Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Vấn đề giao tiếp trong tâm lí y học pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.36 KB, 10 trang )

VẤN ĐỀ GIAO TIẾP TRONG TÂM LÝ Y HỌC
Mục tiêu học tập
1. Trình bày được những khái niệm, nội dung và đối tượng về giao tiếp.
2. Phân biệt hoạt động giao lưu , giao tiếp. .
3. Trình bày được tâm lý học giao tiếp là cơ sở để xác định mối quan hệ
nghĩa vụ và đạo đức của thầy thuốc nhân viên y tế với bệnh nhân và cộng
đồng.

I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TÂM LÝ HỌC GIAO TIẾP
1. Khái niệm giao tiếp
Giao tiếp là quá trình thiết lập và phát triển tiếp xúc giữa cá nhân với nhau
xuất phát từ nhu cầu phối hợp hành động và hoạt động.
- Giao tiếp bao gồm hàng loạt các yếu tố như trao đổi thông tin, xây dựng
chiến lược hoạt động thống nhất, tri giác và tìm hiểu người khác.
- Giao tiếp có ba khía cạnh chính : giao lưu, tác động tương hỗ và tri giác.
Mặt giao lưu của giao tiếp gắn liền với việc tìm hiểu những nét đặc thù của
quá trình trao đổi thông tin giữa người với người trong danh nghĩa là chủ
thể tích cực, có nghĩa là khảo sát thái độ của cá nhân, tâm thế, mục đích, ý
định của họ nhằm thiết lập không chỉ vận động đơn thuần của thông tin mà
còn bổ sung, làm giàu thêm những tri thức, vốn sống cần thiết cho các
thành viên trong quá trình giao tiếp. Ngôn ngữ là phương tiện giao lưu chủ
yếu. Cùng với ngôn ngữ là hệ thống quang học vận động ( nét mặt, điệu bộ
cử chỉ, lời ăn tiếng nói ) các yếu tố ngôn ngữ và siêu ngôn ngữ ( giọng nói
, sự ngắt đoạn ), cấu trúc không gian và thời gian của hoàn cảnh giao tiếp,
hệ thống tiếp xúc “ bằng mắt “.
- Một khía cạnh quan trọng khác của quá trình giao tiếp là sự ảnh hưởng,
tác động lẫn nhau giữa các thành viên, xây dựng hình ảnh tinh thần của
mỗi người trong quan niệm của những người khác ( nhân cách hóa ).
Trong trường hợp này ngôn ngữ thống nhất và sự hiểu biết về hoàn cảnh
xảy ra là điều kiện cần thiết đảm bảo hiệu quả tác động lẫn nhau.
- Hai xu hướng giao tiếp thường thấy nhất là sự hợp tác và cạnh tranh,


tương ứng với chúng ta là các hiện tượng quen thuộc như đồng tình hay
xung đột.
- Khía cạnh của tri giác của giao tiếp bao hàm quá trình hình thành hình
ảnh về người khác, xác định các thuộc tính tâm lý và đặc điểm hành vi của
đối tượng thông qua các biểu hiện bên ngoài.
- Đồng nhất ( mô phỏng ) và phản tỉnh ( tự hình dung ) bản thân mình trong
con mắt của mọi người.
Sự hiểu biết và nhận thức các hiện tượng tâm lý trên đây cho phép làm
sáng tỏ nội dung tâm lý của quá trình tác động lẫn nhau diễn ra trong giao
tiếp. Xem xét đồng thời ba khía cạnh của giao tiếp ( giao lưu, tri giác, tác
động tương hỗ ) trong một chỉnh thể thống nhất là điều kiện quan trọng
nhằm hợp lý hóa hoạt động chung và mối quan hệ nhân cách.
Thiết lập các biện pháp phối hợp nâng cao chất lượng giao tiếp , phát triển
các kỹ năng giao tiếp là một trong những nhiệm vụ của tâm lý học xã hội và
tâm lý học nghề nghiệp và tâm lý học y học. Phương pháp đào tạo nhóm là
một trong những biện pháp phổ biến nhất.
2. Giao tiếp là cơ sở xã hội của tâm lý
2.1.Quan hệ xã hội, nền văn hóa xã hội và tâm lý con người
Quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử khẳng định : tâm lý người
có bản chất xã hội và mang tính lịch sử.
- Mác khẳng định : Các quan hệ xã hội tạo nên bản chất con người “ Bản
chất của con người không phải là cái gì trừu tượng, tồn tại với từng cá
nhân riêng biệt, trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa
các mối quan hệ xã hội “.
Hoạt động tâm lý của con người chịu sự tác động của các quy luật xã hội
trong đó giáo dục giữ vai trò quan trọng và chủ đạo. Chỉ có sống và hoạt
động trong xã hội con người mới thực hiện được chức năng phản ảnh tâm
lý.
- Cơ chế chủ yếu của sự phát triển tâm lý con người là cơ chế lĩnh hội nền
văn hóa xã hội.

Đặc điểm cơ bản của quá trình lĩnh hội là tạo ra ở con người những chức
năng tâm lý mới, những năng lực mới. Là quá trình tái tạo những thuộc tính
những năng lực của cá thể hay nói một cách khác thông qua cơ chế lĩnh
hội mà con người tổng hòa các mối quan hệ xã hội, nền văn hóa xã hội
thành bản chất người, tâm lý con người.
2.2.Hoạt động và tâm lý
2.2.1.Khái niệm chung về hoạt động
Hoạt động là phương thức tồn tại của con người .Hoạt động bao gồm các
quá trình bên ngoài ( chủ thể tác động vào đối tượng bên ngoài) và quá
trình bên trong ( tác động vào quá trình tinh thần, trí tuệ). Trong đó con
người tác động qua lại với nhau với tự nhiên, xã hội và với chính mình,
biến các phẩm chất tâm lý thành hiện thực nhằm cải tạo tự nhiên xã hội và
hoàn thiện cá nhân mình. Ngược lại chủ thể có thể bóc tách chiếm lĩnh các
thuộc tính của sự vật và hiện tượng khách quan biến thành tâm lý riêng,
thành vốn liếng và kinh nghiệm để hình thành nhân cách cá nhân mình.
2.2.2 Những nét đặc trưng của hoạt động
- Hoạt động có đối tượng
- Hoạt động do chủ thể con người tiến hành .
- Hoạt động vận hành theo nguyên tắc gián tiếp thông qua công cụ ( công
cụ kỹ thuật, ký hiệu tâm lý )
- Hoạt động bao giờ cũng có mục đích nhất định .
2.2.3 Phân loại hoạt động
- Phân theo quan hệ chủ thể và đối tượng hoạt động :
Có hoạt động lao động ( người với vật ), hoạt động giao tiếp ( người với
người ).
- Phân theo sự phát triển của cá thể : là những hoạt động phát triển kế tiếp
gồm hoạt động vui chơi, hoạt động học tập và lao động.
-Theo một số cách chia khác:
+ Hoạt động lý luận và hoạt động thực tiễn
+ Hoạt động biến đổi

+ Hoạt động nhận thức
+ Hoạt động định hướng giá trị
+ Hoạt động giao lưu
2.2.4 Cấu trúc của hoạt động

2.3.Giao tiếp và tâm lý
- Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa người với người thông qua đó con
người trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, tri giác, tác động qua lại
với nhau Hiện thực hóa các quan hệ xã hội giữa chủ thể này với chủ thể
khác
- Các loại giao tiếp :
+ Theo phương tiện giao tiếp có :
* Giao tiếp vật chất
Thông qua hành động vật chất cụ thể. Khi giao tiếp con người có thể
sự dụng những công cụ, sản phẩm vật chất của lao động, những kỷ vật,
tặng phẩm. Trong từng vật thể có sự hội nhập văn hóa, xã hội, trí tuệ, cảm
xúc…của loài người. Khi giao tiếp bằng vật chất cụ thể, con người chỉ cho
nhau biết những tinh túy mà lời người gởi gắm ở trong đó, trao đổi cho
nhau những thông tin, rung cảm, kinh nghiệm…về vật thể đó, từ đó chủ thể
và khách thể thực hiện mục đích, nội dung giao tiếp.
* Giao tiếp bằng tín hiệu phi ngôn ngữ ( thông qua cử chỉ, điệu bộ )
Khi giao tiếp, con người sử dụng những cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt,
nét mặt…để thể hiện sự đồng tình hay phản đối, thân thiện hay khó chịu,
hiểu biết sâu sức hay nông cạn…Ngoài ra con người còn sử dụng những
ký hiệu quy định chung cho từng nhóm xã hội, như biển báo giao thông, ký
hiệu thông tin bằng tay cho những người câm điếc, những ký hiệu dành
riêng cho hai người.
* Giao tiếp bằng ngôn ngữ
Một trong những ưu thế của con người so với con vật là ngôn ngữ.
Ngôn ngữ là sản phẩm tiến hóa của xã hội loài người và trở thành công cụ

giao tiếp cơ bản của con người. Bằng ngôn ngữ trong giao tiếp, con người
có thể trao đổi với nhau tất cả những hiểu biết, tình cảm thái độ…mà mình
thấy cần thiết
+ Theo khoảng cách
* Giao tiếp trực tiếp
Chủ thể và đối tượng giao tiếp mặt đối mặt với nhau, trục tiếp phát
và nhận thông tin của nhau. Khoảng cách giữa chủ thể và đối tượng rất
gần nhau.
* Giao tiếp gián tiếp
Khi chủ thể và khách thể ở xa nhau, họ phải dùng những phương
tiện cụ thể để giao tiếp với nhau, như qua thư từ, báo chí, qua người khác,
bằng tình cảm.
* Giao tiếp trung gian
Đây là loại giao tiếp vừa trực tiếp, vừa gián tiếp, như nói chuyện,
trao đổi với nhau qua điện thoại, truyền hình.
+ Theo qui cách :
* Giao tiếp chính thức
Giao tiếp giữa các thành viên trong nhóm chính thức. Sự giao tiếp
này được thực hiện theo chức trách, nhiệm vụ, theo quy chế, quy định của
luật pháp, của phong tục, của dư luận…Ví dụ như, giao tiếp trong gia đình,
trong quản lý, lãnh đạo, rong hoạt động nghề nghiệp: dạy học, giáo dục,
khám chữa bệnh.
* Giao tiếp không chính thức
Đây là giao tiếp trong nhóm không chính thức, giữa những người
thân nhau, phục nhau, cùng có những ham muốn, sở thích như nhau.
- Quan hệ giao tiếp và hoạt động :
Giao tiếp và hoạt động là hai mặt không thể thiếu được của lối sống của
hoạt động sống của con người trong thực tiễn :
+ Giao tiếp là dạng đặc biệt của hoạt động, giao tiếp diễn ra bằng hành động
và thao tác cụ thể bằng việc sử dụng các phương tiện khác nhau để đạt mục

đích, thúc đẩy động cơ.
+ Giao tiếp và hoạt động là hai phạm trù đồng đẳng có quan hệ qua lại
trong cuộc sống của con người. Có khi giao tiếp là điều kiện của hoạt động
và cũng có khi hoạt động là điều kiện của giao tiếp
- Tâm lý người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp :
Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã khẳng định : Tâm lý con người có nguồn
gốc từ bên ngoài, từ thế giới khách quan chuyển vào trong não mỗi người.
Trong thế giới đó thì quan hệ xã hội, nền văn hóa xã hội là cái quyết định
tâm lý người.
Tâm lý của con người là kinh nghiệm xã hội - lịch sử chuyển thành kinh
nghiệm của bản thân thông qua hoạt động và giao tiếp trong đó giáo dục
giữ vai trò chủ đạo.
Tâm lý là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp. Mối quan hệ giũa hoạt
động và giao tiếp là qui luật tổng quát hình thành và biểu lộ tâm lý người.

II. MỐI QUAN HỆ GIỮA THẦY THUỐC, NHÂN VIÊN Y TẾ VỚI BỆNH
NHÂN VÀ CỘNG ĐỒNG
1. Quá trình giao tiếp
1.1. Đặc điểm quá trình giao tiếp
Giao tiếp là quá trình và điều kiện tất yếu để hình thành và phát triển tâm
lý. Là hoạt động xác lập và vận hành các mối quan hệ giữa người và người
( bệnh nhân và thầy thuốc), giữa con người với xã hội nhằm thực hiện tốt
các mối quan hệ đó vì mục đích phục vụ con người và sự tiến bộ của xã
hội.
- Đặc điểm của giao tiếp :
+ Đối tượng giao tiếp là người này với người khác.
+ Những người tham gia vào quá trình giao tiếp thường tác động lẫn nhau
và chịu ảnh hưởng của nhau về mặt tâm lý và ý thức.
1.2.Các hình thức giao tiếp
+ Căn cứ vào nội dung .

* Thông báo thông tin
* Thay đổi hệ thống động cơ niềm tin.
* Kích thích thay đổi hành vi
+ Căn cứ số lượng đối tượng giao tiếp :
* Giao tiếp nhân cách hai người,ba người với nhau
* Giao tiếp bằng dấu hiệu lời nói.
2. Vai trò sự giao tiếp trong sự hình thành nhân cách
Con người giao tiếp với nhau nhằm chia sẻ niềm tin, nổi buồn, giải tỏa tâm
lý và trao đổi kinh nghiệm sống. Không giao tiếp con gười trở nên trống trải.
Thông qua giao tiếp con người tiếp thu được kinh nghiệm sống để phát
triển và hoàn thiện bản lĩnh, năng lực nhằm hoàn thiện mình.
3. Khía cạnh giao tiếp trong tâm lý cộng đồng
Cuộc giao tiếp với cộng đồng thường có thể chia làm ba giai đoạn :
- Giai đoạn một hình thành bầu không khí hiểu biết cởi mở, thoải mái. Yêu
cầu giai đoạn này làm cho cộng đồng sẵn sàng nói và nhân viên y tế ( thầy
thuốc ) sẵn sàng nghe
- Giai đoạn hai : giai đoạn thông tin nhân viên y tế giải thích những điều
cần thiết và những việc cần làm cho cộng đồng.
- Giai đoạn ba : giai đoạn đánh giá thông tin. Thông qua các thông tin và
thái độ của nhân viên y tế cộng đồng quyết định họ phải làm gì.
KỸ năng giao tiếp rất cần cho mọi thầy thuốc, đối với thầy thuốc ở cộng
đồng càng cần thiết vì không chỉ áp dụng tiếp xúc với bệnh nhân mà còn
thường xuyên tiếp xúc với cộng đồng, dựa vào cộng đồng. Giao tiếp cộng
đồng là điều kiện quyết định hiệu quả công tác của thầy thuốc cộng đồng.
4. Mối quan hệ giữa thầy thuốc, nhân viên y tế với bệnh nhân
4.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giao tiếp
4.1.1.Những yếu tố thuộc về nét đặc trưng chung của giao tiếp
- Loại hình giao tiếp chủ yếu giữa thầy thuốc và bệnh nhân và giao tiếp
chính thức. Về cơ bản, mục đích, chức năng, phương hướng, nhiệm vụ…
của hoạt động giao tiếp được xác định trước và đáp ứng với yêu cầu của

hoạt động khám, chữa bệnh. Cũng thể nói đây là loại giao tiếp công việc.
- Chủ thể và khách thể giao tiếp là những cá nhân hoặc nhóm xã hội nhất
định. Họ có những “ vai diễn “ khác nhau trong quá trình giao tiếp, song
phần lớn là quan hệ giữa một bên là nhân viên y tế và một bên là bệnh
nhân.
- Các phương tiện giao tiếp được sử dụng một cách tổng hợp, song
phương tiện chủ yếu vẫn là ngôn ngữ. Uy tín, phong cách công tác của
thầy thuốc đôi khi đóng vai trò quyết định đến kết quả giao tiếp.
4.1.2. Những yếu tố thuộc về bản thân chủ thể và đối tượng giao tiếp
- Vốn hiểu biết chung, trình độ hoạt động chuyên môn, năng lực chung của
chủ thể và đối tượng giao tiếp sẽ làm nền cho quá trình giao tiếp.
- Sự thống nhất mục tiêu, nhiệm vụ…giao tiếp của chủ thể và đối tượng
nhằm đạt đến một kết quả tối ưu trong phòng và chữa bệnh thường làm
cho sự giao tiếp không chệch hướng, không bị các rối nhiễu chi phối.
- Nhân cách của cá nhân hoặc những đặc trưng về uy tín, về không khí
tâm lý trong nhóm …sẽ là những điều kiện thiết yếu tạo nên hiệu quả của
giao tiếp.
- Kỷ năng, kỷ xảo, kinh nghiệm sử dụng các phương tiện, hình thức giao
tiếp cũng như khả năng duy trì sự liên tục quá trình giao tiếp sẽ ảnh hưởng
trực tiếp đến kết quả cuối cùng của giao tiếp.
- Sự linh hoạt, sáng tạo và nghệ thuật giao tiếp của cả chủ thể và đối tượng
sẽ làm cho quá trình giao tiếp đạt kết quả tối ưu.
- Những đặc điểm, thể chất của cá nhân ( khuôn mặt, ánh mắt, nụ cười…),
những hình thức tổ chức, quy mô, vị trí trong hệ thống của nhóm…sẽ ảnh
hưởng không nhỏ đến kết quả giao tiếp giữa thầy thuốc và bệnh nhân.
4.1.3.Những yếu tố thuộc về môi trường, điều kiện giao tiếp
- Trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nói chung, trình độ phát triển y
học, tâm lý học nói riêng.
- Sự ảnh hưởng của đặc điểm phong tục, tập quán, dân tộc, tôn giáo
- Chức năng, nhiệm vụ, chất lượng công việc chuyên môn của nhóm và

các thành viên trong nhóm.
- Địa điểm, không gian, thời gian ( như thời tiết, ánh sáng, sự trang trí,
tiếng ồn, mùi vị…) khi giao tiếp.
4.2. Một số quy tắc giao tiếp giữa thầy thuốc và bệnh nhân
4.21. Cần xác định rõ ràng, cụ thể mục đích giao tiếp nhằm phát hiện bệnh
tật một cách chính xác, chữa bệnh một cách có hiệu quả và thầy thuốc luôn
chủ động tìm cơ hội để dắt dẫn hoạt
động của bệnh nhân hướng vào thực hiện mục đích này.
4.2.2. Bước đầu tiên của giao tiếp là thu thập thông tin: Muốn có nhiều
thông tin, cần tiếp xúc với nhiều người trong nhiều hoàn cảnh khác nhau.
4.2.3. Cần chuẩn bị kỹ càng thời gian, địa điểm, không khí tâm lý , bối cảnh
của cuộc giao tiếp.
4.2.4. Không nên giao tiếp giống nhau giữa các bệnh nhân. Phải biết đối
phương có nhân cách hướng nội hay hướng ngoại để có những phương
pháp giao tiếp hợp lý.
4.2.5. Quan sát kỹ hành động, nét mặt, dáng vẻ…người bệnh để có thể
hiểu sâu thêm bản chất bệnh tật của người bệnh và thấy rõ hơn con người
họ.
4.2.5.Phong cách ăn mặc là một trong những cách thể hiện mình.
4.2.6. Hãy tự giới thiệu mình
4.2.7. Cần tạo cho bện nhân những ấn tượng tốt đẹp về mình
4.2.8. Thói quen nhún nhường bệnh nhân khi giao tiếp là rất quan trọng
4.2.9. Biết duy trì trạng thái cân bằng tâm lý trong giao tiếp
4.2.10 Tự mình đạo diễn cuộc giao tiếp
4.3. Thái độ của bệnh nhân
Bệnh nhân (người bệnh) là người bị thương tổn thực thể hay cơ năng ở
một bộ phận hay nhiều bộ phận ở cơ thể, làm ảnh hưởng tới sinh hoạt bình
thường do đau đớn, khó chịu. Có những bệnh tự qua khỏi nhưng cũng có
nhiều bệnh nếu không chạy chữa đúng mức sẽ dẫn đến tử vong hoạt tàn
phế.

Nghiên cứu thái độ bệnh nhân thầy thuốc cần chú ý quan sát :
- Bệnh nhân muốn gì:
Khi bị bệnh, bệnh nhân rất lo âu cho mình và cho gia đình mong muốn
được chữa khỏi bệnh một cách nhanh chóng để trở lại cuộc sống bình
thường. Họ sợ nhất là phải nằm viện, sợ mắc bệnh nặng không cứu chữa
được hoạt để lại di chứng, hoặc tàn phế.
Thầy thuốc cần giải tỏa tâm lý bệnh nhân, tạo cho họ niềm tin sẽ được
chữa khỏi bệnh.
- Bệnh nhân sẵn sàng trình bày bệnh của mình cho thầy thuốc biết vì lo sợ,
vì bệnh hành hạ đau đớn và vì không phải lúc nào cũng được tiếp xúc, gần
gũi với thầy thuốc.
Thầy thuốc cần kiên nhẫn lắng nghe, nghe một cách chu đáo.
- Bệnh nhân rụt rè, e thẹn :
Trước thầy thuốc, bệnh nhân thường có tâm lý phức tạp, vừa muốn trình
bày mọi điều với thầy thuốc nhưng cũng có khi lại e thẹn, rụt rè nhất là
những người mắt các bệnh truyền nhiễm do lối sống .
Thầy thuốc cần thông cảm và tế nhị giữ những điều kín đáo cho họ nếu họ
có ý yêu cầu.
- Bệnh nhân quan sát và nhận xét :
Khi vào viện , bệnh nhân bị tách khỏi đời sống bình thường tiếp xúc với
môi trường mới , họ bắt đầu quan sát , theo dõi các hoạt động của thầy
thuốc và nhân viên y tế, quan sát hoạt động của bệnh viện trực tiếp hoặc
gián tiếp thông qua giao tiếp những ấn tượng tốt xấu của người bệnh ảnh
hưởng rất lớn tới quá trình chữa bệnh, có thể lạc quan tin tưởng, cũng có
thể định kiến mất niềm tin.
Thầy thuốc phải để lại cho người bệnh những ấn tượng tốt bằng chính thái
độ ân cần và hết lòng vì người bệnh, quan tâm thực sự tới hạnh phúc của
người bệnh.
- Lòng tin của người bệnh :
Thông thường bệnh nhân nằm bệnh viện , hoặc tìm đến thầy thuốc họ đều

có niềm tin sẽ được
cứu chữa, được cứu sống và luôn có ấn tượng tốt đẹp với thầy thuốc và
bệnh viện, luôn kính trọng thầy thuốc.
Nếu gặp phải những cử chỉ thái độ thiếu tế nhị, thiếu trách nhiệm, thiếu
quan tâm đến họ, hoặc vấp phải những sai sót trong chuyên môn , trong
quản lý đều dẫn đến sự nghi ngờ mất niềm tin đối với thầy thuốc với bệnh
viện ảnh hưởng xấu tới quá trình chữa bệnh. Vì vậy thầy thuốc luôn chú ý
củng cố thường xuyên lòng tin của người bệnh về mọi mặt, luôn chú ý lời
ăn tiếng nói và thái độ cũng như thường xuyên nâng cao tay nghề và trình
độ chuyên môn, trình độ quản lý của mình.
- Vì sao bệnh nhân phản ứng với thầy thuốc ?
Bệnh nhân thường biểu hiện sự biết ơn với thầy thuốc. Khi bệnh nhân
phản ứng với thầy thuốc việc đầu tiên thầy thuốc phải tự xem xét mình.
Bệnh nhân phản ứng thông thường do :
+ Cảm thấy không được quan tâm đúng mức, không được tôn trọng, hoặc
thậm chí bị “ bạc đãi”.
+ thái độ thầy thuốc và nhân viên y tế không đúng đắn gây xúc phạm họ,
cũng có khi thái độ của các thầy thuốc, của nhân viên y tế đối xử với nhau
không đúng mức.
+ Việc thăm khám học tập phiền phức của sinh viên trên cơ thể bệnh nhân
quá nhiều trong lúc thầy thuốc thực sự lại quá ít.
Vì vậy thầy thuốc cần phải tránh mọi thiếu sót trong giao tiếp trong chăm
sóc phục vụ luôn đặt tình mạng người bệnh lên trên, sẵn sàng xin lỗi bệnh
nhân để giải tỏa tâm lý họ nhưng đồng thời cũng tự giải tỏa tâm lý của
mình.
4.4. Thái độ và lời nói của thầy thuốc
Con người biết dùng lời nói để diễn đạt tư tưởng, thái độ, ý nghĩ tình cảm
và sự hiểu biết của mình với những người xung quanh. Đặc biệt lời nói của
thầy thuốc không những biểu lộ những phẩm chất trên đây mà còn có ý
nghĩa rất quan trọng vì tác động sâu sắc vào tâm lý bệnh nhân và vào quá

trình chữa bệnh của họ.
- Lời nói biểu lộ nội tâm bên trong của con người, vì vậy thầy thuốc cần
phải có lời nói đúng đắn tế nhị, diễn đạt đầy đủ sự quan tâm của mình
trước bệnh nhân gây cho họ một niềm tin tưởng lạc quan.
Thái độ đúng đắn và tự tin của thầy thuốc tăng sự kính trọng và yên tâm
của bệnh nhân. Thầy thuốc phải có thái độ thật thà khiêm tốn, thương yêu
và thông cảm với những bất hạnh của người bệnh quan tâm tới hạnh phúc
của họ, gần gũi và lắng nghe ý kiến của họ. Tránh thái độ ban ơn, xa lánh
khó chịu gay gắt với họ.
4.5. Tranh thủ tình cảm và lòng tin của bệnh nhân
Bệnh nhân sẵn có niềm tin, tình cảm và sự kính trọng đối với thầy thuốc.
Cần tranh thủ tình cảm và lòng tin của họ.
Thực sự quan tâm tới hạnh phúc người bệnh, chú ý các đặc điểm tâm lý
người bệnh, lắng nghe ý kiến của người bệnh, yêu nghề và có tâm hồn,
khắc phục mọi khó khăn gần gũi và cuốn hút họ đến với mình sẽ tranh thủ
được tình cảm và niềm tin của bệnh nhân.
3.4.4. Biết tiếp xúc với bệnh nhân
Tiếp xúc tốt với bệnh nhân là điều kiện quan trọng để biết được tình trạng
và diễn biến của bệnh. Muốn tiếp xúc dễ dàng thầy thuốc phải nghiên cứu
và biết được tâm lý người bệnh ( tính cách, khí chất ), biết các biểu hiện rối
loạn tâm lý do tình trạng bệnh gây ra, biết được mối quan hệ của họ, nắm
được tâm tư nguyện vọng của họ để có thái độ cư xử, giao tiếp khơi dậy
niềm tin và cuốn hút họ.
4.6 Biết tác động vào tâm lý bệnh nhân
-Tác động có mục đích vào tâm lý bệnh nhân tạo những điều kiện thuận lợi
cho quá
trình chữa bệnh là việc rất quan trọng cho mọi thầy thuốc. Phải biết tác
động tích cực vào từng đối tượng, đó là công việc đòi hỏi thầy thuốc phải
có kiến thức tâm lý xã hội đầy đủ và toàn diện.
- Các phương pháp tác động vào tâm lý mà người thầy thuốc cần quan tâm

:
+ Phương pháp trực tiếp:
* Lời nói
*Aïm thị bằng lời nói.
*Thôi miên (Aïm thị trong giấc ngủ )
* Điều trị nhóm.
*Tâm kịch (điều trị bằng đóng kịch)
*Dùng chế phẩm placebo.
*Chữa bệnh không dùng thuốc
*Tâm lý trị liệu .
*Bí Mật .
*Thái độ và quan điểm phục vụ người bệnh:
*Trình độ chuyên môn, trình độ quản lý và uy tín nghề nghiệp
* Sự quan tâm chăm sóc và phục vụ bệnh nhân
+Phương pháp gián tiếp :
* Tâm lý môi trường Quang cảnh, cây xanh bóng mát ,màu sắc âm thanh.
*Khí hậu, thời tiết
*Tâm lý xã hội
*Gia đình, tập thể, xã hội.
*Ý thức kỷ luật, tinh thần thái độ phục vụ.

×