạt động khai phá nương làm rẫy và nạ cháy rừng đã làm mất đi
lớp thảm rừng nguyên sinh, sau đó được bỏ hoang nhiều năm và rừng non đã xuất
hiện.
9
- Rừng hỗn giao tre - nứa - gỗ phục hồi sau nương rẫy và khai thác kiệt: Kiểu
này cũng có nguồn gốc gián tiếp từ kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới.
- Trảng co cây bụi thứ sinh nhân tác: Đây cũng là hậu quả trực tiếp của quá
trình canh tác nương rẫy lâu dài và của chiến tranh.
* Các kiểu thảm thực vật trên đất phi địa đới:
- Rừng trên các đụn cát: Rừng còn trên các đụn cát tương đối ổn định.
- Trảng cây bụi thứ sinh trên các đụn cát: Đây là trạng thái thảm thực vật cây
bụi thứ sinh hình thành sau khi rừng trên các đụn cát bị khai thác làm đất canh tác
và cả sau khi khai thác gỗ.
- Trảng cỏ thứ sinh: Trên các đụn cát ở Quảng Trị thường có các trảng cỏ cao
0,1 – 0,2 m phân bố thành các mảng, thay thế vào trảng cây bụi và rừng bị mất đi
trong quá trình khai thác.
* Các kiểu thảm thực vật trên đất nội địa đới:
- Trảng cỏ chụi ngập thứ sinh và các quần xã thủy sinh ở đầm, ao, hồ:Phân
bố trên các địa hình bằng phẳng và trũng thấp ở đồng bằng hay các thung lũng núi

tồn tại các khu vực ẩm, lầy với mức độ ngập nước khác nhau.
- Rừng ngập mặn: Chỉ phát triển ở sâu trong cửa sông và trong các vũng vịnh
khuất sóng.
- Trảng cỏ, trảng cây bụi trên bãi cát biển và bãi đá ven biển: Kiểu thảm thực
vật này thường gặp ở các bãi cát ngập triều khá phổ biến ở các cung lõm bờ biển.
Các kiểu rừng kín thường xanh là kiểu thảm thực vật có giá trị cao đối với
phát triển du lịch. Đặc biệt là du lịch nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái.
Đặc điểm cơ bản của khu hệ thực vật Quảng Trị:
Hệ thực vật khu vực này có ít nhất là 2.500 loài thực vật bậc cao nằm trong
944 chi, 209 họ, trong đó có ngành Lá thông và nhành Tháp bút chỉ có 1 loài, 1 chi,
1 họ; ngành thông Đất có 8 loài, 2 chi , 2 họ; ngành Dương xỉ có khoảng 100 loài,
61 chi, 29 họ; ngành Hạt trần có 18 loài, 8 chi, 6 họ; ngành Hạt kín thì lớp Hai lá
10
mầm có khoảng 2000 loài, 690 chi, 145 họ và Lớp một lá mầm có 400 loài, 189 chi,
31 họ.
Hệ thực vật vùng QuảngTrị có 51 loài thực vật quý hiếm đã được nghi trong
Sách Đỏ Việt Nam.
1.2. CÁC YẾU TỐ KINH TẾ - XÃ HỘI
1.2.1. Dân số - lao động
a. Dân số:
Tính đến hết năm 2009 dân số tỉnh Quảng Trị có 599.221 người, trong đó nam :
297.428 người chiếm 49,64% ; nữ : 301.793 người chiếm 50,36%. Tỷ lệ gia tăng
dân số tự nhiên là 1,30 % và có xu thế giảm dần qua các năm. Mật độ dân số 126
người/km
2
[Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị 2009].
Dân số Quảng Trị phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở vùng nông thôn,
tỷ lệ dân số ở vùng nông thôn chiếm đến 71,97% (năm 2009). Do các đô thị ở
Quảng Trị phát triển chậm, tốc độ đô thị hóa chưa cao nên cơ cấu dân số nông thôn
với thành thị qua các năm không có sự biến đổi lớn lắm. Mặt khác, do chưa có các

khu công nghiệp tập trung, quá trình hình thành các khu công nghiệp, khu vực kinh
tế trọng điểm mới bắt đầu nên hiện tượng di dân chưa xảy ra. Các khu dân cư tập
trung trong tỉnh chủ yếu là ở thành phố, thị xã, thị trấn.
b. Lao động:
Tổng số lao động hiện có trong toàn tỉnh là 302.650 người, trong đó lao động
không có trình độ chuyên môn kỹ thuật lên đến 74%, lao động có trình độ cao đẳng
đại học trở lên chiếm 6,8%. Số lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và
lâm nghiệp là 167.795 người chiếm 55,44% tổng số lao động.
Lực lượng lao động giữa các vùng có sự chênh lệch về quy mô và chất lượng
lao động, vùng đồng bằng là vùng có lực lượng lao động tập trung đông nhất và số
lao động có trình độ thâm canh sản xuất chiếm tỷ lệ lớn , đặc biệt là sản xuất nông
sản theo hướng hàng hóa.
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, chất lượng lao động nhìn chung đã có
sự chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, trong cơ cấu và chất lượng lao động còn bộc lộ
11
rõ sự mất cân đối giữa các nghành như lao động nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao,
phần lớn là lao động phổ thông, tỷ lệ lao động được đào tạo còn thấp, tỷ lệ lao động
thiếu việc làm ở khu vực thành thị còn chiếm 4,65% (2009) tổng số lao động trong
độ tuổi. Cần có những chính sách hợp lý để tạo việc làm cho lao động thất nghiệp,
đặc biệt là đưa lao động vào hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, phục vụ du lịch.
1.2.2. Cơ sở hạ tầng – cơ sở vật chất kỹ thuật
Hệ thống giao thông thuận lợi, bao gồm cả đường bộ, đường sắt và đường thủy:
Quốc lộ 1A, Đường Hồ Chí Minh, đường sắt chạy xuyên qua tỉnh theo hướng Bắc –
Nam, Quốc lộ 9 gắn với Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo chạy theo hướng Đông – Tây;
cảng Cửa Việt đang được đầu tư nâng cấp để đón tàu có trọng tải 5.000 đến 6.500
DWT. Cảng biển Mỹ Thủy có khả năng đón tàu có trọng tải 50.000 DWT ra vào
thuận lợi đã được Chính phủ phê duyệt quy hoạch và đang được tỉnh đẩy mạnh xúc
tiến đầu tư xây dựng. Bưu chính viễn thông phát triển, có mạng cáp quang trang bị
đến 100% huyện và thị xã. Hệ thống cấp điện, nước dùng cho sinh hoạt và sản xuất
được đảm bảo; Các dịch vụ vận tải, ngân hàng, bảo hiểm, y tế, giáo dục...đang phát

triển nhanh chóng.
1.2.3. Giáo dục – y tế
a. Giáo dục:
Sự nghiệp giáo dục – đào tạo có những bước tiến khá toàn diện về quy mô, nâng
cao chất lượng dạy và học. Hiện nay trên toàn Tỉnh có 158 trường mẫu giáo, 162
trường tiểu học, 115 trường trung học cơ sở, 31 trường trung học phổ thông, 17
trường phổ thông cơ sở, 3 trường trung học, 4 trường trung cấp chuyên nghiệp,1
trường cao đẳng và một phân hiệu đại học Huế ở Quảng Trị. 100% xã, phường, thị
trấn có trường tiểu học; 89% xã, phường, thị trấn có trường trung học cơ sở.
Trong những năm qua sự nghiệp về giáo dục đã có nhiều tiến bộ đạt được nhiều
thành tựu đáng kể, đa dạng hóa được hình thức giáo dục.
Tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập, hiệu quả giáo dục chưa cao, chất lượng nguồn
nhân lực còn thấp, tỷ lệ lao động chưa được đào tạo nghề còn cao…
12
b.Y tế:
Công tác y tế, bảo vệ sức khỏe cộng đồng những năm gần đây đã có những tiến
bộ đáng kể. Tính đến năm 2009 toàn tỉnh có 162 cơ sở y tế trong đó có: 11 bệnh
viện; 9 phòng khám đa khoa khu vực; 141 trạm y tế xã, phường và 1 trạm điều
dưỡng với 2.047 giường bệnh và 2.626 cán bộ y tế trong đó có 382 bác sĩ. Các xã
đều có trạm y tế nhờ đó chất lượng KCB và phục vụ được nâng lên ở các tuyến.
Nhiều kỹ thuật mới được triển khai (mổ nội soi, chụp cắt lớp, mổ máu tụ sọ não, hồi
sức cấp cứu...) KCB cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, BHYT được triển khai
đến tuyến xã tạo điều kiện người bệnh được tiếp cận các dịch vụ y tế có chất lượng
gần nhất, đảm bảo công bằng trong CSSK các đối tượng. Các dự án mục tiêu quốc
gia, quốc tế được thực hiện rộng khắp, đạt và đạt chỉ tiêu đề ra.
Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân nhất là đồng bào các dân tộc vùng
biên giới, vùng sâu, vùng xa được quan tâm đúng mức. Ngoài ra công tác thanh tra,
kiểm tra về hành nghề Y dược tư nhân, vệ sinh an toàn thực phẩm và thực hiện các
chế độ pháp quy của nghành được triển khai đồng bộ, thường xuyên và có sự phối
hợp liên ngành. Công tác nghiên cứu khoa học đã được đẩy mạnh và có nhiều báo

cáo cấp ngành đạt chất lượng cao, có tính khả thi trong ứng dụng thực tế.
1.2.4. Văn hoá – xã hội và các lễ hội
Hoạt động văn hóa, thông tin, TDTT có nhiều tiến bộ, thiết thực phục vụ
nhiện vụ chính trị của địa phương. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa cơ sở” có nhiều chuyển biến tích cực. Các lễ hội văn hóa được quan
tâm, chú trọng bảo tồn văn hóa các dân tộc, xây dựng mô hình hoạt động văn hóa
thông tin phù hợp từng vùng, từng khu vực…
Đời sống dân cư ở thành thị và nông thôn đều được cải thiện rõ rệt. Kết quả
các cuộc điểu tra khảo sát mức sống đân cư, điều tra giàu nghèo và điều tra hộ gia
đình cho thấy: Thu nhập bình quân mỗi người 1 tháng của các hộ đã tăng từ 227,3
nghìn đồng năm 2002; 304,7 nghìn đồng năm 2004; 436,4 nghìn đồng năm 2006 và
722,9 nghìn đồng năm 2008.
Công tác xóa đói, giảm nghèo đạt được những thành tự nổi bật, đã xóa hộ
đói, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh hàng năm. Các đối tượng chính sách, người có công,
13
gia đình thương binh, liệt sỹ thường xuyên được chăm lo. Phong trào “đền ơn đáp
nghĩa” triển khai sâu rộng, đạt hiệu quả thiết thực…
Bên cạnh các thành quả trên đời sống văn hóa, xã hội của tỉnh vẫn còn nhiều
bất cập, đặc biệt là tệ nan xã hội, nhất là tệ nạn ma túy đang có chiều hướng gia tăng
tạo bộ mặt không tốt, ảnh hưỏng rất lớn đến việc phát triển du lịch.
1.2.5. Đường lối, chính sách
Du lịch được xác định là một ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, những năm
qua, tỉnh Quảng Trị đã có sự đầu tư nâng cấp và xây dựng các trung tâm cụm du
lịch. Nhiều di tích lịch sử cách mạng được trùng tu, tôn tạo khôi phục và giữ gìn để
khai thác tốt thế mạnh về du lịch theo tour DMZ: Nhà lưu iệm Cố Tổng Bí Thư Lê
Duẩn, Bãi tắm Cửa Việt, Cửa Tùng, Mỹ Thủy, Di tích đôi bờ Hiền Lương… mở
thêm nhiều tour, tuyến mới như tổ chức nhiều tuyến du lịch trọn gói đi trong và
ngoài nước.
Với những chính sách ưu đãi của tỉnh thì hệ thống cơ sở vật chất, cơ sở kinh
doanh phát triển nhanh với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Đặc biệt là

sau khi Ban Quản lý các khu du lịch tỉnh được thành lập và việc tập trung xây dựng
cơ sở hạ tầng du lịch, hoàn thành tuyến đường Cửa Việt – Cửa Tùng và 2 cây cầu
lớn: cầu Cửa Tùng, cầu Cửa Việt đã tạo điều kiện để Quảng Trị thu hút đầu tư và
phát triển mạnh ngành du lịch trong tương lai.
14
CHƯƠNG 2
HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG
NHÀ HÀNG, KHÁCH SẠN Ở TỈNH QUẢNG TRỊ
2.1. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
2.1.1. Tài nguyên du lịch
a. Tài nguyên tự nhiên
* Các bãi biển
- Bãi biển Cửa Tùng
Đây được mệnh danh là “nữ hoàng của các bãi tắm”. Bãi biển Cửa Tùng nằm trong
một cung lõm giữa hai mũi bazan nhô ra biển, có một vị trí khá đẹp. Với danh tiếng
của mình cũng như những điều kiện giao thông khá thuận lợi, Cửa Tùng có khả
năng thu hút khách rất lớn. Tại đây cũng có điều kiện thuận lợi để xây dựng, phát
triển các hình thức vui chơi giải trí khác. Cửa Tùng có khả năng kết hợp tốt với các
điểm du lịch lân cận như rừng nguyên sinh Rú Lịnh, sông Bến Hải, Cầu Hiền
Lương…
- Bãi biển Thái Lai
Thuộc xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh rất rộng, đẹp, có chiều dài trên 1km và đã có
khách đến tắm biển. Tuy nhiên cảnh quan của bãi biển còn đơn điệu, thiếu những
đường nét đặc biệt để thu hút nhiều du khách.
- Bãi biển Nam mũi Chặt
Bãi biển nằm cách mũi Chặt 300m về phía nam cũng là một bãi nằm trong cung bờ
lõm. Khu vực này nằm cách bãi Cửa Tùng khoảng 4 – 5 km tính theo đường giao
thông nên trong tương lai có thể liên kết phát triển tốt đồng thời có khả năng kết
hợp với các tour du lịch đi địa đạo Vĩnh Mốc, cầu Hiền Lương, rừng nguyên sinh
Rú Lịnh…

* Đảo Cồn Cỏ
Đảo Cồn Cỏ là một nơi rất có tiềm năng để phát triển du lịch trên đảo và các vùng
biển lân cận gồm: Du lịch nghỉ dưỡng, ở đây có điều kiện khí hậu tốt, không khí
15
trong lành nên rất thích hợp cho loại hình du lịch này. Các bãi tắm của đảo không
rộng, song cảnh quan bờ biển rộng và độc đáo, đa dạng, có thể trở thành các điểm
tham quan, ngắm cảnh. Thảm thực vật trên đảo dù không được bảo tồn tốt, song có
thể tự phục hồi nếu quản lý tốt, một số loài thực vật trên vùng đất khô hạn ven bò
biển có thể trở thành đối tượng tham quan của du khách, với mục tiêu tăng cường ý
thức bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
* Các dạng cảnh quan sinh thái độc đáo của tỉnh
- Động Voi Mẹp: Đặc trưng của động này sự độc đáo của cảnh quan sinh thái phân
dị theo đai cao với sự khác biệt giữa cảnh quan Đông Trường Sơn và Tây Trường
Sơn. Thảm thực vật ở đây rất phong phú và đa dạng, bao gồm rừng kín cây lá rộng
thường xanh nhiệt đới ẩm núi thấp, rừng kín cây lá rộng á nhiệt đới ẩm, rừng cây lá
kim, quần xã đặc biệt ở đỉnh núi.
- Động Ba Lê: Các bề mặt san bằng địa hình phân thủy cao 1000 – 2000m tại núi
Ba Lê đã tạo nên ở đây hình thành một khu nghỉ dưỡng có giá trị. Các mặt bằng ở
đây đủ diện tích để xây dựng các khu nghỉ dưỡng, các công trình công cộng khác
trong một khu du lịch.
- Khe Sanh: Là khu vực có độ cao tuyệt đối thấp nhất của đỉnh Trường Sơn , Khe
Sanh có đầy đủ các điều kiện để trở thành một khu du lịch sinh thái đầy tiềm năng.
Nằm trong một quần thể các tài nguyên du lịch tự nhiên và đặc biệt là tài nguyên du
lịch nhân văn như các di tích lịch sử cách mạng phản ánh một vùng đất kiên cường
hy sinh chiến đấu vì sự nghiệp thống nhất đất nước đã khẳng định Khe Sanh là một
trung tâm du lịch của tỉnh Quảng Trị.
* Hệ sinh thái rừng nhiệt đới
- Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông: ở đây có thảm thực vật tự nhiên vành đai
thực vật nhiệt đới (<800m) và thảm thực vật vành đai á nhiệt đới (>800m) và nhiều
đặc điểm độc đáo khác để có thể phát triển du lịch sinh thái.

- Rú Lịnh: Sự hiện diện của Rú Lịnh đã góp phần tạo nên sức hấp dẫn cao
của cụm du lịch sinh thái Cửa Tùng – Vĩnh Mốc. Rú Lịnh thuộc địa phận 2 xã Vĩnh
Hiền và Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Linh. Đây là khu rừng nguyên sinh tồn tại trên một
vùng đất đỏ bazan ở độ cao 94 m của vùng đồng bằng duyên hải, rộng khoảng 100
16
ha. Rú Lịnh có giá trị cao về du lịch sinh thái, ở đây có rất nhiều loại cây của khu
vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ như cây Gụ, cây Huỷnh. Rú Lịnh gắn
liền với các điểm du lịch khác như Cửa Tùng, Bến Hải, địa đạo Vĩnh Mốc, nghĩa
trang Trường Sơn, giếng cổ Gio An. Tất cả sẽ tạo nên tuyến du lịch tiếp cận với
thiên lý tưởng ở một vùng đồng bằng.
- Trằm Trà Lộc: Thuộc xã Hải Xuân, huyện Hải Lăng. Đây là một nơi có
tiềm năng du lich sinh thái rất lớn của tỉnh. Những dự án du lịch sinh thái đã và
đang được mở ra bằng việc quy hoạch diện tích Trằm Trà Lộc khoảng 100 ha. Trằm
Trà Lộc là một bức tranh thủy mặc hữu tình, một nơi du lịch sinh thái văn hóa hấp
dẫn và lý tưởng.
* Hệ thống sông suối và hồ nước
- Sông có tiềm năng du lịch sinh thái lớn nhất ở Quảng Trị là sông Đak Rông.
Sông này có truyền thuyết về nguồn gốc đậm chất sử thi và nhân văn. Du khách vừa
chiêm ngưỡng cảnh núi non hùng vĩ, vừa được lắng nghe câu chuyện về cô gái
ĐakRong được xem là đoạn sông đẹp nhất.
- Hệ thống hồ nước
Quảng Trị có khoảng 45 hồ chứa, đập dâng các loại với quy mô khác nhau, trong đó
khoảng hơn 10 hồ là có thể bố trí các hình thức du lịch nghỉ dưỡng, thể thao dưới
nước và đua thuyền.
+ Hồ Khe Mây: Nơi này có thể tổ chức các loại dịch vụ như đua thuyền, câu
cá trên mặt nước. Khi khai thác hồ Khe Mây, vấn đề cần lưu ý nhất là gìn giữ thảm
thực vật quanh hồ khỏi bị suy thoái, bảo vệ cảnh quan hồ.
+ Hồ Trung Chỉ: Hồ rất đẹp với thảm rừng cọ hữu tình. Chất lượng nước
được coi là sạch đối với các chỉ tiêu nước sinh hoạt và hoạt động nghỉ dưỡng, thể
thao dưới nước. Nơi đây có thể khai thác sử dụng để nghỉ dưỡng, đua thuyền và câu


+ Hồ Trúc Kinh: Thuộc huyện Gio Linh, là hồ chứa lớn nhất tỉnh. Với lợi thế
diện tích mặt nước rộng mênh mông, có bãi đất nổi tự nhiên, cảnh quan thơ mộng,
kỳ vỹ. Hồ Trúc Kinh là điểm thích hợp để tổ chức các hoạt động lễ hội như: các giải
đua thuyền thuyền thống, các giải bơi…
17
* Các điểm nước nóng và nước khoáng
Quảng Trị có 4 nguồn nước nóng – khoáng có giá trị cho du lịch và nghỉ
dưỡng: Nguồn Tân Lâm, nguồn Làng Eo, nguồn Làng Rượu, Nguồn Dakrong (Ra
Lân). Đây đều là những vùng có tiềm năng phát triển du lịch nghỉ dưỡng.
b. Tài nguyên nhân văn
Quảng Trị là tỉnh có hệ thống di tích lịch sử dày đặc, “tài sản” chỉ riêng mảnh
đất này mới có để phát triển loại hình du lịch lịch sử chiến tranh: Vùng phi quân sự,
di tích Hiền Lương – Bến Hải, Thành Cổ, Cồn Tiên, Dốc Miếu, Khe Sanh…đan xen
với hàng loạt các thắng cảnh như Cửa Tùng, Rú Lịnh, ĐakRong, Trằm Mỹ Thủy…
Trên chặng hành trình “Con đường di sản Miền Trung” từ Nghệ An vào đến Quảng
Nam thì Quảng Trị là điểm nối. Trên trục đường xuyên Á, Quảng Trị là điểm đầu
nhìn từ Việt Nam.
* Các di tích lịch sử cách mạng
Quảng Trị có tới 389 di tích đã được nhà nước đánh giá, xếp hạng, trong đó
có 29 di tích lịch sử được xếp hạng cấp quốc gia. Đây là những di sản vô cùng quý
giá có giá trị tham quan và nghiên cứu về lịch sử, nghệ thuật kiến trúc cổ nổi bật
như: thành cổ Quảng Trị, đường Hồ Chí Minh huyền thoại, hàng rào điện tử
McNamara, nhà thờ La Vang, làng Địa đạo Vĩnh Mốc, Căn cứ Khe Sanh, làng Vây,
sân bay Tà Cơn, Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, nghĩa trang liệt sĩ Đường 9, nhà tù
Lao Bảo… Những địa danh này làm chúng ta tự hào, giúp chúng ta có nghị lực giữ
Tổ, giữ Tông, giữ sông, giữ núi cho mãi mãi muôn đời.
Một số di tích điển hình
- Thành cổ Quảng Trị
Nằm ngay trung tâm thị xã Quảng Trị, cách quốc lộ 1A hơn 1 km về phía

đông. Là một thành lũy quân sự và trung tâm cai trị của Quảng Trị thời phong kiến
và ngụy quyền miền nam.
Thành cổ Quảng Trị là một địa danh đã trở nên nổi tiếng trên thế giới không
phải với tư cách là một công trình kiến trúc quân sự, trung tâm cai trị của một tỉnh
dưới thời phong kiến mà là với cuộc chiến đấu 81 ngày đêm (từ 28 – 6 đến 16 – 9
năm 1972) của quân dân ta chống lại cuộc phản kích tái chiếm thị xã Quảng Trị của
ngụy quân Sài Gòn. Từ tháng 2 – 1992, thành cổ Quảng Trị được Bộ Văn hóa -
18
Thông tin đầu tư, tôn tạo và xây dựng thành một công viên tưởng niệm lớn,
ghi nhớ công ơn của các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh.
- Khu di tích đôi bờ Hiền Lương
Cầu Hiền Lương là tâm điểm thể hiện cao nhất những vấn đề lịch sử về một
thời kỳ đất nước bị chia cắt.
Cầu Hiền Lương nằm trên quốc lộ 1A, bắc qua sông Bến Hải, thuộc địa phận
xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh ở bờ Bắc và thuộc xã Trung Hải, huện Gio Linh ở
bờ Nam.
Năm 1967, bom đạn giặc Mỹ lại đánh sập cầu nhằm ngăn chặn sự tiến công
chi viện của miền Bắc cho đồng bào ta ở miền Nam.
Từ năm 1954 – 1972, đây là nơi đã từng diễn ra những cuộc đấu tranh chính
trị, quân sự ác liệt giữa ta và địch.
Địa đạo Vĩnh Mốc là điểm dừng chân của nhiều du khách trong tour du lịch
qua vùng phi quân sự (DMZ) ở tỉnh Quảng Trị bởi những giá trị về lịch sử và kiến
trúc của nó. Địa đạo Vĩnh Mốc được hình thành trong vòng 18 tháng (cuối năm
1966 đến đầu năm 1968, trước tình thế bị đánh ác liệt của không quan và pháo binh
Mỹ. Địa đạo Vĩnh Mốc là tổng thể kiến trúc độc đáo được xem như một tòa lâu đài
cổ, nó đã tượng trưng cho lòng quyết tâm, ý chí sắt đá, nổ lực phi thường sự linh
hoạt sáng tạo tự tin và đầy bản lĩnh của quân và dân Quảng Trị, là bằng chứng sáng
ngời về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tiêu biểu cho thời kỳ chống Mỹ cứu nước
của dân tộc ta, để lại ý thức tự hào sâu sắc cho các thế hệ kế thừa, sự ngưỡng mộ
tôn vinh trong lòng bạn bè gần xa.

- Nhà tù Lao Bảo: nằm ở phía tây nam quốc lộ 9, trên địa bàn thôn Duy Tân,
thị trấn Lao Bảo, nguyên là một vùng rừng núi hiểm trở, xa dân cư, gần biên giới
Lào – Việt. Do hội đủ các điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, biệt lập nên dưới thời
phong kiến, triều Nguyễn đã cho xây dựng tại đây một đồn tránh thủ vùng biên giới
gọi là Bảo Trấn lao (Lao Bảo), nơi ở của binh lính thuộc người dân tộc thiểu số và
cũng là nơi lưu đày tù nhân.
- Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn: nằm trên khu đồi Bến Tắt, cạnh đường
quốc lộ 15, thuộc địa phận xã Vĩnh Trường, huyện Gio Linh, là nơi tưởng niệm và
suy tôn những người con thân yêu của đất nước đã anh dũng hy sinh xương máu của
mình trên trên các nẻo đường Trường Sơn vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.
19
- Nghĩa trang đường 9: nằm bên cạnh quốc lộ 9, trên vùng đồi thuộc địa bàn
phường 4, TP Đông Hà. Đây là nơi yên nghĩ của hơn một vạn các anh hùng liệt sỹ
của đầy đủ 3 thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích và
thanh niên xung phong.
- Cửa Tùng: là điểm du lịch kỳ thú, một vùng đất có nền văn hóa lâu đời, một
cửa biển quan trọng, có bề dày lịch sử của vùng đất Quảng Trị. Cửa Tùng cũng là
tâm điểm của đường chia giới tuyến quân sự trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, là
nơi chứng kiến những tội ác dã man của kẻ thù và ghi dấu các chiến công hiển hách
của quân và dân ta.
2.1.2. Thực trạng khai thác và phát triển du lịch
Công tác quảng bá, giới thiệu hình ảnh, tiềm năng du lịch của địa phương
được chú trọng. Tỉnh đã có những cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần
kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh du lịch và tăng cường đầu tư cho ngành du
lịch. Chỉ tính trong năm 2007, tỉnh đã đầu tư hơn 98,7 tỷ đồng phát triển cơ sở hạ
tầng, nâng tổng vốn đầu tư cho du lịch lên hơn 200 tỷ đồng. Nhiều doanh nghiệp
mạnh dạn bỏ vốn đầu tư xây dựng thêm các loạt cơ sở lưu trú. Đến nay, nhiều khách
sạn đã hoàn thành, đưa vào khai thác như khách sạn Hoàng Long, Melody, Phú Sỹ
Long... nâng tổng số cơ sở lưu trú từ 61 lên 69 khách sạn. Công tác đào tạo đội ngũ
cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ trong ngành du lịch cũng được chú trọng. Đặc

biệt, 3 loại hình du lịch đặc trưng được lựa chọn đầu tư là du lịch hành lang Đông-
Tây, Du lịch Hoài niệm về chiến trường xưa và đồng đội, Du lịch sinh thái rừng và
biển. Do đó, lượng khách du lịch đến Quảng Trị năm 2007 đạt gần 310 ngàn lượt,
trong đó khách quốc tế 71 ngàn lượt, tăng 18,6% so với năm 2006. Đặc biệt, lượng
khách du lịch hành lang Đông-Tây qua cửa khẩu Lao Bảo tăng cao. Trong tháng 9
và tháng 10/2007, có ngày có từ 3.500 – 4.000 lượt khách, khách Du lịch về thăm
chiến trường xưa cũng tăng mạnh. Tổng doanh thu kinh doanh du lịch năm 2007
hơn 491 tỷ đồng, đạt 112% kế hoạch. Tuy nhiên phát triển du lịch chưa tương xứng
với tiềm năng, lợi thế của địa phương. Theo Phó giám đốc sở Thương mại - Du lịch
Nguyễn Văn Dùng, khó khăn lớn nhất hiện nay là cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt
động du lịch. Chất lượng các dịch vụ chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du
khách, số khách sạn cao cấp đáp ứng yêu cầu của khách quốc tế còn ít. Bên cạnh
20
đó, quy mô hoạt động du lịch còn nhỏ, phương thức kinh doanh chậm được cải tiến,
đổi mới và chưa chuyên nghiệp. Hoạt động kinh doanh lữ hành còn nhiều hạn chế,
nhất là tình trạng lợi dụng lượng khách Thái Lan vào Việt Nam tăng đột biến, nhiều
doanh nghiệp sử dụng hướng dẫn viên là người chưa đủ điều kiện cấp thẻ hướng
dẫn viên quốc tế. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch ít đầu tư cho
các hoạt động quảng bá, xây dựng thương hiệu để thu hút du khách.
Chính vì vậy, để đạt mục tiêu thu hút 357 ngàn lượt khách du lịch với tổng
doanh thu 380 tỷ đồng trong năm 2008, Phó chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban quản
lý Nhà nước về Du lịch Lê Hữu Thăng nhấn mạnh: Vấn đề quan trọng là phải tăng
cường công tác quảng bá tiềm năng du lịch bằng nhiều hình thức, tích cực kêu gọi
thu hút đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực du lịch.
Bên cạnh đó, ngành chức năng và chính quyền các cấp cần đẩy nhanh tiến độ
xây dựng Khu du lịch Cửa Việt, Cửa Tùng, Rú Lịnh, Trằm Trà Lộc; Quy hoạch khu
du lịch sinh thái Hồ Rào Quán, Hồ Ái Tử; Đầu tư và tổ chức tốt các hoạt động du
lịch ở các bãi biển, nghiên cứu phương thức khai thác có hiệu quả Dự án đường Hồ
Chí Minh huyền thoại; Triển khai tốt Dự án phát triển du lịch bền vững hành lang
Đông - Tây do ADB tài trợ để đầu tư Dự án du lịch cộng đồng tại huyện Đăkrông

và cơ sở hạ tầng khu vực cửa khẩu quốc tế Lao Bảo. Ngành chức năng của Quảng
Trị cũng cần chỉ đạo các doanh nghiệp mở thêm nhiều tour, tuyến du lịch có thế
mạnh, nhất là tour Caravan đưa khách Thái Lan và xe tay lái nghịch qua hành lang
kinh tế Đông - Tây; Đặc biệt, chú trọng hơn công tác đào tạo, từng bước chuyên
nghiệp hoá hoạt động kinh doanh du lịch. Tỉnh sẽ nghiên cứu một số cơ chế, chính
sách để sớm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương.
2.1.3. Hiệu quả của hoạt động kinh doanh du lịch
Ðể khai thác có hiệu quả tiềm năng, tạo động lực cho thương mại và du lịch
phát triển, tỉnh Quảng Trị đã quan tâm việc quảng bá kết hợp xúc tiến thương mại
thông qua hội thảo, hội chợ quốc tế; thông qua các đối tác theo chuyên ngành có
tiềm lực, vị thế trên thương trường để kêu gọi đầu tư từ bên ngoài vào lĩnh vực
thương mại và du lịch...
21
Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Trị, thời gian qua, ngành du
lịch đã khai thác có hiệu quả tiềm năng nên hoạt động kinh doanh du lịch đã thu
được những kết quả làm tăng ngân sách nhà nước trên địa bàn. Tổng lượng khách
chín tháng đầu năm 2008 đạt 253.500 lượt, trong đó có 202 nghìn lượt khách nội
địa và 51 nghìn lượt khách quốc tế. Tổng doanh thu kinh doanh du lịch đạt 430 tỷ
đồng. Về hoạt động lữ hành, tổng lượt khách chín tháng là 14.665 lượt. Một số
trung tâm lữ hành được tổ chức tốt nên đã thu hút đông khách tham quan, du lịch
như: Trung tâm lữ hành Công ty CP Du lịch Quảng Trị, Trung tâm lữ hành Công ty
CP Mê Công, Trung tâm lữ hành Sê Pôn...
2.2. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN
2.2.1. Vai trò của hệ thống nhà hàng, khách sạn đối với hoạt động kinh doanh
và phát triển du lịch
Hệ thống cơ sở hạ tầng nói chung và nhà hàng, khách sạn nói riêng là một
trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự phát triển của ngành du lịch.
Những dịch vụ đi kèm với việc tham quan du lịch là ăn uống, nghỉ ngơi, mua sắm…
Việc đảm bảo tốt những nhu cầu đó sẽ góp phần thu hút một lượng khách đến và
lưu giữ khách với thời gian lâu hơn.

Bên cạnh đó, sự phát triển của hoạt động kinh doanh nhà hàng khách sạn đã
đóng góp vào ngân sách của tỉnh một khoản thu lớn. Đó cũng chính là một khoản
chi phí giúp cho công tác quản lý, quy hoạch và phát triển du lịch một cách tốt hơn.
2.2.2. Quy mô và phân bố của hệ thống nhà hàng, khách sạn
Trong giai đoạn gần đây, số cơ sở nhà hàng, khách sạn có tăng lên nhưng vẫn
chưa đáng kể so với nhu cầu cũng như chiến lược phát triển du lịch của tỉnh.
Nếu như năm 2002, cả tỉnh chỉ có 6 khách sạn dược xếp hạng thì đến năm
2008 thì đã có 32 cơ sở được xếp đạt chuẩn, chứng tỏ sự chú tâm vào việc phát
triển, đầu tư cho cơ cở hạ tầng tỉnh và đặc biệt là sự tham gia ngày càng nhiều của
khối kinh tế tư nhân, tạo nên sức mạnh cạnh tranh mạnh mẽ trong ngành.
Hiện nay, các cở sở lưu trú, ăn uống đã có sự kết hợp với các doanh nghiệp
lữ hành nhằm tạo mối liên kết phục vụ tốt cho du khách, cũng như giới thiệu cho du
khách biết về mình. Do đó mà một số cơ sở đã tạo nên tầm ảnh hưởng rất lớn đến
22
du khách, tạo nên các mối quan hệ bền lâu giữa hai bên. Thông qua đó thúc đẩy cơ
sở phát triển, cũng chứng tỏ các cở sở đã có sự đầu tư kĩ lưỡng hơn trong công tác
quảng bá. Một số cơ sở còn mạnh dạng phát triển lên cả trên lĩnh vực công nghệ
thông tin: như website, đường dây nóng, tạp chí … tạo nên những chuyển biến tích
cực cho sự phát triển của các cơ sở.
Trên địa bàn hiện nay có 100 cơ sở lưu trú du lịch, tăng gấp đôi so với năm
2000, với tổng số khách sạn là 60 khách sạn, và 30 nhà nghỉ, có tổng số phòng là
1526 phòng và 2680 giường, trong dó có 3 khách sạn đạt 3 sao, 6 khách sạn đạt tiêu
chuẩn 2 sao, 12 cơ sở đạt tiêu chuẩn 1 sao, 13 cơ sở đạt tiêu chuẩn.
Tốc độ xây dựng các khách sạn tư nhân trong những năm vừa qua tăng đột
biến. Trên địa bàn có nhiều dự án về đầu tư lĩnh vực khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 3
sao trở lên đang được tiến hành xây dựng tại các trung tâm thành phố Đông Hà,
Khu thương mại Lao Bảo, các khu du lịch biển Cửa Tùng, Cửa Việt…
Còn hệ thống nhà hàng cũng đã có nhiều biến đổi, cung cách phục vụ đã
được chú trọng hơn, đội ngũ tay nghề qua đào tạo đã được nâng lên đáp ứng những
đòi ngày càng cao của khách du lịch.

Hiện nay, các cơ sở nhà hàng, khách sạn lớn và có sự đầu từ mạnh mẽ đều
tập trung chủ yếu ở các trung tâm lớn như Thành Phố Đông Hà, Thị xã Quảng Trị,
Khu kinh tế Lao Bảo… ở đây có nhiều điều kiện tốt để phát triển, còn một số ít tập
trung ở các huyện lân cận, đa phần là các nhà nghỉ qua đêm. Với tình hình trên, cần
có sự thiết kế các tuyến, tour du lịch sao cho khai thác hết đươc tất cả các nhà hàng,
khách sạn nhằm tạo tiền đề để phát triển hài hòa trong toàn tỉnh.
2.2.3. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của hệ thống nhà hàng, khách sạn
Trong cơ cấu doanh thu du lịch, doanh thu từ lưu trú chiếm phần lớn, từ 55-
60%, ăn uống 30-35%, còn các dịch vụ khác chiếm phần còn lại. Có thể thấy doanh
thu từ các nhà hàng, khách sạn là rất quan trọng. Do đó, việc đầu tư vào lĩnh vực
này là rất cần thiết trong sự phát triển của tỉnh.
Nắm bắt xu thế trên các doanh nghiệp tư nhân đã chuyển sang lĩnh vực này
tạo nên sức hút mạnh mẽ cho sự phát triển đi lên của du lịch tỉnh.Nhờ thế mà đã
23
đóng góp vào ngân sách nhà nước một lượng lớn, tạo nên nguồn kinh phí để thúc
đẩy ngành du lịch ngày một phát triển.
Trong những năm gần đây lượng khách đến với Quảng Trị ngày một tăng lên
dẫn theo là doanh thu của các cơ sở ăn uống lưu trú cũng tăng theo thúc đẩy sự phát
triển du lịch của tỉnh tiến lên.
Trong năm 2008 số khách do các cơ sở trên phục vụ là 230000 lượt khách,
trong đó khách quốc tế là 20000 lượt tăng so với các năm trước. Với thời gian lưu
trú là 1,45ngày/người tăng hơn so với các năm trước, nhưng lại thấp so với mặt
bằng chung của cả nước. Lượng khách nội địa trong những năm gần đây bắt đầu gia
tăng mạnh mẽ. Bên cạnh lý do mức sống người dân ngày càng cao, nhu cầu du lịch
trở thành một phần tất yếu trong cuộc sống sau những ngày làm việc và học hành
căng thẳng, thì một nguyên nhân rất quan trọng khác là sự phát triển mạnh mẽ của
các vùng lân cận như Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng cộng thêm đó là đưa vào hoạt
động các con đương huyết mạch như hành lang Đông Tây, đường mòn Hồ Chí
Minh, con đường di sản miền trung làm cho Quảng Trị ngày càng hấp dẫn với du
khách hơn, lượng khách quốc tế cũng có dấu hiệu khả quan nhung nhìn chung vẫn

còn thấp. Qua đây, cũng chứng tỏ khách du lịch đã quan tâm đến Quảng trị nhiều
hơn. Cơ quan chức năng cần và phải từng bước hoàn thiện hơn các khâu nhằm thu
hút tối đa mọi thành phần để phát triển du lịch tỉnh.
Tổng quan cho thấy, cở sở của nhà nước chiếm doanh thu 10%, các cơ sở
ngoài nhà nước chiếm 90% chủ yếu là các cơ sở tư nhân. Với sự đầu tư mạnh mẽ
của các khối tư nhân vào lĩnh vực này sẽ hứa hẹn có sự phát triển manh mẽ hơn nữa
tiềm năng du lịch tỉnh.
Lợi nhuận thuế năm sau là cao hơn năm trước và có chiều hướng tăng nhiều
hơn. Đặt biệt là khối kinh tế tư nhân, khối này phát triển một cách nhanh chóng đã
tạo nên những chuyển biến tích cực cho sự phát triển của ngành. Có thể nói khối
này là nguồn đầu tư rất giàu tiềm năng và cần được chú trọng khai thác.
Từ những nhận định trên, có thể thấy hiệu quả kinh tế của các cơ sở nhà
hàng, khách sản tiến triển rất tốt. Lượng khách và doanh thu đều gia tăng.
Lĩch vực khách sạn nhà hàng chiếm 5,6% so với GDP toàn tỉnh.
24
2.2.4. Tình hình quản lý hệ thống nhà hàng, khách sạn
Cơ quan quản lý cao nhất trực tiếp của tỉnh về hệ thống nhà hàng khách sạn
là Sở Văn hóa - Thể thao & Du Lịch tỉnh, trụ sở nằm ngay tại Thành phố Đông Hà
– khu vực sầm uất nhất của tỉnh. Dưới Sở Văn hóa - Thể thao & Du Lịch tỉnh là
các phòng, ban, ngành tạo thành một guồng mấy làm việc từ trên xuống dưới, cũng
là mô hình chung của các tỉnh và Nhà nước ta. Tuy nhiên với cách thức tổ chức như
thế này thì cung cách làm việc, nhất là các thủ tục hành chính vẫn còn phức tạp, làm
trở ngại lớn cho các nhà đầu tư vào đây. Việc phát triển theo cách thức “1dấu, 1
cửa” là cần đòi hỏi cấp bách ở Quảng Trị mới có cơ hội phát triển kinh tế tỉnh nói
chung, lĩnh vực đầu tư phát triển hệ thống nhà hàng khách sạn nói riêng.
Trong khi với cánh thức làm việc như vậy đã làm hạn chế đi khả năng hoạt
động của các cơ sở thì với công nghệ lạc hậu và đội ngũ cán bộ chưa được chuyên
sâu. Với lại hằng năm phải làm đi làm lại các công việc trên với khối lượng ngày
một nhiều làm cho công việc càng ngày càng quá tải, làm cho công tác quản lý đã
khó khăn lại gặp khó khăn hơn. Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ

thong tin đòi hỏi con người và công việc cần phải giải quyết nhanh và hiệu quả. Do
đó việc áp dụng công nghệ mới là rất cần thiết.
Sự phức tạp của việc làm thủ công và chồng xếp các năm lại làm cho ta khó
mà quản lý, chỉ nhìn được cái lượng bên ngoài chưa nắm rõ được tình hình cốt lõi
như thế nào? Nên làm cho ta có cái nhìn phiến diện một chiều thiếu đi các cơ sở để
đầu tư phát triển đúng hướng. Công nghệ thông tin làm giảm các công việc không
có gì thay đổi so với năm trước cũng như xử lý các thông tin nhanh gọn hơn. Sự
phân tích nhanh và chính xác mà không phải tôt nhiều công sức công với quá nhiều
thong tin. Đặc biệt là việc quản lý hệ thống nhà hàng phát triển hợp lý lại cần có các
công cụ phù hợp mới đảm bảo cho quá trình phát triển của tỉnh được tốt hơn.
Bên cạnh đó là đào tạo chuyên sâu về cách quản lý. Chính sách ngoại giao
cũng là vấn đề quan trọng góp phần thúc đẩy du lịch tỉnh đi lên. Có chính sách thu
hút nguồn lực từ bên ngoài nhằm tạo điều kiện học hỏi, tiếp thu chon lọc các kinh
nghiệp của họ áp dụng vào tỉnh để phát triển thế mạnh của mình.
25

×